Xem mẫu

  1. 413 6.1.3. Kiểm tra LED trong suốt quá trình khởi động switch Khi bắt đầu cắm điện, switch sẽ tiến hành một loạt các bước kiểm tra gọi là tự kiểm tra khi bật nguồn POST ( Power-On Self Test). POST tự động kiểm tra các thành phần phần cứng để đảm bảo switch hoạt động đúng. LED hệ thống sẽ cho biết quá trình POST kết thúc thành công hay bị lỗi. Khi switch mới được cắm điện, quá trình POST đang chạy thì LED hệ thống còn tắt. Nếu sau đó LED hệ thống bật lên màu xanh có nghĩa là quá trình POST đã kết thúc thành công. Nếu LED hệ thống bật lên màu vàng có nghĩa là quá trình POST đã gặp lỗi. POST gặp lỗi thường là những lỗi vật lý nghiêm trọng. switch không thể hoạt động tin cậy nếu POST bị lỗi. LED trạng thái của các port cũng thay đổi trong suốt quá trình POST. LED trạng thái trên mỗi port sẽ bật lên màu cam trong khoảng 30 giây là quá trinhd switch đang phát hiện cấu trúc mạng và dò tìm vòng lặp. Nếu sau đó LED trạng thái trên port chuyển sang màu xanh có nghĩa switch đã thiết lập được kết nối trên port đó với hệ thống mạng. Nếu LED trạng thái trên port tắt có nghĩa là switch nhận thấy không có gì cắm vào port này cả. 6.1.4. Xem các thông tin hiển thị trong quá trình khởi động switch Để cấu hình hoặc kiểm tra trạng thái của switch, bạn cần kết nối một máy tính vào switch để thiết lập phiên giao tiếp. Bạn có thể dùng cáp rollover để nối từ cổng console ở mặt sau của switch vào cổng COM trên máy tính.
  2. 414 Hình 6.1.4.a. Kết nối máy tính vào cổng console của switch Hình 6.1.4.b
  3. 415 Sau đó bạn chạy HyperTerminal trên máy tính. Trước tiên, bạn phải đặt tên cho kết nối để bắt đầu cấu hình phiên giao tiếp HyperTerminal với switch. Sau đó bạn gặp hộp thoại như hình 6.1.4.b, chọn cổng COM mà bạn kết nối máy tính vào switch rồi nhấn nút OK. Bạn gặp một hộp thoại tiếp theo như hình 6.1.4.c, chọn các thông số như trên hình rồi ấn nút OK.
  4. 416 Hình 6.1.4.c. Cài đặt thông số cho HyperTerminal Cắm điện cho switch. Các thông tin về quá trình khởi động switch sẽ hiện ra trên màn hình HyperTerminal. Những thông tin này bao gồm thông tin về switch, chi tiết về trạng thái POST và dữ liệu về phần cứng của switch.
  5. 417 Sau khi switch hoàn tất quá trình POST và khởi động xong, dấu nhắc của phần đối thoại cấu hình hệ thông sẽ xuất hiện. Bạn có thể cấu hình switch bằng tay hoặc với sự trợ giúp của phần đối thoại cấu hình. Phần đối thoại cấu hình trên switch đơn giản hơn trên router.
  6. 418 Hình 6.1.4.d. Thông tin hiển thị của quá trình khởi động switch . 6.1.5. Chức năng trợ giúp của giao tiếp CLI trên switch Giao tiếp dòng lệnh (CLI-Command-Line Interface) của Cisco switch rất giống với giao tiếp dòng lệnh của Cisco router. Lệnh help có thể được gọi một cách ngắn gọn bằng dấu chấm hỏi (?). Khi bạn nhập dấu chấm hỏi tại dấu nhắc của hệ thống, switch sẽ hiển thị danh sách các lệnh mà bạn có thể sử dụng trong chế độ dòng lệnh hiện tại bạn đang ở. Hình 6.1.5. Lệnh help trong chế độ EXEC người dùng. Lệnh help có thể được sử dụng một cách linh hoạt. Để tìm danh sách các lệnh bắt đầu với các ký tự mà bạn cần, bạn nhập các ký tự đó rồi liền tiêp sau đó là dấu chấm hỏi (?), không chừa khoảng trắng giữa các ký tự với dấu chấm hỏi. Khi đó bạn sẽ có kết quả hiển thị là danh sách các câu lệnh bắt đầu bằng các ký tự mà bạn vừa mới nhập vào.
  7. 419 Để hiện thị các từ khóa hoặc các tham số của một lệnh nào đó, bạn nhập câu lệnh đó, cách một khoảng trắng rồi điền dấu chấm hỏi (?). switch sẽ hiện thị các từ khóa hoặc tham số được sử dụng tại vị trí của dấu chấm hỏi trong câu lệnh đó. 6.1.6. Các chế độ dòng lệnh của switch Switch có một chế độ dòng lệnh. Chế độ mặc định là chế độ EXEC người dùng. Chế độ này có dấu nhắc đại diện lớn hơn (>). Các lệnh trong chế độ EXEC người dùng rất giới hạn trong việc thay đổi cài đặt đầu cuối, kiểm tra cơ bản và hiện thị thông tin hệ thống. Lệnh enable được sử dụng để di chuyển từ chế độ EXEC người dùng sang chế độ EXEC đặc quyền. Chế độ EXEC đặc quyền có dấu nhắc là dấu thăng (#). Các lệnh sử dụng được trong chế độ này cũng bao gồm tất cả các lệnh của chế độ EXEC người dùng và còn có thêm lệnh configure. Lệnh configure cho phép bạn truy cập vào các chế độ cấu hình sâu hơn. Bắt đầu từ chế độ EXEC đặc quyền là bạn có thể cấu hình switch , do đó chế độ này cần được bảo vệ bằng mật mã để cấm việc sử dụng ngoài ý muốn. Nếu người quản trị mạng đặt mật mã thì bạn sẽ được yêu cầu nhập mật mã trước khi vào được chế độ EXEC đặc quyền. Khi bạn nhập mật mã, mật mã se không hiển thị trên màn hình. Lệnh Giải thích Xem các thông tin về phần cứng và phần Show version mềm. Được sử dụng để xác định chính xác switch đang sử dụng module nào, phần mềm nào. Hiển thị tập tin cấu hình đang chạy của Show running-config switch Hiển thị trạng thái hoạt động của mỗi port, Show interfaces số lượng gói vào/ra và bị lỗi trên port đó. Hiển thị chế độ hoạt động của port Show interface status
  8. 420 ethernet- Xem số lượng frame bị hủy bỏ, bị trì hoãn, Show controllers bị lỗi, bị đụng độ… controller Xem thông tin về quá trình tự kiểm tra khi Show port bật nguồn của switch (POST) 6.2. Cấu hình switch 6.2.1. Kiểm tra cấu hình mặc định của Catalyst switch Khi mới cắm điện lần đầu tiên, switch chỉ có tập tin cấu hình mặc định. Tên mặc định của switch là Switch . Không mật mã nào được cài đặt ở đường console và vty. Hình 6.2.1.a. Cấu hình mặc định của switch
  9. 421 Bạn nên đặt một địa chỉ IP cho switch trên cổng giả lập VLAN 1 để quản lý switch. Mặc định là switch không có địa chỉ IP nào cả. Tất cả các port của switch được đặt ở chế độ tự động và đều nằm trong VLAN 1. VLAN 1 và VLAN quản lý theo mặc định của switch. Mặc định, trong thư mục flash lưu IOS, có một file tên là env_vars và một thư mục con tên là html. Sau khi switch đã được cấu hình, trong thư mục này sẽ có thêm tập tin config.text và vlan.dat là tập tin cơ sở dữ liệu của VLAN. Hình 6.2.1.b. Đặc điểm mặc định của các port trên switch
  10. 422 Hình 6.2.1.c. Cấu hình mặc định của VLAN
  11. 423 Hình 6.2.1.d. Nội dung mặc định của thư mục flash. Bạn có thể kiểm tra phiên bản IOS và giá trị cho thanh ghi cấu hình bằng lệnh show version. Mặc định, switch chỉ có một miền quảng bá và chúng ta chỉ có thể quản lý và cấu hình switch thông qua cổng console. Giao thức Spanning-Tree cũng mặc nhiên chạy tự động trên switch cho phép switch xây dựng cấu trúc không vòng lặp trên toàn bộ mạng LAN.
  12. 424 Hình 6.2.1.e Đối với mạng nhỏ thì cấu hình mặc đinh là đủ. Switch vẫn thực hiện microsegment ngay, không cần cấu hình gì thêm. 6.2.2. Cấu hình Catalyst switch Switch có thể đã được cấu hình trước đó và chúng ta có thể cần phải có mật mã để vào được chế đô EXEC người dùng hoặc chế độ EXEC đặc quyền. Để có thể cấu hình switch chúng ta phải bắt đầu từ chế độ EXEC đặc quyền. Trong giao tiếp dòng lệnh (CLI), dấu nhắc mặc định của chế độ EXEC đặc quyền là Switch#, còn của chế độ EXEC người dùng là Switch>.
  13. 425 Sau đây là các bứớc bạn cần thực hiện để đảm bảo là cấu hình mới sẽ được thay thế cho cấu hình cũ: • Xóa mọi thông tin về cơ sở dữ liệu đang có của VLAN bằng các xóa tập tin vlan.dat trong thư mục flash. • Xóa tập tin cấu hình dự phòng của switch bằng cách xóa tập tin startup- config. • Khởi động lại switch . Hình 6.2.2.a Xóa mọi cấu hình cũ trên switch Ghi hồ sơ, bảo mật và quản lý là những công việc hết sức quan trọng đối với mọi thiết bị mạng. Chúng ta nên đặt tên cho switch và đặt mật mã cho đường console và vty. Để có thể truy cập vào switch bằng Telnet hay bằng các ứng dụng TCP/IP khác thì bạn cần đặt một địa chỉ IP và khai báodefault gateway cho switch . VLAN 1 là VLAN quản lý mặc định của switch. Tất cả các thiết bị mạng đều được đặt trong VLAN quản lý. Nhờ đó, từ một máy trạm quản lý bạn có thể truy cập, cấu hình và quản lý tất cả các thiết bị liên mạng.
  14. 426 Hình 6.2.2.b. Đặt tên và mật mã trên đường console và vty, đặt địa chỉ IP và default gateway. Mặc định, Fast Ethernet Port được đặt ở chế độ tự động về tốc độ và song công. Do đó các port này sẽ tự động thỏa thuận các thông số với thiết bị kết nối vào nó. Nếu người quản trị mạng muốn chắc chắn một port nào đó có tốc độ và chế độ song công như ý mình muốn thì có thể cấu hình bằng tay cho port đó.
nguon tai.lieu . vn