Xem mẫu

  1. 57 BÀI 5: HỆ THỐNG ĐIỆN TỦ LẠNH Mã bài: MĐ19 - 05 Mục tiêu: - Trình bày được nguyên lý hoạt động của mạch điện. - Trình bày được các bước tiến hành đấu nối mạch điện theo sơ đồ nguyên lý. - Lắp và sữa chữa được mạch điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và thời gian. - Cẩn thận, chính xác. Đảm bảo an toàn. Nội dung chính: 1. Mạch điện tủ lạnh trực tiếp: 1.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của mạch điện: 1.1.1. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện xả đá bán tự động bằng điện trở: a. Sơ đồ mạch điện: Hình 5.1. Sơ đồ mạch điện xả đá bán tự động bằng điện trở CTC: công tắc cửa Đ: đèn ĐTSC: điện trở sưởi cửa ĐTXĐ: điện trở xả đá b. Nguyên lý hoạt động: Cấp nguồn cho mạch máy nén hoạt động hệ thống làm lạnh, khi phát hiện dàn lạnh đóng băng nhiều ta tiến hành xả đá bằng cách: nhấn nút xả đá, tiếp điểm 1-2 mở ra cắt điện máy nén dừng hoạt động, đồng thời tiếp điểm 2 – 3 đóng lại điện cho thiết bị xả đá để tiến hành xả đá. Khi xả đá xong nhiệt độ buồng lạnh tăng lên làm áp suất trong hộp xếp của nút ấn xả đá tăng. Hộp xếp
  2. 58 dãn nở mở tiếp điểm 2-3, kết thúc quá trình xả đá, đồng thời đóng tiếp điểm 1-2 máy nén tiếp tuch hoạt động. 1.1.2. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện xả đá bán tự động bằng ga nóng: a. Sơ đồ mạch điện: Hình 5.2. Sơ đồ mạch điện xả đá bán tự động bằng ga nóng CTC: công tắc cửa Đ: đèn ĐTSC: điện trở sưởi cửa b. Nguyên lý hoạt động: Cấp nguồn cho mạch máy nén hoạt động hệ thống làm lạnh, khi phát hiện dàn lạnh đóng băng nhiều ta tiến hành xả đá bằng cách nhấn nút xả đá, khi đó tiếp điểm 2-3 đóng lại cấp nguồn cho cuộn dây van điện từ làm cho van điện từ mở ra cấp trực tiếp hơi ga nóng vào dàn lạnh để tiến hành xả đá. Khi xả đá xong nhiệt độ buồng lạnh tăng lên làm áp suất trong hộp xếp của nút ấn xả đá tăng. Hộp xếp dãn nở mở tiếp điểm 2-3, kết thúc quá trình xả đá. * Ghi chú: khi xả băng bằng điện trở thì máy nén ngừng hoạt động, còn khi xả băng bằng ga nóng máy nén phải hoạt động vì tiếp điểm 1-3 vẫn đóng. 1.2. Lắp đặt và vận hành mạch điện a. Thiết bị, vật tư, dụng cụ: (Tính cho một ca thực hành gồm 18HSSV chia 6 nhóm) TT Loại trang thiết bị Số lượng 1 Công tắc cửa 6 cái 2 Đèn chiếu sáng 6 cái 3 Máy nén tủ lạnh 6 cái
  3. 59 4 Điện trở sưởi cửa 6 cái 5 Nút nhấn xả đá (bằng điện trở) 6 cái 6 Nút nhấn xả đá (bằng ga nóng) 6 cái 7 Điện trở xả đá 6 cái 8 Van điện từ 6 cái 9 Bộ đồ nghề điện lạnh chuyên dụng 6 bộ 10 Am pe kìm 6 cái 11 Đồng hồ vạn năng 6 cái b. Các bước tiến hành: Lắp ráp mạch điện xả đá bán tự động bằng điện trở - Chuẩn bị và kiểm tra tất cả các thiết bị có trong sơ đồ. - Lắp đặt sơ đồ theo đúng trình tự. - Đo, kiểm tra lại sơ đồ sau khi lắp đặt. - Vận hành mạch điện. - Đo, kiểm tra lại các thông số kỹ thuật của sơ đồ 1.3. Sửa chữa mạch điện. - Đo, kiểm tra, sửa chữa máy nén. - Đo, kiểm tra, sửa chữa nút ấn xả đá. - Đo, kiểm tra, thay thế dây điện trở xả đá. - Đo, kiểm tra, sửa chữa, thay thế thermotstat - Đo, kiểm tra, thay thế rơ le khởi động - Đo, kiểm tra, thay thế rơ le bảo vệ. - Đo, kiểm tra, sửa chữa, thay thế công tắc, đèn. 2. Mạch điện tủ lạnh gián tiếp. 2.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của mạch điện. 2.1.1. Mạch điện xả đá tự động dùng Timer loại 1 mắc nối tiếp: a. Sơ đồ mạch điện:
  4. 60 TIMER TH ERM0STAT THERMIC C 3 4 2 CTC 1 SL R S ÐTSC ÐTXD TUÏ KÑ 220V M SN QDL Ð Hình 5.3. Sơ đồ mạch điện xả đá tự động dùng Timer loại 1 mắc nối tiếp: QDL: quạt dàn lạnh M: động cơ quạt dàn lạnh CTC: công tắc cửa Đ: đèn ĐTSC: điện trở sưởi cửa ĐTXĐ: điện trở xả đá SN: sò nóng b. Nguyên lý hoạt động: Cuộn dây timer và ĐTXĐ mắc nối tiếp với nhau và mắc song song với máy nén. Khi cấp nguồn, do cuộn dây Timer có điện trở lớn hơn điện trở xả đá rất nhiều, nên điện áp rơi trên timer lớn hơn rất nhiều so với điện áp rơi trên ĐTXĐ. Timer bặt đầu hoạt động và đếm thời gian. Dòng điện lúc này đồng thời qua tiếp điểm 3- 4 cấp cho blốc hoạt động khi nhiệt độ buồng lạnh đạt nhiệt độ cài đặt của sò lạnh thì tiếp điểm sò lạnh đóng lại. Khi Timer đếm đủ thời gian thì nó tác động mở tiếp điểm số 3-4 cắt điện, máy nén ngừng hoạt động, đồng thời đóng tiếp điểm 3-2 cấp điện cho điện trở xả đá để tiến hành xả đá, lúc này timer ngừng hoạt động. Khi xả đá xong, nhiệt độ buồng lạnh tăng lên đạt nhiệt độ cài đặt của sò lạnh thì sò lạnh mở tiếp điểm cắt điện khỏi điện trở xả đá, kết thúc quá trình xả đá. Khi đó lại được cấp điện bắt đầu chạy đếm thời gian xả đá. Khi đếm đủ thời gian xả đá timer thì Timer lại tác động mở tiếp điểm 3-2 và đóng tiếp điểm 3-4 cấp điện cho máy nén hoạt động. Trong thời gian xả đá khi xả đá xong, nhiệt độ buồng lạnh tăng, vì một lý do nào đó mà sò lạnh không mở tiếp điểm thì nhiệt độ trong buồng lạnh tiếp tục tăng đến khoảng (65-70) 0c thì sò nóng lúc này sẽ tác động đứt ra cắt điện khỏi mạch xả đá để bảo vệ tủ lạnh. Muốn cho mạch xả đá hoạt động trở lại ta phải thay mới cả sò nóng và sò lạnh.
  5. 61 2.1.2. Mạch điện xả đá tự động dùng Timer loại 1 mắc song song: a. Sơ đồ mạch điện: TIMER TH ERM0STAT THERMIC C 3 4 2 CTC 1 R S ÐTSC ÐTXD TỤ ĐIỆN 220V SL QDL M Ð SN Hình 5.4. Sơ đồ mạch điện xả đá tự động dùng Timer loại 1 mắc song song: b. Nguyên lý hoạt động: Cuộn dây timer, ĐTXĐ, máy nén được mắc song song với nhau. Khi cấp nguồn cho sơ đồ thì Timer và máy nén đều có điện. Máy nén hoạt động, timer cũng hoạt động và bắt đầu đếm thời gian. Nhiệt độ buồng lạnh giảm dần đạt nhiệt độ cài đặt của sò lạnh thì tiếp điểm của sò lạnh đóng lại. Khi Timer đếm đủ thời gian cài đặt thì tác động mở tiếp điểm 3-4 cắt điện khỏi động cơ máy nén, đồng thời đóng tiếp điểm 3-2 cấp điện cho điện trở xả đá để tiến hành xả đá. Trong quá trình xả đá timer vẫn hoạt động, dù xả đá xong hay chưa xong, khi timer đếm đủ thời gian xả đá thì tác động mở tiếp điểm 3-2 kết thúc quá trình xả đá và đòng tiếp điểm 3-4 cấp điện cho máy nén hoạt động trở lại. Trong quá trình xả đá, nếu đá tan hết nhiệt độ buồng lạnh tăng cao mà sò lạnh không mở ra lúc này sò nóng sẽ tác động cắt điện khỏi điện trở xả đá. 2.1.3. Mạch điện xả đá tự động dùng Timer loại 2: a. Sơ đồ mạch điện:
  6. 62 Hình 5.5. Sơ đồ mạch điện xả đá tự động dùng Timer loại 2 b. Nguyên lý làm việc: Khi cấp nguồn cho mạch hoạt động. Lúc này Timer đang được mắc song song với máy nén. Máy nén chạy, nhiệt độ buồng lạnh giảm đến nhiệt độ cài đặt của sò lạnh thì sò lạnh tác động đóng tiếp điểm lại. Timer bắt đầu đếm thời gian, sau khi đếm đủ thời gian cài đặt. Timer tác động mở tiếp điểm 3-4 cắt điện khỏi máy nén và đóng tiếp điểm 3-2 cấp điện cho điện trở xả đá để tiến hành xả đá. Khi xả đá xong nhiệt độ buồng lạnh tăng lên tiếp điểm sò lạnh mở ra cắt điện khỏi điện trở xả đá kết thúc quá trình xả đá. Lúc này điện trở xả đá, Timer và động cơ máy nén được mắc nối tiếp nhau. Nhưng do timer có điện trở lớn hơn rất nhiều so với ĐTXĐ và điện trở máy nén nên điện áp rơi trên timer có giá trị rất lớ, timer bắt đầu đếm thời gian xả đá, sau khi đếm xong tiếp điểm 3-2 mở ra và tiếp điểm 3-4 đóng lại cấp điện cho máy nén hoạt động trở lại. 2.2. Lắp đặt và vận hành mạch điện: a. Thiết bị, vật tư, dụng cụ: (Tính cho một ca thực hành gồm 18HSSV chia 6 nhóm) TT Loại trang thiết bị Số lượng 1 Công tắc cửa 6 cái 2 Đèn 6 cái 3 Sò nóng 6 cái 4 Sò lạnh
  7. 63 5 Thermostat 6 cái 6 Điện trở xả đá 6 cái 7 Block tủ lạnh 6 cái 8 Điện trở sưởi cửa 6 cái 9 Timer loại 1 6 cái 10 Timer loại 2 6 cái 11 Bộ đồ nghề điện lạnh chuyên dụng 6 bộ 12 Am pe kìm 6 cái 13 Đồng hồ vạn năng 6 cái b. Các bước tiến hành: - Chuẩn bị và kiểm tra tất cả các thiết bị có trong sơ đồ. - Lắp đặt sơ đồ theo đúng trình tự. - Đo, kiểm tra lại sơ đồ sau khi lắp đặt. - Vận hành mạch điện. - Đo, kiểm tra lại các thông số kỹ thuật của sơ đồ 2.3. Sửa chữa mạch điện. - Đo, kiểm tra, sửa chữa máy nén. - Đo, kiểm tra, thay thế sò nóng, sò lạnh. - Đo, kiểm tra, thay thế Timer loại 1, loại 2 - Đo, kiểm tra, thay thế dây điện trở xả đá. - Đo, kiểm tra, sửa chữa, thay thế thermotstat - Đo, kiểm tra, thay thế rơ le khởi động - Đo, kiểm tra, thay thế rơ le bảo vệ. - Đo, kiểm tra, sửa chữa, thay thế công tắc, đèn.
  8. 64 BÀI 6: CÂN CÁP TỦ LẠNH Mã bài: MĐ19 - 06 Mục tiêu: - Trình bầy được các phương pháp cân cáp tủ lạnh. - Cân được cáp cho tủ lạnh đúng kỹ thuật, đảm bảo thời gian. - Rèn tính cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn. Nội dung chính: 1. Phương pháp cân cáp hở: 1.1. Sơ đồ bố trí thiết bị: 1.2. kết nối thiết bị theo sơ đồ. Từ sơ đồ bố trí các thiết bị chúng ta tiến hành hàn đường ống kết nối các thiết bị lại theo sơ đồ trên và tiến hành thử kín các mối hàn, mối nối. 1.3. Chạy máy, xác định chiều dày ống mao. Cấp điện cho lốc máy chạy, lúc này máy nén hút không khí từ bên ngoài vào và nén lê áp suất cao. Kim của áp kế tăng dần đến khi dừng lại ở 1 giá trị A nào đấy không tăng nữa. Giá trị A chinh là trở lực của ống mao và phin sấy lọc. So sánh giá trị A với giá trị áp suất định mức (Pđm), nếu thấy: - A > Pđm thì tiến hành cắt dần cáp phun đến khi nào A = Pđm thì dừng lại. - A < Pđm thì phải thay cáp mới có chiều dài lớn hơn và cân lại từ đầu. - A = Pđm thì không cần phải cân nữa (trường hợp này ít khi sảy ra). Giá trị Pđm được cho như sau: - Đối với tủ 1 sao (-60c) : Pđm = (130 ÷ 150) Psi - Đối với tủ 2 sao (-120c) : Pđm = (150 ÷ 170) Psi - Đối với tủ 1 sao (-180c) : Pđm = (170 ÷ 190) Psi Đối với các lốc khỏe, tốt lấy giá trị lớn còn các lốc yếu hơn thì lấy giá trị nhỏ hơn. * Chú ý: - Trong thực tế khi cân lại cáp nên chọn cáp có đường kính bằng hoặc lớn hơn đường kính cáp cũ để hệ thống ít bị tắc ẩm và tắc bẩn. - Khi cáp cân nếu A < Pđm thì phải thay cáp mới, tuyệt đối không được bóp bẹp cáp hoặc nối cáp để làm tăng trở lực cho cáp. - Khi thay lốc nào thì cân cáp cho lốc ấy, không được lấy lốc này để cân cáp cho lốc khác. - Trong quá trình cân cáp phải luôn dùng ampe kìm để đo, theo dõi dòng làm việc của lốc để tránh cho lốc bị quá tải. * Thực hành: a. Thiết bị, vật tư, dụng cụ:
  9. 65 (Tính cho một ca thực hành gồm 18HSSV chia 6 nhóm) TT Loại trang thiết bị Số lượng 1 Bàn thực tập 6 cái 2 Lốc tủ lạnh. 6 cái 3 Cáp phun tủ lạnh: Φ (1÷1,5)mm 18 cái 4 Phin sấy lọc tủ lạnh 6 cái 5 Ty sặc ga 12 cái 6 Que hàn bạc 0,5 kg 7 Bìnhg ga gàn (loại 0,3 kg) 6 bình 8 Đồng hồ nạp ga 6 cái 9 Am pe kìm 6 cái 10 Đồng hồ vạn năng 6 cái 11 Dũa tam giác 6 cái 12 Kìm điện 12 cái 13 Ổ cắm nguồn 220v 6 cái b. Các bước tiến hành: - Kiểm tra vật tư, thiết bị, dụng cụ. - Hàn kết nối thiết bị theo sơ đồ. - Kiểm tra lại sơ đồ kết nối. - Cấp điện cho sơ đồ hoạt động, theo dõi Áp kế để xác định giá trị A. - Thử kín các mối hàn và các mối kết nối. - Tiến hành cân cáp bằng cách cắt từ từ cáp cho đến khi A = Pđm thì dừng lại. - Cắt điện, dừng máy, tháo thiết bị. - Vệ sinh công nghiệp 2. Phương pháp cân cáp kín: 2.1. Sơ đồ bố trí thiết bị:
  10. 66 Hình 6.2. Sơ đồ cân cáp kín 2.2. kết nối thiết bị theo sơ đồ. Từ sơ đồ bố trí các thiết bị chúng ta tiến hành hàn đường ống kết nối các thiết bị lại theo sơ đồ trên và tiến hành thử kín các mối hàn, mối nối. 2.3. Chạy máy, xác định chiều dày ống mao. Cấp điện cho lốc máy chạy, lúc này máy nén hút không khí từ bên ngoài vào và nén lê áp suất cao. Kim của áp kế tăng dần đến khi dừng lại ở 1 giá trị A nào đấy không tăng nữa. Giá trị A chinh là trở lực của ống mao và phin sấy lọc. So sánh giá trị A với giá trị áp suất định mức (Pđm), nếu thấy: - A > Pđm thì tiến hành cắt dần cáp phun đến khi nào A = Pđm thì dừng lại. - A < Pđm thì phải thay cáp mới có chiều dài lớn hơn và cân lại từ đầu. - A = Pđm thì không cần phải cân nữa (trường hợp này ít khi sảy ra). Giá trị Pđm được cho như sau: - Đối với tủ 1 sao (-60c) : Pđm = (150 ÷ 170) Psi - Đối với tủ 2 sao (-120c) : Pđm = (170 ÷ 190) Psi - Đối với tủ 1 sao (-180c) : Pđm = (190 ÷ 210) Psi Đối với các lốc khỏe, tốt lấy giá trị lớn còn các lốc yếu hơn thì lấy giá trị nhỏ hơn. * Chú ý: - Trong thực tế khi cân lại cáp nên chọn cáp có đường kính bằng hoặc lớn hơn đường kính cáp cũ để hệ thống ít bị tắc ẩm và tắc bẩn. - Khi cáp cân nếu A < Pđm thì phải thay cáp mới, tuyệt đối không được bóp bẹp cáp hoặc nối cáp để làm tăng trở lực cho cáp. - Khi thay lốc nào thì cân cáp cho lốc ấy, không được lấy lốc này để cân cáp cho lốc khác.
  11. 67 - Trong quá trình cân cáp phải luôn dùng ampe kìm để đo, theo dõi dòng làm việc của lốc để tránh cho lốc bị quá tải. * Thực hành: a. Thiết bị, vật tư, dụng cụ: (Tính cho một ca thực hành gồm 18HSSV chia 6 nhóm) TT Loại trang thiết bị Số lượng 1 Mô hình hệ thống lạnh dàn trải của tủ lạnh 6 cái 2 Cáp phun tủ lạnh: Φ (1÷1,5)mm 18 cái 3 Phin sấy lọc tủ lạnh 6 cái 4 Ty sặc ga 12 cái 5 Que hàn bạc 0,5 kg 6 Bìnhg ga gàn (loại 0,3 kg) 6 bình 7 Đồng hồ nạp ga 6 cái 8 Am pe kìm 6 cái 9 Đồng hồ vạn năng 6 cái 10 Dũa tam giác 6 cái 11 Kìm điện 12 cái 12 Ổ cắm nguồn 220v 6 cái b. Các bước tiến hành: - Kiểm tra vật tư, thiết bị, dụng cụ. - Hàn kết nối thiết bị theo sơ đồ. - Kiểm tra lại sơ đồ kết nối. - Cấp điện cho sơ đồ hoạt động, theo dõi Áp kế để xác định giá trị A. - Thử kín các mối hàn và các mối kết nối. - Tiến hành cân cáp bằng cách cắt từ từ cáp cho đến khi A = Pđm thì dừng lại. - Cắt điện, dừng máy, tháo thiết bị. - Vệ sinh công nghiệp. * Chú ý: Khi thực hiện phương pháp này mỗi lần cắt cáp phun lại phải hàn lại cáp phun để tạo thành hệ thống kín. Do đó phương pháp này tiến hành phức tạp hơn nhưng có độ chính xác cao hơn phương pháp cân cáp hở
  12. 68 BÀI 7: NẠP GAS TỦ LẠNH Mã bài: MĐ19 - 07 Mục tiêu: - Trình bầy được các bước tiến hành nạp gas tủ lạnh. - Nạp được ga cho các loại tủ lạnh đúng kỹ thuật, đảm bảo thời gian. - Rèn tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác. - Đảm bảo an toàn. Nội dung chính: 1. Thử kín hệ thống: 1.1. Kết nối thiết bị: Hình 7.1. Sơ đồ thử kín hệ thống 1.2. Chạy máy, kiểm tra toàn hệ thống. - Kết nối thiết bị theo sơ đồ. Van phía cao áp V1 mở toàn bộ, phía van hạ áp V2 khóa chặt lại. Mở từ từ van chai ni tơ đến khi Áp kế chỉ 400 psi thì khóa chặt van chai ni tơ lại. - Dùng bọt xà bông thử những vị trí nghi ngờ bị rò rỉ (Các mối hàn, mối nối và chỗ đường ống). Nếu không phát hiện ra chỗ rò rỉ, kim đồng hồ vẫn đứng im vị trí cũ nghĩa là hệ thống đã kín. Nếu phát hiện ra chỗ rò rỉ, kim đồng hồ giảm nghĩa là hệ thống đã bị hở cần phải xả ni tơ ra khỏi hệ thống đến khi áp kế chỉ 0 mới được hàn chỗ rò rỉ sau đó tiến hành thử kín lại. Chú ý: Nếu không có chai ni tơ thì ta có thể dùng luôn chai ga lạnh chuẩn bị nạp, thay cho chai ni tơ để thử kín.
  13. 69 2. Hút chân không: 2.1. Nối bơm chân không vào hệ thống. - Sau khi tiến hành thử kín. Khi hệ thống đã kín, tiến hành xả bỏ ni tơ để tiến hành hút chân không cho hệ thống. Tháo chai ni tơ ra và tiến hành kết nối bơm hút chân không như sơ đồ hình vẽ. Hình 7.2. Sơ đồ hút chân không hệ thống 2.2. Hút chân không. - Mở toàn bộ các van V1, V2 và khóa chặt van chai ga. - Cấp điện cho bơm chân không hoạt động. - Quan sát kim đồng hồ đang giảm dần và dừng lại ở vị trí A nào đấy. Giá trị áp suất tại A càng nhỏ càng tốt nhưng tối thiểu cũng phải đạt < - 25 InHg. - Đóng chặt V2 và tắt bơm chân không. 3. Nạp ga: 3.1. Chuẩn bị chai ga. - Chọn chai gas lạnh đúng với loại cần ga nạp vào tủ lạnh theo qui định của nhà chế tạo. - Kết nối sơ đồ nạp ga cho hệ thống lạnh như hình vẽ:
  14. 70 Hình 8.3: Sơ đồ nạp gas cho hệ thống 3.2. Nạp ga: * Tiến hành xả đuổi: Mở van chai ga, mở từ từ van V2 khi nghe thấy tiếng xì của ga ra ngoài thì đóng chặt V2 lại lúc này ga lạnh đã đuổi hết không khí trong ống nối bộ van nạp ra ngoài. * Nạp tĩnh: Mở V1 để ga từ chai ga đi vào hệ thống cho đến khi áp suất trong hệ thống lạnh và áp suất trong bình ga cân bằng thì khóa chặt V1 lại kết thúc quá trình nạp tĩnh. * Nạp động: Dùng am pe kìm kẹp để đo dòng làm việc của lốc. Đóng điện cho tủ hoạt động, lúc này kim đồng hồ áp xuất hút giảm và dừng lại ở 1 giá trị A nào đấy. So sánh giá trị A với áp suất Pđm nếu: - A < Pđm thì ta mở từ từ V1 cho ga từ chai ga đi vào hệ thống đến khi A = Pđm thì khóa chặt V1 lại. - A = Pđm thì lượng ga đã nạp đủ không cần bổ xung nữa. - A > Pđm thì lượng ga trong hệ thống đã thừa cần xả bớt ra ngoài bằng cách khóa chặt van bình ga, mở V2, mở từ từ V1 cho ga thoát ra ngoài đến khi A = Pđm thì khóa chặt V1 lại. Giá trị Pđm: - Đối với tủ 1 sao: Pđm = (0,8 ÷ 1) at
  15. 71 - Đối với tủ 2 sao: Pđm = (0,6 ÷ 8) at - Đối với tủ 3 sao: Pđm = (0,5 ÷ 6) at Chú ý: - Đối với tủ lạnh có lốc khỏe, tốt thì nạp giá trị nhỏ còn lốc yếu thì nạp giá trị lớn. - Trong quá trình nạp bổ xung ga vào hệ thống ta phải luôn theo dõi dòng điện qua lốc trên Am pe kìm nếu thấy dòng điện làm việc của lốc lớn hơn dòng điện định mức của lốc thì phải khóa bới V1 lại, vì lúc này lốc máy đang bị quá tải. 4. Chạy thử: 4.1. Chạy thử hệ thống. Tiếp tục cho tủ chạy khoảng 30 phút: - Đo, kiểm tra dòng làm việc của tủ, dòng điện đo được luôn phải nhỏ hơn hoặc bằng dòng điện định mức . - Sờ tay vào dàn nóng thấy nóng đều, phin sấy lọc hơi ấm, dàn lạnh tuyết bám đều có hơi ẩm ở đường hút về máy nén thì lượng ga đã nạp đủ. 4.2. Kiểm tra thông số kỹ thuật, cân chỉnh lượng ga nạp. Tiếp tục cho tủ hoạt động và quan sát tình trạng làm việc của tủ: - Nếu chỉ có tuyết bám ở phía đầu dàn lạnh thì lượng ga nạp còn thiếu cần bổ xung thêm. - Nếu tuyết chỉ bám ở phía cuối dàn lạnh và trên đường ống hút thì lượng ga nạp đã thừa cần xả bớt. - Hàn kín đầu nạp: Sau khi đã nạp đủ ga và chạy thử, tủ lạnh hoạt động tốt, đảm bảo các thông số kỹ thuật thì ta tiến hành hàn kín đầu nạp bằng cách tiếp tục cho tủ hoạt động, dùng kìm kẹp hoặc kìm chết bó chặt đầu nạp sao cho ga không từ hệ thống rò rỉ ra ngoài. Tháo bộ động hồ nạp ga ra và hàn kín đầu nạp sau đó tiến hành thử kín mối hàn. Chú ý: - Ta cũng có thể nạp ga theo khối lượng ga lạnh trong tủ do nhà chế tạo quy định ghi trên nhãn tủ bằng cách, trước khi nạp ta cân bình ga lên và nạp đủ lượng đó thì dừng lại. - Hoặc nạp ga theo nhiệt độ hóa hơi của môi chất lạnh trong dàn khi biết nhiệt độ trong ngăn đông do nhà chế tạo qui định. * Thực hành: a. Thiết bị, vật tư, dụng cụ: (Tính cho một ca thực hành gồm 18 HSSV chia 6 nhóm)
  16. 72 TT Loại trang thiết bị Số lượng 1 Tủ lạnh các loại 6 cái 2 Bình gas tủ lạnh 6 bình 3 Que hàn bạc 0,5 kg 4 Bình nitơ 6 bình 5 Bộ đồ nghề điện lạnh chuyên dụng 6 bộ 6 Đồng hồ nạp ga 3 dây 6 cái 7 Đồng hồ vạn năng 6 cái 8 Am pe kìm 6 cái 9 Máy hút chân không 6 cái 10 Kìm kẹp, kìm chết 6 cái 11 Đè hàn ga 6 cái 12 Bình chứa bọt xà bông 6 cái 13 Bình ga hàn mi ni 6 cái b. Các bước tiến hành: - Chuẩn bị và kiểm tra thiết bị, vật tư, dụng cụ - Thử kín hệ thống lạnh. - Hút chân không hệ thống lạnh - Nạp ga cho tủ lạnh. - Vận hành, đo, kiểm tra các thông số kỹ thuật của tủ. - Hàn kín đầu nạp. - Vệ sinh công nghiệp.
  17. 73 BÀI 8: NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP Ở TỦ LẠNH Mã bài: MĐ 19 - 08 Mục tiêu: - Kiểm tra tình trạng làm việc của tủ lạnh. - Phân tích, xác định được nguyên nhân gây hư hỏng tủ lạnh. - Sửa chữa được những hư hỏng của tủ lạnh đảm bảo kỹ thuật, thời gian. - Rèn tính cẩn thận, chính xác, nghiêm chỉnh thực hiện theo quy trình. - Đảm bảo an toàn. Nội dung chính: 1. Kiểm tra tình trạng làm việc của tủ lạnh: 1.1. Dấu hiệu hoạt động bình thường của tủ lạnh: - Tủ chạy êm chỉ nghe tiếng gõ nhẹ của hộp rơ le sau khi cắm nguồn khoảng (0.5 ÷ 1s). - Đường ống đẩy phải nóng dần và mức độ nóng giảm dần cho tới phin lọc chỉ còn hơi ấm, dàn lạnh tuyết bám đều, đường ống hút hơi đọng sương. - Mở cửa tủ nghe tiếng gas phun ở dàn lạnh. - Để rơle nhiệt độ ở vị trí trị số nhỏ sau một thời gian tủ phải dừng, khi nhiệt độ trong buông lạnh tăng tủ phải hoạt động trở lại. - Khi tủ mới dừng và cho tủ hoạt động lại ngay thì rơle bảo vệ phải ngắt, máy nén không hoạt động được. - Dòng điện làm việc thực tế của tủ luôn phải nhỏ hơn hoặc bằng dòng điện định mức ghi trên catalogue. 1.2. Kiểm tra áp suất làm việc của máy. Đối với những tủ lạnh có lắp các van nạp ở đầu hút và đầu đẩy thì ta có thể dùng bộ đồng hồ nạp ga để đo được áp suất đầu hút và đầu đẩy của máy nén, còn những loại tủ lạnh không có van ở đầu hút và đầu đẩy thì ta không đo được các áp suất đó. Muốn kiểm tra được áp suất đầu hút và đầu đẩy của máy ta phải dùng van trích. 1.3. Kiểm tra dòng làm việc của tủ. Cho tủ lạnh hoạt động, dùng am pe kìm đo dòng làm việc thực tế của tủ sau đó so sánh với dòng điện định mức được ghi trên catalogue. - Nếu dòng làm việc của tủ nhỏ hơn hoặc bằng dòng điện định mức thì tủ hoạt động bình thường. - Nếu dòng làm việc của tủ lớn hơn dòng điện định mức thì tủ đang bị quá tải hoặc máy nén đang bị sự cố.
  18. 74 1.4. Kiểm tra lượng ga nạp trong tủ. - Nếu tủ lạnh có lắp van nạp ga thì ta có thể kiểm tra lượng ga nạp trong tủ thông qua việc đo áp suất ở đầu hút. - Nếu tủ lạnh không lắp van nạp ga thì ta có thể kiểm tra lượng ga nạp trong tủ bằng định tính thông qua việc quan sát tuyết bám trên dàn lạnh, đường hút của hệ thống và thông qua nhiệt độ của dàn ngưng tụ và phin lọc. 2. Những hư hỏng thông thường và cách sửa chữa: 2.1. Những hư hỏng khi động cơ máy nén vẫn làm việc: STT Triệu Nguyên nhân Khắc phục chứng * Thiếu gas Tìm chỗ xì, khắc phục, nạp gas lại * Thiết bị trao đổi nhiệt kém + Dàn nóng: Bụi bẩn bám nhiều + Vệ sinh dàn nóng. + Dàn lạnh: Tuyết bám nhiều + Xả băng dàn lạnh + Tắc ẩm + Thay phin lọc mới * Phin lọc bị tắc bẩn một phần + Vệ sinh, thay mới * Cáp phụ bị bẹp + Thay mới * Máy nén quá yếu + Sửa chữa, thay thế Độ * Thermôstat đặt vị trí nhiệt độ Kiểm tra, sữa chữa, lạnh quá cao hoặc đóng ngắt liên tục thay thế kém * Rơ le thời gian bị hỏng Kiểm tra, thay thế * Sò lạnh bị hỏng Kiểm tra, thay thế 1 * Sò nóng bị hỏng Kiểm tra, thay thế * Quạt dàn lạnh hỏng Kiểm tra, sữa chữa và thay thế * Điện trở xả đá hỏng Kiểm tra, thay thế * Các nguyên nhân khác + Cửa đóng không kín, ron cửa Kiểm tra, sửa chữa bị hở + Tủ kê gần nguồn nhiệt ngoài Kiểm tra, chọn vị trí kê phù hợp. + Đèn sáng liên tục Kiểm tra sửa chữa công tắc cửa + Tủ đặt quá nhiều sản phẩm Sắp đặt sản phẩm tronmg tủ hợp lý
  19. 75 + Điện áp nguồn thấp Kiểm tra, khắc phục * Hêt gas Tìm chỗ xì, khắc phục, nạp gas lại * Phin lọc bị tắc bẩn hoàn toàn + Vệ sinh, thay mới Tủ mất lạnh 2 * Cáp phụ bị bẹp, tắc bẩn hoàn + Thay mới hoàn toàn toàn * Máy nén hỏng + Sửa chữa, thay thế * Đường ống bị tắc + Sửa chữa, thay thế 2.2. Những hư hỏng khi động cơ máy nén không làm việc: * Nguồn không có điện hoặc + Đo, kiểm tra nguồn điện áp nguồn quá thấp điện, sửa chữa * Dây điện bị đứt + Sửa chữa, thay thế * Rơ le thời gian hỏng + Kiểm tra, thay thế mới Tủ * Rơ le khởi động hỏng + Kiểm tra, thay thế 3 lạnh mới không chạy * Thermôstat hỏng + Kiểm tra, thay thế mới * Rơ le bảo vệ hỏng + Kiểm tra, thay thế mới * Động cơ máy nén hỏng + Kiểm tra, sữa chữa hoặc thay thế mới 2.3. Những hư hỏng khác: STT Triệu Nguyên nhân Khắc phục chứng * Đệm giảm rung máy nén Kiểm tra, khắc phục lại không tốt Tủ * Động cơ máy nén qua rơ hoặc + Kiểm tra, sữa chữa lạnh bị gãy lò xo treo máy nén và thay thế 1 làm * Kê tủ không vững trên sàn + Kiểm tra, cố định lại việc * Đường ống ga chạm vào vỏ tủ + Kiểm tra, sữa chữa ồn * Khay hứng nước bị lỏng + Kiểm tra, sữa chữa * Quạt dàn lạnh bị chạm vào + Kiểm tra, sữa chữa thiết bị khác
  20. 76 * Thiếu ga + Tìm chỗ rò ga, hàn kín, nạp lại ga * Máy nén yếu + Kiểm tra, thay thế * Thermôstat hỏng hoặc cảm Kiểm tra, sữa chữa, biến đặt không đúng vị trí thay thế. * Ron cửa hở + Kiểm tra, sữa chữa Tủ và thay thế chạy * Thiếu gas + Tìm chỗ rò rỉ, hàn 2 liên kín nạp gas lại tục * Thiết bị giải nhiệt không tốt + Kiểm tradàn nóng, dàn lạnh sữa chữa và thay thế * Tắc ẩm + Kiểm tra, sữa chữa * Đặt tủ gần nguồn nhiệt ngoài + Kiểm tra, kê lại tủ * Đặt quá nhiều sản phẩm trong + Sắp xếp sản phẩm tủ trong tủ hợp lý Bị điện * Dây điện chạm vào phần kim + Kiểm tra, sữa chữa 3 giật loại của thiết bị điện hoặc vỏ tủ và thay thế * Phòng không thông thoáng. + Kiểm tra và khắc phục * Tủ đặt gần nguồn nhiệt ngoài + Kiểm tra và đặt vị trí như bếp, lò sưởi, ánh nắng mặt phù hợp trời * Thiết bị trao đổi nhiệt kém + Kiểm tra, vệ sinh các dàn trao đổi nhiệt. Tủ * Cửa tủ đóng không kín hoặc + Kiểm tra, sữa chữa * lạnh mở cửa quá nhiều ron cửa và vận hành tiêu hợp lý. thụ * Máy nén có sự cố ma sát tăng + Kiểm tra, sữa chữa 4 nhiều tải lớn hoặc máy nén quá yếu và thay thế điện * Thiếu ga +Tìm chỗ rò ga, hàn kín, nạp lại ga. * Thermostat hỏng không ngắt + Kiểm tra, thay thế tiếp điểm * Tắc ẩm, tắc bẩn + kiểm tra, thay phị sấy lọc * Điện áp nguồn thấp. + Kiểm tra, khắc phục * Đèn sáng liên tục + Kiểm tra sửa công tắc cửa
nguon tai.lieu . vn