Xem mẫu

  1. BÀI 6: CÂN CÁP TỦ LẠNH Mục tiêu:  Xác định rỏ các thông số của cáp dùng trong các loại tủ lạnh;  Thực hiện cân cáp đúng trị số, yêu cầu kỹ thuật;  Xác định rõ tình trạng làm việc, các nguyên nhân các hư hỏng và cách khắc phục;  Thao tác thực hiện tỉ mỉ, chính xác, an toàn. I. KHÁI NIỆM  Ống mao (cáp) là một dạng của thiết tiết lưu. Khi đi qua cáp, môi chất có nhiệt độ cao, áp suất cao được tiết giảm xuống nhiệt độ thấp, áp suất thấp.  Nhiệm vụ ống mao: cung cấp đầy đủ lượng ga lỏng cho dàn bay hơi và duy trì áp suất bay hơi hợp lý, phù hợp với nhiệt độ bay hơi yêu cầu trong dàn lạnh.  Vị trí lắp đặt ống mao: ống mao được nối giữa phin sấy lọc (sau dàn ngưng tụ) và lối vào dàn bay hơi theo chiều chuyển động của ga lạnh.  Cấu tạo ống mao: ống mao đơn giản chỉ là một đoạn ống có đường kính rất nhỏ từ 0.6 đến 2mm với chiều dài từ 0.5 đến 5m, so với van tiết lưu nó có ưu nhược điểm sau: o Ưu điểm ống mao: rất đơn giản, không có chi tiết chuyển động nên không cần bình chứa. Sau khi máy nén ngừng làm việc vài phút, áp suất hai bên ống mao cân bằng nên máy nén khởi động lại rất dễ dàng. o Nhược điểm ống mao: dễ tắc bẩn, tắc ẩm, khó xác định độ dài ống, không tự điều chỉnh được lưu lượng theo các chế độ làm việc khác nhau nên sử dụng cho các hệ thống lạnh công suất nhỏ và rất nhỏ.  Các kích thước chủ yếu của ống mao sử dụng ở Việt Nam theo tiêu chuẩn của Nga ΓOCT 2624 – 67, bằng đồng thau hoặc Γ196 hoặc đồng M2 và M3 có đường kính trong: 0.8; 0.82 và 0.85mm, đường kính ngoài 2.1 ± 0.1mm, độ ovan ± 0.1mm. II. CÂN CÁP TỦ LẠNH Trang 47
  2.  Ống mao có tiết diện rất nhỏ nên rất dễ bị tắc bẩn, một phần hoặc toàn phần. Khi tắc hoàn toàn, hệ thống mất lạnh, máy nén chạy không tải, dòng điện có trị số thấp nhất (chạy không tải). Khi tắc một phần tủ kém lạnh và hầu như không nghe thấy tiếng “xì xì” do ga phun vào bay hơi, dòng nhỏ hơn bình thường. Chỗ tắc ống mao đổ mồ hôi.  Dùng mỏ hàn (nhiệt độ thấp) hơ nóng chỗ bị tắc khi máy chạy dùng gỗ gõ nhẹ vài lần. Nếu không hết phải tháo ra thông lại hoặc cắt bỏ chỗ bị tắc vì thường hay tắc ngay ở phần phin lọc, nếu cần phải thay mới.  Ống mao là ống rất nhỏ và mỏng nên dễ bị móp méo, gãy xì. Khi thấy tủ kém lạnh hoặc mất lạnh có thể kiểm tra tình trạng ống mao và có biện pháp khắc phục. 1. Cắt ống mao tủ lạnh  Đường kính trong và chiều dài ống mao là rất quan trọng để đảm bảo duy trì hiệu áp suất giữa dàn nóng và dàn lạnh, qua đó duy trì nhiệt độ sôi yêu cầu trong dàn lạnh.  Không cắt ống mao bằng dao cắt ống vì sẽ làm tiết diện của ống mao thắt lại rất nhiều.  Không dùng cưa vì mạt đồng có thể lọt vào hệ thống gây tắc hoặc làm hại máy nén.  Nên dùng dũa 3 cạnh, dũa xung quanh ống, sau đó bẻ đi bẻ lại để tách ống ra.  Khi ống mao thiết kế đúng và lượng nạp đúng, thì ở dàn ngưng tụ chỉ có lỏng ở đoạn cuối cùng gần phin sấy lọc, dàn bay hơi đủ lỏng nhưng ống hút không bị đổ mồ hôi hoặc bám tuyết. Hiện tượng này xảy ra khi hệ thống lạnh nạp thừa ga.  Khi ống mao quá nhỏ, dàn bay hơi thiếu lỏng, chỉ một phần dàn bám tuyết. Nhưng đây không phải vì nạp thiếu, tuy nhiên hiện tượng giống như nạp thiếu. Nếu nạp thiếu thì áp suất ngưng tụ cũng thấp chứ không cao như trường hợp này. 2. Thay thế ống mao tủ lạnh  Trường hợp tắc ống mao và phin lọc hoặc tắc ống mao thì nên thay ống mao mới đồng thời với phin sấy lọc mới.  Ống mao mới phải đảm bảo đúng trở lực như ống mao cũ. Nếu đường kính trong là giống nhau thì chiều dài ống mao cũng giống nhau. Trang 48
  3.  Trường hợp ta không có sẵn ống mao cùng loại đường kính thì phải chọn chiều dài phù hợp để ống mao mới có trở lực giống ống mao cũ. 3. Quy trình cân cáp: Hình 6.1 Cân cáp hở Hình 6.2 Cân cáp kín  Bước 1: Hàn nối ống mao và đầu đẩy của block với đầu rắc-co, đầu hút để thoáng khí.  Bước 2: Nối dây đồng hồ áp suất cao (dây màu đỏ) với đầu rắc-co và khóa van đồng hồ lại. Trang 49
  4.  Bước 3: Cho block hoạt động, kim đồng hồ sẽ tăng đến 1 giá trị không đổi, giá trị này chính là trở lực của ống mao. So sánh với giá trị yêu cầu (bảng 6.1) nếu lớn hơn thì cắt ống mao, nhỏ hơn thì nối thêm ống. Bảng 6.1 Thông số cân cáp NHIỆT ĐỘ CÂN ÁP SUẤT PHÂN LOẠI MÔI CHẤT Stt ( 0C ) CÁP (PSI) LOẠI Ống Ống R134A R600A R404A Bên trong Bên ngoài (PSI) đẩy hút Tủ lạnh 170 190 ÷ 1 X ≤ -18 20 ÷ 38 0÷5 (quạt) ÷200 220 170 190 2 Tủ lạnh (coil) X ≤ -18 20 ÷ 38 0 ÷ 10 ÷200 ÷220 250 300 X ≤ -20 20 ÷ 32 -10 ÷5 3 Tủ đông ÷300 ÷350 X ≤ -20 20 ÷ 32 250 270 0÷5 X 0 ÷ 10 20 ÷ 32 200 220 5 4 Tủ mát X 0 ÷ 10 20 ÷ 32 220 250 0 X -18 ÷ 10 20 ÷ 32 250 270 0 5 Tủ đông, mát X -18 ÷ 10 20 ÷ 32 300 350 -10 Tủ đông loại 170 6 6 cánh X ≤ -20 20 ÷ 32 250 5 ÷190 (INOX) Tủ mát loại 6 180 7 X 0 ÷ 10 20 ÷ 32 200 10÷15 cánh (INOX) ÷200 X -24 20÷32 220 250 -5 ÷ 0 8 Tủ kem 270 290 X -24 20÷32 -10÷ 0 ÷330 ÷350 Máy uống 150 9 nước nóng X 10 20 ÷ 32 190 15 ÷170 lạnh Trang 50
  5. * Chú ý:  Không nên cân cáp theo sơ đồ hình 6.2 (khi hệ thống lắp hoàn chỉnh) vì không khí ẩm của không khí sẽ ngưng tụ lại với áp suất cao và đọng lại trong dàn ngưng dễ làm tắc ẩm hệ thống.  Nên thực hiện cân cáp theo sơ đồ hình 6.1 nhưng không hàn qua phin lọc để tránh sai số khi phin lọc bị nghẹt và hơi ẩm có trong phin lọc làm giảm chức năng của phin.  Đối với các loại tủ ngăn đá trên, ký hiệu độ lạnh theo dấu sao (*) trên tủ có thể tham khảo theo cách sau: o Tủ 1 sao: áp suất từ 130 ÷ 150 PSI. o Tủ 2 sao: áp suất từ 150 ÷ 170 PSI. o Tủ 3 sao: áp suất từ 170 ÷ 190 PSI. Đối với block khỏe lấy chỉ số trên, block yếu lấy trị số dưới. III. NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP: 1. Nguyên nhân: Do tiết đường kính trong của ống mao rất nhỏ, nên những hư hỏng thường gặp là tình trạng nghẹt cáp do:  Biến dạng ống mao do tác động từ bên ngoài.  Trong quá trình hàn, ống mao gục xuống làm giảm đường kính trong của ống  Nghẽn chất bẩn sinh ra trong quá trình hoạt động của hệ thống.  Tủ lạnh đang hoạt động, ngưng không sử dụng trong thời gian dài. 2. Trạng thái:  Dàn ngưng ở hai vách nóng không đều.  Phin lọc có hiện tượng đọng sương.  Nhiệt độ block nóng hơn bình thường.  Không nghe tiếng gas phun vào dàn lạnh.  Tuyết không bám ở dàn lạnh hoặc chỉ bám 1 phần nhỏ ở đầu dàn lạnh.  Dàn lạnh đóng tuyết một phần, sau đó tuyết tan, một thời gian sau tiếp tục đóng tuyết, sau đó lại tan. Trang 51
  6. 3. Khắc phục:  Đối với trường hợp ống mao bị biến dạng ta nên thay mới ống mao có cùng chủng loại.  Đối với trường hợp nghẽn một phần hoặc nghẽn hoàn toàn ta nên thay mới ống mao và phin lọc. CÂU HỎI 1. Cân cáp tủ lạnh là gì ? 2. Quy trình cân cáp hở tủ lạnh ? 3. Nêu những hư hỏng, sai phạm thường gặp trong quá trình cân cáp ? Trang 52
  7. BÀI 7: NẠP GAS TỦ LẠNH Mục tiêu:  Hiểu rỏ đặc tính từng loại gas dùng trong tủ lạnh, tủ đông;  Thực hiện đúng quy trình nạp gas tủ lạnh;  Nắm được các thông số áp suất cao, thấp trong quá trình nạp gas;  Thao tác thực hiện tỉ mỉ, chính xác, an toàn. I. GAS DÙNG TRONG TỦ LẠNH 1. Gas R12 – CCl2F2 Hình 7.1 Gas R12 Gas R12 là loại gas lâu đời nhất, được sử dụng phổ biến trong các tủ lạnh đời cũ. Gas R12 bình thường có mùi hôi, khi đốt có màu xanh lá và mùi hắc, có thể gây choáng và nhức đầu khi hít nhiều. Theo các quy định khi tham gia Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone; năm 2010, Việt Nam chấm dứt nhập khẩu gas R12 nên không còn loại gas Trang 53
  8. này tái nạp. Do đó, trên thị trường có nhiều loại gas mới xuất hiện thay thế cho gas R12 : R134a, Mr 88, Mr 86,… 2. Gas R134a – CF3CH2F Do tính chất độc hại và gây nguy hiểm cho tầng Ozon của gas R12 nên gas R134a được tạo ra để thay thế cho gas R12. Loại gas này được sử dụng phổ biến cho nhiều loại tủ lạnh dân dụng hiện nay. Hình 7.2 Gas R134a Gas R134a có tính chất lý hóa giống R12, nhưng có không phá hủy tầng ozon nên vẫn được coi là loại gas dài hạn thay thế cho R12. Tuy nhiên, gas R134a vẫn có nhược điểm cơ bản là phải dùng dầu polyeste (PO) dễ bị nhiễm ẩm, nên sẽ gây khó khăn trong việc bảo dưỡng, sửa chữa máy. 3. Gas R404 – 44% gas lạnh R125 + 56% gas lạnh R134a Trang 54
  9. Hình 7.3 Gas R404a Gas lạnh R404 là môi chất làm lạnh đặc biệt thay thế cho loại gas lạnh R502 cũ. Gas lạnh R404 là môi chất HFC có thành phần bao gồm 44% gas lạnh R125 và 56% gas lạnh R134a. Gas R404 là loại gas chuyên dùng cho các tủ cấp đông. Loại gas này được thiết kế dành riêng cho nhu cầu làm đông ở nhiệt độ sâu hơn đồng thời đảm bảo tuổi thọ cho máy nén, các chi tiết và dầu bôi trơn cao hơn. 4. Gas R600a - CH3CH2CH2CH3 Trang 55
  10. Hình 7.4 Gas R600a Gas R600 được ứng dụng trong các dòng tủ lạnh cao cấp. Gas R600 là Gas Hidrocacbon (HC gas) nhằm bảo vệ môi trường và an toàn với tầng ozon, tránh hiện tượng biến đổi toàn cầu. Gas R600 còn có thể thay thế cho gas R134a, khi đó tủ lạnh sẽ vận hành êm ái hơn (vì R600 rất nhẹ). Không chỉ vậy, khi sử dụng gas này, tủ không chỉ đạt được độ lạnh tối đa mà còn tiết kiệm điện năng đáng kể đồng thời còn bảo vệ môi trường, an toàn với thiên nhiên. II. QUY TRÌNH NẠP GAS TỦ LẠNH 1. Rút chân không Hình 7.5 Sơ đồ kết nối rút chân không tủ lạnh  Rút chân không nhằm mục đích loại bỏ không khí ra khỏi hệ thống lạnh.  Rút hết hơi nước có lẫn trong không khí để tránh hiện tượng tắc ẩm hệ thống. Trang 56
  11.  Kiểm tra độ kín của hệ thống trước khi nạp gas.  Các bước thực hiện: o Lắp máy hút chân không vào tủ lạnh theo hình 7.5 o Mở tất cả các van của đồng hồ áp suất. o Cấp nguồn máy hút chân không hoạt động (kim đồng hồ áp suất cao giảm dưới mức không, kim đồng hồ áp suất thấp hiển thị giá trị áp suất chân không). Sau khoảng 5 phút, khóa tất cả các van, ngắt điện máy hút chân không. o Quan sát kim chỉ đồng hồ áp suất thấp, nếu kim trở về 0  tủ lạnh bị xì  kiểm tra độ kín tủ lạnh; nếu kim đứng yên  tủ lạnh kín  cấp nguồn máy hút chân không, mở tất cả các van đồng hồ áp suất cho máy hút chân không rút chân không thêm khoảng 15 phút hoặc đến khi kim đồng hồ áp suất thấp chỉ giá trị từ 35 - 40 PSI thì khóa 2 van đồng hồ áp suất, dừng hoạt đông máy hút.  Thời gian rút chân không khoảng 10 ÷ 15 phút, tùy thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm môi trường cao hay thấp mà thời gian rút chân không có thể tăng lên.  Trong trường hợp không có máy hút chân không có thể dùng đầu hút của block (có công suất lớn) để rút chân không. 2. Nạp gas  Bước 1: Mở đầu rắc-co kết nối dây trung gian với máy rút chân không và kết nối với chai gas, khóa chặt đầu rắc-co với chai gas.  Bước 2: Đuổi khí dây gas. Mở van chai gas (1/2 vòng), sau đó mở đầu rắc-co nối với đồng hồ áp suất cho đến khi nghe tiếng xì nhẹ (khoảng 2 giây), sau đó vặn chặt đầu rắc-co.  Bước 3: Thử kín các đầu rắc-co. Dùng bọt xà phòng thử kín các đầu rắc-co.  Bước 4: Nạp sơ bộ. Mở van chai gas (thêm ¾ vòng)  mở van đồng hồ áp suất thấp cho gas vào tủ lạnh (khoảng 5 giây)  khóa van đồng hồ.  Bước 4: Cấp nguồn cho block hoạt động, dùng ampe kẹp kiểm tra dòng điện làm việc của block (bảng 3.1). Mở van đồng hồ áp suất thấp cho gas lạnh đi vào hệ thống. o Khống chế áp suất nạp vào hệ thống ở mức 80 PSI. Trang 57
  12. o Theo dõi tình trạng gas trên mắt gas ở đồng hồ áp suất: nếu thấy có sủi bọt tại mắt gas thì cần khóa van đồng hồ vì đó là biểu hiện của gas lỏng đi vào hệ thống lạnh gây va đập thủy lực, nguy hiểm cho máy nén. o Theo dõi dòng làm việc của máy nén, nếu thấy dòng điện tăng nhanh thì giảm áp suất nạp.  Bước 5: Nhận biết hệ thống đủ gas qua các dấu hiệu sau o Dàn nóng nóng đều. o Dàn lạnh bám tuyết đều. o Dòng điện làm việc ổ định và bằng với dòng điện định mức ghi trên tủ lạnh, áp suất thấp đạt 10 – 15 PSI.  Bước 6: Vận hành theo dõi tình trạng tủ lạnh. Khi hệ thống đã nạp đủ gas thì khóa van đồng hồ áp suất đồng thời khóa van chai gas và theo dõi hệ thống, nếu ổn định thì kết thúc việc nạp gas.  Bước 7: Cắt bỏ đầu van nạp. Dùng kìm bấm ống bóp bẹp 2 vị trí khác nhau (2 vị trí cách nhau khoảng 2 ÷ 4 cm) ở ống phía dưới đầu van nạp, sau đó cắt bỏ rắc-co và tiến hành hàn bít đầu ống. Chú ý phải bóp chặt ống để hàn, nếu dùng van 1 chiều thì không cần hàn bít ống. Hình 7.6 Kềm bấm ống  Bước 8: Thử kín đầu ống nạp. Dùng bọt xà phòng thử kín đầu ống. * Chú ý:  Khi tiến hành nạp gas, lượng gas nạp tương đối nhiều mà dàn ngưng không nóng đều, phin lọc không ấm, áp suất đầu hút thấp đó là dấu hiệu của nghẹt cáp hoặc phin lọc thì ngưng ngay quá trình nạp gas. Khắc phục phần bị nghẹt.  Sau khi nạp một lượng nhất định, có tuyết bám trên dàn bay hơi nhưng 1 lúc sau lại tan, khoảng 3 ÷ 5 phút sau lại đóng tuyết trở lại. Đó là dấu hiệu của tắc bẩn 1 phần do tồn tại chất bẩn trong hệ thống, ngưng quá trình nạp gas. Khắc phục phần bị nghẹt. Trang 58
  13. III. HOẠT ĐỘNG THỬ, KIỂM TRA CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT Sau khi kết thúc quá trình nạp gas tủ lạnh, ta tiến hành kiểm tra các dấu hiệu của tủ lạnh làm việc bình thường:  Dòng điện định mức ổn định (bảng 3.1).  Không có dòng điện rò qua vỏ tủ lạnh.  Tốc độ hạ nhiệt trong tủ lạnh. Dùng nhiệt kế kiểm tra độ lạnh ở từng ngăn tủ lạnh.  Các đệm kín cửa tủ phải kín đều khi đóng cửa tủ.  Dàn ngưng nóng đều ở hai bên vách tủ.  Dàn bay hơi tuyết bám đều sau khoảng 30 phút.  Phin lọc ấm.  Có tiếng gas phun đều ở dàn bay hơi. CÂU HỎI 1. Nêu các loại gas được sử dụng trong các loại tủ lạnh dân dụng ? 2. Nêu quy trình nạp gas cho tủ lạnh ? 3. Những sai phạm thường gặp trong quá trình nạp gas ? Trang 59
  14. BÀI 8: LẮP ĐẶT TỦ LẠNH MỘT CỬA Mục tiêu:  Hiểu rỏ cấu tạo của các loại tủ lạnh một cửa;  Thực hiện tháo, lắp tủ lạnh một cửa đúng quy trình kỹ thuật;  Chuẩn đoán những hư hỏng, nguyên nhân cũng như cách sửa chữa;  Thực hiện kết nối tủ lạnh 1 cửa đúng quy trình;  Thao tác thực hiện tỉ mỉ, chính xác, an toàn. I. CẤU TẠO Bên cạnh các loại tủ lạnh lớn dùng cho quy mô công nghiệp, hay các loại tủ lạnh gia đình cỡ lớn, còn có loại tủ lạnh một cửa (tủ lạnh mini) chúng được nhiều gia đình ít người hay các khách sạn, nhà nghỉ lựa chọn sử dụng. Vì vậy, mặc dù có khả năng chứa không lớn, nhưng chúng vẫn là sản phẩm ưa chuộng của người tiêu dùng. Hình 8.1 Tủ lạnh mini Trang 60
  15. Cũng giống như các dòng tủ lạnh thông thường, tủ lạnh mini cũng gồm phần khung, hệ thống làm lạnh và mạch điện. 1. Phần khung: Khung tủ lạnh bao gồm toàn bộ phần khung vỏ, lớp cách nhiệt Poly Urethane dày 150 mm, đệm cửa, các khay chứa thực phẩm. Đối với các loại tủ dạng này mục đích sử dụng là làm mát sản phẩm, các loại nước uống đóng hộp, nên kết cấu các ngăn cũng đơn giản hơn. 2. Hệ thống làm lạnh:  Block: block dùng cho tủ dạng này thường có công suất 1/12 HP ÷ 1/10 HP  Dàn ngưng tụ: được lắp vào hai vách trong của tủ. Hình 8.2 Dàn bay hơi tủ lạnh mini  Dàn bay hơi: kết cấu dưới dạng tấm bản và được cuốn hình L hay hình hộp và được lắp ở góc trên, bên phải của tủ. Tủ lạnh mini là loại tủ làm lạnh trực tiếp nên đối tượng cần làm lạnh đặt tiếp xúc trực tiếp với dàn lạnh, tuy nhiên diện tích bề mặt tiếp xúc tương đối nhỏ nên loại tủ này thường được sử dụng để lưu giữ các loại rau, củ, quả hay nước uống đóng chai. 3. Mạch điện: Trang 61
  16. Hình 8.3 Sơ đồ mạch điện tủ lạnh mini Đối với dòng tủ lạnh này, hệ thống làm lạnh trực tiếp nên không có bộ phận xả đá tự động. Muốn xả đá phải ngưng cấp điện, lấy hết thực phẩm, nước uống ra khỏi tủ, mở hết cửa tủ và chờ cho đến khi lớp băng trong tủ tan ra sau đó tiến hành làm vệ sinh cho tủ. Khi tiến hành xả băng cho tủ lạnh mini tránh dùng vật sắc nhọn cạy lớp băng, có thể làm thủng dàn lạnh. II. QUY TRÌNH KẾT NỐI: 1. Kết nối phần điện: thực hiện kết nối phần điện như sơ đồ mạch điện ở hình 8.3 2. Kết nối phần cơ: Bước 1: Lựa chọn block; lựa chọn công suất của block theo bảng 2.2. Sau khi lựa chọn ta thực hiện các bước kiểm tra block như: kiểm tra về điện, kiểm tra về cơ, kiểm tra dầu bôi trơn trong block, ngoài ra còn phải chú ý loại gas lạnh sử dụng trong tủ lạnh phù hợp với loại gas sử dụng cho block. Hiện nay, gas sử dụng cho các tủ lạnh một cánh là gas 134a. Bước 2: Hàn nối ống đẩy của block với một đầu của dàn nóng, cấp nguồn cho block hoạt động, thổi sạch dàn nóng (thực hiện thổi sạch dàn nóng khi sử dụng dàn nóng cũ hoặc để lâu ngày có nhiều gỉ sét) Bước 3: Cân cáp; hàn nối đầu còn lại của dàn nóng với phin lọc (đối với loại phi lọc có 3 lỗ, ta tiến hành hàn phần rắc-co vào phần lỗ đôi trước, sau đó mới hàn nối lỗ Trang 62
  17. đôi còn lại với dàn nóng) hàn nối đầu còn lại của phin lọc với cáp, tiến hành cân cáp. Trị số cáp đối với tủ lạnh 1 cửa thường là 150 ÷ 170 PSI. Khi tiến hành cân cáp, ta gắn đồng hồ áp suất cao (đỏ) vào đầu rắc-co, khóa van đồng hồ, cấp nguồn cho block hoạt động, quan sát đồng hồ áp suất cao, nếu trị số áp suất trên đồng hồ cao hơn thì ta cắt bớt, nếu thấp hơn trị số yêu cầu thì ta thay cáp khác sao cho phù hợp trị số yêu cầu. Bước 4: Hàn nối đầu còn lại của cáp với dàn lạnh, hàn đầu còn lại của dàn lạnh với ống hút của block. Bước 5: Thử kín; sau khi kết nối hoàn thiện hệ thống, ta cấp nguồn cho block hoạt động (trị số trên đồng hồ áp suất cao lớn hơn khoảng 5 PSI so với trị số cân cáp) ta dùng bọt xà phòng thử kín những chổ đã hàn, nếu có bọt xà phòng nổi lên nhiều thì nơi đó hàn chưa kín, ngược lại không có bọt xà phòng nổi lên thì nơi đó đã được hàn kín. Bước 6: Hút chân không; sau khi kiểm tra các chổ kết nối đã kín, ta gắn dây đồng hồ áp suất thấp (xanh) vào đầu dịch vụ của block, dây trung gian (vàng) vào máy hút chân không, mở hết hai van của đồng hồ áp suất, cấp nguồn cho máy hút chân không hoạt động, quan sát kim đồng hồ áp suất thấp khi trị số áp suất chân không đạt khoảng 40 PSI thì ta khóa hai van đồng hồ áp suất, tắt nguồn máy hút chân không. Thông thường thời gian hút chân không khoảng 15 phút, bên cạnh đó cần phải chú ý đến môi trường, nếu có độ ẩm cao (trời mưa) thì thời gian hút chân không có thể diễn ra lâu hơn. Bước 7: Nạp gas; sau khi rút chân không, ta tháo dây trung gian gắn vào bình chứa gas cần nạp cho tủ, mở van bình gas, đuổi sạch không khí trong dây trung gian bằng cách mở đầu kết nối dây trung gian với đồng hồ áp suất đến khi nghe tiếng xì (khoảng 2 giây) ta siết chặt lại. Nạp tĩnh (nạp sơ bộ) bằng cách mở van đồng hồ áp suất thấp sao cho áp suất khoảng 80 PSI (thời gian khoảng 5 giây) sau đó ta khóa van đồng hồ áp suất thấp lại, cấp nguồn cho block hoạt động và ta tiến hành nạp gas cho đến đủ theo thông số ghi trên tủ hoặc trị số đồng hồ áp suất thấp đạt từ 5 đến dưới 10 PSI. Bước 8: Kiểm tra tình trạng làm việc; tủ lạnh làm việc bình thường thì dàn nóng có nhiệt độ nóng đều ở hai vách, phin lọc ấm, dàn lạnh đóng băng, nhiệt độ ống hút block bằng với nhiệt độ môi trường, dòng điện làm việc đạt trị số ghi trên tủ. III. NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP: Trang 63
  18. 1. Hư hỏng phần điện Đối với tủ lạnh mini cũng như tủ đông, phần mạch điện điều khiển ít thiết bị tương đối đơn giản, những hư hỏng thường gặp là:  Mất nguồn o Biểu hiện: Cấp nguồn cho tủ, tủ không hoạt động, đèn báo không cháy sáng. o Khắc phục: Tình trạng trên là do các nguyên nhân sau:  Dây dẫn nguồn bị đứt  Dùng đồng hồ đo VOM đo thông mạch phần chuôi ghim đến thiết bị, nếu phát hiện đoạn dây bị đứt thì tiến hành nối lại hoặc thay mới.  Phần tiếp điện không tiếp xúc tốt  Ta tiến hành tháo phần đấu nối, dùng giấy nhám đánh sạch chất bẩn và tiến hành đấu nối lại hoặc thay mới đầu đấu dây.  Tủ lạnh hoạt động gián đoạn o Biểu hiện: Cấp nguồn, tủ hoạt động khoảng 2 đến 5 phút thì ngưng hoạt động. o Khắc phục: Tình trạng trên là do các nguyên nhân sau:  Thermostat chỉnh ở mức rất thấp  chỉnh lại ở mức nhiệt độ thích hợp.  Rơle bảo vệ có trị số thấp hơn trị số định mức  thay rơle có trị số đúng với trị số bảo vệ của block.  Cấp nguồn vào chân S của block  cấp nguồn đúng chân R của block.  Tủ lạnh bị rò điện o Biểu hiện: tủ lạnh đang hoạt động, chạm tay vào phần vỏ kim loại có hiện tượng điện giật. o Khắc phục: Tình trạng trên là do nguyên nhân sau:  Dây điện hỏng lớp vỏ cách điện chạm vào vỏ kim loại  quan sát tìm ra phần chạm, tách phần chạm vỏ, thay mới hoặc quấn băng cách điện cẩn thận, dùng đồng hồ VOM đo kiểm tra chạm vỏ rồi mới cho tủ lạnh hoạt động lại. Trang 64
  19.  Block bị chạm vỏ  dùng đồng hồ VOM đo cách điện các cọc, nếu chạm vỏ nên thay block mới cùng công suất, kiểm tra cách điện rồi mới cho tủ lạnh hoạt động lại.  Chú ý: có thể nhanh chóng tìm ra nguyên nhân chạm vỏ bằng cách: rút 2 rơle khởi động và bảo vệ khỏi block sau đó dùng đồng hồ VOM đo cách điện của block. Nếu block không bị chạm vỏ thì kiểm tra phần dây dẫn điện bằng cách chạm 1 đầu đồng hồ VOM vào 1 đầu chuôi ghim, đầu còn lại chạm vào phần vỏ kim loại của tủ lạnh, nếu kim đồng hồ VOM đứng yên thì thực hiện tương tự với đầu chuôi ghim còn lại, nếu kim chỉ một trị số nào đó thì nhanh chóng quan sát tìm ra phần chạm vỏ, tách phần chạm vỏ, đo kiểm lại và cấp nguồn cho tủ hoạt động. 2. Hư hỏng phần cơ  Tủ lạnh hoạt động có tiếng ồn o Biểu hiện: tủ lạnh hoạt động đạt độ lạnh bình thường nhưng có tiếng ồn kim loại va vào nhau. o Khắc phục: Tình trạng trên là do nguyên nhân sau:  Tủ đặt nơi có vị trí không cân bằng, ta tiến hành kê lại tủ cho cân bằng.  Đệm cao su của block bị lão hóa (không còn chức năng đàn hồi), ta tiến hành thay mới 4 cọc cao su của block.  Lò xo chống rung bên trong block bị lệch, ta thay block mới hoặc cắt bổ block, lắp ngay lại cọc cao su.  Thủng dàn ngưng tụ (dàn nóng) o Biểu hiện: Nhiệt độ block thấp hơn bình thường, dòng điện làm việc thấp hơn dòng định mức, dàn nóng không nóng, dàn lạnh không lạnh. o Khắc phục: khi chuẩn đoán thủng dàn ngưng tụ, ta tiến hành thực hiện các bước sau:  Dùng kềm hoặc dao cắt ống dịch vụ để xả bỏ hết phần gas còn lại trong hệ thống.  Dùng mỏ hàn khí tách ống đẩy block với dàn ngưng tụ, tách dàn ngưng tụ với phin lọc. Trang 65
  20.  Hàn bít đầu ống vừa tách ra của dàn ngưng tụ.  Hàn đầu dịch vụ vào đầu còn lại của dàn nóng. Dùng máy nén nén khí vào dàn nóng thông qua đồng hồ đo áp suất (áp suất nén khoảng 150 PSI).  Chờ khoảng 5 đến 10 phút, nếu kim đồng hồ áp suất đứng yên thì ta tiến hành kiểm tra độ kín dàn lạnh (cách thực hiện tương tự dàn nóng). Nếu kim đồng hồ giảm giá trị thì dàn ngưng tụ bị thủng đường ống.  Thông thường, khi thủng dàn ngưng tụ ta thường tay thế dàn ngưng tụ mới và được lắp vào mặt sau của tủ lạnh.  Đối với tủ đông, tủ đá, tủ kem, dàn ngưng tụ được lắp ở mặt đáy của tủ (có quạt giải nhiệt) nên khi xác định thủng dàn ngưng tụ thì ta tách dàn ngưng tụ để ra bên ngoài và tiến hành xác định vị trí thủng như các thao trên.  Thủng dàn bay hơi (dàn lạnh) o Biểu hiện: Nhiệt độ block thấp hơn bình thường, dòng điện làm việc thấp hơn dòng định mức, dàn nóng không nóng, dàn lạnh không lạnh. o Khắc phục: khi chuẩn đoán thủng dàn bay hơi, ta tiến hành thực hiện các bước sau:  Cấp nguồn tủ hoạt động (tủ lạnh mini).  Có thể quan sát bằng mắt thường để nhận biết nơi thủng (có vết dầu loang ra ngoài) hoặc bùng bọt xà phòng để tìm nơi thủng dàn ngưng tụ. Hình 8.11 Dàn bay hơi tủ lạnh mini  Thay mới dàn bay hơi (do dàn bay hơi) hoặc hàn nhôm lắp lại chổ thủng.  Đối với tủ đông, tủ kem, do dàn bay hơi là các ống đồng nguyên chất quấn quanh khung của tủ nên cách kiểm tra độ kín dàn bay hơi tủ kem tương tự như cách kiểm tra dàn ngưng tụ tủ lạnh mini. Khi xác định chính xác là Trang 66
nguon tai.lieu . vn