Xem mẫu

  1. BÀI 4: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG TỦ LẠNH Mã Bài: MĐ 24-04 Giới thiệu: Tủ lạnh luôn là một thiết bị rất cần thiết trong mỗi gia đình. Nó giúp bảo quản thức ăn không bị hỏng, giúp làm đồ uống lạnh vào mùa hè. Để có thể giữ cho tủ lạnh luôn sạch sẽ và bền thì ta cần phải vệ sinh và bảo dưỡng tủ lạnh đình kỳ và đúng cách. Lợi ích của việc vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng tủ lạnh định kỳ sẽ giúp cho: - Đảm bảo vệ sinh an toàn cho thực phẩm trong tủ. - Tiết kiệm được điện năng do block của tủ được nghỉ thường xuyên. - Tăng tuổi thọ của tủ lạnh. - Khắc phục được rất nhiều các hư hại khác gầy cho tủ lạnh làm giảm độ bền của tủ lạnh. Mục tiêu: Kiến thức: - Phân tích được những hư hỏng thông thường và các phương pháp kiểm tra điều kiện làm việc bình thường của tủ lạnh - Kiểm tra và xác định được những hư hỏng của tủ lạnh, tháo lắp đúng qui trình - Xác định chính xác nguyên nhân và sửa chữa hư hỏng cẩn thận, chính xác, nghiêm chỉnh thực hiện theo quy trình - Phân tích được các phương pháp khởi động động cơ máy nén và xác định chân C, R, S của động cơ - Biết được các chế độ vận hành của động cơ - Phân tích được nguyên lý hoạt động và cấu tạo thiết bị điện, bảo vệ và tự động - Hiểu được phương pháp kiểm tra, sửa chữa và thay thế thiết bị Kĩ năng: - Thực hiện được các kỹ năng tháo lắp đúng qui trình - Xác định được các cực tính của động cơ 47
  2. - Kiểm tra được các chế độ làm việc của động cơ - Kiểm tra được chất lượng động cơ, thay thế được động cơ vào hệ thống - Có năng lực xác định được các nguyên nhân và đo kiểm tra, sửa chữa hư hỏng đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Năng lực tự chủ có trách nhiệm cẩn thận, chính xác, nghiêm chỉnh thực hiện theo quy trình và thật an toàn cho người và thiết bị. Nội dung chính: 1. NHỮNG HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP SỬA CHỮA, THAY THẾ 1.1. Kiểm tra và vận hành thử toàn hệ thống Trước khi sửa chữa hoặc thay thế thi ta nên có thao tác kiểm tra và vận hành thử toàn hệ thống để nhận biết tủ lạnh hoạt động như thế nào, rồi từ đó đưa ra phương án sửa chữa hiệu quả và nhanh chóng. Khi tủ lạnh hoạt động bình thường sẽ có một số đặc điểm sau: - Tủ chạy êm chỉ nghe tiếng nhẹ của hộp rơle sau khi cắm điện từ 0,51s. - Đương ống nén phải nóng dần và mức độ nóng giảm dần cho tới phin lọc chỉ còn hơi ấm tay, nhiệt độ khoảng 40 ÷ 48oC. - Mở cửa tủ nghe rõ tiếng gas lỏng phun vào dàn lạnh (tiếng xì, xì…) từng đợt. - Để rơle nhiệt độ ở vị trí trị số nhỏ sau một thời gian tủ phải dừng, khi nhiệt độ buồng lạnh tủ tăng lên tủ hoạt động trở lại. - Khi dừng tủ và hoạt động lại ngay thì rơle bảo vệ ngắt (block không hoạt động được) do rơle có độ trễ từ 5-7 giây sau đó máy mới khởi động. - Dòng điện hoạt động đúng trị số cho phép. - Trong quá trình chạy khi đủ 7 ÷ 8 giờ máy dừng làm việc để xả đá 1 lần mỗi lần dừng từ 45 ÷ 55 phút, lúc này máy không hoạt động, mở tủ ra ta chỉ thấy bóng sáng. - Lúc yên tình chỉ nghe tiếng ga sôi và tiếng đồng hồ thời gian kêu lách cách nhẹ (Vì thế không nên để tủ lạnh ở trong và gần phỏng ngủ). Kiểm tra áp suất làm việc của máy, áp suất hút và nén phải nằm trong phạm vi cho phép và thay đổi khi máy làm việc đạt theo yêu cầu. 48
  3. Khi tủ hoạt động dàn nóng phải nóng đều, hoặc sờ ống cao áp (từ dàn nóng tới van tiết lưu) thấy ấm; dàn lạnh bám tuyết đều và trên đương hút có đọng sương hoặc sờ ống thấp áp thấy lạnh. Không khí mát lạnh. 1.2. Xác định hư hỏng và biện pháp sửa chữa, thay thế Khi hoạt động một thời gian tủ lạnh có thể xuất hiện Độ lạnh kém, có thể là do một số nguyên nhân như sau: Thiếu gas; Do tắc ẩm; Do tắc bẩn một phần tại phin lọc; Dư gas; Do thermostat hoạt động không chính xác; Do dàn lạnh bám tuyết nhiều; Do hỏng bên trong block hoặc vỏ tủ không kín. Một số dạng hư hỏng và biện pháp sửa chữa, thay thế: 1. Độ lạnh kém - Tủ lạnh thiếu gas Hiện tượng: Thời gian làm lạnh dài. Dàn nóng chỉ hơi nóng chút ít. Dàn lạnh bám tuyết không đều hoặc không có tuyết bám. Đương ống hút về block không có đọng sương hoặc không mát (Sờ ống thấp áp chỉ hơi lạnh). Nếu đo Ilv của block thì thấy nhỏ hơn Iđm. Hình 4.1: Dàn lạnh bám tuyết không đều hoặc không có bám tuyết Nguyên nhân: Do hệ thống bị rò rỉ gas ở trên dàn nóng hoặc dàn lạnh, trên đường ống hay tại các mối nối do hàn chưa kín. Kiểm tra bên ngoài, đặc biệt chú ý các mối hàn đồng/sắt, sắt/sắt, các chỗ uống ống. Tháo nắp dàn lạnh để kiểm tra bên trong. Cách khắc phục: 49
  4. Thử kín tìm vị trí rò rỉ trên hệ thống gas và nạp lại gas. Cách 1: Cho block chạy, sau đó bôi xà phòng lên đương ống, dàn nóng và dàn lạnh ở đều có bọt xà phòng nổi lên ở đó bị thủng (thường ở dàn lạnh). Cách 2: Tìm vết dầu loang ở phía hạ áp. Lau sạch, cho block hoạt động và quan sát đương ống, dàn trao đổi nhiệt ở đâu có vết dầu  lỗ thủng. Với những lỗ thủng ở đường ống và dàn nóng thí khắc phục bằng phương pháp hàn. Với những lỗ thủng trên dàn lạnh, đoạn ống nhôm thì khắc phục bằng phương pháp hàn nhôm hoặc dùng keo êbuxi dán kín lỗ thủng hay dùng cút nối cắt chỗ thủng làm loe bắt cút. Nếu đoạn ống nhiều chỗ thủng thì phải đi lại toàn bộ bằng ống đồng mới. Chú ý: nhiều chỗ hở của tủ lạnh chỉ có thể phát hiện với áp lực trên 10kg/cm2, do vậy sử dụng N2 là cần thiết. Trước khi nạp gas phải thay phin. 2. Độ lạnh kém – Do nạp gas quá nhiều Hình 4.2: Đường hồi bám tuyết Hiện tượng: Đường hồi về lock bám tuyết về tận đến sát block Nguyên nhân: Nạp gas dư Cách khắc phục: Xả bớt gas một cách từ từ. 3. Độ lạnh kém - Tủ lạnh bị tắc ẩm Hiện tượng: 50
  5. Tủ kém lạnh, ban đầu có gió lạnh thổi ra sau vài phút gió lạnh có nhiệt độ tăng dần. Dàn nóng nóng dữ dội một lúc sau dàn không nóng nữa, block làm việc sau một thời gian thermic tác động ngắt block. Block ngưng hoạt động lớp đá trong ống mao lại tan ra và thermic lại đóng điện trở lại cho block. Nguyên nhân: hút chân không còn không khí (hơi nước). Khi hệ thống hoạt động lượng hơi nước này đi qua ống mao (tại đây có nhiệt độ thấp) nên hơi nước sẽ ngưng lại và đồng băng làm tắc ống mao. Có hiện tượng đọng sương bên ngoài tại ống mao nơi bị tắc. Cách khắc phục: Xả hết gas trong hệ thống, thay phin lọc, hút chân không và nạp lại gas theo quy rình. Cần phân biệt tủ lạnh tắc ẩm và tắc bẩn để tránh nhầm lẫn 4. Độ lạnh kém - Tủ lạnh tắc bẩn một phần tại phin lọc Hiện tượng: Tại phin lọc có đọng sương hoặc mát tay. Tủ kém lạnh, máy nén chạy liên tục không ngắt. Ngăn đông và ngăn bảo quản kém lạnh (tắc bẩn một phần: tiếng ga phun yếu, dàn chỉ bám tuyết phần đầu vào, nhiệt độ block cao hơn nhiệt độ môi trường một ít) hoặc ngăn đông và ngăn bảo quản không lạnh (tắc ẩm toàn bộ: không nghe tiếng ga phun, không có tuyết dàn lạnh, nhiệt độ block thấp hơn khi rò ga một phần). Hình 4.3: Tắc bẩn một phần tại phin lọc Nguyên nhân: Hệ thống lạnh có tạp chất bẩn (hoặc khi gia công không làm sạch ống). 51
  6. Cách khắc phục: Khi hệ thống lạnh bị tắc bẩn cần xả hết gas, thay thế phin lọc mới, sau đó dùng khí nén hoặc ni tơ vệ sinh bên trong từng thiết bị thật sạch và kết nối thiết bị lại rút chân không nạp gas cho hệ thống hoạt động lại. 5. Độ lạnh kém – Thermostat tủ lạnh hoạt động không chính xác Hiện tượng: Tủ làm việc không theo quy luật. Đặt nhiệt độ tủ ở chế độ thấp nhất nhưng sau khoảng thời gian ngắn block vẫn bị thermostat ngắt điện. Ngắt không theo qui luật. Nguyên nhân: Do tiếp điểm tiếp xúc không tốt hoặc do hộp xếp bị dãn , lò xo yếu… Cách khắc phục: Thay mới. Có thể kiểm tra bằng cách cho tủ hoạt động, vặn thermostat về chế độ nhiệt độ thấp nhất (số 1). Nếu sau một khoảng thời gian ngắn (10÷15 phút) máy nén ngưng làm việc trong khi tủ lạnhvẫn chưa đủ lạnh thì khẳng định thermostat bị hỏng. 6. Độ lạnh kém – Do dàn lạnh bám tuyết nhiều Khi dàn lạnh bám tuyết nhiều sẽ cản trở sự trao đổi nhiệt giữa dàn lạnh và không khí, qua dàn lạnh, sẽ làm cho tủ bị kém lạnh. Hiện tượng: Gió lạnh do quạt thổi ra không lạnh lắm. Máy nén làm việc liên tục không ngắt. Đo dòng làm việc thì thấy nhỏ hơn dòng định mức; Có thể trên đương ống về máy nén bị bám tuyết. Nếu để lâu đá có thể bám ra phía ngoài vỏ nhựa của ngăn đá. Hình 4.4: Dàn lạnh bám tuyết 52
  7. Nguyên nhân: Hỏng rơle âm hoặc dương. Hỏng Timer, đứt dây điện trở. Đầu cảm biến của thermostat lệch ra khỏi vị trí hoặc thermostat hỏng không ngắt. Hình 4.5: Hỏng rơle âm hoặc dương; Đứt dây điện trở Cách khắc phục: Ngắt nguồn điện, dùng VOM kiểm tra các cảm biến nhiệt âm, dương, timer, thanh điện trở nếu hỏng thì thay mới. Nếu các thiết bị điện này không hỏng, cần kiểm tra thermostat. 7. Độ lạnh kém – Do hỏng bên trong block Hiện tượng: Block làm việc nóng hơn bình thường; Có tiếng gõ nhẹ bên trong block; Dòng làm việc nhỏ hơn dòng định mức. Đo nguồn vào hộp rơle vẫn thấy có điện áp 220V. Nguyên nhân: Chế độ bôi trơn kém hoặc block làm việc quá kém; Block bị tụt hơi do gãy hoặc kênh lá van hút và nén, do hở xéc măng … Cách khắc phục: Tùy tình trạng block có thể thay mới hoặc phải cưa block để sửa chữa. 7. Độ lạnh kém – Do vỏ tủ không kín (hở gioăng) hoặc cửa tủ bị kênh Hiện tượng: Dàn lạnh bám tuyết nhiều. Sờ vỏ tủ thấy lạnh, trên vỏ tủ có hiện tượng đọng sương. Tại vị trí cửa vênh có đọng nước. 53
  8. Bật đèn pin cho vào tủ, đóng cửa nhìn ánh sáng có hắt qua khe cửa, chỗ nào thấy sáng chỗ ấy hở. Nguyên nhân: Zoăng cửa bị hỏng, cong vênh không phẳng (tiếp xúc kém do gioăng bị hư hỏng, lão hóa). Bị hở các lỗ luồn dây điện, đương ống. Cách khắc phục: Quan sát các góc vuông hoặc phía trên, dưới nóc tủ. Thay zoăng cửa, chỉnh lại bản lề. Hình 4.6: Zoăng cửa bị hỏng 7. Độ lạnh kém – Do hỏng thermic, rơle khởi động Hiện tượng: Block chạy và dừng không theo quy luật. Đo nguồn vào rơle vẫn có 220V Nguyên nhân: lưỡmg kim hỏng, tiếp xúc không tốt Cách khắc phục: Nên thay thế một thermic mới phù hợp công suất block. 8. Độ lạnh kém – Do Quạt không chạy hoặc chập chờn do hỏng công tắc cửa. Hiện tượng: Quạt lúc chạy lúc không. Nguyên nhân: Tiếp điểm công tắc cửa không tiếp xúc. Cánh cửa không đóng hết. Cách khắc phục: 54
  9. Dùng tay nhấn công tắc cửa và chạy tủ để kiểm tra hoạt động của quạt gió. Đo thông mạch 9. Độ lạnh kém – Do Thông gió kém hoặc do motor quat dàn lạnh bị hỏng Hiện tượng: không có gió thổi ra hoặc thổi yếu. Nguyên nhân: Cuộn dây (chập hoặc hở mạch); Kẹt cơ; Đứt dây điện, không tiếp xúc giắc cắm. Kẹt cánh với hộp gió hoặc đá. Cách khắc phục: Đo thông mạch bằng đồng hồ. Quan sát bằng mắt. Dùng tay quay và cảm nhận; Dùng tay nhấn công tắc cửa và chạy tủ để kiểm tra hoạt động của quạt gió. Hình 4.7: Hiện tượng quạt dàn lạnh bị hỏng 10. Độ lạnh kém – Do Quạt không chạy hoặc chập chờn do hỏng công tắc cửa. Hiện tượng: Quạt lúc chạy lúc không. Nguyên nhân: Tiếp điểm công tắc cửa không tiếp xúc. Cánh cửa không đóng hết. 55
  10. Cách khắc phục: Dùng tay nhấn công tắc cửa và chạy tủ để kiểm tra hoạt động của quạt gió. Đo thông mạch. 11. Độ lạnh kém – Do Lưu thông khí lạnh kém Hiện tượng: Không khí trong tủ kém lạnh Hình 4.8: Lưu thông khí lạnh kém Nguyên nhân: Nghẹt đường gió vào do đá. Nghẹt cửa thổi gió (do đá); Hỏng điện trở cửa gió. Sắp xếp thực phẩm không hợp lý, quá nhiều thực phẩm. Cách khắc phục: Quan sát; Đo điện trở xã đá tại các cửa gió. Sắp xếp thực phẩm hợp lý. 12. Độ lạnh kém – Do trao đỗi nhiệt dàn ngưng và block kém Hiện tượng: Không khí không mát. Đường ống cao áp sờ thấy rất nóng. Áp suất thấp áp - bình thường; Áp suất cao áp - cao. Nguyên nhân: Quạt giải nhiệt không quay hoặc yếu. Do hệ thống nhiều dầu phủ khắp bề mặt dàn nóng nên ga không thoát nhiệt được, hay nhiều ga nên hệ thống giải nhiệt không đáp ứng kịp. Do dàn nóng bẩn, bịt kín lá tản nhiệt và gió lưu thông bị hạn chế. Cách khắc phục: Xem lại khoảng cách tối thiểu 5cm. Vệ sinh (dừng máy trước khi vệ sinh để tránh làm hỏng cánh quạt). Thay quạt dàn nóng, xả ga dầu, vệ sinh dàn nóng. 56
  11. 13. Tủ lạnh lúc chạy lúc không Hiện tượng: Tủ lúc chạy lúc không (chưa đủ lạnh đã ngắt). Cần theo dõi xem tủ không đủ mát mà vẫn ngắt không? Lưu ý, tủ lạnh ngắt không chạy mà tủ vẫn làm đá, ngăn dưới vẫn lạnh là bình thường. Nguyên nhân: Nguồn yếu; PTC hỏng (tăng dòng, OLP cắt); Rơle OLP hỏng (hoặc OLP nhỏ, không đủ công suất); Máy nén hỏng (chập cuộn dây, bó cơ); Nghẹt cáp, tắc bẩn (dòng cao, OLP cắt) Cách khắc phục: Kiểm tra nguồn điện,thay mới OLP, thay block nạp gas thay cáp. Hình 4.9: Tủ chưa đủ lạnh đã ngắt 14. Tủ lạnh bị đông đá Hiện tượng: Ngăn lạnh đóng băng. Hình 4.10: Ngăn lạnh đóng băng 57
  12. Nguyên nhân: Timer không đóng sang tiếp điểm xả đá (cháy cuộn dây mô tơ; tiếp điểm không tiếp xúc; kẹt bánh răng do mòn; kẹt bánh răng do bẩn hoặc khô mỡ); Hỏng sò lạnh; Đứt cầu chì nhiệt; Đứt điện trở. Cách khắc phục: Kiểm tra linh kiện, thay mới. 15. Tủ Lạnh bị dò điện Hiện tượng: Tay ướt sờ vào tủ lạnh bị giựt tê. Hình 4.11: Tủ Lạnh bị dò điện Nguyên nhân: Chưa nối mát Cách khắc phục: Đằng sau tủ lạnh có chỗ để nối mát, cần nối mát cho tủ lạnh. 2. XÁC ĐỊNH CHẤT LƯỢNG VÀ LỰA CHỌN MÁY NÉN THAY THẾ 2.1 Xác định các thông số vận hành block Trước hết là xác định các chân C, S, R block và đo điện trở, đo cường độ dòng điện… Nhưng phương pháp đo điện trở là chính xác và an toàn. Xác định chân C, R, S: Là động cơ điện 1 pha có cấu tạo gồm 2 cuộn dây, là cuộn khởi động (S) và cuộn làm việc (R). Trong đó cuộn khởi động bao giờ cũng có điện trở lớn hơn cuộn làm việc. 58
  13. C (chung) Block (máy nén) S R (đề) (chạy) Hình 4.16: Cách bố trí các cọc C-R-S Xác định C: Dùng VOM lần lượt đo các cặp chân block. Cặp nào cho giá trị điện trở lớn nhất thì chân còn lại là chân C. Xác định chân R, S: Từ chân C lần lượt đo với hai chân còn lại, cặp nào cho giá trị điện trở lớn hơn thì chân đó là chân S và chân còn lại là chân R. Lưu ý, rất ít loại block có điện trở cuộn R lớn hơn cuộn S. Khi gặp loại này nếu xác định như trên thì dòng điện không tải lớn, hoặc không khởi động được, ta cần đảo đầu dây và nếu động cơ làm việc bình thường thì động cơ thuộc loại cá biệt. Kiểm tra block tủ lạnh Kiểm tra cách điện: Đo cách điện giữa các cực (cuộn dây) C, S, R với vỏ máy nén → R > 10MΩ. Kiểm tra điện trở cuộn dây: Để thang đo Rx1 và lần lượt đo. 1. C – S 2. C – R 3. S – R = (C – S) + (C – R) Với các máy nén nhỏ: C – S ~ 20 ÷ 30 ohm C – R ~ 10 ÷ 20 ohm S – R = 30 ÷ 50 ohm Xác định dòng khởi động: Thường là Ikhông tải  ½ Iđịnh mức. Bên cạnh đó khi block hoạt động không có tiếng gõ (ồn) bất thường. Xác định dòng định mức: 59
  14. Xem nhãn máy hoặc thông qua dòng điện để tra bảng Xác định công suất động cơ: Xem nhãn máy hoặc thông qua Ilàm việc để tra bảng 2.2 Đánh giá và lựa chọn lock thay thế Đánh giá chất lượng máy nén tốt gồm có các điều kiện sau đây: 1. Trường hợp 1: Thử đường nén Thử động cơ bằng áp lực, kiểm tra độ kín của máy nén, sức máy của motor trước khi lấp vào hệ thống lạnh, lắp dặt thiết bị kiểm tra block máy nén như hình vẽ và xác định các thông số như sau: P < 350PSI  block yếu P = 350 ÷ 450PSI  block sử dụng được P > 450PSI  block mạnh Thấp Cao Thấp Cao áp áp áp áp Đóng Đóng Đóng Đóng Đường Râu Đường Râu sạc nén sạc nén gas gas Đường Đường hút hút Máy nén Máy nén (block) (block) Hình 4.18: Kiểm tra đường hút Hình 4.17: Kiểm tra độ nén Để biết tình trạng clapê đẩy, dừng block và quan sát kim áp kế (giá trị P). - Kim đứng im tại A: clapê đẩy kín. - Kim từ từ về 0: clapê đẩy đóng muội. - Kim từ từ về 1 giá trị nào đó rồi quay nhanh về 0: clapê đẩy bị cong vênh. - Kim quay nhanh về 0: clapê đẩy bị vênh, hở, rỗ. 2. Trường hợp 2: Thử đường hút 60
  15. Thử đường hút của Block khi khởi động thì kim phải về vị trí dưới 0 (700- 750mmHg) và khi khoá van đồng hồ lại dừng Block thì kim đồng hồ không dịch chuyển về vị trí 0 (tương tự clappê đẩy). 3. Trường hợp 3: Các cuộn dây làm việc bình thường, không chạm vỏ, độ cách điện giữa vỏ và cuộn dây (giữa các pha) phải đạt 5MΩ trở lên, không rỉ sét, không có tiếng kêu lạ. 4. Trường hợp 4: Động cơ không bị rò rỉ, mối hàn trên nắp động cơ ko rò rỉ môi chất. Kiểm tra sự hoàn thiện của block bằng cách cho block chạy khoảng 30 phút hoặc hơn, khi áp suất đẩy lên 14bar (200psi), cho dừng block, giữ nguyên áp suất và cho khởi động lại ngay. Block phải khởi động lại được ngay, nếu không được, có thể do trục trặc về điện hoặc cơ. Một số hư hỏng và cách khắc phục: block yếu do khe hở giữa pittong và xi lanh bị mài mòn, hở clape hút, hở clape đẩy, khắc phục bằng cách thay mới; Máy nén kêu, có thể do khe hở giữa thanh truyền và chốt pittong hoặc khe hở giữa thanh truyền và trục máy nén mòn quá trị số cho phép ; Trường hợp hỏng về điện như cháy cuộn dây, đứt dây, chập vòng dây, hoặc về cơ không khởi động được, clapê bị kênh, … nén quá yếu đều phải bổ lốc để xác định hư hỏng và khắc phục. - Bổ lốc (tháo hết dầu trước khi bổ). Tùy loại, tốt nhất là bổ theo đường hàn của lốc. - Kiểm tra clapê hút và đẩy bằng cách tháo ra và quan sát bằng mắt thường, phát hiện các trục trặc, làm sạch hoặc thay mới nếu cần. Không nên mài mỏng lá van và đổi chiều vì có thể làm thay đổi chế độ làm việc của clapê và làm clapê mau gãy. - Kiểm tra độ “rơ” các mối lắp ghép như tay biên và chốt piston, tay biên trục khuỷu, các ổ đỡ trục khuỷu, piston và xilanh. - Kiểm tra dầu, lưới lọc dầu và làm sạch cặn bẩn trong máy nén. Kiểm tra phần điện. 2.3 Thay block và vận hành kiểm tra hệ thống Bock không khắc phục được thì thay mới (hoặc block cũ nhưng đảm bảo các điều kiện kỹ thuật).Khi thay block cần phải nạp dầu bôi trơn cho máy nén, 61
  16. dầu có nhiệm vụ bôi trơn bề mặt ma sát giữa các chi tiết chuyển động; Làm mát block bằng cách tải nhiệt bên trong truyền ra vỏ máy nén để thải ra không khí. Yêu cầu nạp dầu cho máy nén phải: - Đúng loại dầu, dầu phải tinh khiết không lẫn cặn bẩn và hơi nước; - Lượng dầu vừa đủ (thiếu sẽ ảnh hưởng quá trình bôi trơn, nếu thừa dầu dễ sủi bọt và bị hút vào xilanh làm máy nén làm việc nặng nề, các dàn trao đỗi nhiệt dễ bị ngập dầu); - Không pha trộn, nạp bổ sung vì dầu dễ bị biến chất, tạo cặn, hóa bùn. - Nên nạp dầu mới hoàn toàn, hạn chế tối đa nạp bổ sung. Lượng dầu nạp máy nén có thể tra theo bảng hoặc có thể lấy theo kinh nghiệm. Đối với các máy nén mới bổ ra lần đầu đo lượng dầu khi đổ ra (đổ dầu cũ ra ở đường hút). Nạp lại lượng dầu đúng bằng lượng dầu đã đỗ ra và cộng thêm 1/5 số đó (tức khoảng 1,25 - 1,3 lần lượng dầu đổ ra). Sau đó chạy thử một số lần, lấy tay bịt chặt dầu xả và thỉnh thoảng xì hơi nén lên một tấm kính, nếu thấy các hạt dầu nhỏ bám lên kính thì lượng dầu nạp đã đủ, nếu thấy có các hạt dầu lớn hoặc bịt lại thả ra mà thấy bụi dầu bay lên thì thừa dầu cần phải rút bớt dầu ra. Kết nối theo sơ đồ nguyên lý. Chú ý, do dàn lạnh là nơi nhiệt độ và áp suất thấp nên dầu bôi trơn đọng trong dàn rất nhiều. Khi thay block do bị cháy cần thổi dàn lạnh bằng ni-tơ áp suất cao để làm sạch dàn, tốt nhất nên tháo rời dàn ra khỏi tủ và đặt dàn nằm ngang khi thổi. Tuyệt đối tránh việc dùng máy nén của tủ lạnh để thối dàn vì hơi ẩm trong không khí sẽ ngưng tụ và đọng lại trong dàn dưới áp suất cao. Khi thay block tủ thì nên cân cáp lại hệ thống lạnh; Thử xì hệ thống lạnh (chạy máy nén và thử ở những chỗ hàn để kiểm tra mối hàn có bị xì hoặc hệ thống lạnh đã kín chưa); Hút chân không hệ thống lạnh; Thử kín (dùng máy nén khí hoặc ni tơ thử kín hệ thống); Vận hành và sạc gas hệ thống (cho máy chạy và sạc gas từ từ vào hệ thống); Chạy thử và đánh giá hệ thống (cho máy chạy và quan sát các thông số có đảm bảo tiêu chuẩn hay chưa). Trường hợp khó tìm block tủ lạnh, có thể dùng block R134a thay thế cho block R600a (nhưng không dùng block R600a thay thế cho block R134a) 3. BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA THIẾT BỊ ĐIỆN, BẢO VỆ VÀ TỰ ĐỘNG 3.1. Sửa chữa, thay thế Rơle bảo vệ OLP (Thermic) hay còn gọi là rơle nhiệt bảo vệ quá dòng và quá nhiệt (OCR). 62
  17. Hình 4.19: Rơle bảo vệ Khi dòng điện quá lớn hoặc nhiệt độ cuộn dây mô tơ quá cao. Rơ le nhiệt ngát mạch điện để bảo vệ mô tơ máy nén. Rơ le nhiệt có thể đặt bên trong hoặc bên ngoài máy nén. Hư hỏng: Bẩn, cháy rỗ tiếp điểm. Đứt điện trở. Thanh lưỡng kim lão hóa, bị nhũn. Kiểm tra OLP - Kiểm tra nguội: dùng VOM (Rx1) đo 2 cực OLP, giá trị ~ 0Ω → tốt. Quan sát bề mặt tiếp điểm, dùng tay tác động thanh lưỡng kim để kiểm tra lực lò xo và độ lật của thanh lưỡng kim. Hình 4.20: Một dạng của OLP Nếu khi tác động, thanh lưỡng kim lật được (nghe tiếng “tách” nhỏ), tiếp điểm mở ra và thả tay ra thanh lưỡng kim về trạng thái đầu thì lưỡng kim tốt. - Kiểm tra nóng (kiểm tra tác động): Lắp OLP vào tủ lạnh, cho block chạy vài phút, ngắt nguồn rồi cấp lại ngay. OLP phải ngắt điện vào block trong vòng 30 giây (block không khởi động được). Chú ý, nếu thời gian cắt quá lâu, OLP không có khả năng bảo vệ máy nén khi bị quá tải và Máy nén dễ bị cháy. Sửa chữa, thay thế: Thay OLP cùng thông số, tốt nhất là đúng chủng loại, nếu khác loại thì phải chọn rơle cùng đặc tính bảo vệ, vì nếu không tương đương có thể gây hỏng máy nén do không cắt được dòng khi quá tải. Ngày nay các OLP bán dẫn được 63
  18. sử dụng rộng rãi, nguyên lý hoạt động của loại bán dẫn và loại điện trở giống nhau. 3.2. Sửa chữa, thay thế Rơle khởi động 3.2.1 Rơle khởi động - PTC (rơle điện tử) Kiểm tra: Quan sát các bộ phận của rơ le sạch sẽ, tiếp điểm tiếp xúc tốt; Dùng VOM (thang Rx1) kiểm tra tiếp điểm của rơ le điện tử ở trạng thái bình thường là tiếp điểm thường đóng. Với PTC khi đo thường có R  36 ÷ 37Ω. Sửa chữa, thay thế: Rơ le khởi động kiểu bán dẫn thường bị hỏng đĩa điện trở, bị cháy không còn giữ được tính chất ban đầu, các cặp tiếp điểm bị mòn oxy hóa tiếp xúc kém. + Đối với đĩa điện trở thường thay thế không sửa chữa, thay thế đúng chủng loại tính chất ban đầu của rơ le. + Đối với cặp tương tự như tiếp điểm với rơ le dòng điện. 3.2.2 Rơle dòng điện Hư hỏng thường gặp: Tiếp điểm thường không tiếp xúc tốt, tiếp điểm hay bị dính lại, cháy xém. Cuộn dây hay bị cháy đứt. Kiểm tra: Dùng VOM (thang Rx1) tiếp điểm điện của rơ le kiểu dòng điện ở trạng thái bình thường là tiếp điểm thường mở; Cấm que đo vào 2 đầu dây của rơle sau đó lật rơle úp xuống thì lúc này lõi sắt trong rơle sẽ chuyển động theo và điện trở thông mạch đồng hồ quay kim. Khi ngửa lên thì lõi sắt chuyển động theo làm ngắt mạch điện trở không thông mạch nữa thì kim đồng hồ quay về. Khi lật rơle qua lại thì đồng thời nghe tiến đóng mở của tiếp điểm ‘lách tách’. Dựa vào các điều kiện trên, ta kết luận rơle sử dụng tốt. Sữa chữa, thay thế: thay mới, trừ một vài trường hợp sửa chữa nhỏ như là đứt cuộn dây thì có thể hàn lại được. Việc thay thế rơle dòng phải có cùng công suất, chủng loại cùng với công suất máy nén là tốt nhất. Lưu ý khi lựa chọn và thay thế rờ le dòng điện: Công suất rơle dòng điện bằng công suất máy nén. Lắp đúng tư thế khởi động của rơle. Trong quá trình khởi động nếu tiếp điểm đóng và không nhả thì công suất rơle nhỏ hơn công suất máy (giảm bớt số vòng dây quấn). Ngược lại, nếu tiếp điểm không đóng được khi khởi động thì công suất rơle lớn hơn công suất máy nén (tăng số vòng quấn). 3.3. Sửa chữa, thay thế thermostat (Rơle điều khiển nhiệt độ) 64
  19. Hư hỏng thường gặp: Bầu cảm nhiệt và ống mao dẫn bị xì nên hộp xếp bị xẹp. Lúc đó tiếp điểm luôn mở, máy lạnh không làm việc; Bầu cảm nhiệt gắn không đúng vị trí sẽ gây ra trục trặc về độ lạnh. Nếu tủ lạnh đóng ngắt liên tục thì có thể lọt một tấm nhựa giữa đầu cảm nhiệt và dàn để làm giảm số lần đóng ngắt; Mặt tiếp điểm bị hỏng (tiếp điểm luôn đóng hoặc luôn mở hay bị chập chờn); Bị chạm vỏ, do thermostat luôn đặt trong buồng lạnh, môi trường ẩm nên dễ hoen rỉ, chạm vỏ gây nối tắt vỏ tủ lạnh (rò điện). Kiểm tra thermostat: Kiểm tra sự tiếp xúc của tiếp điểm (rơle ở trạng thái đóng); Kiểm tra sự đóng và ngắt mạch của thermostat từ nhiệt độ của dàn bay hơi; Kiểm tra ống mao dẫn và đầu cảm nhiệt; Kiểm tra vít điều chỉnh. Sửa chữa, thay thế: Khi thermostat bị hỏng, nếu không khắc phục được thì thay mới. 3.4. Sửa chữa, thay thế tụ điện Kiểm tra: dùng VOM (Rx100 trở lên), đặt 2 đầu que đo vào 2 cực của tụ điện, quan sát trên kim đồng hồ. Nếu kim quay lên một vị trí nào đó rồi từ từ trở về thì tụ còn tốt. Nếu kim quay lên vị trí 0 rồi đứng yên là tụ bị chập. Sửa chữa, thay thế: thay đúng thông số điện dung và điện áp đánh thủng ghi trên vỏ tụ điện. Ví dụ: 40μF/450V thì điện dung làm việc là 40 μF và điện áp đánh thủng là 450V. Với tụ kép, trị số điện dung các ngăn và điện áp đánh thủng (4μF/40μF/450V) được hiểu là tụ dùng cho máy nén là 40 μF, quạt là 4 μF, điện áp đánh thủng là 450V. Tụ kép có nhiều cách kí hiệu, như là cực chung đặt giữa, hai cực còn lại nếu có kí hiệu là C/F, cực có kí hiệu C thường làm nối với block, còn lại cực F(Fan) nối với quạt. Hoặc ký hiệu bằng chữ A,B hoặc dấu sơn màu xanh, đỏ, đen...mà muốn biết trị số phải đọc ghi chú trên vỏ tụ và chọn tụ điện là phải căn cứ vào các thông số chủ yếu là điện dung của tụ điện tính bằng μF (microphara) và điện thế của tụ làm việc. Tụ điện tủ lạnh thường dùng 1,5 ÷ 5 μF. 3.5. Sửa chữa, thay thế hệ thống xã đá Rơ le thời gian (Rơle xã đá): hay còn gọi là timer tủ lạnh, đồng hồ thời gian tủ lạnh. Kiểm tra: Để VOM thang Rx100Ω, đo chân  và  (chân cuộn dây timer). Giá trị R  27K  cuộn dây tốt 65
  20. Giá trị R  0.  cuộn dây chập Giá trị R  ∞.  cuộn dây đứt Từ từ xoay trục timer theo chiều qui định (một chiều) cho đến khi nghe tiếng “click” đơn (tiếng thứ nhất) và đo điện trở giữa chân  và  (là tiếp điểm cấp nguồn cho điện trở xả đá), điện trở khoảng vài ohm. Tiếp tục xoay nhẹ trục cho đến khi nghe tiếng “click” thứ 2 và đo điện trở giữa chân  và  (là tiếp điểm cấp nguồn cho block), điện trở khoảng vài ohm. Sửa chữa, thay thế: Thay mới. Điện trở xả đá Kiểm tra: Dùng VOM (Rx10), khi đo kim đồng hồ chỉ một giá trị của điện trở. Thường giá trị điện trở của điện trở xả đá cao. Sửa chữa, thay thế: Thay mới. 3.6. Sửa chữa, thay thế các thiết bị điện khác Sò lạnh - Sensor cảm ứng lạnh Kiểm tra: Dùng VOM (Rx10) đo thông mạch. Bình thường tiếp điểm sò lạnh thường hở, khi nhiệt độ từ -4 ÷ -7oC tiếp điểm sò lạnh đóng. Sửa chữa, thay thế: Thay mới. Sò nóng - Sensor dạng cầu chì (Fulse) Kiểm tra: Dùng VOM (x10), kim đồng hồ chỉ một giá trị nào đó  tốt Sửa chữa, thay thế: Thay mới. Quạt dàn lạnh Kiểm tra: Dùng VOM (x10), kim đồng hồ chỉ một giá trị nào đó  tốt. Sửa chữa, thay thế: không sửa chữa được nữa thì nên thay thế. 66
nguon tai.lieu . vn