Xem mẫu

  1. BÀI 3 : LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG GIÓ TRONG ĐHKK TRUNG TÂM Mã bài : MĐ27-03 Giới thiệu: Hệ thống ĐHKK trung tâm là những hệ thống có công suất lớn nên thường phải kết hợp với ống gió phân phối không khí lạnh. Trong bài này nhằm để cho người học có được các kiến thức vững vàng khi tiếp cận đến hệ thống máy, sau khi học xong bài này người kỹ thuật lắp đặt thành thạo và am hiểu được vững vàng các qui trình lắp đặt hệ thống ống gió đúng nguyên tắc kỹ thuật Mục tiêu: Kiến thức: + Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của từng hệ thống ống gió. + Trình bày được nguyên lý làm việc của từng thiết bị trên hệ thống. + Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của đường dẫn ống gió. + Trình bày được mục đích ứng dụng đường gió trong ĐHKK trung tâm. Kĩ năng: + Lập được nguyên vật liệu để làm đường dân ống gió + Lập được qui trình lắp đặt + Lắp đặt hệ thống đúng theo bảng vẽ Năng lực tự chủ và trách niệm: + Nghiêm chỉnh, cẩn thận, liệt kê đầy đủ thiết bi, dụng cụ + An toàn cho người và thiết bị Nội dung chính: 1. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIÓ NGẦM TRONG ĐHKK TRUNG TÂM Giới thiệu hệ thống đường gió ngầm - Kênh thường được xây dựng bằng gạch hoặc bê tông và đi ngầm dưới đất. Kênh gió ngầm thường kết hợp dẫn gió và lắp đặt các hệ thống đường nước, điện, điện thoại đi kèm nên gọn gàng và tiết kiệm chi phí nói chung. 53
  2. - Kênh gió ngầm được sử dụng khi không gian lắp đặt không có hoặc việc lắp đặt các hệ thống kênh gió treo không thuận lợi, chi phí cao và tuần hoàn gió trong phòng không tốt. - Kênh gió ngầm thường sử dụng làm kênh gió hồi, rất ít khi sử dụng làm kênh gió cấp do sợ ảnh hưởng chất lượng gió sau khi đã xử lý do ẩm mốc trong kênh, đặc biệt là kênh gió cũ đã hoạt động lâu ngày. Khi xây dựng cần phải xử lý chống thấm kênh gió thật tốt. - Kênh thường có tiết diện chữ nhật và được xây dựng sẵn khi xây dựng công trình. - Hệ thống kênh gió ngầm thường được sử dụng trong các nhà máy dệt, rạp chiếu bóng. Các kênh gió ngầm này có khả năng thu gom các sợi bông tạo điều kiện khử bụi trong xưởng tốt. Vì vậy trong các nhà máy dệt, nhà máy chế biến gỗ để thu gom bụi người ta thường hay sử dụng hệ thống kênh gió kiểu ngầm. 1.1. Lập qui trình lắp đặt kênh dẫn gió ngầm 1.1.1. Đọc bản vẽ thi công đường dẫn gió ngầm Khi tiến hành lắp đặt thì đòi hỏi phải hiểu rõ các bản vẽ và đọc bản vẽ thi công đến bảng vẽ chi tiết các thiết bị phụ. Hệ thống gió ngầm thường được gia cố chắc chắn vì đươc xây bằng gạch betong Đọc bảng vẽ xây dựng nơi công trình Hình 3.1. Đường ống gió ngầm công trình Phước Kiến 1.1.2. Lập qui trình lắp đặt cho đường dẫn gió ngầm Lập qui trình tính toán về chi phí, nhân công, thời gian, tiến độ công trình Các bước lắp đường ống gió, chi tiết ống gió, cách nhiệt ống gió, thử kín.. Đưa ra các bước lắp đường gió, lập ra bảng qui trình chung tổng thể, đảm bảo an toàn 54
  3. 1.1.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình Lập bảng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình như là : tiến độ công trình kéo dài, phải dự trù nhân công, tính đến lắp đặt hệ thống bị xì, kiểm tra, yếu tố về thời gian ảnh hưởng đến công trình dẫn đến chi phí tăng cao 1.2. Lắp đặt theo qui trình 1.2.1. Xác định vị trí lắp đặt Xem bảng vẽ thi công, phân tích bảng vẽ, Xác định các vị trí lấy dấu các khoảng đặt giá đỡ ống gió ngầm, xác định vị trí lắp ống gió ngầm, các vị trí chi tiết, thiết bị phụ trong ống gió 1.2.2. Lắp đặt đúng các yêu cầu kỹ thuật theo bản vẽ thiết kế Trước tiên người ta bọc cách nhiệt đường ống gió thật kỹ, lắp đặt đường gió ngầm theo đúng vị trí, cân chỉnh đường ống gió bằng thướt tthuỷ và siếc chặt các bu long trên giá đỡ 1.3. Chạy thử 1.3.1. Kiểm tra tình trạng đường ống sau khi lắp đặt Quan sát kiểm tra đường ống gió sau khi lắp, kiểm tra các khớp nối ống gió phải có ron đệm kín và dán keo, kiểm tra lại bọc cách nhiệt có dán keo kỹ không, các góc phài có dán keo, cân chỉnh lại đường ống gió. Các khớp nối với các thiết bị phụ cũng phải làm kín kỹ Kiểm tra độ kín ống gió bằng khí nén hay máy tạo khói.. 1.3.2. Vận hành thử , kiểm tra các thông số kỹ thuật Kiểm tra ống gió xong tiến hành vận hành ống gió kiểm tra các thông số kỹ thuật sau: - Kiểm tra bê ngoài ống gió có đọng sương không - Kiểm tra các khớp nối ống gió bằng bọt xà phòng - Kiểnm tra độ ồn của ống gió 1.3.3. Đo các thông số trên kênh dẫn gió Áp suất đẩy đường gió chính, tốc độ gió, kiểm tra tốc độ gió và áp suất các nhánh rẽ, và tại miệng gió cấp 55
  4. 1.3.4. Tìm nguyên nhân chưa đạt và khắc phục Nếu hệ thống bị xì hơi lạnh chúng ta xem xét lại ron đệm kín, gió lạnh thổi ra miện hút không đạt thì nên xem xét lại công suất quạt gió Bị sương đọng bên ngoài nên xem xét lại tấm cách nhiệt và keo dán tấm cách nhiệt có kín không 2. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ỐNG KIỂU TREO TRONG ĐHKK TRUNG TÂM a. Giới thiệu chung về đường dẫn gió treo trong ĐHKK trung tâm Hệ thống kênh treo là hệ thống kênh được treo trên các giá đỡ đặt ở trên cao. Do đó yêu cầu đối với kênh gió treo là : - Kết cấu gọn, nhẹ - Bền và chắc chắn - Dẫn gió hiệu quả, thi công nhanh chóng. Vì vậy kênh gió treo được sử dụng rất phổ biến trên thực tế (hình 6.1). 1- Trần bê tông; 2- Thanh treo; 3- Đoạn ren; 4- Bu lông + đai ốc; 5- Thanh sắt đỡ 6- Bông thuỷ tinh cách nhiệt; 7- Ống gió; 8- Vít nỡ Hình 3.2 : Hệ thống kênh gió treo b. Vật liệu sử dụng Tole tráng kẽm, inox, nhựa tổng hợp, foam định hình. Trên thực tế sử dụng phổ biến nhất là tôn tráng kẽm có bề dày trong khoảng từ 0,5 ÷ 1,2mm theo tiêu chuẩn qui định phụ thuộc vào kích thước đường ống. Trong một số trường hợp do môi trường có độ ăn mòn cao có thể sử dụng chất dẻo hay inox. Hiện nay người ta có sử dụng foam để làm đường ống : ưu điểm nhẹ , nhưng gia công và chế tạo khó, do đặc điểm kích thước không tiêu chuẩn của đường ống trên thực tế. 56
  5. Khi chế tạo và lắp đặt đường gió treo cần tuân thủ các qui định về chế tạo và lắp đặt. Hiện nay ở Việt nam vẫn chưa có các qui định cụ thể về thiết kế chế tạo đường ống. Tuy nhiên chúng ta có thể tham khảo các qui định đó ở các tài liệu nước ngoài như DW142, SMACNA. Bảng 6.2 trình bày một số qui cách về chế tạo và lắp đặt đường ống gió. Bảng 3-1: Các qui định về gia công và lắp đặt ống gió Cạnh lớn của Thanh sắt Thanh đỡ, Độ dày tôn, mm Khẩu độ ống gió, mm treo, mm mm giá đỡ, mm Áp suất thấp, Áp suất trung bình cao 400 F6 25x25x3 0,6 0,8 3000 600 F8 25x25x3 0,8 0,8 3000 800 F8 30x30x3 0,8 0,8 3000 1000 F8 30x30x3 0,8 0,8 2500 1250 F10 40x40x5 1,0 1,0 2500 1600 F10 40x40x5 1,0 1,0 2500 2000 F10 40x40x5 1,0 1,2 2500 2500 F12 40x40x5 1,0 1,2 2500 3000 F12 40x40x5 1,2 - 2500 2.1. Lập qui trình lắp đặt kênh dẫn gió treo 2.1.1. Đọc bản vẽ thi công đường dẫn gió treo - Xác định và phân tích các bản vẽ thi công ống gió tổng thể về gió cấp và gió hồi, đây là các qui định yêu cầu cơ bản mà người thi công ống gió phải nắm vững - Xác định và phân tích các bản vẽ chi tiết, các thiết bị phụ ống gió - Phân tích các ký hiệu trên bản vẽ thi công 57
  6. Hình 3.3. Vẽ thi công đường gió cấp cho FCU Hình 3.4. Vẽ thi công đường gió cấp và hồi cho FCU 2.1.2. Lập qui trình lắp đặt cho đường dẫn gió treo Lập qui trình tính toán về chi phí, nhân công, thời gian, tiến độ công trình Các bước lắp đường ống gió, chi tiết ống gió, cách nhiệt ống gió, thử kín. Đưa ra các bước lắp hệ thống ống gió, lập ra bảng qui trình chung tổng thể, đảm bảo an toàn Lắp đặt các khoảng giá treo ống gió theo bảng vẽ 58
  7. 2.1.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình Lập bảng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình như là : tiến độ công trình kéo dài, phải dự trù nhân công, tính đến lắp đặt hệ thống bị xì, kiểm tra, yếu tố về thời gian ảnh hưởng đến công trình dẫn đến chi phí tăng cao 2.2. Lắp đặt theo qui trình 2.2.1. Xác định vị trí lắp đặt Xem bảng vẽ thi công, phân tích bảng vẽ, Xác định các vị trí lấy dấu các khoảng đặt giá đỡ treo ống gió, xác định vị trí lắp ống gió thổi và ống gió hồi, các vị trí chi tiết, thiết bị phụ trong ống gió 2.2.2. Lắp đặt theo bản vẽ thiết kế Trước tiên người ta bọc cách nhiệt đường ống gió thật kỹ, lắp đặt và treo đường ống gió theo đúng vị trí, cân chỉnh đường ống gió bằng thướt thuỷ và siếc chặt các bu long trên giá đỡ cố định ống gió Hình 3.5. Chi tiết treo ống gió ngang Hình 3.6. Chi tiết treo ống gió vào sàn 59
  8. Hình 3.7. Chi tiết treo lắp ống gió xuyên tường 2.3. Chạy thử 2.3.1. Kiểm tra tình trạng đường ống sau khi lắp đặt Quan sát kiểm tra đường ống gió sau khi lắp, kiểm tra các khớp nối ống gió phải có ron đệm kín và dán keo, kiểm tra lại bọc cách nhiệt có dán keo kỹ không, các góc phài có dán keo, cân chỉnh lại đường ống gió. Các khớp nối với các thiết bị phụ cũng phải làm kín kỹ Kiểm tra độ kín ống gió bằng khí nén hay máy tạo khói.. 2.3.2. Vận hành thử , kiểm tra các thông số kỹ thuật Kiểm tra ống gió xong tiến hành vận hành ống gió kiểm tra các thông số kỹ thuật sau: - Kiểm tra bên ngoài ống gió có đọng sương không - Kiểm tra các khớp nối ống gió bằng bọt xà phòng - Kiểnm tra độ ồn của ống gió 2.3.3. Đo các thông số trên kênh dẫn gió Áp suất đẩy đường gió chính, tốc độ gió, kiểm tra tốc độ gió và áp suất các nhánh rẽ, và tại miệng gió cấp 2.3.4. Tìm nguyên nhân chưa đạt và khắc phục Nếu hệ thống bị xì hơi lạnh chúng ta xem xét lại ron đệm kín, gió lạnh thổi ra miệng hút không đạt thì nên xem xét lại công suất quạt gió Bị sương đọng bên ngoài nên xem xét lại tấm cách nhiệt và keo dán tấm cách nhiệt có kín không 60
  9. 3. BẢO ÔN ĐƯỜNG ỐNG GIÓ 3.1. Lập qui trình bảo ôn đường ống gió 3.1.1. Lập qui trình cho quá trình bảo ôn Lập qui trình tính toán về chi phí, nhân công, thời gian, tiến độ công trình Các bước cắt tấm bảo ôn theo kích thướt ống gió Đưa ra các bước bảo ôn ống gió, lập ra bảng qui trình chung tổng thể, đảm bảo an toàn 3.1.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình Lập bảng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình như là : tiến độ công trình kéo dài, phải dự trù nhân công, tính đến bảo ôn hệ thống ống gió bị đọng sương, kiểm tra, yếu tố về thời gian ảnh hưởng đến công trình dẫn đến chi phí tăng cao 3.2. Lắp đặt bảo ôn đường ống gió theo đúng qui trình 3.2.1. Xác định vị trí ống cần bảo ôn Xác định các vị trí cần bảo ôn ống gió, đảm bảo kích thướt đúng theo kích thướt ống gió, cắt kích thướt ống gió theo yêu cầu, 3.2.2. Bảo ôn theo qui trình đã lập Xác định kích thướt, vị trí cần bảo ôn xong tiến hành đưa keo vào tấm bảo ôn và dán lên ống gió, nếu trên tấm bảo ôn có keo sẵn thì chỉ việc tháo lớp giấy bảo vệ keo ra và tiến hàn dán bảo ôn, Lưu ý các khe nối giáp mí với bảo ôn cần phải làm kín kỹ vì hay bị đọng sương ngay chỗ đó Hình 3.8. Chi tiết bảo ôn đường ống gió 61
  10. 3.3. Kiểm tra 3.3.1. Phương pháp kiểm tra Hiện tượng đọng sương và giải pháp thiết kế Hiện tượng đọng sương xảy ra khi nhiệt độ chênh lệch giữa bề mặt vật chất có nhiệt độ thấp với không gian có nhiệt độ cao hơn đạt tới điểm sương, được xác định dựa vào các thông số trên đồ thị không khí ẩm. Trong lĩnh vực điều hòa không khí & thông gió thì vấn đề đọng sương và cách khắc phục luôn là chủ đề được chia sẻ và quan tâm nhiều nhất. Việc đọng sương không những gây mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến kiến trúc công trình như thấm nước làm mục trần thạch cao trang trí, chạm chập các thiết bị điện và hư hỏng nội thất bên dưới. Nguyên nhân và cách khắc phục đọng sương cũng đã được thảo luận rất nhiều trên các diễn đàn cơ điện. Thay vì xử lý khắc phục khi hệ thống đã đọng sương sẽ gây ảnh hưởng không ít đến trần và tốn nhiều công sức. Trong bài viết này tôi muốn chia sẻ đến mọi người các nguyên nhân, qua đó có thể hạn chế hiện tượng đọng sương từ thiết kế ban đầu. 3.3.2. Phương pháp khắc phục khi bề mặt trao đổi nhiệt bị đọng sương + Đọng sương do thiết bị: Van tiết lưu tại FCU bị tắc hoặc nghẹt do dơ bẩn. Quạt dàn lạnh bị yếu không đảm bảo lưu lượng gió qua coil lạnh. Bơm nước xả trang bị ở một số kiểu dàn lạnh bị hỏng. + Đọng sương do thi công: Thi công đường nước xả không đảm bảo độ dốc hoặc bị dốc ngược về dàn lạnh. Bọc cách nhiệt không đủ bị hở hoặc thiếu tại đường ống, box miệng gió, thiết bị… Thi công gấp khúc đường ống gió mềm hoặc làm rách đường ống gió mềm trong trần khi thi công. + Đọng sương do vận hành sử dụng: Phin lọc hoặc coil dàn lạnh quá dơ ít được vệ sinh. Không gian điều hòa bị gia tăng độ ẩm và thiếu lạnh do mở cửa nhiều hoặc bị thông với không gian ngoài trời. 62
  11. + Đọng sương do thiết kế và cách phòng tránh: Thiết kế ống gió cứng hoặc ống gió mềm dài vượt quá cột áp tĩnh của quạt dàn lạnh nhiều. Giải pháp: Khi thiết kế đường ống dẫn gió cần chú ý cột áp tĩnh ngoài của FCU/AHU và tính toán để đảm bảo không thiếu áp. Thiết kế đường nước xả máy lạnh quá xa không đảm bảo độ dốc thoát nước. Giải pháp: Xác định các điểm xả nước dàn lạnh đảm bảo không quá xa, độ đốc từ 1-2%.Tuy nhiên cần chú ý hơn ở các thiết bị không có bơm nước xả mà dùng máng chứa để xả nước vì độ dốc bị hạn chế hơn kiểu máy có bơm nước xả. Bên cạnh đó không nên nối ống xả máy lạnh vào ống thoát nước mưa của công trình để đảm bảo kỹ thuật. + Tính toán thiết kế kích thước ống gió không phù hợp dẫn đến vận tốc gió quá cao hoặc quá thấp trên đường ống và tại miệng gió. Giải pháp: Cần phải tính toán kích thước đường ống phù hợp đảm bảo kỹ thuật, nhất là ống gió lạnh tránh trường hợp đọng sương. Thông thường nên chọn tổn thất 1Pa/m cho đường ống và vận tốc 2 đến 2.5m/s cho miệng gió. + Bố trí miệng gió cấp lạnh không phù hợp Giải pháp: Khi thiết kế bố trí miệng gió cấp cần chú ý tránh đặt quá gần cửa kiếng hoặc vách kiếng giáp trực tiếp với ánh nắng bên ngoài sẽ gây chênh lệch nhiệt độ lớn dễ đọng sương. + Cách nhiệt cho ống gió, miệng gió lạnh không đảm bảo kỹ thuật. Giải pháp: Khi cách nhiệt ống gió miệng gió lạnh cần kiểm tra tính toán cẩn thận tránh đọng sương. Phải kiểm tra đặc tính kỹ thuật của cách nhiệt như độ dày, tỷ trọng, hệ số dẫn nhiệt… Cần chú ý không gian lắp đặt như ngoài trời/trong nhà/ trong không gian điều hòa sẽ có độ dày cách nhiệt khác nhau. + Thiết kế thiếu tải lạnh cho không gian điều hòa. Giải pháp: Thiếu tải là một trong những nguyên nhân thường xuyên gây đọng sương khi sử dụng các miệng gió phân phối lạnh. Do nhiệt độ miệng gió thường từ 12.5 oC đến 14 oC nên sau thời gian khởi động mà nhiệt độ phòng không giảm được sẽ gây tình trạng đọng sương tại miệng gió. Để khắc phục cần xác định không gian tính tải phù hợp, đối với các không gian đặc biệt không nên tính kinh nghiệm mà phải tính toán cẩn thận hoặc dùng phần mềm chuyên nghành như Heatload daikin/HAP/Trace…để xác định. 63
  12. + Thiết kế bẫy nước tại các dàn lạnh có cột áp quạt lớn không đảm bảo kỹ thuật dẫn đến nước xả bị quạt dàn lạnh cuốn theo khi vận hành. Giải pháp: Hiện tượng này thường xảy ra ở các thiết bị bay hơi có cột áp quạt lớn như AHU. Do đó phải tính đường bẩy xả nước có chênh lệch độ cao lớn hơn áp lực thổi của quạt ngăn nước xả bị cuốn theo. 4. LẮP ĐẶT THIẾT BỊ PHỤ ĐƯỜNG ỐNG GIÓ 4.1. Lập qui trình lắp đặt kênh dẫn gió 4.1.1. Đọc bản vẽ và liệt kê các thiết bị phụ cần lắp đặt 4.1.1.1.Đọc bản vẽ thiết kế đường ống gió cấp Hình 3.9. Hình vẽ đường gió cấp cho FCU 4.1.1.2. Các thiết bị phụ đường ống gió a. Thiết bị phụ trợ chớp gió Hình 3.10. Thiết bị phụ trợ chớp gió Chớp gió hay còn được gọi là cửa gió Louver ngoài trời. Chúng đóng vai trò là cửa lấy gió tươi từ bên ngoài vào không gian bên trong hoặc ngược lại. Cánh 64
  13. nan của cửa gió là các chớp nằm ngang có độ nghiêng phù hợp với hệ thống và điều kiện thực tế lắp đặt nhằm tránh nước mưa hắt vào ảnh hưởng đến đường ống gió. Ngoài ra chúng có thể được lắp đặt thêm lưới chắn côn trùng bảo vệ ngăn không cho chuột, bọ, chim chóc chui vào đường ống gây ảnh hưởng đến năng suất hoạt động của hệ thống. Do được lắp ngoài trời, dưới điều kiện khắc nhiệt, cho nên cửa gió Louver thường được làm từ chất liệu nhôm sơn tĩnh điện hoặc thép không gỉ với hệ thống kích thước đa dạng theo nhu cầu sử dụng của từng đơn vị. b. Thiết bị phụ trợ phin lọc gió Hình 3.11. Thiết bị phụ trợ phin lọc gió Phin lọc gió còn được gọi với tên gọi khác là phin lọc bụi sử dụng để lọc bụi cho phòng điều hòa không khí. Tùy theo chức năng của phòng cũng như lượng bụi cho phép mà có thể lựa chọn loại phin lọc với khả năng lọc bụi cho phù hợp. • Với hệ thống điều hòa thông thường, phin lọc là các loại tấm lưới lọc. Còn trong hệ thống điều hòa trung tâm phin lọc thường sử dụng là các loại túi vải. • Với các đơn vị yêu cầu tính chất kỹ thuật cao hơn thì có thể sử dụng các bộ lọc tĩnh điện, bộ lọc lưới tẩm dầu,… • Với một số đơn vị phòng sạch như điện tử, vi mạch hoặc phòng sản xuất dược thì cần phải sử dụng các loại bộ lọc hiệu suất cao đặc biệt. Hiện nay với thiết kế ưu việt hệ thống lọc bụi có thể được tháo lắp dễ dàng để có thể vệ sinh thường xuyên. Nhằm đảm bảo thiết bị hoạt động chất lượng ngoài lọc bụi thì một số phin lọc còn được thiết kế thêm các bộ phận khử mùi không khí. c. Thiết bị phụ trợ van gió 65
  14. Hình 3.12. Van gió trong hệ thống điều hòa không khí Van gió là bộ phận điều chỉnh lưu lượng gió trong hệ thống thông gió, trên đường cấp gió hoặc trong hệ thống điều hòa không khí. Van gió hoạt động theo cơ chế tự động, không có sự điều khiển từ tác nhân trực tiếp. Khi không có lưu lượng gió thổi, van sẽ tự động đóng lại để hạn chế những rủi ro xảy đến. Quá trình được diễn ra một cách nhanh chóng và chính xác. Việc này lại càng khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của chi tiết này. Van gió được phân loại như thế nào? Nhằm đáp ứng thị hiếu sử dụng của khách hàng, nhiều đơn vị sản xuất đã đưa ra các loại van với mẫu mã, hình dáng và kích thước khác nhau. Bạn có thể thoải mái lựa chọn cho mình một sản phẩm van gió cho hệ thống làm mát ưng ý nhất. Với mỗi thiết kế, chúng cũng sẽ đem lại nhiều chất lượng, chức năng sử dụng khác nhau. • Dựa vào số lượng van gió điều chỉnh thì chúng được chia theo loại van một tấm hoặc là van nhiều tấm. • Dựa vào phương thức vận hành thì có van dùng động cơ điện, van thủy lực hoặc van khí nén. • Dựa theo công dụng của sản phẩm van gió được chia thành van tự động mở cửa gió theo áp suất, van một chiều, các loại van sử dụng trong công nghiệp. • Dựa vào hình dạng van gió có 2 loại: van gió tròn, van gió vuông (hay van gió hình chữ nhật). Một trong những loại van gió được lắp đặt đa dạng trong các hệ thống thông gió điều hòa không khí có thể kể đến là van chặn lửa: 66
  15. Hình 3.13. Thiết bị phụ trợ van chặn lửa Van chặn lửa là thiết bị có cấu tạo như một van gió thông thường nhưng nhờ sợi dây chì đặc biệt mà nó có thể tự động đóng chặt đường gió vào và ra, cô lập phòng có hỏa hoạn tách biệt ra khỏi hệ thống đường ống gió để tránh lây lan hỏa hoạn khi có sự cố xảy ra. Van chặn lửa được thiết kế với một khung kim loại và có cánh xếp cũng làm từ kim loại. Các cánh xếp được giữ căng nhờ lò xo và xếp gọn ở phía trên khung, lò xo được giữ bằng một lớp cầu trì chảy. Khi nhiệt độ đạt ở mức 72 độ C thì sợi dây trì chảy ra, các cánh xếp sập xuống nhờ trọng lực và lực lò xo, cửa thông gió được hoàn toàn đóng kín. d. Thiết bị phụ trợ bộ sưởi không khí Hình 3.14. Thiết bị phụ trợ bộ sưởi không khí 67
  16. Bộ sưởi không khí còn được gọi là bộ sấy, bộ gia nhiệt. Có thể phân bộ sưởi ra nhiều loại khác nhau: • Căn cứ vào vị trí lắp đặt: trước giữa hoặc sau bộ xử lý không khí gọi là bộ sưởi sơ bộ, bộ sưởi chính hoặc bộ sưởi bổ sung. • Căn cứ vào nguồn nhiệt: phân ra loại chạy bằng hơi nước, bằng nước nóng, bằng điện hoặc bằng gas. Bộ sưởi không khí chủ yếu sử dụng trong mùa đông để sưởi ấm phòng. Ngoài ra bộ sưởi còn được sử dụng để điều chỉnh độ thổi vào trong mùa hè, điều chỉnh độ ẩm của không khí khi cần thiết. e. Thiết bị phụ trợ hộp điều chỉnh lưu lượng Hình 3.15. Thiết bị phụ trợ hộp điều chỉnh lưu lượng Hộp điều chỉnh lưu lượng đôi khi còn gọi là hộp gió cuối, thường được lắp trước các miệng thổi khuếch tán để điều chỉnh lưu lượng gió vào trong phòng. Hộp điều chỉnh lưu lượng bao gồm 1 vỏ có cửa vào hình tròn nối với bên áp suất cao và cửa ra hình vuông hoặc hình tròn nối với phía áp suất thấp. Trong cửa vào hình tròn có bố trí đầu cảm để đo áp suất vi sai và một tấm điều chỉnh lưu lượng hoạt động nhờ một mô tơ điện. Để giảm tiếng ồn của dòng không khí, phía trong vỏ hộp được dán một lớp cách nhiệt và hấp thụ âm. Các cơ cấu điều chỉnh, chuyển đổi và tác động được nối ra phía ngoài hộp và đầu nối với các dụng cụ đo hoặc rơle bên ngoài bằng dây điện hoặc đường ống (áp suất) tương ứng. Lưu lượng thực đi qua hộp sẽ gây ra một áp suất hiệu dụng tác động lên đầu cảm áp suất vi sai và áp suất đó đi tới bộ chuyển đổi áp suất cao – thấp nhờ các ống nối. Bộ chuyển đổi đổi tín hiệu áp suất thành tín hiệu điện tử hoặc khí áp. Tín hiệu này được chuyển đến cơ cấu điều chỉnh như một giá trị thực tế, giá trị này sẽ được so sánh với giá trị đặt. Ví dụ, với giá trị của rơle nhiệt độ phòng, nếu như 2 68
  17. giá trị này lệch nhau sẽ xuất hiện một tín hiệu từ cơ cấu điều chỉnh tới cơ cấu tác động để điều chỉnh lại lưu lượng đi qua. f. Thiết bị phụ trợ tiêu âm Hình 3.16. Thiết bị phụ trợ tiêu âm Hộp tiêu âm là sản phẩm dùng để lắp đặt trên đường ống gió dùng để giảm âm cho luồng gió thổi vào phòng hoặc tại các quạt thông gió. Hộp gồm các khung và các tấm tiêu âm làm bằng vật liệu hấp thụ âm thanh đặt song song theo hướng chuyển động của không khí. Hộp tiêu âm có dạng vuông, chữ nhật hoặc tròn. Các nhà chế tạo còn cung cấp cả các tấm tiêu âm rời để những người thiết kế có thể bố trí cho các AHU hoặc các đường ống tự chế tạo. g. Thiết bị phụ trợ miệng thổi, miệng hút gió Hình 3.17. Thiết bị phụ trợ miệng thổi, miệng hút gió 69
  18. Miệng thổi là thiết bị cuối cùng trên đường ống gió có nhiệm vụ cung cấp và khuếch tán gió vào phòng, phân phối gió đều tại các vị trí cần sử dụng không khí. Sau đó lại đưa không khí qua miệng hút tái tuần hoàn về thiết bị xử lý không khí. Miệng thổi và miệng hút cũng được phân ra nhiều loại khác nhau tùy thuộc hình dáng, vị trí lắp đặt, công dụng và tác dụng phân bổ không khí, tốc độ không khí… Căn cứ vào hình dáng có thể kể đến một số loại miệng như: miệng gió • vuông, miệng gió tròn • Căn cứ phân bố không khí có loại khuếch tán hoặc phun tia tốc độ cao. • Căn cứ vị trí lắp đặt phân ra loại gắn trần, gắn tường, sàn hoặc cầu thang, bậc (trong hội trường, nhà hát,…) 4.1.2. Lập qui trình lắp đặt các thiết bị phụ cho đường dẫn gió Lập qui trình tính toán về chi phí, nhân công, thời gian, tiến độ công trình Các bước lắp các thiết bị phụ ống gió, chi tiết ống gió, cách nhiệt các thiết bị, thử kín.. Đưa ra các bước lắp các thiết bị ống gió, lập ra bảng qui trình chung tổng thể, đảm bảo an toàn Lắp đặt các các thiết bị ống gió theo bảng vẽ và đúng kích thướt 4.1.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình Lập bảng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình như là : tiến độ công trình kéo dài, phải dự trù nhân công, tính đến lắp đặt hệ thống bị xì, kiểm tra, yếu tố về thời gian ảnh hưởng đến công trình dẫn đến chi phí tăng cao 4.2. Lắp đặt theo qui trình 4.2.1. Xác định vị trí lắp đặt Xem bảng vẽ thi công, phân tích bảng vẽ, Xác định các vị trí lắp đặt các thiết bị phụ ống gió, xác định vị trí lắp theo bảng vẽ, các vị trí chi tiết, thiết bị phụ trong ống gió 4.2.2. Lắp đặt theo qui trình đã lập Trước tiên người ta bọc cách nhiệt đường ống gió thật kỹ, lắp đặt các thiết bị trên đường ống gió theo đúng vị trí, cân chỉnh đường ống gió bằng thướt thuỷ và siếc chặt các bu long 70
  19. Hình 3.18. Chi tiết cánh chỉnh gió Hình 3.19. Chi tiết cánh hướng dòng cho co 90 độ 71
  20. Hình 3.20. Chi tiết cho cánh chỉnh gió 4.3. Chạy thử 4.3.1. Kiểm tra tình trạng thiết bị phụ sau khi lắp đặt Quan sát kiểm tra thiết bị phụ sau khi lắp, kiểm tra các khớp nối của thiết bị phụ phải có ron đệm kín và dán keo, kiểm tra lại bọc cách nhiệt có dán keo kỹ không, các góc phải có dán keo, cân chỉnh lại. Các khớp nối với các thiết bị phụ cũng phải làm kín kỹ Kiểm tra độ kín bằng khí nén hay máy tạo khói.. 4.3.2. Vận hành thử , kiểm tra các thông số kỹ thuật Kiểm tra ống gió xong tiến hành vận hành ống gió kiểm tra các thông số kỹ thuật sau : - Kiểm tra bên ngoài chỗ thiết bị phụ có đọng sương không - Kiểm tra các khớp nối ống gió bằng bọt xà phòng 4.3.3. Đo các thông số trên kênh dẫn gió Áp suất đẩy đường gió chính, tốc độ gió, kiểm tra tốc độ gió và áp suất các nhánh rẽ, và tại miệng gió cấp 4.3.4. Xác định điều kiện, nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ thống đường dẫn gió Nếu hệ thống bị xì hơi lạnh chúng ta xem xét lại ron đệm kín, gió lạnh thổi ra miệng hút không đạt thì nên xem xét lại công suất quạt gió 72
nguon tai.lieu . vn