Xem mẫu

UBND TỈNH NAM ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH ThS. Trần Đức Nghị (Chủ biên) ThS. Trần Đức Nghị ( Chỉnh sửa) GIÁO TRÌNH ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN KHÍ NÉN (Dùng cho hệ cao đẳng nghề Điện công nghiệp) (chỉnh sửa lần 2) NĂM 2014 Giáo trình điều khiển điện – khí nén CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾTVỀ KHÍ NÉN * MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Mục đích: Chương 1 nhằm cung cấp cho người đọc những kiến thức về quá trình phát triển của hệ thống điều khiển khí nén, các ưu nhược điểm của hệ thống điều khiển khí nén cũng như các đơn vị tính toán cơ bản. - Yêu cầu: + Hiểu đúng các ưu nhược điểm của hệ thống điều khiển khí nén, từ đó phát huy nhửng ưu điểm và hạn chế nhược điểm + Hiểu rõ khả năng ứng dụng của khí nén từ đó ứng dụng vào trong những trường hợp cụ thể + Nắm được các đơn vị tính toán khí nén để tính toán thiết kế hệ thống khí nén phù hợp với yêu cầu Bài 1: Vài nét về sự phát triển Ứng dụng khí nén có từ thời trước công nguyên. Ví dụ: Nhà triết học người Hi Lạp Ktesibios và học trò của ông là Heron đã chế tạo ra thiết bị bắn tên hay ném đá. Sau đó có một số phát minh sáng chế của hai ông: thiết bị đóng, mở cửa bằng khi nén, bơm, súng phun lửa được ứng dụng. Tuy nhiên sự phát triển của khoa học kỹ thuật thời đó không đồng bộ, nhất là sự kết hợp các kiến thức về cơ học, vật lý, vật liệu … còn thiếu, chính vì vậy phạm vi ứng dụng của khí nén còn yếu. Mãi cho đến thế kỷ thứ 17, nhà kỹ sư chế tạo người Đức Ottovon nhà toán học và triết học người pháp Pascal cũng như nhà vật lý người pháp Denis Papin đã xây dựng nền tảng cơ bản ứng dụng khí nén. Trong thế kỷ thứ 19, các máy móc thiết bị sử dụng năng lượng khí nén lần lượt được phát minh như: thư vận chuyển trong ống bằng khí nén, phanh bằng khí nén, búa tán đinh bằng khí nén. Trong lĩnh vực xây dựng đường hầm xuyên dãy núi Alpes ở Thụy sĩ lần đầu tiên người ta sử dụng khi nén với công suất lớn. Váo những năm 70 của thế kỷ thứ 19 xuất hiện ở Pari một trung tâm sử dụng năng lượng khí nén với công suất lớn. Khí nén được vận chuyển trong đường ống tới nơi tiêu thụ có bán kính 250mm và dài nhiều km. Tại đó khí nén được nung nóng lên nhiệt độ từ 500C đến 1500C để tăng công suất truyền động trong động cơ, các thiết bị búa hơi. Khoa Điện – Điện tử 2 Trường Cao đẳng nghề Nam Định Giáo trình điều khiển điện – khí nén Với sự phát triển mạnh mẽ của năng lượng điện, vai trò sử dụng năng lượng bằng khi nén giảm dần. Tuy nhiên việc sử dụng năng lượng bằng khí nén vẩn đóng một vai trò cốt yếu ở những lĩnh vực mà khi sử dụng năng lượng điện sẽ nguy hiển, sử dụng năng lượng khí nén ở dụng cụ nhỏ nhưng truyền với vận tốc cao,những thiết bị như búa hơi, dụng cụ dập, tán đinh … và nhiều nhất là các dụng cụ, đồ gá kẹp chặt trong các máy. Thời gian sau chiến tranh thế giới thứ 2, việc ứng dụng năng lượng bằng khí nén trong lĩnh vực điều khiển phát triển khá mạnh mẽ. Với những dụng cụ, thiết bị, phần tử khí nén mới được sáng chế và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, sự kết hợp khí nén với điện – điện tử là nhân tố quyết định cho sự phát triển của kỹ thuật điều khiển trong tương lai. Bài 2: Khả năng ứng dụng của khí nén. 1. Trong lĩnh vực điều khiển Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nhất là vào những năm 50 và 60 của thế kỷ thứ 20, là thời gian phát triển mạnh mẽ của giai đoạn tự động hóa quá trình sản xuất, kỹ thuật điều khiển bằng khí nén phát triển mạnh mẽ và đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chỉ riêng ở Cộng hòa liên bang Đức đã có 60 hãng chuyên sản xuất các phần tử bằng khì nén. Hệ thống điều khiển bằng khí nén được sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như các thiết bị phun sơn, các loại đồ gá kẹp, các chi tiết nhựa, chất dẻo, hoặc là được sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất các thiết bị điện tử, vì điều kiện vệ sinh môi trường rất tốt và an toàn cao. Ngoài ra hệ thống điều khiển bằng khí nén được sử dụng trong các dây chuyền rửa tự động, các thiết bị vận chuyển và kiểm tra của lò hơi, thiết bị mạ, đóng gói bao bì và công nghiệp hóa chất. 2. Hệ thống truyền động a, Các dụng cụ, thiết bị máy va đập. Các thiết bị, máy móc trong lĩnh vực khai thác như khai thác đá, khai thác than, trong công trình xây dựng như xây dựng hầm mỏ, đường hầm … b, Truyền động quay. Khoa Điện – Điện tử 3 Trường Cao đẳng nghề Nam Định Giáo trình điều khiển điện – khí nén Truyền động động cơ quay với công suất lớn bằng năng lượng khí nén với giá thành rất lớn. Nếu so sánh giá thành tiêu thụ điện của động cơ quay bằng năng lượng khí nén với động cơ điện có cùng công suất, thì giá thành tiêu thụ của động cơ quay bằng năng lượng khí nén cao hơn 10 đến 15 lần so với động cơ điện. Nhưng ngược lại thể tích và trọng lượng nhỏ hơn 30% so với động cơ điện có cùng công suất. Những dụng cụ vặn vít từ M4 đến M300, máy khoan công suất khoảng 3,5KW, máy mài công suất khoảng 2,5KW cũng như máy mài với công suất nhỏ với số vòng quay cao 100.000 vòng/phút thì khả năng sử dụng động cơ bằng khí nén là phù hợp. c, Truyền động thẳng Vận dụng truyền động bằng áp suất khí nén cho chuyển động thẳng trong các dụng cụ, đồ gá kẹp chặt chi tiết, trong các thiết bị đóng gói, trong các loại máy gia công gỗ, trong các thiết bị lám lạnh, cũng như trong các hệ thống phanh hãm của ô tô. d, Trong hệ thống đo và kiểm tra. Dùng trong các thiết bị đo và kiểm tra chất lượng sản phẩm. 3 Ưu, nhược điểm của hệ thóng truyền động bằng khí nén a, Ưu điểm - Do khả năng chịu nén lớn của không khí, cho nên có thể trích chứa khí nén một cách thuận lợi. Như vậy có khả năng ứng dụng để thành lập một trạm trích chứa khí nén. - Có khả năng truyền tải năng lượng xa, vì độ nhớt động học của khí nén nhỏ và tổn thất áp suất trên đường dẩn ít. - Đường dẫn khí nén ra không cần thiết (ra ngoài không khí) - Chi phí thấp để thiết lập một hệ thống truyền động bằng khí nén, vì phần lớn trong các xí nghiệp hệ thống đường dẫn khí nén đã có sẵn. - Hệ thống phòng ngửa quá áp suất giới hạn được đảm bảo. b, Nhược điểm - Lực truyền tải trọng thấp - Khi tải trọng trong hệ thống thay đổi, thì vận tốc truyền cũng thay đổi, bởi vì khả năng đàn hồi của khí lớn, cho nên không thể thực hiện những chuyển động thẳng hoặc quay đều. Khoa Điện – Điện tử 4 Trường Cao đẳng nghề Nam Định Giáo trình điều khiển điện – khí nén - Dòng khí nén thoát ra ở đường ống dẫn ra gây nên tiếng ồn. Hiện nay trong lĩnh vực điều khiển, người ta thường kết hợp hệ thống điều khiển bằng khí nén với cơ hoặc với điện, điện tử. Cho nên rất khó xác định một cách chính xác, rõ ràng ưu, nhược điểm của từng hệ thống điều khiển. Tuy nhiên có thể so sánh một số khía cạnh, đặc tính của truyền động bằng khí nén đối với truyền động bằng cơ, bằng điện. 4. Một số đặc điểm của hệ thống truyền động bằng khí nén a. Độ an toàn khi quá tải Khi hệ thống đạt được áp suất làm việc tới hạn, thì truyền động vẫn an toàn không có sự cố, hư hỏng xảy ra. b. Sự truyền tải năng lượng. Tổn thất áp suất và giá đầu tư cho mạng truyền tải bằng khí nén tương đối thấp. c. Tuổi thọ và bảo dưỡng Hệ thống điều khiển và truyền động bằng khi nén hoạt động tốt, khi mạng đạt tới áp suất tới hạn và không gây nên ảnh hưởng đối với môi trường. Tuy nhiên hệ thống đỏi hỏi rất cao vấn đề lọc chất bẩn của áp suất không khí trong hệ thống. d. Khả năng thay thế những phần tử, thiết bị Trong hệ thống truyền động bằng khí nén, khả năng thay thế những phần tử dễ dàng. e. Vận tốc truyền Do trọng lượng của các phần tử trong hệ thống điều khiển bằng khí nén nhỏ, hơn nữa khả năng dãn nở của áp suất khí lớn , nên truyền động có thể đạt được vận tốc rất cao. f. Khả năng điều chỉnh lưu lượng dòng và áp Truyền động bằng khí nén có khả năng điều chỉnh lưu lượng và áp suất một cách đơn giản. Tuy nhiên với sự thay đổi tải trọng tác động thì vận tốc bị thay đổi. g. Vận tốc truyền tải. Vận tốc truyền tải và xử lý tin hiệu tương đối chậm. 5. Đơn vị đo trong hệ thống điều khiển khí nén a. Áp suất Khoa Điện – Điện tử 5 Trường Cao đẳng nghề Nam Định ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn