Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯƠNG VĂN HỢI (Chủ biên) BÙI VĂN CÔNG – LƯU HUY HẠNH GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Nghề: Cơ điện tử Trình độ: Cao đẳng (Lưu hành nội bộ) Hà Nội - Năm 2019
  2. LỜI NÓI ĐẦU Để cung cấp tài liệu học tập cho học sinh - sinh viên và tài liệu cho giáo viên khi giảng dạy, Điện tử Trường CĐN Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội đã chỉnh sửa, biên soạn cuốn giáo trình “ĐIỆN TỬ CƠ BẢN” dành riêng cho học sinh - sinh viên nghề Cơ điện tử. Đây là mô đun trong chương trình đào tạo nghề Cơ điện tử trình độ Cao đẳng. Nhóm biên soạn đã tham khảo các tài liệu: “Điện tử cơ bản ” dùng cho sinh viên các Trường Đại học kỹ thuật, Cao đẳng của Đỗ Thanh Hải - Điện tử căn bản – NXB Thanh niên 1999. Phạm Minh Hà - Kỹ thuật mạch điện tử - NXB KHKT 1995 và nhiều tài liệu khác. Mặc dù nhóm biên soạn đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh được những thiếu sót. Rất mong đồng nghiệp và độc giả góp ý kiến để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019 Chủ biên: Trương Văn Hợi 1
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1 MỤC LỤC ............................................................................................................ 2 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ................................................................................ 3 Bài 1 .................................................................................................................. 6 Kiểm tra chất lượng linh kiện điện tử ........................................................... 6 1.1. Kiểm tra chất lượng linh kiện bằng đồng hồ vạn năng .......................... 6 1.2. Đọc các thông số kỹ thuật của linh kiện ................................................ 8 1.3. Xác định cực tính, các chân của linh kiện bằng đồng hồ vạn năng ..... 16 1.4. Thực hành tháo lắp các linh kiện trên panel. ....................................... 20 Bài 2 ................................................................................................................ 28 Thực tập hàn .................................................................................................. 28 2.1. Giới thiệu chung về dụng cụ và vật liệu hàn ....................................... 28 2.2. Phương pháp hàn mạch điện tử ............................................................ 32 2.3. Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ hàn. .............................................. 36 Bài 3 ................................................................................................................ 39 Lắp ráp mạch nguồn ..................................................................................... 39 3.1. Lắp mạch chỉnh lưu 1 nửa chu kỳ ........................................................ 39 3.2. Lắp mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kỳ ........................................................ 41 3.3. Lắp mạch chỉnh lưu cầu 1 .................................................................... 43 3.4. Lắp mạch chỉnh lưu tạo nguồn điện áp đối xứng................................. 45 3.5. Lắp mạch ổn áp dung tranzitor ............................................................ 47 3.6. Lắp mạch ổn áp dung IC ...................................................................... 49 Bài 4 ................................................................................................................ 54 Lắp ráp các mạch khuếch đại ...................................................................... 54 4.1. Vẽ và phân tích sơ đồ nguyên lý .......................................................... 54 4.2. Kiểm tra chất lượng linh kiện .............................................................. 56 4.3. Lắp ráp mạch theo yêu cầu kỹ thuật .................................................... 56 4.4. Kiểm tra thông số của mạch bằng đồng hồ vạn năng và máy hiện sóng 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 69 2
  4. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Điện tử cơ bản Mã số mô đun: MĐ 23 Thời gian mô đun: 30 giờ (LT6 giờ; TH 22 giờ. KT 2 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Là mô đun chuyên nghề, có thể được bố trí học song song các môn học cơ sở: MH07, MH08, MH09, MH10, MH11, MH13, MH14. - Tính chất: Là mô đun bắt buộc trong chương trình đào tạo nghề Cơ điện tử. II. Mục tiêu của mô đun - Kiến thức: + Lựa chọn và sử dụng các dụng cụ cần thiết cho thực hành điện tử cơ bản và trình bày được công dụng của chúng. - Kỹ năng: + Chọn và kiểm tra được linh kiện phù hợp yêu cầu thiết kế mạch điện tử. + Vẽ đúng sơ đồ, lắp ráp được mạch điện theo thiết kế. + Kiểm tra được thông số mạch sau khi lắp, đánh giá được chất lượng và hiệu chỉnh theo yêu cầu ký thuật. - Năng lực tự chủ, trách: + Tổ chức nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp và đúng các biện pháp an toàn. + Chủ động, sáng tạo và đảm bảo an toàn trong quá trình học tập. 3
  5. III. Nội dung mô đun Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Thời gian Thực hành/thực Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý tập/thí TT Kiểm tra số thuyết nghiệm/bài tập/thảo luận 1 Kiểm tra chất lượng linh 2 1 1 kiện điện tử 1. Kiểm tra chất lượng linh kiện bằng đồng hồ vạn năng. 2. Đọc các thông số kỹ thuật của linh kiện. 3. Xác định cực tính, các chân của linh kiện bằng đồng hồ vạn năng. 4. Thực hành tháo lắp các linh kiện trên panel. Kiểm tra 2 Thực tập hàn 7 2 4 1 1. Giới thiệu chung về dụng cụ và vật liệu hàn. 2. Phương pháp hàn mạch điện tử. 3. Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ hàn. 4. Các dạng lỗi mối hàn, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Kiểm tra 3 Lắp ráp mạch nguồn 17 3 13 1 1. Lắp mạch chỉnh lưu 1 nửa chu kỳ. 4
  6. 2. Lắp mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kỳ. 3. Lắp mạch chỉnh lưu cầu 1. 4. Lắp mạch chỉnh lưu tạo nguồn điện áp đối xứng. 5. Lắp mạch ổn áp dung tranzitor. 6. Lắp mạch ổn áp dung IC Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 3 Kiểm tra 4 Lắp ráp các mạch khuếch đại 4 4 1. Vẽ và phân tích sơ đồ nguyên lý. 2. Kiểm tra chất lượng linh kiện. 3. Lắp ráp mạch theo yêu cầu kỹ thuật. 4. Kiểm tra thong số của mạch bằng đồng hồ vạn năng và máy hiện sóng. Kiểm tra Cộng 30 6 22 2 5
  7. Bài 1 Kiểm tra chất lượng linh kiện điện tử Mục tiêu - Sử dụng thành thạo các thiết bị đo, kiểm tra và các dụng cụ chuyên dụng trong công việc thuộc chuyên môn điện tử - Đánh giá được chất lượng linh kiện điện tử thông qua các dụng cụ đo. - Có khả năng tư duy sáng tạo, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc. 1.1. Kiểm tra chất lượng linh kiện bằng đồng hồ vạn năng 1.1.1. Sử dụng thang đo ohm đo linh kiện thụ động a. Dùng máy đo vom để đo điện trở Đối với đồng hồ VOM, khi đo điện trở, ta phải dùng nguồn DC của pin bên trong đồng hồ kết hợp với điện trở cần đo mắc bên ngoài để cấp dòng cho cuộn dây cảm ứng của kim làm kim di chuyển. Như vậy khi không có pin thang đo R của đồng hồ VOM không hoạt động. Đa số các đồng hồ VOM, có các thang đo x1, x10, x100 được dùng hai pin 1,5V, riêng thang đo x10K dùng pin 9V. DC.V 1000 OFF1000 AC.V 250 250 50 50 10 10 2.5 AC15A 0.5 x10K 0.1 x1K 50µA 2.5 x10 25 250 x1 DC.mA Hình 1.1: Thang đo đồng hồ Chức năng đo điện trở, người ta thiết kế một nút chỉnh để kim đồng hồ về vị trí 0 khi chập hai que đo của đồng hồ với nhau. Chọn thang đo điện trở trên đồng hồ VOM: + Thang Rx1: Đo điện trở có giá trị từ 0,2 ÷ 2K. + Thang Rx10: Đo điện trở có giá trị từ 2 ÷ 20K, đọc kết quả nhân với 10 + Thang Rx100: Đo điện trở có giá trị từ 20 ÷ 200K, đọc kết quả nhân với 100 6
  8. + Thang Rx1K: Đo điện trở có giá trị từ 200 ÷ 20M, đọc kết quả nhân với 1K + Thang Rx10K: Đo điện trở có giá trị từ 2K ÷ 20M, đọc kết quả nhân với 10K Hình 1.2: Thang đo điện trở Chiều chuyển động của kim đồng hồ khi đo điện trở theo hướng giảm dần, ngược với các thang đo DCV/ ACV. Cách mắc điện trở cần đo: Để tránh hiện tượng ảnh hưởng của mạch ngoài gây sai lệch kết quả đo, ta nên gỡ hẳn điện trở ra ngoài trước khi đo giá trị. * Những hư hỏng thường gặp ở điện trở: - Đứt: Đo  không lên. - Cháy: do làm việc quá công suất chịu đựng. - Tăng trị số: Thường xảy ra ở các điện trở bột than, do lâu ngày hoạt tính của lớp bột than bị biến chất làm tăng trị số của điện trở. - Giảm trị số: Thường xảy ra ở các loại điện trở dây quấn là do bị chạm một số vòng dây(sự cố này ít xảy ra nhất). b. Dùng máy đo vom để đo tụ điện Dựa vào đặc tính nạp xả của tụ người ta dùng đồng hồ cơ khí để quan sát sự chuyển động của kim đồng hồ. Nguyên tắc đo: Dùng thang đo R để quan sát sự chuyển động và vị trí của kim. Đối với tụ tốt kim lên sau đó phải trả về vị trí ∞ (vô cực), tụ có giá trị càng lớn, kim lên càng nhiều, tụ có giá trị càng nhỏ lim lên càng ít. 7
  9. Tùy theo giá trị của tụ mà ta đặt thang đo R về dãy thích hợp: + Đối với tụ có giá trị từ 10µF ÷ 100µF bật về thang đo Rx10. + Đối với tụ có giá trị từ 1µF ÷ 10µF bật về thang đo Rx1K. + Đối với tụ có giá trị từ 102 ÷ 104 bật về thang đo Rx10K. + Đối với tụ có giá trị từ 100pF ÷ 102pF bật về thang đo Rx1M. * Các trường hợp hư hỏng của tụ khi phát hiện bằng đồng hồ đo cơ khí: + Kim lên 0 sau đó không trở về: Tụ bị chạm, chập các bản cực. + Kim không lên: Tụ bị đứt, khô. + Kim lên lưng chừng, không về: Tụ bị rỉ. Chú ý: Trong một số trường hợp dùng đồng hồ VOM ở vị trí đo R không phát hiện được tụ bị hỏng, tụ chỉ bị hỏng khi cho hoạt động với điện áp cao. Lúc này phải kiểm tra tụ bằng nguồn điện thực tế, gội là đo nóng Ví dụ: Tụ chịu điện áp 160V, ta nối tụ với nguồn +110V qua đồng hồ + Tụ tốt: Kim đồng hồ lên rồi trở về + Tụ rỉ: Kim lên lưng chừng không về + Tụ chạm: Kim chỉ 110V không về c. Dùng máy đo vom để đo cuộn dây, biến áp. Để đo kiểm tra cuộn dây, biến áp ta tiến hành đo trở kháng của cuộn dây, biến áp. Các bước tiến hành đo giống như ta đo điện trở. + Đo điện trở không lên: cuộn dây, biến áp bị đứt + Đo điện trở bằng 0: Cuộn dây bị chập (Tuy nhiên một số cuộn dây có trở kháng xấp xỉ bằng 0 rất khó phát hiện) Chú ý: Đối với các cuộn dây, biến áp nếu chạm các vòng dây quấn với nhau. Hoạt động trong mạch một lúc thấy nóng. Trường hợp này không thể dùng đồng hồ để ở thang Ohm mà kiểm tra được chỉ khi nào biết được giá trị điện trở thuần của cuộn dây ta mới có thể xác định được mà thôi. 1.2. Đọc các thông số kỹ thuật của linh kiện 1.2.1. Cách đọc trị số linh kiện thụ động a. Điện trở - Điện trở 4 vạch màu 8
  10. Màu Tên màu Số thứ 1 Số thứ 2 Hệ số nhân Sai số Giá trị của điện trở được tính bằng  Đen 0 100 Nâu 1 1 101 ± 1% Đỏ 2 2 102 ± 2% Cam 3 3 103 Vàng 4 4 104 Xanh lá 5 5 105 Xanh dương 6 6 106 Tím 7 7 107 Xám 8 8 108 Trắng 9 9 109 Nhũ vàng - - 10-1 ± 5% Nhũ bạc - - 10-2 ± 10% Không màu - - - ± 20% - Vòng số 4 là vòng ở cuối luôn luôn có màu nhũ vàng hay nhũ bạc, đây là vòng chỉ sai số của điện trở, khi đọc trị số ta bỏ qua vòng này. - Đối diện với vòng cuối là vòng số 1, tiếp theo đến vòng số 2, số 3 - Vòng số 1 và vòng số 2 là hàng chục và hàng đơn vị - Vòng số 3 là bội số của cơ số 10 * Trị số = (vòng 1)(vòng 2)x10(vòng 3). - Có thể tính vòng 3 là số con số không thêm vào, - Màu nhũ chỉ có ở vòng sai số hoặc vòng số 3, nếu vòng 3 là màu nhũ thì cơ số 10 là số âm Ví dụ: 9
  11. Hình 1.3: Điện trở 4 vạch màu - Điện trở 5 vạch màu Tên màu Số thứ 1 Số thứ 2 Số thứ 3 Hệ số nhân Sai số Giá trị của điện trở được tính bằng  Đen 0 0 100 Nâu 1 1 1 101 ± 1% Đỏ 2 2 2 102 ± 2% Cam 3 3 3 103 Vàng 4 4 4 104 Xanh lá 5 5 5 105 Xanh dương 6 6 6 106 Tím 7 7 7 107 Xám 8 8 8 108 Trắng 9 9 9 109 Nhũ vàng - - - 10-1 ± 5% Nhũ bạc - - - 10-2 ± 10% Không màu - - - - ± 20% + Vòng số 5 là vòng cuối cùng, là vòng ghi sai số, điện trở 5 vòng màu thì màu sai số có nhiều màu do đó gây khó khăn cho ta xác định đâu là vòng cuối cùng, tuy nhiên vòng cuối luôn có khoảng cách xa hơn một chút. + Tương tự cách đọc trị số điện trở 4 vạch màu nhưng ở đây vòng số 4 là bội số của cơ số 10, vòng số 1, số 2, số 3 lần lượt là hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị. 10
  12. * Trị số = (vòng 1)(vòng 2) (vòng 3)x10(vòng 4). Ví dụ: Hình 1.4: Điện trở 5 vạch màu - Đọc giá trị ghi trực tiếp trên thân điện trở Một số điện trở thường là điện trở công suất lớn được nhà sản xuất ghi giá trị điện trở và công suất tiêu tán cho phép trực tiếp lên thân điện trở. 6,8 10W 10 5W R = 10 R = 6,8 P = 5W P = 10W Hình 1. 5: Điện trở công suất b.Tụ điện + Ghi bằng chữ và số Chữ K, Z, J, I,  ứng với đơn vị pF Chữ n, H ứng với đơn vị nF Chữ M, m ứng với đơn vị F Vị trí của chữ thể hiện chữ số thập phân, giá trị của số thể hiện giá trị của tụ điện. Chú ý: Nhiều loại tụ có giá trị nhỏ, giá trị điện dung ghi theo mã số, còn điện áp làm việc ghi trực tiếp. Mã số của giá trị điện dung gồm ba chữ số và một chữ cái đứng cuối cùng. Cách đọc như sau: tính từ trái qua phải) 11
  13. Số thứ nhất Số thứ hai Số thứ ba Chữ cuối cùng Chỉ số thứ nhất Chỉ số thứ hai chỉ các số không Cho biết sai số thêm vào gồm các chữ cái I:  5% K:  10% M:  20% S:  50% Z:  80% P: 100% W: + 200% J:  5% G:  2% D:  0,5% C:  0,25% F:  1% + Ghi bằng các con số không kèm theo chữ. Nếu các con số kèm theo dấu chấm hay dấu phẩy thì đơn vị là F. Vị trí dấu phẩy hay đấu chấm thể hiện chữ số thập phân. VD: 0125 C = 0,01F U = 25V Nếu các con số không kèm theo dấu thì đơn vị là pF và con số cuối cùng biểu thị bội số. VD: 203 C = 20. 103 pF 2 U = 25V 5 Chú ý: Số cuối cùng là số 0 thì con số đó là giá trị thực. VD 200 C = 200 pF 50 U = 50V V 12
  14. + Ghi giá trị điện dung và điện áp đều theo mã số. Mã số của giá trị điện dung gồm ba chữ số và một chữ cái như trên. Mã số của điện áp gồm một chữ số và một chữ cái. Với loại tụ điện này: + Giá trị điện dung được đọc như phần trên. + Điện áp làm việc, ta tra bảng dưới đây để biết giá trị (Đơn vị tính bằng volt) A B C D E F G H I K 0 1 1,25 1,6 2 2,5 3,15 4 5 6,3 8 1 10 12,5 16 20 25 31,5 40 50 63 80 2 100 125 160 200 250 315 400 500 630 800 3 1000 1250 1600 2000 2500 3150 4000 5000 6300 8000 Ví dụ: C = 10. 104 pF 104 U = 400V 2G + Ghi theo vòng màu. Các tụ điện vòng màu được đọc giống như điện trở nhưng có đơn vị là pF c. Cuộn cảm - Cách đọc trị số. Sè nh©n Sai sè Sè thø 3 Sè nh©n Sè thø 2 Sè thø 2 Sè thø 1 Sè thø 1 Sai sè Hình 1.6. Cuộn cảm Với những cuộn dây ký hiệu bằng các chấm màu, thì cách đọc cũng giống như điện trở và đơn vị tính là µH 13
  15. 1.2.2. Cách đọc các thông số kỹ thuật linh kiện tích cực a. Đọc thông số trên thân diod Trên thân diode, người ta thường ghi một số ký hiệu, các ký hiệu này có thể đọc được một cách trực tiếp bằng chữ số, bằng vòng màu hoặc bằng ký hiệu… Dưới đây là một số kinh nghiệm khi đọc các thông số của diode: - Về dòng chịu đựng: Diode tiếp mặt có dòng chịu đựng cao hơn nhiều so với diode tách song, diode có chân càng lớn thì dòng chịu đựng càng cao. - Về điện áp ghim trên diode zener: + Ký hiệu được ghi trực tiếp trên diode Thí dụ: - Trên thân diode có ghi là: DZ5,6 nghĩa là diode có điện áp ghim là 5V6. - Trên thân diode có ghi là: DZ9,1 nghĩa là diode có điện áp ghim là 9V1. + Ký hiệu được ghi bằng vòng màu: Có nghĩa là: Vz = 56V Có nghĩa là Vz = 8V2 Hình 1.7. Điot b. Đọc thông số trên thân Transistor. + Mã hiệu transistor do nhật bản sản xuất. Bắt đầu bằng 2S tiếp theo là một chữ cái cho biết đặc điểm và công dụng của transistor. Cuối cùng là nhóm chữ số cho biết thứ tự sản phẩm. 2SA: Transistor loại PNP làm việc ở tần số cao. 2SB: Transistor loại PNP có tần số cắt thấp. 2SC: Transistor loại NPN có tần số cắt cao. 2SD: Transistor loại NPN có tần số làm việc thấp. VD: 2SA1015; 2SA1013; Một số transistro xản xuất sau này, khi đăng ký người ta không dùng 2S nữa, mà bắt đầu bằng các chữ cái A, B, C, D thay thế cho các chữ 2SA, 2SB, 2SC, 2SD. 14
  16. VD: A1013, D718. + Mã hiệu transistor do Mỹ sản xuất. Thường bắt đầu bằng chữ 2N tiếp theo là nhóm chữ chỉ số thứ tự sản phẩm. VD: 2N73A, 2N553, 2N3055… Muốn biết Transistor được chế tạo từ Si hay Ge, cũng như các thông số kỹ thuật của chúng ta phải dùng sách tra cứu. + Mã hiệu transistor do trung quốc sản xuất. Bắt đầu bằng số 3, theo sau là hai chữ cái. Chữ cái thứ nhất cho biết loại bán dẫn. A: Transistor loại PNP, chế tạo từ Germanium. B: Transistor loại PNP, chế tạo từ Germanium. C: Transistor loại NPN, chế tạo từ Silic. D: Transistor loại NPN, chế tạo từ Silic. Chữ cái thứ hai cho biết đặc điểm và công dụng. V: Bán dẫn. Z: Nắn điện. U: Quang điện. X: Âm tần công suất nhỏ hơn 1W. P: Âm tần công suất lớn hơn 1W. G: Cao tần công suất nhỏ hơn 1W. A: Cao tần công suất lớn hơn 1W. Sau cùng là nhóm chữ số chỉ thứ tự sản phẩm. Ví dụ: 3AG11 là Transistor loại PNP, Ge, cao tần công suất nhỏ, sản phẩm thứ 11. + Transistor do nga (Liên xô cũ) sản xuất. Bắt đầu bằng T, KT, AT. Nhóm chữ số tiếp theo cho biết công dụng và đặc điểm của Transistor. Từ 101 - 199: Transistor công suất nhỏ, tần số thấp. Từ 201 - 299: Transistor công suất nhỏ, tần số trung bình. Từ 301 - 399: Transistor công suất nhỏ, tần số cao. Từ 401 - 499: Transistor công suất trung bình, tần số thấp. Từ 501 - 599: Transistor công suất trung bình, tần số trung bình. 15
  17. Từ 601 - 699: Transistor công suất trung bình, tần số cao. Từ 701 - 799: Transistor công suất cao, tần số thấp. Từ 801 - 899: Transistor công suất cao, tần số trung bình. Từ 901 - 999: Transistor công suất cao, tần số cao. Cuối cùng là một chữ cái biểu thị loại sản phẩm của một loại. Ví dụ: KT315A: Transistor loại PNP, Si, công suất nhỏ, tần số cao. + Transistor do châu âu sản xuất (trừ nga). Bắt đầu bằng chữ cái. Chữ thứ nhất cho biết chất liệu chế tạo Transistor. A: Ge B: Si Chữ thứ hai cho biết tần số làm việc. C: Tần số thấp. D: Tần số rất thấp. F: Tần số cao. L: Tần số rất cao. S: Chuyển mạch. U: Chuyển mạch công suất. Tiếp theo là nhóm chữ số chỉ thứ tự sản phẩm. Ví dụ: AF420: Transistor PNP, Ge, tần số cao. Chú ý: Nếu bắt đầu bằng 3 chữ cái thì chữ cái thứ 3 chỉ có ý nghĩa phân loại. 1.3. Xác định cực tính, các chân của linh kiện bằng đồng hồ vạn năng 1.3.1. Diode - Đặt đồng hồ ở thang x 1Ω , đặt hai que đo vào hai đầu Diode, nếu: - Đo chiều thuận que đen vào Anôt, que đỏ vào Katôt => kim lên, đảo chiều đo kim không lên là => Diode tốt - Nếu đo cả hai chiều kim lên = 0Ω => là Diode bị chập. - Nếu đo thuận chiều mà kim không lên => là Diode bị đứt. - Nếu để thang 1KΩ mà đo ngược vào Diode kim vẫn lên một chút là Diode bị dò 16
  18. 1.3.2. Transistor lưỡng cực Để đông hồ ở thang đo x1 hoặc x10, ta xác định chân B, C, E và kiểm tra transistor như sau: Bước 1: Xác đinh cực B và loại transistor. Để xác định cực B và loại transistor ta thực hiện 6 phép đo. Trong 6 phép đo chỉ có 2 phép đo cho giá trị điện trỏ cùng nhỏ, còn các phép đo khác kim đều chỉ vô cùng. Trong 2 phép đo cho giá trị điện trở cùng nhỏ có một que đo được giữ cố định tại một chân. Que giữ cố định là chân B. Nếu que đen ở chân B là transistor loại NPN. Nếu que đỏ ở chân B là transistor loại PNP. Bước 2: Xác định chân C và chân E. Đặt đồng hồ ở thang x100 hoặc x1K. Tiến hành đo hai lần có đổi que đo ở 2 chân còn lại, mỗi lần đo dùng ngón tay thấm ướt kích vào cực B. Nếu lần nào thấy kim đồng hồ cho giá trị ohm nhỏ thì ta xác định chân C và chân E như sau. + Đối với Transistor loại PNP: Que đen là chân E, que đỏ là chân C + Đối với Transistor loại NPN: Que đen là chân C, que đỏ là chân E 1.3.3. JFET Các bước kiểm tra JFET như sau: Kênh N: Dùng đồng hồ để ở thang x100. + Nối que đen vào cực G, que đỏ vào cực D, sau đó rời que đỏ đến cực S để đo điện trở thuận giữa G và D, G và S. + Nối que đỏ vào cực G, que đen vào cực D, sau đó rời que đen đến cực S để đo điện trở nghịch giữa G và D, G và S. Nếu JFET còn tốt thì khi đo điện trở thuận, kim lên và đo điện trở nghịch kim không lên (R = ). Nếu khi đo điện trở nghịch, kim chỉ giá trị ohm thấp hoặc bằng không thì JFET đã bị rỉ hoặc ngắn mạch. Nếu đo điện trở thuận và điện trở nghịch, kim đều không lên JFET đã bị đứt. Kênh P: Dùng đồng hồ để ở thang x100. + Nối que đỏ vào cực G, que đen vào cực D, sau đó rời que đen đến cực S để đo điện trở thuận giữa G và D, G và S. 17
  19. + Nối que đen vào cực G, que đỏ vào cực D, sau đó rời que đỏ đến cực S để đo điện trở nghịch giữa G và D, G và S. Nếu JFET còn tốt thì khi đo điện trở thuận, kim lên và đo điện trở nghịch kim không lên (R = ). 1.3.4. MOSFET Do điện trở thuận và điện trở nghịch của MOSFET đều vô cùng lớn nên đối với MOSFET ta dùng đông hồ ở thang cao nhất (Rx10K) để thử các tiếp giáp G - D, G - S. Cả hai lần đo điện trở thuận và nghịch kim đều không lên là tốt. Nếu kim lên thì MOSFET đã bị rỉ hoặc bị nối tắt. Chú ý: Giữa cực D - S của MOSFET công suất thường có Diode đệm nên khi đo Rx1 sẽ có một chiều kim lên, cực tính của Diode đệm khi mắc vào phụ thuộc vào đặc tính của MOSFET là kênh P hay kênh N. D D G G S S Hình 1.8a. MOSFET kênh N có Diode đệm b. MOSFET kênh P có Diode đệm Để kiểm tra MOSFET ta nên đặt đồng hồ kim ở thang đo Rx10K, tuỳ theo kênh dẫn MOSFET mà đặt chiều que đo thích hợp. Đặt lần lượt que đen, đỏ vào G, que còn lại đưa đến D rồi S. Trong các lần đo kim đồng hồ kim đều không lên. Kênh N: Đặt que đen vào cực S, que đỏ vào cực D  kim chỉ số ohm thấp. Đặt que đen vào cực D, que đỏ vào cực S  kim chỉ số ohm lớn hơn trường hợp trên. Đặt que đen vào cực D, que đỏ vào cực S. Nếu dùng tay chạm giữa D và G MOSFET dẫn  kim chỉ số ohm giảm thấp. Lúc này, nếu dùng tay chạm giữa G và S MOSFET ngắt  kim chỉ số ohm nhiều hơn. 18
  20. Chú ý: Độ nhạy của MOSFET càng cao, kim về càng nhiều. MOSFET có công suất càng cao, độ nhạy càng thấp. Trong thực tế thường gặp MOSFET hỏng ở dạng bị chạm mối nối D – S. Kênh P: Đặt que đen vào cực D, que đỏ vào cực S  kim chỉ số ohm thấp(Gần 2). Đặt que đen vào cực S, que đỏ vào cực D  kim chỉ số ohm lớn hơn trường hợp trên. Đặt que đen vào cực S, que đỏ vào cực D. Nếu dùng tay chạm giữa D và G MOSFET dẫn  kim chỉ số ohm giảm thấp. Lúc này, nếu dùng tay chạm giữa G và S MOSFET ngắt  kim chỉ số ohm lớn hơn 1.3.5. SCR Xác định toạ độ 3 chân A, G, K Đặt đồng hồ ở thang x1 hoặc x10 Ta tiến hành 6 phép đo. Trong 6 phép đo chỉ có duy nhất một phép đo cho giá trị điện trở. Ở phép đo cho giá trị ohm đó ta xác định các cực theo từng loại SCR như sau. + Đối với SCR kích xung dương(Cực G lấy ra ở lớp tiếp giáp P): Khi đó que đen là cực G, que đỏ là cực K, còn lại là cực A. + Đối với SCR kích xung âm(Cực G lấy ra ở lớp tiếp giáp N): Khi đó que đen là cực A, que đỏ là cực G, còn lại là cực K. Xác định chất lượng SCR. Que đỏ đặt vào cực K, que đen đặt vào cực A. Sau đó kích xung từ cực A sang cực G rồi nhả cực G ra, nếu kim đồng hồ lên và vẫn giữ ở một giá trị nhất định và không đổi khi ta nhả cực G thì SCR còn tốt. Chú ý: Tốc độ kích nhả cực G càng nhanh càng tốt. 1.3.6. TRIAC Cách đo Triac gần giống như cách đo SCR. Do Triac có cấu tạo gồm hai SCR bên trong nên khi kẹp que đen vào cực G, đặt que đỏ vào hai cực còn lại, kim đều lên. Đây chính là điểm khác biệt giữa SCR và TRIAC. Hai cực MT1 và MT2 có điện trở rất lớn. Để kiểm tra TRIAC còn thực sự hoạt động hay không ta sử dụng sơ đồ test đơn giản như sau: 19
nguon tai.lieu . vn