Xem mẫu

  1. BÀI 7: LẮP ĐẶT ĐÈN TRANG TRÍ MÃ BÀI: MĐ19-7 GIỚI THIỆU: Hệ thống chiếu sáng bằng điện không chỉ mục đích là đảm bảo đủ ánh sáng cho ngôi nhà mà còn là thiết bị trang trí nghệ thuật cho các công trình kiến trúc cả bên trong lẫn bên ngòai. Vì vậy, các đèn trang trí bộ phận không thể thiếu khi thiết kế kiến trúc. Bài 7 trình bày các loại đèn trang trí gia dụng thông dụng. MỤC TIÊU CỦA BÀI: - Giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động các loại đèn trang trí gia dụng. - Lắp đặt, sử dụng thành thạo đèn trang trí gia dụng bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn. - Tháo lắp đúng qui trình, xác định chính xác nguyên nhân và sửa chữa hư hỏng của các loại các loại đèn trang trí gia dụng đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. - Phát huy được kiến thức đã học vận dụng vào thực tế. Có ý thức trong học tập cũng như công việc. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Đèn chùm, đèn mâm, đèn thả. Bài 7. 1: Đèn chum, đèn mâm, đèn thả 93
  2. 1.1. Đèn chùm. Đèn chùm là dạng đèn đặc biệt. Nó có kích thước to hơn các loại khác, hình dáng và cấu tạo phức tạp hơn, giá cũng đắt hơn rất nhiều. Chính vì sự đặc biệt ấy mà treo đèn chùm cần phải cân nhắc. Nắm được phân loại đèn chùm, hiểu rõ chức năng, biết lựa chọn đèn chùm tốt là cần nhưng chưa đủ để có thể treo đèn chùm đạt kết quả tốt. Bởi đèn còn phải gắn với không gian kiến trúc, gắn liền với kiến trúc - nội thất.  Nơi treo: Đèn chùm thường được treo ở những không gian lớn, những không gian có tính sang trọng, đăng đối như sảnh, phòng hội họp, phòng ăn, phòng khách... Trong các không gian riêng tư và nhỏ hơn (như phòng ngủ) hạn chế dùng đèn chùm, nếu sử dụng cần lưu ý tới chiều cao và vị trí. Bài 7. 2: Đèn chùm thường được sử dụng những nơi không gian lớn.  Định vị chùm đèn: Hay là quan hệ vị trí đèn với các bề mặt tương ứng trong không gian - đặc biệt là trần và sàn. Nếu đã định sử dụng đèn chùm phải quan tâm tới trần từ khâu thiết kế, xác định các vị trí treo đèn để thiết kế trần phù hợp. Song song với vấn đề đó là thiết kế sàn tương ứng và xác định nội thất trên bề mặt sàn. 94
  3. Tất cả đều có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Một điểm cần lưu ý nữa là cần tránh vị trí chùm đèn "rơi" trên các vị trí đứng/ngồi của người làm việc, sinh hoạt. Vị trí đèn chùm nên thẳng với vị trí bàn họp ở phòng họp, bàn ăn ở phòng ăn, bàn nƣớc ở phòng khách hoặc những vị trí không có đồ nội thất, vị trí mà ngƣời sử dụng không đứng hay ngồi lâu.  Chuẩn bị lắp đặt: Để treo đèn chùm, cần phải chuẩn bị trước các yếu tố kỹ thuật liên quan. Móc treo đèn là yếu tố quan tâm số một. Đèn chùm thường rất nặng - nhất là đèn chùm pha lê nên móc phải chắc chắn, an toàn cho cả đèn lẫn ngƣời sử dụng. Móc đƣợc chôn khi đổ bêtông là tốt nhất, nếu không phải khoan gia cố vào trần bêtông, tuyệt đối không gắn vào hệ trần thạch cao có thể gây sập trần, hoặc gây võng nứt ... 1.2. Đèn mâm Đèn mâm có kích thƣớc nhỏ hơn đèn chùm, hình dáng và cấu tạo đơn giản hơn, giá cũng rẽ hơn. Vị trí lắp đặt đèn mâm cũng tương tủ đèn chùm. Bài 7. 3: Đèn mâm 1.3. Đèn thả Đèn thả cũng là một dạng đèn chùm đơn giản, có cấu tạo không cầu kỳ nhƣng mang lại hiệu quả trang trí nội thất tốt. Đèn thả có thể sử dụng trang trí cho nhiều không gian như phòng khách, bàn ăn, phòng bếp, thông tầng cầu thang, phòng ngủ . . 95
  4. Bài 7. 4: Đèn thả 2. Đèn Downlight. 2.1. Hình ảnh. Bài 7. 5: Đèn Downlight 2.2. H ớ ng dẫn lắ p đăt đèn downlight Đèn downlight là loại đèn hướng ánh sáng xuống phía dưới. Và thường đƣợc lắp ở những nơi cần trang trí không gian kiến trúc của ngôi nhà như phòng khách, phòng ngủ, các nhà hàng, khách sản... B ớc 1: Đánh dấu vị trí lắp đèn. Việc lấy dấu vị trí lắp đèn là hết sức quan trọng. Nếu đánh dấu vị trí không cân xứng sẽ làm cho không gian kiến trúc mất độ thẩm mỹ. B ớc 2. Khoét lỗ trần 96
  5. Sử dụng khoan điện gắn mũi khoét trần thạch cao để khoét hoặc có thể khoét bằng tay. B ớc 3. Đưa chấn lưu lên trước và đấu dây vào nguồn điên B ớc 4. Bóp vào 2 cái kẹp ngược nên trên và đưa đèn vào lỗ khoét rồi thả tay ra 97
  6. B ớc 5. Kiển tra xem đèn có vừ a lỗ khồng và bât đèn kiểm tra ánh sáng rồi kết thúc 98
  7. 3. Đèn áp trần. Bài 7. 6: Đèn áp trần 4. Đèn t ờng. Bài 7. 7: Đèn tƣờng 5. Đèn pha. Bài 7. 8: Đèn pha 99
  8. 6. Một số đèn trang trí gia dụng khác. Bài 7. 9: Một số đèn trang trí khác Đèn cổng; Đèn cầu rối; Đèn chống cháy nổ; Đèn âm đất; Đền âm nước; Đèn chống thấm http://thegioidentrangtri.com/den-mat-ech-spd-c98 Câu hỏi bài tập: 7.1. Tìm hiểu một số loại đèn trang trí khác trong thực tế. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: - Học viên phải nắm được tên và thông số kỹ thuật các loại đèn trang trí thông dụng. - Học viên phải lựa chọn phù hợp với vị trí lắp đặt, lắp đặt được các loại đèn trang trí đảm bảo mỹ thuật và yêu cầu kỹ thuật, an toàn cho người và thiết bị. 100
  9. BÀI 8: LẮP ĐẶT CHUÔNG ĐIỆN MÃ BÀI: MĐ19-8 GIỚI THIỆU: Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động chuông điện và cách lắp đặt các mạch chuông điện. MỤC TIÊU CỦA BÀI: - Phân tích được cấu tạo, nguyên lý của chuông điện. - Lắp đặt, sửa chữa được các hư hỏng các mạch điện chuông điện. - Rèn luyện tính cẩn thận, có tác phong công nghiệp, khả năng làm việc độc lập củng như theo nhóm và vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiển. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Cấu tạo. Ngày nay, chuông điện là một trong những thiết bị đã quá quen thuộc trong đời sống của con người mà chúng ta sử dụng và nghe thấy mỗi ngày. Chỉ cần ta nhấn một nút gắn ngoài cửa thì một cái chuông ở đâu đó sẽ vang lên báo hiệu cho người khác biết..  Sử dụng: - Dùng để báo khách đến. - Dùng để báo gọi người trợ giúp ( trong bệnh viện, người già, nhà hàng, karaoke…) - Báo tín hiệu khách gọi trong hệ thống nhà hàng, khách sạn, karaoke.. Bộ phận chính trong mọi chuông điện chính là một nam châm điện có cấu tạo chính là một cuộn dây điện quấn quanh một lõi kim loại từ tính như sắt hay thép (đối với chuông xoay chiều thì cuộn dây đƣợc nối tiếp với một diode). Ngoài ra còn có lõi thép và vỏ chuông. 101
  10. Hình 8. 1: Cấu tạo chuông điện 2. Phân loại. Chuông điện thường phân thành 2 loại sau: - Chuông điên có dây: phải sử dụng dây đấu từ nguồn điện tới nút nhấn, tới chuông. - Chuông điện không dây: Không sử dụng dây đấu từ nút nhấn tới chuông. Thường chuông điện được cắm vào ổ cắm, nút nhấn sử dụng nguồn từ Pin gắn trong nút nhấn. Ngoài ra chuông điện còn phân như sau: - Chuông điện điện từ. - Chuông điện điện tử. Hình 8. 2: Các loại chuông điện 3. Nguyên lý hoạt động. Nguyên lý chung đó là dùng từ trƣờng để tạo ra những tác động cơ học đến các thiết bị tạo âm thanh. 102
  11. Hình 8. 3: Nguyên lý làm việc của chuông điện Khi có dòng điện đi qua cuộn dây của nam châm điện chúng sẽ tạo ra một từ trƣờng trong lõi kim loại. Cuộn dây sẽ khuếch đại từ trường này và khi đó nam châm điện có thể hút các vật chất bằng sắt thép xung quanh nó giống như một nam châm vĩnh cửu thông thƣờng. Khi lõi sắt bị hút về gõ chuông làm phát ra tiếng kêu. 4. Lắp đặt. 4.1. Lắp đặt 1 chuông điện dùng 1 nút nhấn. Sơ đồ lắp đặt Sơ đồ đơn tuyến Hình 8.4: Sơ đồ đơn tuyến và sơ đồ đi dây mạch điện 1 nút nhấn điều khiển 1 chuông điện 4.2. Lắp đặt 1 chuông điện dùng 2 nút nhấn. 103
  12. Sơ đồ lắp đặt Sơ đồ đơn tuyến Hình 8.5: Sơ đồ đơn tuyến và sơ đồ đi dây mạch điện 2 nút nhấn điều khiển 1 chuông điện 4.3. Lắp đặt 2 chuông điện dùng 1 nút nhấn. Sơ đồ đơn tuyến Sơ đồ lắp đặt Hình 8.6: Sơ đồ đơn tuyến và sơ đồ đi dây mạch điện 1 nút nhấn điều khiển 2 chuông điện 4.4. Lắp đặt 1 chuông điện dùng 1 nút nhấn nối tiếp 1 công tắc. Sơ đồ lắp đặt Hình 8.7: Sơ đồ mạch điện 1 nút nhấn nối tiếp 1 công tắc điều khiển 1 chuông điện 104
  13. 4.5. Lắp đặt chuông điện không dây. Hình 8.8: chuông điện không dây  Các b ớc lắp đặt. - Xác định vị trí lắp nút ấn chuông và chuông. - Lắp pin vào nút nhấn chuông (pin kèm theo trong bộ chuông) rồi cố định nút nhấn tại vị trí xác định. - Cài đặt kiểu chuông và mức âm lượng theo ý muốn . (chỉ có ở một số loại chuông có nhiều mức âm lương) - Cắm chuông vào ổ điện 220V tại vị trí xác định. Chú ý: Khoảng cách phát thu giữa nút nhấn chuông và chuông được ghi rõ trên catalo kèm theo. 5. Một số hệ thống gọi cửa khác. 5.1. Chuôn điện bằng điện thoại (gọi cửa bằng điện thoại). Hình 8.9: Chuông điện bằng điện thoại  Cách lắp đặt. - Cố định nơi gọi và nơi nghe ở vị trí sử dụng. 105
  14. - Kết nối từ nơi gọi đến nơi nghe (thường 2 dây đối với chuông có dây) . - Chuông cắm vào ổ điện 100 ~ 240 VAC. - Cài đặt kiểu chuông và mức âm lƣợng (nếu có)  Sử dụng: - Dùng để gọi chủ nhà mở cửa hoặc các phòng liên lạc với nhau… - Dùng để gọi ngƣời trợ giúp ( trong bệnh viện, người già, nhà hàng, karaoke…) - Báo tín hiệu khách gọi trong hệ thống nhà hàng, khách sạn, karaoke.. 5.2. Một số hệ thống gọi cửa thông minh: Hình 8.10: Một số hệ thống gọi cửa thông minh Hệ thống gọi cửa ( Audio / Video Doorphone ): Dễ dàng lắp đặt và sử dụng, ngoài chức năng thay thế chuông cửa , hệ thống ứng dụng này còn đáp ứng các mục đích kiểm soát an ninh an toàn cho nhà riêng, biệt thự và đặc biệt các căn hộ cao tầng... Khi sử dụng Hệ thống gọi cửa, chủ căn hộ có thể giao tiếp, nhận biết khách bên ngoài bằng tiếng nói và hình ảnh. Khách bên ngoài cũng dễ dàng biết đƣợc chủ căn hộ hiện đang có hoặc không có nhà. 106
  15. Thông qua chuông cửa kết hợp với khóa từ tự động, chủ căn hộ có thể cho phép mở cửa từ xa cho khách vào hoặc từ chối những người khách lạ mà không nhất thiết phải ra ngoài. Hệ thống gọi cửa còn có thể kết hợp với các hệ thống khác như: Hệ thống báo động, chống đột nhập; Hệ thống kiểm soát vào ra; Hệ thống báo cháy,… giúp cho việc kiểm soát an ninh tòa nhà được dễ dàng, đạt hiệu quả cao hơn. Hệ thống VDS Audio/Video Doorphone: Hệ thống cho phép thông tin liên lạc giữa khách với chủ căn hộ, giữa chủ căn hộ với bảo vệ. Ngoài chức năng gọi cửa và đàm thoại, hệ thống còn cho phép chủ căn hộ hoặc bảo vệ có thể điều khiển mở khóa lối vào chung. - Thông tin liên lạc: + Quản lý lên đến 199 căn hộ. + 02 lối vào chung tương ứng với 02 bộ gọi cửa. + 01 bộ phận quản lý an ninh tương ứng với 01 điện thoại bảo vệ. - Kiểm soát an ninh:Chức năng kiểm soát ra vào: nhập mã PIN từ bàn phím số của bộ gọi cửa. - Lắp đặt:lắp đặt dây cáp đơn giản: + Hệ thống VDS Audio Doorphone: cáp 3 ruột. + Hệ thống VDS Audio/Video Doorphone: cáp 3 ruột + cáp đồng trục 75Ohm. - Khoảng cách từ bộ gọi cửa đến điện thoại căn hộ không vượt quá 200m. Hệ thống MDS Audio/Video Doorphone: là hệ thống gọi cửa tích hợp hệ thống kiểm soát ra vào và hệ thống an ninh. Hệ thống cho phép thông tin liên lạc giữa khách với chủ căn hộ, giữa chủ căn hộ với bảo vệ, giữa các chủ căn hộ, giữa các trạm bảo vệ, giữa thang máy và bảo vệ. Chủ căn hộ hoặc bảo vệ có thể điều khiển mở khóa lối vào chung. Hệ thống có thể cấp quyền để giới hạn khu vực đi lại, kết nối với các thiết bị ngoại vi như hệ thống báo động, báo cháy và điều khiển đèn chiếu sáng, thang máy. - Thông tin liên lạc: Hệ thống được điều khiển bởi một bộ xử lý trung tâm. + Quản lý lên đến 9999 căn hộ 107
  16. + 32 lối vào chung/ khu vực hạn chế ra vào: các bộ gọi cửa, các điện thoại bảo vệ. - Hệ thống kiểm soát ra vào: + Chức năng kiểm soát ra vào: nhập mã PIN từ bàn phím số của bộ gọi cửa. + Chức năng kiểm soát ra vào: nhập mã PIN từ bàn phím số của bộ gọi cửa. + 32 lối vào chung/ khu vực hạn chế ra vào: các đầu đọc thẻ cảm ứng, đầu đọc mã PIN, đầu đọc vô tuyến, ... + Lƣu trữ 4000 sự kiện. + 1020 ngƣời sử dụng. + Lập trình, quản lý hệ thống từ máy tính bắng phần mềm WincomPlus. - Hệ thống an ninh: + 1000 ngõ vào giám sát các thiết bị báo động: công tắc từ, đầu dò khói, đầu dò ga,.. + 1000 ngõ ra điều khiển các thiết bị ngoại vi: đèn chiếu sáng, máy điều hòa,... - Điều khiển thang máy: + Gọi thang máy cho khách từ trong căn hộ. + Khách chỉ sử dụng thang máy đến đúng tầng vừa gọi +Chủ căn hộ chỉ đến các tầng được cho phép. - Khả năng mở rộng: + Kết nối mạng lên đến 63 bộ xử lý trung tâm tƣơng ứng với 63 tòa nhà + không bị giới hạn về số căn hộ và lối vào chung. - Lắp đặt: Lắp đặt dây theo BUS rất đơn giản. + Hệ thống MDS Audio Doorphone: cáp 4 ruột + 1 đôi xoắn. + Hệ thống MDS Audio/Video Doorphone: cáp 6 ruột + 1 đôi xoắn + cáp đồng trục 75 Ohm.  Lựa chọn, lắp đặt hệ thống gọi cửa: - Việc đi đƣờng dây của hệ thống gọi cựa phải đi riêng đƣơng dây và giữ khoảng cách cần thiết với các đường dây thắp sáng. - Khi sử dụng hệ thống gọi cựa mắc trực tiếp với nguồn điện xoay chiều 220V phải chú ý trang bị nút ấn có cách điện tốt (nút ấn an toàn sử dụng ngoài trời). 108
  17. - Khi đặt ngoài nhà các phụ kiện đi đường dây và cách điện dây dẫn trang bị nhƣ lắp đặt mạng thắp sáng, có cầu chì bảo vệ. - Khi đường dây đi ngoài trời có thể dùng loại cáp dẫn điện bọc trong ống chì, vì cần chống ẩm ướt. - Các đầu dây đi đến chuôg cần xoắn khoảng từ 5 đến 10 vòng để giảm sự rung làm tác động đến đƣờng dây. Các khoen nối dây nên đặt theo chiều siết ốc. - Đối với hệ thống gọi cửa thông minh thì lắp đặt với phụ kiện kèm theo và theo hƣớng dẫn đi cùng. Câu hỏi bài tập: 8.1. Tìm hiểu một số loại chuông điện khác trong thực tế. 8.2. Vẽ lại các mạch lắp chuông điện. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: - Học viên phải hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và thông số kỹ thuật của chuông điện. - Học viên phải lựa chọn phù hợp, lắp đặt và sữa chữa được các mạch chuông điện đảm bảo mỹ thuật và yêu cầu kỹ thuật, an toàn cho người và thiết bị. 109
  18. BÀI 9: LẮP ĐẶT QUẠT TRẦN MÃ BÀI: MĐ19-9 GIỚI THIỆU: Trình bày cách lắp đặt, tháo quạt trần. MỤC TIÊU CỦA BÀI: - Lựa chọn được quạt trần đúng yêu cầu kỹ thuật. - Xác định đúng các đầu dây quạt trần, lắp đặt, tháo dở được quạt trần. - Rèn luyện tính cẩn thận, có tác phong công nghiệp, khả năng làm việc độc lập củng như theo nhóm và vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiển . NỘI DUNG CHÍNH: 1. Lựa chọn quạt trần. Hình 9.2: Một số loại quạt trần  Lựa chọn quạt trần bạn dựa vào các tiêu chí sau: 110
  19. - Theo dòng định mức hoặc công suất định mức: Iđm > Ittpt (Pđm > Pttpt). Hoặc dựa vào kích thước của phòng bạn muốn lắp đặt: + Nếu bức tường dài nhất trong phòng là 120” hay ngắn hơn, hãy dùng quạt có đường kính 36” hay nhỏ hơn. + Nếu bức tường dài từ 120” đến 150”, hãy dùng quạt có đƣờng kính từ 42” đến 48”. + Nếu bức tường dài hơn 150”, hãy dùng quạt có đường kính 52” hay lớn hơn. - Theo điện áp đinh mức: Uđm = ULĐ - Theo tần số lưới điện fđm (50Hz  60Hz)  Một số lựa chọn khác: + Xuất xứ, hạng sản xuất. + Số lượng cánh: 3 cánh, 4 cánh, 5 cánh. + Màu sắc: + Kiểu dáng. + Chiều dài ti.  Hộp điều chỉnh tốc độ quạt trần. - Cách điều chỉnh tốc độ: bằng cuộn cảm, bằng tụ điện, bằng biến trở ( hoặc mạch điện tử) - Kiểu dáng: hộp nổi hoặc âm. - Số cấp tốc độ hoặc vô cấp. Thường hộp điều chỉnh tốc độ (hộp số) quạt trần đi kèm theo quạt. 2. Lắp đặt quạt trần:  Sơ đồ nguyên lý C R S Tụ 2,5F Hộp số 350V.AC Hình 9.2: Sơ đồ nguyên lý quạt trần 220V.AC 111
  20.  Đặc điểm của quạt trần - Đối với quạt trần Việt Nam điện trở của cuộn làm việc RLV nhỏ hơn điện trở của cuộn khởi động RKĐ. Đối với Quạt Trung Quốc thường ngược lại. - Màu đỏ là đầu R (làm việc ) - Màu vàng đầu S (khởi động) - Màu trắng hoặc đen C (đấu chung)  Cách ác định các đầu dây đối với quạt cũ mất ký hiệu Dùng đồng hồ vạn năng để đo điện trở của các cuộn dây. - Đặt ở nức X1 đo lần lượt các cặp dây ta sẽ 3 giá trị điện trở. Lần đo có giá trị R lớn nhất thì dây còn lại là dây chung (C), lấy dây chung đo với 2 dây còn lại nếu dây nào có R lớn hơn là đầu làm việc (R), dây nào có điện trở nhỏ hơn là đầu khởi động (S). Đối với quạt trung quốc thì ngƣợc lại.  Sơ đồ lắp đặt Tụ điện Hình 9.3: Sơ đồ lắp đặt quạt trần B ớc 1: Xác định vị trí lắp quạt và lắp hộp số. B ớc 2: Đi dây nguồn  hộp số  vị trí lắp quạt. B ớc 3: Cố định giá treo quạt lên trần nhà bằng đinh ốc và vòng đệm có khóa chắc chắn và chôn chân đế nếu hộp số âm tƣờng. B ớc 4: Xác định các đầu đấu dây: B ớc 5: Lắp quạt: Dễ nhất là khi hộp đựng động cơ quạt còn ở dƣới sàn nhà: - Sau khi xác định được các đầu dây bạn tiến hành đấu dây theo sơ đồ đấu dây. - Lắp cánh quạt bằng đinh ốc và vòng đệm đính kèm. 112
nguon tai.lieu . vn