Xem mẫu

  1. Chương 6 Cung cấp điện cho các xí nghiệp công nghiệp Trong vài thập niên trở lại đây với việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, rất nhiều ngành sản xuất công nghiệp đã có những thay đổi rất đáng kể. Các xí nghiệp công nghiệp lớn luôn có xu hướng phát triển nâng cao khối lượng sản phẩm, nhưng sự phát triển này phụ thuộc nhiều vào tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước cũng như ở nước ngoài. Rất nhiều quy trình công nghệ, thiết bị lạc hậu, lỗi thời, được thay thế bằng các công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại. Các thiết bị công nghệ mới được áp dụng đòi hỏi yêu cầu về chất lượng và độ tin cậy cung cấp điện hết sức nghiêm ngặt. Điều đó đòi hỏi quá trình tính toán thiết kế hệ thống cung cấp điện cũng phải có những thay đổi phù hợp. Nội dung của chương này sẽ giới thiệu những nét đặc trưng nhất của hệ thống cung cấp điện công nghiệp. 6.1. Phụ tải điện công nghiệp 6.1.1. Các thiết bị tiêu thụ điện trong công nghiệp 6.1.1.1 Phân loại các thiết bị điện công nghiệp Tất cả các thiết bị điện công nghiệp được phân loại theo các đặc điểm vận hành – kỹ thuật cơ bản sau: thiết bị sản xuất; điều khiển sản xuất; chế độ dùng điện; công suất và điện áp; loại dòng điện; mức độ tin cậy cung cấp điện v.v. a) Theo cấp điện áp tất cả các thiết bị điện được phân thành hai loại: thiết bị hạ áp (có U  1000 V) và thiết bị cao áp (U > 1000 V). b) Theo loại dòng điện các thiết bị được phân thành: - Thiết bị làm việc ở mạng điện xoay chiều tần số công nghiệp (50 Hz); - Thiết bị làm việc ở mạng điện tần số cao hoặc thấp; - Thiết bị làm việc ở mạng điện một chiều. Ch.6. CCĐCN 161
  2. c) Theo chế độ làm việc các thiết bị được phân thành: - Thiết bị làm việc với chế độ dài hạn: Các thiết bị này có phụ tải không thay đổi hoặc ít thay đổi trong suốt thời gian làm việc như động cơ các máy bơm, máy quạt v.v. - Thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn: Các thiết bị chỉ làm việc trong khoảng thời gian ngắn chưa đủ để nhiệt độ tăng lên đến giá trị xác lập, ví dụ như máy cắt kim loại, máy trộn v.v. - Thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại: trong trường hợp này các thiết bị làm việc theo chế độ luân phiên: đóng, cắt thời gian gian của toàn bộ chu trình không vượt quá 10 phút, ví dụ máy nâng hạ, máy hàn, thang máy v.v. d) Theo dạng năng lượng biến đổi các thiết bị công nghiệp được phân thành các nhóm: động lực, chiếu sáng, tạo nhiệt v.v. 6.1.1.2 Đặc điểm kỹ thuật của các thiết bị điện công nghiệp a) Thiết bị động lực Thiết bị động lực trong công nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn. Phụ thuộc vào đặc điểm của các quá trình công nghệ các động cơ điện có thể là động cơ điện xoay chiều (không đồng bộ, hoặc động cơ đồng bộ), động cơ điện một chiều với các gam công suất khác nhau. Điện áp định mức của các động cơ xoay chiều ba pha chủ yếu là 0,38; 0,66; 3; 6 hoặc 10 kV. Gam công suất phổ biến là 0,1350; 1600; 1001000; 201000 và trên 1000 kW. Các động cơ điện một chiều thường sử dụng điện áp 220 hoặc 440 V công suất từ 0,3329 kW. b) Thiết bị tạo nhiệt Thiết bị tạo nhiệt chủ yếu là các lò điện và các cơ cấu chuyển đổi điện năng thành nhiệt năng thường làm việc theo các nguyên lý: điện trở, cảm ứng, hồ quang và nguyên lý hổn hợp. Các lò nhiệt điện trở thường được cung cấp bởi mạng điện 380/220V tần số công nghiệp 50Hz. Tồn tại loại lò điện một pha hoặc ba pha công suất Ch.6. CCĐCN 162
  3. từ vài chục đến hàng ngàn kW. Hệ số công suất của các thiết bị này khá cao (sấp sỉ 1, đối với lò gián tiếp và 0,7  0,9 đối với lò trực tiếp). Các lò điện cảm ứng được chế tạo có hoặc không có lõi thép. Loại lò cảm ứng có lõi thép làm việc với tần số công nghiệp , điện áp 380/220 V hoặc cao hơn, phụ thuộc vào công suất. Chúng có thể là thiết bị một, hai hoặc ba pha công suất đến 2000 kVA. Hệ số công suất của các loại thiết bị này dao động trong phạm vi rộng: cos = 0,2  0,8. Các lò điện cảm ứng không lõi thép được chế tạo để làm việc với tần số công nghiệp hoặc với tần số cao từ 500 Hz đến 40 Mz. Các thiết bị này được cung cấp bởi mạng điện xoay chiều tần số công nghiệp. Hệ số công suất của thiết bị tương đối thấp (0,06  0,25). Các lò điện hồ quang, theo nguyên lý đốt nóng được phân thành các thiết bị đốt nóng trực tiếp, gián tiếp hoặc hỗn hợp. Ở lò hồ quang đốt nóng trực tiếp, kim loại được làm chảy bởi nhiệt năng tao ra giữa điện cực với chính kim loại xử lý. Loại lò này được cung cấp bởi mạng điện xoay chiều 6 110 kV qua máy hạ áp. Hệ số công suất có giá trị trong khoảng 0,8  0,6. Ở loại lò hồ quang đốt nóng gián tiếp, kim loại được làm chảy bởi nhiệt năng sinh ra giữa các điện cực của thiết bị. Công suất của loại lò này không lớn lắm. Lò được cung cấp bởi mạng điện tần số công nghiệp qua máy biến áp đặc biệt. Ở loại lò hổn hợp, kim loại được làm nóng bởi nhiệt năng sinh ra do dòng điện đi qua chất liệu và cả do hồ quang. Lò hổn hợp được cung cấp bởi mạng điện xoay chiều tần số công nghiệp qua máy hạ áp. Công suất lò cỡ vài tăm kW, hệ số công suất 0,85  0,92. Thiết bị hàn điện làm việc với dòng điện xoay chiều hoặc dòng một chiều. Thiết bị hàn điện xoay chiều được cung cấp bởi máy biến áp 380/220 V hoặc cao hơn. Công suất của máy biến áp hàn dao động từ vài chục đến vài trăm kVA. Hệ số công suất của các thiết bị này tương đối thấp (0,3  0,35 đối Ch.6. CCĐCN 163
  4. với máy hàn hồ quang và 0,4  0,7 đối với máy hàn điểm). Các thiết bị hàn điện một chiều được cung cấp bởi cơ cấu chỉnh lưu biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng một chiều. Hệ số công suất của thiết bị này ở chế độ làm việc khoảng 0,7  0,8 và ở chế độ không tải là 0,4. Các thiết bị chiếu sáng dùng trong công nghiệp chủ yếu là đèn sợi đốt và đèn phóng điện. Các loại đèn công nghiệp đều là thiết bị một pha công suất 100  1000 W với điện áp 127  220 V. Hệ số công suất của đèn sợi đốt là 1 và của các đèn phóng điện là 0,6  0,7, tuy nhiên hầu hết các đèn phóng điện đều được mắc kèm theo các tụ bù nên hệ số công suất của mạng điện chiếu sáng thường đạt đến giá trị 0,9  0,96. 6.1.2. Xác định phụ tải diện công nghiệp Các phương pháp tính toán phụ tải điện công nghiệp được trình bày ở chương 2. Để xác định phụ tải tổng hợp của xí nghiệp trước hết cần thu thập số liệu về các thiết bị. Bước đầu tiên của bài toán xác định phụ tải là tiến hành phân nhóm theo các đặc tính tiêu thụ điện của các thiết bị. Trước khi tính toán chi tiết có thể áp dụng thử một vài phương pháp để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Thực tế cho thấy đối với phụ tải điện công nghiệp, bài toán xác định phụ tải hiệu quả nhất là áp dụng phương pháp hệ số nhu cầu. Phụ tải tính toán của nhóm thiết bị có cùng chế độ làm việc được tính theo biểu thức : n  Ptt  k nc P ni ; (6.1) Trong đó: knc- hệ số nhu cầu xác định theo biểu thức (2.35): ksd - hệ số sử dụng tổng hợp của nhóm tải, được xác định theo biểu thức (2.31): Bài toán tổng hợp phụ tải giữa các nhóm có thể được thực hiện theo 2 phương pháp, tuỳ thuộc vào đặc điểm của các nhóm: a, Phương pháp số gia: Phương pháp này được áp dụng khi các nhóm phụ tải có các tính chất khác nhau. Bảng số gia được xây dựng trên cơ sở phân tích, Ch.6. CCĐCN 164
  5. tính toán của hệ số đồng thời và hệ số sử dụng (cho sẵn trong các sổ tay thiết kế). Phụ tải tổng hợp của 2 nhóm xác định theo phương pháp số gia rất đơn giản và cho kết quả khá chính xác (xem mục 2.3 chương 2). Cần lưu ý là phụ tải tổng hợp của hai nhóm phải được xác định ở cùng một thời điểm. b, Phương pháp tổng hợp tải theo hệ số nhu cầu Nếu các nhóm thụ điện có cùng tính chất, thì có thể coi mỗi nhóm là một hộ dùng điện với hệ số sử dụng tổng hợp của nhóm, lúc đó công suất tổng hợp của các nhóm được xác định theo hệ số nhu cầu: N P  k nc.ch  Pi (6.5) i 1 Trong đó hệ số nhu cầu tổng hợp được xác định tương tự như biểu thức : 1  ksd.ch knc.nh  ksd.ch  ; N Với N là số nhóm và ksd.ch là hệ số sử dụng tổng hợp chung, xác định tương tự như biểu thức (2.31). 6.2. Sơ đồ mạng điện phân phối cung cấp cho các xí nghiệp công nghiệp 6.2.1. Sơ đồ hình tia Trong sơ đồ hình tia (hình 6.1) các trạm biến áp được cung cấp bởi các đường dây độc lập. Các trạm phân phối DCL DCL (TPP) có thể được bố trí phụ thuộc vào vị MC2 MC1 trí, số lượng và công suất của các trạm MCL TCC2 TCC1 biến áp. Đôi khi các trạm phân phối được xây dựng chung trong trạm biến áp phân xưởng. Các trạm biến áp phân xưởng được cung cấp điện từ thanh cái chính (TCC), được xây dựng với hai phân đoạn (TCC1 và TCC2). Ở chế độ làm việc bình thường mỗi trạm biến áp phân xưởng được cung cấp từ một phân đoạn TCC, MCL TPP1 khi xẩy ra sự cố mất điện hoặc sửa chữa, TBA1 thì các máy cắt liên lạc (MCL) sẽ đóng mạch để cấp điện từ phân đoạn thanh cái kia. Như vậy ở chế độ bình thường các TBA2 máy cắt liên lạc sẽ luôn ở trạng thái mở MCL TPP3 TPP2 và chúng chỉ được đưa vào hoạt động khi có.6.ín CĐệu đóng dự phòng. Các phụ tải Ch t C hi CN 165 loại 3 được cung cấp điện từ trạm phân phối 3, nơi không có nguồn dự phòng. Sơ TBA4 TBA8
  6. Hình 6.1. Sơ đồ hình tia 6.2.2. Sơ đồ hình tia với nguồn dự phòng từ đường cáp đi qua Sơ đồ hình tia dự phòng bằng đường dây cáp đi qua thường được áp dụng đối với phụ tải loại hai. Tiết diện dây cáp được chọn ứng với công suất lớn nhất trong số các trạm biến áp phân xưởng. Khi có sự cố mất điện ở một trong các trạm biến áp, thì người vận hành sẽ đóng cầu dao dự phòng nối với đường cáp (đường chấm chấm trên sơ đồ hình 6.2 ). Sơ đồ này thường áp dụng đối với phụ tải loại I, khi yêu cầu về độ tin cậy cung cấp điện cao. DCL DCL MC2 MC1 MCL TCC1 TCC2 ĐDDP TBA5 TBA4 TBA1 TBA2 TBA3 Ch.6. CCĐCN 166
  7. Hình 6.2. Sơ đồ hình tia có đường dây dự phòng 6.2.3. Sơ đồ đường trục phân nhánh Khác với sơ đồ hình tia, sơ đồ đường trục phân nhánh cung cấp điện cho các trạm biến áp phân xưởng bằng các nhánh rẽ (hình 6.3). Điện năng truyền tải theo đường trục lấy từ thanh cái của trạm biến áp trung gian và phân phối cho các trạm biến áp. Như vậy sơ đồ cho phép tiết kiệm được các thiết bị và đường dây phân phối, tuy nhiên độ tin cậy cung cấp điện bị giảm. Để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện người ta bố trí dự phòng từ phía hạ áp của các trạm biến áp được cung cấp điện bởi các đường trục khác nhau (hình 6.4). 6.2.4. Sơ đồ cung cấp điện bởi các đường trục đơn với đường trục dự phòng chung Trên hình 6.4 biểu thị sơ đồ cung cấp TBA2 TBA3 TBA4 TBA1 điện bởi các đường trục đơn với đường trục dự phòng chung. Ở chế độ bình thường nhóm các máy biến áp phân xưởng được cung cấp từ các đường trục làm việc, khi có sự cố xẩy ra đối với một trong các đường trục, thì đoạn dây sự cố sẽ bị cắt ra và sự cung cấp điện cho phụ tải được Hình 6.3. Sơ đồ đường trục phân nhánh không có đường dây dự phòng thực hiện bởi đường trục dự phòng. Ch.6. CCĐCN 167
  8. TBA2 TBA3 TBA4 TBA1 Hình 6.4. Sơ đồ cung cấp điện bởi các đường trục đơn với đường dây dự phòng phía hạ áp TBA6 TBA7 TBA8 TBA5 DCL DCL MC2 MC1 MCL TCC1 TCC2 ĐDDP Hình 6.5 Sơ đồ c ung c ấ p điện bởi các đường trục đơn Ch.6. CCĐCN đường trục với 168 dự phòng
  9. Nhược điểm cơ bản của sơ đồ này là đường dây dự phòng không được sử dụng cho việc truyền tải điện năng ở chế độ bình thường, do đó gây lãng phí. 6.2.5. Sơ đồ cung cấp điện bởi đường trục mạch vòng Sơ đồ mạch vòng (hình 6.6) thường được áp dụng cung cấp điện cho các hộ phụ tải loại 2. Các máy biến áp phân xưởng được cung cấp điện bởi đường trục khép kin. Mỗi đầu đường trục được cấp điện từ các phân đoạn độc lập. Trong thực tế thường sơ đồ mạch vòng làm việc theo chế độ vận hành hở, tức là máy cắt liên lạc luôn ở trạng thái mở và chỉ đóng khi có sự cố trên các đường trục. DCL DCL MC2 MC1 MCL TCC2 TCC1 Ch.6. CCĐCN 169
  10. Hình 6.6. Sơ đồ cung cấp điện bởi đường trục mạch vòng 6.3. Mạng điện phân xưởng Trong các xí nghiệp công nghiệp đại đa số các thiết bị tiêu thụ điện được cấp điện từ mạng hạ áp. Mạng điện ngoại trời ở đây thường được áp dụng rất hạn chế, chủ yếu là mạng chiếu sáng bên ngoài và một số ít các thiết bị nằm rải rác trên lãnh thổ. Phần lớn mạng điện hạ áp của các xí nghiệp công nghiệp được xây dựng trong các nhà xưởng vì vậy thường các mạng điện này được gọi là mạng điện phân xưởng. Cung cấp điện cho mạng điện phân xưởng được thực hiện từ các trạm biến áp với cấp điện áp thứ cấp là 380 hoặc 660 V. Cấu trúc chủ yếu của mạng điện phân xưởng là hệ thống ba pha bốn dây với trung tính nối đất. Phần lớn các thiết bị điện xí nghiệp được cung cấp bởi lưới 380 V. Ở các xí nghiệp có Ch.6. CCĐCN 170
  11. các thiết bị công suất lớn, công suất đến 500 kW, thay cho cấp điện áp 380V người ta thường áp dụng cấp điện áp 660 V. Các thiết bị chiếu sáng được cấp điện từ lưới 380/220V. 6.3.1. Sơ đồ động lực của mạng điện phân xưởng Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến bài toán lựa chọn sơ đồ động lực của mạng điện phân xưởng như: công suất đặt của các thiết bị, sự phân bố của phụ tải trên diện tích mặt bằng phân xưởng, quy trình công nghệ sản xuất, v.v. Các yêu cầu cơ bản của mạng điện phân xưởng là: - Đảm bảo cung cấp điện tin cậy và chất lượng cho các phụ tải; - Thuận tiện và an toàn trong vận hành và sửa chữa; - Đáp ứng được các yêu cầu về đặc điểm môi trường; - Có khả năng phát triển mở rộng; - Áp dụng các thiết bị và công nghệ tiên tiến; - Chi phí tối thiểu, v.v. Sơ đồ mạng điện phân xưởng có thể được thực hiện theo kiểu hình tia, kiểu đường trục hoặc kết hợp. 6.3.1.1. Sơ đồ hình tia Sơ đồ hình tia là loại sơ đồ mà mỗi thiết bị hoặc nhóm thiết bị được cung cấp bởi đường dây độc lập. Sơ đồ hình tia có thể được xây dựng kiểu một cấp (hình 6.7a) khi các thiết bị được cấp điện trực tiếp từ thanh cái trạm biến áp, hoặc kiểu nhiều cấp, khi các thiết bị được cung cấp gián tiếp qua các tủ phân phối (hình 6.7b). Ưu điểm cơ bản của sơ đồ hình tia là: - Độ tin cậy cung cấp điện cao (sự cố xẩy ra ở một đường dây không làm ảnh hưởng đến sự cung cấp điện của các thiết bị được cung cấp từ các đường dây khác); - Dễ dàng áp dụng các phương tiện tự động điều khiển và bảo vệ. Nhược điểm của sơ đồ hình tia là: - Chi phí cao do phải sử dụng khối lượng dây dẫn lớn, cần nhiều thiết bị bảo vệ; Ch.6. CCĐCN 171
  12. - Chiếm nhiều diện tích; - Độ cơ động không cao khi có sự thay đổi công nghệ sản xuất. Sơ đồ hình tia được áp dụng trong các trường hợp: a) Các phụ tải tập trung công suất lớn (trạm bơm, trạm khí nén, lò nung v.v.); b) Các phụ tải quan trọng đòi hỏi độ tin cậy cung cấp điện cao (thiết bị lò luyện thép, hóa chất, chế biến dầu v.v.); c) Các động cơ công suất thấp lấy điện từ tủ phân phối; d) Các thiết bị thuộc các phân xưởng có nguy cơ cháy nổ và môi trường nguy hiểm cao (sản xuất dầu khí, than kốc, phân xưởng nấu chảy v.v.). 2 3 M 1 3 1 M M 3 2 3 M M 3 M 3 3 2 M M a) b) 3 M Hình 6.7. Sơ đồ hình tia cung cấp điện cho các thiết bị hạ áp: a) Sơ đồ một cấp; b) Sơ đồ hai cấp; 1 – tủ phân phối TBA; 2 – tủ phân phối động lực; 3 – thiết bị tiêu thụ điện 6.3.1.2. Sơ đồ đường trục Sơ đồ đường trục (hình 6.8) là loại sơ đồ mà tại điểm bất kỳ dọc tuyến có thể đấu nối đến các thiết bị tiêu thụ. Mạng điện đường trục cho phép rút ngắn khoảng cách từ nguồn đến các hộ dùng điện, vì vậy giảm tổn thất và chi phí tính toán. Ch.6. CCĐCN 172
  13. Hình 6.8. Sơ đồ đường trục cung cấp điện cho các thiết bị phân xưởng Ưu điểm cơ bản của sư đường trục là: - Đơn giản hóa kết cấu của trạm biến áp; - Tính linh động và đa năng của mạng điện, cho phép thay đổi vị trí của các thiết bị dễ dàng khi công nghệ sản xuất thay đổi. Nhược điểm cơ bản là: - Độ tin cậy cung cấp điện không cao, vì khi xẩy ra sự cố ở bất kỳ thiết bị nào cũng có thể dẫn đến sự ngừng điện của các thiết bị khác mắc chung trên đường trục; - Có thể dẫn đến sự lãng phí kim loại trong trường hợp chọn tiết diện không đổi của đường trục. Sơ đồ đường trục thường được áp dụng trong các trường hợp: - Phụ tải phân bố đều trên mặt bằng phân xưởng (chế tạo máy, chết ạo khí cụ v.v.); - Có sự liện hệ công nghệ giữa các thiết bị, khi một trong các thiết bị tắt máy đòi hỏi các thiết bị khác cũng ngừng theo (phân xưởng cán thép, phân xưởng lắp ráp v.v.); - Sự phân bố đối xứng của các cơ cấu thiết bị dọc theo chiều dài phân xưởng. 6.3.1.3. Sơ đồ hổn hợp Để tận dụng các ưu điểm và hạn chế nhược điểm của cả hai loại sơ đồ trên, mạng điện phân xưởng thường được xây dựng theo sơ đồ hổn hợp (hình 6.9) bao gồm một phần sơ đồ hình tia và một phần đường trục. Tùy theo quy trình công nghệ mà tỷ lệ của các mạng điện được phân bố phù hợp. Sơ đồ đường trục được xây dựng với nhiều cấu trúc khác nhau phụ thuộc vào sự Ch.6. CCĐCN 173
  14. phân bố của phụ tải. Hình 6.9a áp dụng đối với phân xưởng có phụ tải phân bố phân tán; hình 6.9b áp dụng cho phân xưởng có phụ tải tập trung theo từng nhóm. Trong một số trường hợp đối với các phụ tải kém quan trọng hoặc phụ tải ở xa tủ phân phối, thì có thể áp dụng sơ đồ dạng chuỗi (hình 6.9d). Ở sơ đồ này chỉ nên áp dụng không quá 34 thiết bị cho mỗi chuỗi. 2 5 3 3 4 43 2 1 3 4 4 4 4 3 3 c) 1 2 a) b) d) M M M M 3 Hình 6.9. Sơ đồ hổn hợp: a) cho phụ tải phân tán; b) cho phụ tải tập trung; c) khối máy biến áp – đường trục; d) sơ đồ chuỗi; 1 – tủ phân phối trạm biến áp; 2 – tủ phân phối động lực; 3 – hộ dùng điện; 4 – đường trục; 5 – điểm kết nối. 6.3.2. Mạng điện chiếu sáng Mạng điện chiếu sáng xí nghiệp có dặc điểm là chiều dài lớn. Mạng điện chiếu sáng được xây dựng độc lập với mạng điện động lực, thêm vào đó, mạng điện chiếu sáng ngoài trời và mạng điện chiếu sáng trong nhà cũng độc lập với nhau. Nguyên nhân cơ bản của yêu cầu độc lập giữa mạng điện chiếu sáng và mạng điện động lực là để loại trừ sự ảnh hưởng của sự dao động điện áp khi mở máy của mạng điện động lực. Đặc điểm của mạng điện chiếu sáng là sự hiện diện của chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố. Ch.6. CCĐCN 174
  15. Sơ đồ nguyên lý của mạng điện chiếu sáng làm việc được thể hiện trên hình 6.10. Mỗi đường dây cung cấp cho một hoặc vài nhóm thiết bị chiếu sáng. Nếu phân xưởng được cung cấp điện từ trạm biến áp trong nhà theo sơ đồ khối máy biến áp – đường trục, thì mạch chiếu sáng sẽ được lấy điện từ đường trục chính (hình 6.10b). 4 3 4 1 3 2 a) 5 b) Hình 6.10. Sơ đồ cung cấp cho mạch chiếu sáng làm việc: a) Từ tủ phân phối trạm biến áp; b) Từ đường trục cung cấp; 1 – Tủ phân phối; 2 – Xuất tuyến đường dây động lực; 3 – Tủ phân phối chiếu sáng; 4 – Bảng điện của nhóm chiếu sáng; 5 – Đường trục cung cấp. Cung cấp điện cho mạch chiếu sáng sự cố cũng được thực hiện tương tự như mạch chiếu sáng làm việc. Để giảm chiều dài của mạng điện chiếu sáng sự có, cho phép lấy điện từ mạng động lực (hình 6.11). Nếu trong phân xưởng có nhiều hơn một trạm biến áp thì mạch chiếu sáng sự cố được cung cấp theo sơ đồ chéo (hình 6.11b). 2 6 1 a) 5 b) 5 Hình 6.11. Sơ đồ cung cấp cho mạch chiếu sáng sự cố: a) Từ tủ phân phối động lực; 3 3 b) Từ trạm biến áp không có tủ phân phối; 6 1 – Tủ phân phối động lực; 6 4 4 2 – Cầu chảy; 3 – Bảng phân phối chiếu sáng; 4 4 – Bảng điện của nhóm chiếu sáng; Ch.6. ĐCĐng trục; 5 – C ườ CN 175 6 – Bảng chiếu sáng sự cố.
  16. Mạng điện chiếu sáng có thể được thực hiện theo phương án một, hai hoặc ba pha tùy thuộc vào số lượng bóng đèn và chiều dài của mạch chiếu sáng, tuy nhiên, mỗi mạch không nên quá 20 bóng đèn. Mạch chiếu sáng được điều khiển bởi aptomat hoặc cầu dao chiếu sáng. 6.3.3. Lắp đặt mạng điện phân xưởng Các phương án lắp đặt mạng điện phân xưởng thường được áp dụng là đi dây trong máng, hộp hoặc ống dẫn treo hoặc gá trên tường, trần, hãn hữu cũng gặp trường hợp đi dây trên puly (sứ). Dưới đây sẽ giới thiệu một số sơ đồ lắp ráp đường dây của mạng điện phân xưởng. a. Phương án lắp đặt dây hở Phương pháp lắp đặt dây hở áp dụng trong các phân xưởng có thể thực hiện trong ống dẫn, máng tạo thành giữa các cấu kiện xây dựng nhà xưởng. Một trong những thành phần quan trọng nhất ở đây là cách điện làm bằng cao xu hoặc nhựa polychlovinyle. Trên hình 6.12 biểu thị sơ đồ đi dây hở: Dây dẫn được lắp đặt trong máng, gắn theo cột (hình 6.12a), dọc theo tường (hình 6.12b), hoặc treo trên các sợi cáp bằng thép (hình 6.12c). Ch.6. CCĐCN 176 b)
  17. b. Phương án lắp đặt dây kín Một trong các phương pháp lắp đặt dây dẫn của mạng điện phân xưởng được áp dụng khá phổ biến là đi dây trong các ống dẫn, trong hộp. Hộp dẫn được làm bằng nhựa tổng hợp polychlovinyle treo bằng các sợi cáp bằng thep (hình 6.13a) hoặc gá trên tường bằng bu lông (hình 6.13b). Các dây dẫn được đặt cách ly với nhau trong hộp bởi các chất độn cách điện. Ch.6. CCĐCN 177 b) 2
  18. Hình 6.15. Đường dây modul của mạng điện phân Hình 6.14. Phương pháp lắp đặt xưởng: 1 – Thiết bị điều khiển đóng cắt; 2 – Hộp nối; cáp trong rãnh: 1 – Giá đỡ; 3 – Đơn nguyên ống; 4 – Hộp phân phối; 5 – Nút giữ. 2 – Cáp điện; 3 – Nắp tháo được. Ch.6. CCĐCN 178
  19. Cáp điện cũng có thể được lắp đặt trong hào hoặc rãnh (hình 6.14). Các sợi cáp được đặt trên các giá đỡ theo hàng dọc hoặc hàng ngang. Rãnh cáp được xây dựng với nắp đậy có thể thao ra dễ dàng để đảm bảo thiuaanj tiện cho quá trình vận hành và sửa chữa đường dây. Trong mọi trường hợp rãnh cáp cần có một độ thông thoáng nhất định. Một trong các phương án được áp dụng khá phổ biến là áp dụng mạng module. Đó là cách đi dây dưới trần trong ống dẫn với các hộp phân phối (hình 6.15). Sở dĩ nó được gọi là mạng modul vì các hộp nối được thiết kế sẵn với bước (module) xác định khoảng 1,56 m phụ thuộc vào đặc điểm công nghệ của dây chuyền sản xuất và kích thước của các thiết bị. Đường trục modul được thiết kế với dòng cực đại là 100 A. Mạng modul thường được áp dụng cho các phân xưởng chế tạo máy, chế tạo khí cụ điện, thiết bị điện tử và các ngành tương tự. Ưu điểm cơ bản của mạng module là độc lập đối với sự phân bố thiết bị công nghệ. 6.4. Trạm biến áp phân xưởng Trạm biến áp phân xưởng có nhiệm vụ tiếp nhận và biến đổi điện năng từ mạng điện phân phối sang cấp điện áp phù hợp. Trạm biến áp phân xưởng thường được xây dựng theo kiểu hợp bộ (hình 6.16a) hoặc trong nhà (6.16b). Gió nóng H Gió MB l ạ nh Hố dầu Ch.6. CCĐCN 179
  20. b) a) Hình 6.16. Trạm biến áp phân xưởng a) Trạm biến áp hợp bộ; b) Sơ đồ thông thoáng trạm biến áp: 6.4.1. Điều kiện làm việc của trạm biến áp Để đảm bảo máy biến áp làm việc ổn định, nhiệt độ môi trường phải luôn được duy trì ở mức thích hợp. Để giảm nhiệt độ trong buồng máy biến áp cần phải tạo sự thông thoáng tự nhiên cho nhà trạm, muốn vậy cần phải xây dựng các cửa sổ dưới và cửa sổ trên. Kích thước của các cửa sổ được xác định phụ thuộc vào công suất của máy biến áp, chính xác hơn là phụ thuộc vào lượng tổn thất trong máy biến áp. Diện tích cửa sổ trên thường lớn hơn diện tích cửa sổ dưới khoảng 1020%, tức là: Ftr = (1,11,2).Fduoi. Diện tích của sổ dưới có thể xác định theo biểu thức: 0,18.PB 2 Fduoi  (6.6) ,m H Trong đó: PB – tổng tổn thất công suất trong máy biến áp, kW; PB= P0+ Pk (6.7) P0 và Pk - tổn thất không tải và tổn thất ngắn mạch của máy biến áp, kW; H – chiều cao từ tâm cửa sổ dưới đến tâm cửa sổ trên, m. Biểu thức (6.6) áp dụng đối với các khu vực có nhiệt độ trung bình của môi trường là 200C. Khi nhiệt độ môi trường xung quanh quá 20 0C, thì cần phải tăng cường sự thông thoáng bằng quạt cưỡng bức. Sơ đồ thông thoáng tự nhiên trạm biến áp phân xưởng được thể hiện trên hình 6.16. 6.4.2. Lựa chọn vị trí đăt trạm biến áp phân xưởng Vị trí trạm biến áp phân phối quyết định bởi chi phí đầu tư trạm biến áp phân phối, các đường trục hạ áp. Ngoài ra nó còn bị giới hạn bởi nhiều yếu tố khác không phải là kỹ thuật. Tuy nhiên, để lựa chọn được một vị trí tối ưu cho Ch.6. CCĐCN 180
nguon tai.lieu . vn