Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên ThS Trần Thị Vân Trà GIÁO TRÌNH CÔNG PHÁP QUỐC TẾ Vinh - 2011 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên ThS Trần Thị Vân Trà GIÁO TRÌNH CÔNG PHÁP QUỐC TẾ (Giáo trình đào tạo từ xa) Vinh – 2011 2 Phân công biên soạn Chủ biên: ThS Trần Thị Vân Trà Từ Chương 1 đến Chương 11 3 CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ 1. KHÁI NIỆM LUẬT QUỐC TẾ 1.1. Định nghĩa Theo kết quả nghiên cứu của khoa học pháp lý, nhà nước và pháp luật ra đời là hiện tượng lịch sử khách quan, và chúng có cùng những nguyên nhân ra đời giống nhau. Xét về mặt chủ quan, pháp luật là một trong những công cụ để nhà nước quản lý xã hội và là công cụ hữu hiệu nhất. Trong quá trình hoạt động của mình, nhà nước sử dụng pháp luật để duy trì quyền lực nhà nước và phát huy những tính năng quan trọng của bộ máy nhà nước. Để thực hiện hai chức năng cơ bản nhất của hoạt động nhà nước là đối nội và đối ngoại, nhà nước sử dụng phổ biến hai công cụ pháp lý khác nhau là luật quốc gia và luật quốc tế. Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật riêng của mình, còn trong quan hệ với các quốc gia khác thì được điều chỉnh bởi hệ thống luật chung là luật quốc tế. Quá trình hình thành và phát triển của luật quốc tế gắn liền với sự phát triển chung của nhà nước cũng như pháp luật. Nhưng xét về thời điểm lịch sử thì luật quốc gia có trước và là tiền đề cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của luật quốc tế. Sự xuất hiện nhà nước và pháp luật ở các khu vực địa lý khác nhau trên thế giới đã nảy sinh nhu cầu liên kết, hợp tác nhằm thiết lập quan hệ giữa các quốc gia để giải quyết các vấn đề liên quan như xác định biên giới quốc gia, vấn đề về chiến tranh, hòa bình, thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ buôn bán, trao đổi hàng hóa,… Đây là nền móng, là cơ sở cho sự hình thành các quy tắc ứng xử giữa các quốc gia với nhau. Luật quốc tế ra đời xuất phát từ nhu cầu cần một hệ thống quy tắc xử sự do các quốc gia thỏa thuận thiết lập để điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Hệ thống quy tắc xử sự đó được các quốc gia thỏa thuận thừa nhận hoặc được các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên. Thời kỳ sơ khai của luật quốc tế giải quyết quan hệ giữa các nước láng giềng, sau đó dần mở rộng ra khỏi phạm vi khu vực và phát triển thành luật quốc tế có tính chất liên khu vực và toàn cầu như hiện nay. Quan hệ pháp luật quốc tế hình thành từ thời kỳ đầu của chế độ chiếm hữu nô lệ, nhưng thuật ngữ luật quốc tế xuất hiện muộn hơn rất nhiều. Trong nhà nước La Mã cổ đại có một bộ phận bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa La Mã với các quốc gia khác, gọi là Luật vạn dân (Jus gentium). Đến thế kỷ XVI, ở Tây Ban Nha xuất hiện thuật ngữ Luật giữa các dân tộc (Jus inter gentes) do nhà luật học F.Victoria nêu ra và được một số luật gia chấp nhận. Phải đến năm 1843, nhà triết học người Anh J.Bentham mới đưa ra thuật ngữ Luật quốc tế (International law) trong tác phẩm “An introduction to the principles of moral and legislation” dùng để chỉ hệ thống pháp luật do các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên nhằm điều chỉnh mối quan hệ liên quốc gia. Từ đó, thuật ngữ luật quốc tế được sử dụng rộng rãi và trở thành chính thống. Như vậy, có thể định nghĩa, luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, do các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên 4 trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong đời sống quốc tế. 1.2. Các đặc trưng cơ bản 1.2.1. Chủ thể của luật quốc tế Trong khoa học pháp lý, vấn đề chủ thể quan hệ pháp luật có ý nghĩa quan trọng. Không có chủ thể thì không thể có quan hệ pháp luật nói riêng và sẽ không có cả pháp luật nói chung. Chủ thể quan hệ pháp luật, đó là những bên tham gia vào quan hệ pháp luật, có các quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Phù hợp với lý luận cũng như với thực tiễn, quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ và dân tộc đang đấu tranh giành độc lập là chủ thể của luật quốc tế. Và trong số đó quốc gia là chủ thể cơ bản, phổ biến của luật quốc tế, tổ chức quốc tế liên chính phủ là chủ thể phái sinh và dân tộc đang đấu tranh giành độc lập là chủ thể đặc biệt của luật quốc tế. Trong hệ thống pháp luật quốc tế, quốc gia là chủ thể căn bản nhất. Đây là một thực thể được hình thành trên cơ sở lãnh thổ, dân cư và quyền lực nhà nước, cùng với thuộc tính chủ quyền bao trùm. Quá trình thiết lập và phát triển các quan hệ quốc tế được các quốc gia tự mình xác lập hoặc thông qua khuôn khổ các tổ chức quốc tế liên chính phủ mà quốc gia là thành viên tạo dựng nên trên cơ sở sự bình đẳng. Yếu tố chủ quyền quốc gia là nguyên nhân chính của sự bình đẳng về địa vị pháp lý quốc tế giữa các quốc gia, và nó có tính quyết định đến bản chất của luật quốc tế. Khi tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế, các chủ thể luật quốc tế đều bình đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ pháp lý quốc tế. Luật quốc tế vì thế mà chỉ có thể được các chủ thể của mình tuân thủ và thực hiện khi các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế do chính các chủ thể đó tạo dựng nên trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện. Trong thực tiễn, các cá nhân, pháp nhân của các quốc gia khác nhau vẫn tham gia vào một số quan hệ pháp luật quốc tế nhất định, nhưng sự tham gia của các đối tượng này rất hãn hữu và không mang bản chất của một chủ thể luật quốc tế. 1.2.2. Quan hệ pháp luật quốc tế Trong đời sống pháp luật quốc gia, quan hệ pháp luật giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Quan hệ pháp luật ở đây là những quan hệ nảy sinh trong xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Các quan hệ này được thiết lập giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi quốc gia. Quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh là quan hệ giữa các quốc gia, các chủ thể khác của luật quốc tế (các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập) nảy sinh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống quốc tế. Chúng là quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,… Vì vậy, quan hệ pháp luật quốc tế là quan hệ giữa các quốc gia hoặc các chủ thể khác của luật quốc tế nảy sinh trong các lĩnh vực của đời sống quốc tế, được luật quốc tế điều chỉnh. Quan hệ pháp luật quốc tế không giống với quan hệ do pháp luật quốc gia điều chỉnh, chúng là những quan hệ có tính chất liên quốc gia, liên chính phủ phát sinh trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống quốc tế. Các quan hệ này luôn chịu sự tác động và chi phối của yếu tố quyền lực công, của lợi ích của các chủ thể như lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc cùng với lợi ích chung của cả cộng đồng. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn