Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên TS Lê Thị Hoài Ân GIÁO TRÌNH CÔNG CHỨNG VÀ CHỨNG THỰC Vinh - 2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên TS Lê Thị Hoài Ân GIÁO TRÌNH CÔNG CHỨNG VÀ CHỨNG THỰC (Giáo trình đào tạo từ xa) Vinh – 2011 1 Phân công biên soạn Chủ biên: TS Lê Thị Hoài Ân Từ Chương 1 đến Chương 8 2 MỤC LỤC Trang Chương 1 Khái niệm và nguyên tắc hành nghề công chứng 1 1. Khái niệm về công chứng 1 2. Các nguyên tắc hành nghề công chứng 3 Chương 2 Công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng 9 1. Công chứng viên 9 2. Tổ chức hành nghề công chứng 14 Chương 3 Quản lý nhà nước về công chứng 16 1. Quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng trước khi có Luật công 18 chứng năm 2006 2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng khi có Luật công chứng 20 năm 2006 3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công chứng của Bộ, cơ quan ngang Bộ 21 4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công chứng của Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương 24 Chương 4 Thủ tục chung về công chứng hợp đồng, giao dịch 24 1. Trình tự, thủ tục chung về công chứng hợp đồng, giao dịch 24 2. Thủ tục công chứng một số hợp đồng, giao dịch như hợp đồng thế chấp bất động sản, di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di 30 sản, văn bản từ chối di sản và thủ tục lưu giữ di chúc Chương 5 Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu công chứng 34 1. Quyền của người yêu cầu công chứng 34 2. Nghĩa vụ của người yêu cầu công chứng 41 3. Xử lý vi phạm đối với người yêu cầu công chứng 45 Chương 6 Lưu trữ hồ sơ công chứng 47 1. Khái niệm và vai trò của lưu trữ hồ sơ công chứng 47 2. Tổ chức và thực hiện quản lý hồ sơ công chứng 49 Chương 7 Văn bản công chứng, giá trị pháp lý của văn bản công chứng 60 1. Tầm quan trọng của văn bản công chứng 60 2. Văn bản công chứng 61 3. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng 64 Chương 8 Giải quyết khiếu nại, tranh chấp và xử lý vi phạm về công chứng 69 1. Xử lý vi phạm về công chứng viên 69 2. Giải quyết khiếu nại và tranh chấp về công chứng 70 Tài liệu tham khảo 72 3 CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA CÔNG CHỨNG 1. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG CHỨNG CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1.1. Khái niệm về công chứng của một số nước trên thế giới trên thế giới Theo Từ điển Luật học của Mỹ, công chứng (Notarial) là hoạt động của công chứng viên… Công chứng viên, theo tiếng Latinh là “Notarius”. “Notarius” trong luật Anh cổ là một người sao chép hay trích lục các loại văn bản, giấy tờ khác, người làm chứng. Trong luật La Mã, công chứng viên là người ghi chép, thư ký, tốc ký, người ghi chép các hoạt động trong nghị viện của tòa án, hoặc ghi chép theo lời người khác đọc, người soạn các di chúc và giấy chuyển nhượng sở hữu. Theo cách giải thích trên, xét về nguồn gốc, công chứng là nghề sớm .xuất hiện trong lịch sử loài người (từ thời La Mã cổ đại), với vai trò ghi chép, soạn thảo văn bản và làm chứng. Nghiên cứu các tài liệu về công chứng cho thấy, trên thế giới có ba hệ thống công chứng: Thứ nhất là hệ thống công chứng La. tinh tương ứng với hệ thống luật La Mã (còn gọi là hệ thống pháp luật dân sự Civil Law); Thứ hai là hệ thống công chứng Ănglo Saxon tương ứng với hệ thống pháp luật (Common Law); Thứ ba là hệ thống công chứng Collectiviste (công chứng tập thể) tương ứng với hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa (Sovietique). So sánh các hệ thống công chứng cho thấy, mặc dù giữa hệ thống công chứng La tinh và hệ thống công chứng Anglo Saxon có sự khác biệt nhau về cách thức tổ chức, hoạt động, trình tự, thủ tục công chứng, song khái niệm về công chứng ở hai hệ thống này về cơ bản tương đồng. Cả hai hệ thống này đều coi công chứng là một nghề tự do, công chứng viên hoạt động độc lập, tự chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của mình. Tuy nhiên, đó là một nghề đặc biệt, đòi hỏi công chứng viên phải có trình độ chuyên môn luật và kỹ năng nghiệp vụ được nhà nước công nhận để có thể đảm bảo tính xác thực cho các hợp đồng vốn rất phức tạp, đa dạng, công chứng viên do nhà nước bổ nhiệm hoặc công nhận theo các điều kiện, tiêu chuẩn do luật định và hoạt động theo chế độ chứng chỉ hành ngh,ề. Chẳng hạn như: * Ở Cộng hòa Pháp (một điển hình của trường phái công chứng La tinh), Điều 1 Pháp lệnh số 452500 ngày 02/11/1945 về Điều lệ công chứng của Cộng hòa Pháp quy định: “Công chứng viên là viên chức công, được bổ nhiệm để lập các hợp đồng và văn bản mà theo đó, các bên phải hoặc muốn đem lại tính xác thực giống như các văn bản của các cơ quan công quyền và để đảm bảo ngày, tháng chắc chắn, lưu giữ và cấp các bản sao văn bản công chứng” . * Ở Vương quốc Anh (một trong các điển hình của trường phái công chứng Anglo Saxon), quy chế công chứng năm 1801, 1833, 1834 quy định: “Công chứng viên là viên chức được bổ nhiệm để thực hiện các hành vi công chứng sau: Soạn thảo, chứng nhận hoặc xác lập chứng thư và các giấy tờ khác có liên quan đến việc: chuyển nhượng hoặc xác lập giấy tờ khác có 4 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn