Xem mẫu

  1. Chương 3 ỨNG DỤNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Mục tiêu của chương: Sau khi nghiên cứu Chương 3, người học có thể: - Hiểu được các ứng dụng chính phủ điện tử ữong phạm vi quốc tế; - Hiểu được ứng dụng chính phủ điện tử trong các hoạt động đàm bảo các lợi ích công cộng; - Nắm được nội dung các dịch vụ công trực tuyến chính phủ - công dân (B2C); - Nắm được nội dung các dịch vụ công trực tuyến chính phủ - doanh nghiệp (B2B). 3.1. ÚNG DỤNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬỞ CÁP Độ QUỐC TỂ 3.1.1. Giới thiệu chung Toàn cầu hóa đâ làm cho thế giới trở nên nhỏ hơn. Khi chính phủ các nước phải đối mặt với những thách thức vượt quá khả năng của họ, họ phải tìm kiếm các quan hệ đối tác toàn cầu. Các mối quan hệ giữa các quốc gia và các tổ chức đa phương, các tổ chức phi chỉnh phủ (NGO), và các tập đoàn đa quốc gia cần được hiện đại hóa, chính phù điện tử cần tập trung vào việc làm thế nào để các mối quan hệ hợp tác quốc tế trở nên hiệu quả hơn. Chủ nghĩa đa phương và song phương có vai trò trong việc thúc đẩy một trật tự toàn cầu bền vững môi trường và công bàng hơn. Tập hợp các bên quốc tế liên quan cùng phát triển các chính sảch và giải quyết các vấn đề đa lĩnh vực như toàn cầu hóa, tính bền vững, phổ biến hạt nhân, xủ phạt và các quy định thương mại, tài chính toàn cầu, khủng bổ và 143
  2. nhân quyền đòi hỏi cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc mạnh mẽ và an toàn hơn để hỗ trợ sự kết hợp các nỗ lực một cách hiệu quả. Ví dụ về các tổ chức đa quốc gia bao gồm Liên Hợp quốc (UN), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Nhóm G8 (G8), Nhóm G20 (G20), Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng như các cơ quan của Liên Hợp quốc liên quan như Cơ quan Cao ủy Liên Hiệp quốc về người tị nạn (UNHCR). Một số tổ chức khác như: Khối Thịnh vượng chung, Cộng đồng Pháp ngữ (OIF) (thường được biết đến nhiều hơn với tên gọi La Francophonie), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Chủ nghĩa đa phương cũng bao hàm cảc liên minh quân sự chung, chẳng hạn như Tổ chức Bắc Đại Tây Dương (NATO). Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ đổi ngoại với mục đích thúc đẩy các lợi ích quốc gia, tăng cường an ninh, làm tăng các cơ hội, mở rộng tiếp cận thị trường ở các cấp độ song phương, khu vực và toàn cầu. Điều này phụ thuộc vào sự hiểu biết, tin tưởng và hợp tác hiệu quả giữa các đối tác, cả bên frong và bên ngoài của chính phủ. Giao tiếp và đàm phán giữa đại diện các quốc gia đòi hỏi có sự hỗ trợ hiệu quả của công nghệ cho phép hợp tác, tương tác và đổi thoại nhiều hơn. Từ các cuộc thảo luận về nhân quyền cho đến các diễn đàn về tăng trưởng toàn cầu bền vững và cân bằng, chính phủ điện tử cung cấp một diễn đàn toàn cầu cho đối thoại mở và phân tích mang tính xây dựng. Nó cho phép chia sẻ nhanh chóng các nghiên cứu, số liệu thống kê mới nhất và các ý kiến phục vụ việc ra quyết định dựa trên cơ sở thực tế. Nó tạo ra một sự hiện diện an toàn và liên tục cho các sự kiện quốc tế, bảo toàn vốn trí tuệ, nắm bắt sự đổi mới và giữ gìn các thực hành tốt nhất. Và cuối cùng, nó tài liệu hóa các quyết định và ưách nhiệm. Các liên kết đa phương và song phương thành công đòi hỏi những mô hình mới ttong quan hệ đối tác giữa các chính phủ và các khu vực phỉ lợi nhuận, chính phủ và khu vực doanh nghiệp và các hình thức kết nối tổ chức khác. Là một nền tảng hợp tác, chính phủ điện tử hỗ frợ vai trò ngày 144
  3. càng tăng của các tổ chức khu vực tư nhân ưong các vấn đề quốc tế và tăng cường sự phát triển của các tổ chức phi chính phủ như người đóng vai trò trung tâm trong phát triển quốc tế. 3.1.2. Mô hình tham gia, liên kết mới Dựa trên nhu cầu cần hợp tác quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO) có truyền thống chấp nhận mô hình tham gia sáng tạo. Các phong trào chống bom mìn dẫn đến việc ký kết Hiệp ước cấm bom mìn và đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1997 xuất phát từ việc sử dụng hiệu quả thư điện tử. Các nhà hoạt động và các nhóm ảnh hưởng khác đã sử dụng hiệu quả công nghệ để tổ chức các nỗ lực, thường là nhanh hơn nhiều so với các chính phủ. Chính phủ điện tử làm giảm sự cách trở cùa các ranh giới địa lý truyền thống nhằm khai thác sức mạnh của mạng lưới, mở rộng ranh giới của chính phủ, công dân và khu vực tư nhân tham gia ữên toàn cầu hướng tới sự hợp tác, tính minh bạch và sự cam kết. Trong thế giới mạng, tốc độ thay đổi, nguy cơ rủi ro và tự do cơ hội làm cho sự hợp tác ttở nên cần thiết, nhân tố quyết định đối với sự thành công. Sự xuất hiện của một thế hệ con người kỹ thuật số (thế hệ những người khi lớn lên, trưởng thành đã sử dụng công nghệ kỹ thuật số) đã làm cho sự kểt nối ưở thành một thực tế của cuộc sống. Người công dân sẵn sàng áp dụng các công nghệ mới để tương tác với những cách thức mới có ý nghĩa hơn. Chính phủ cũng phải làm theo họ. Các giài pháp chính phủ điện tử mở đường cho sự hợp tác và đổi mới được kỹ thuật số hỗ ừợ. Thông qua điện thoại di động, điện toán đám mây, công nghệ mạng xã hội sẽ mang lại lợi ích, giúp các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và các hiệp hội trở nên hiệu quả và linh hoạt hơn. Trong những thời kỳ khủng hoảng kinh tế và toàn cầu hóa, cuộc sống bắt buộc các quốc gia phải làm việc cùng nhau. Quản lý các mối quan hệ giữa các chính phủ, tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân và các công dân là cần thiết khi các quốc gia trở nên phi tập trung hóá nhiều 145
  4. hơn. Như minh họa trong câu chuyện sau đây (Hộp 3.1), các tổ chức như Mạng lưới các nhà lãnh đạo cam kết trong các nền dân chủ mới (Leaders Engaged in New Democracies - LEND) đã sử dụng các giải pháp chính phủ điện tử để chuyển đổi các quan hệ đối tác chính phủ từ mô hình truyềri thống sang các tổ chức ào để thực hiện thay đổi trong một vài ngày, thay vì mất vài năm. Hộp 3.1: Mạng Các nhà lãnh đạo trong nền dân chủ mới (Mạng LEND) Mạng LEND (Leaders Engaged in New Democracies) là một nỗ lực mới mang tính đột phá hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong các nền dân chủ mới nổi. Nó là một cộng đồng tự duy trì, an toàn, hoạt động trong một môi trường phần lớn là ào. Mạng LEND quy tụ các nhà lãnh đạo chủ chốt cùa các nền dân chủ mới nhất trên thế giới với các nguyên tổng thống, nauyên thủ tướng và những người có trách nhiệm khác đối với quá trình chuyển đoi dân chủ trong quá khứ. Nó làm tăng các cuộc họp mặt trực tiếp cùng với các trao đỗi tay đôi liên tục qua một nền tâng chính phù điện tử ào, tinh vi và an toàn. Mạng LEND đáp ứng nhu cầu quan trọng. Nó tạo điều kiện chia sẻ thông tin thời gian thực giữa các nhà lãnh đạo trong các nền dân chù mới và những người đã thành công trong giải quyết các thách thức cùa dân chù hóa. Mạng LEND sử dụng công nghệ truyền thông mới nhất, bao gồm cà máy tính bàng và hội nghị truyền hình, tạo ra một diễn đàn trực tuyến, nơi các nhà lãnh đạo có thể trao đổi thông tin an toàn. Dự án được thiết kế để cung cấp tư vấn ngang hàng, hỗ trợ ngang hàng, xây dựng năng lực cho các nhà lãnh đạo chính trị và các nhà hoạch định chính sách ờ các nền dân chủ mới nổi trên thế giới. Bằng cách sừ dụng điện thoại trực tuyến, video và liên lạc văn bản cùng với các công cụ dịch thuật mang tính đột phá, Mạng LEND giải quyết được các trờ ngại về chi phí và hậu cần đã hạn chế những nỗ lực như vậy trong quá khứ. Nó có thể truy cập thông qua các thiết bị di động và lưu trữ trong đám mây. Khoảng 20 quốc gia đang tham gia vào Mạng LEND với mục đích trao đổi thực hành tốt nhất và kinh nghiệm có được trong quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ trong quá khứ với các quan chức cao cấp đang làm việc để củng cố các nền dân chủ mới nhất hiện nay. Dự án nhận được nguon lực công nghệ từ các công ty như Google, OpenText và DialCom-Spontania; tài trợ từ Thụy Điển và Hoa Kỳ và sự ùng hộ từ nhiều tổ chức xã hội dân sự hàng đầu. Nguồn: www.opentext.com/e-Government/LEND 146
  5. Phần lớn các tổ chức phi chính phủ cung cấp các dự án tham gia từ dưới lên trên, thường được các quỹ, các mạng lưới đồng tài ừợ, hoặc họ tự triển khai. Họ hướng tới việc huy động và nhận sự hỗ trợ hoặc thực hiện các chiến dịch tại các cấp cơ sở, thường dựa vào các công cụ truyền thông xã hội như kết nối mạng và blog, giúp thúc đẩy chính phủ tham gia (Participatory Government). Theo truyền thống, các tổ chức phi chính phủ tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng (giếng nước, cầu cống, môi trường sống,...), nhưng ngày .nay các tổ chức này dành sự quan tâm nhiều hơn cho giáo dục và công nghệ như các động lực thay đổi lâu dài, đưa tổ chức phi chính phủ đi trước chính phủ trong việc triển khai các chương trình phát triển. Đó là do họ có liên kết chặt chẽ với tất cả các bên liên quan, từ người dân và cộng đồng địa phương cho tới các chính phủ và các cơ quan chức năng, người đã cung cấp khuôn khổ cho phát triển chính sách. Các tổ chức phi chính phủ trong thời đại số đã trở nên kết nối hơn, tích họp và có kỹ năng hơn ứong việc vận hành tổ chức tương tự vận hành các doanh nghiệp, dựa trên quản lý nguồn nhân lực hiệu quả, hoạch định chiến lược, quàn lý kết quả, gây quỹ và vận động xã hội - tất cả đều có thể được quản lý với công nghệ chính phủ điện tử. Các giải pháp chính phủ điện tử giúp các tổ chức phi chính phủ tham gia có hiệu quả và an toàn hơn, giảm nguy cơ tham nhũng và quản lý yếu kém của các quỹ và tạo cho họ khả năng: - Tự động hóa các quy trình để tối đa hóa hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ tham nhũng; - Loại bỏ các trung gian dẫn đến tăng chi phí và theo đuổi được chương ữình nghị sự của chính họ; - Cải thiện sự phối hợp và hợp tác; giảm quan liêu trong các cơ quan công quyền; - Tăng tính minh bạch, ưách nhiệm giải trình và kiểm toán thông qua các giao dịch công cộng; 147
  6. - Bảo tồn và tăng cường chuyển giao tri thức thông qua việc trao đổi các thực tiễn tốt nhất và các kho thông tin an toàn. Chính phủ điện tử giúp xây dựng một khung cảnh định hướng kỹ thuật và định hướng quản trị cho các tổ chức phi chính phủ. Chính phủ điện tử kết hợp các bên liên quan khác nhau nhằm cộng tác trong thời gian thực, bất kể vị trí, múi giờ hoặc sự đa dạng về thiết bị. Chính phủ điện tử xây dựng năng lực kiến thức và thúc đẩy phát triển hỗ trợ. Các chương trình nghiên cứu được thiết lập dễ dàng, phát triển và toàn cầu hóa để cung cấp hễ trợ nhanh chóng và hiệu quả. Hoạt động trên một nền tảng chính phủ điện tử thống nhất, các nhóm khác nhau liên quan đến viện trợ quốc tế có thể được thực hiện một cách hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và minh bạch hơn. Chính phủ điện tử biến đổi vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong việc thúc đẩy viện trợ quốc tế, phát triển và dân chủ thông qua việc tăng cường sự tham gia của các bên liên quan và làm giảm khả năng tham nhũng trong các chương trình phát triển quốc tế. 3.1.3. Tạo điều kiệu phát triển quốc tế Chính phủ điện tử là một công cụ mạnh mẽ giúp các nền kinh tế đang phát triển nhận ra những lợi ích của một xã hội thông tin toàn cầu đang nổi lên. Chia sẻ kỉnh nghiệm và thực hành tốt nhất trong triển khai, hiểu biết lý do tại sao các dự án thất bại hoặc thành công, và tìm ra các giải pháp thích họp với các bối cảnh xã hội và kỉnh tế của một quốc gia sẽ đẩy nhanh việc triển khai chính phủ điện tử ở các quốc gia đang phát triển fren thế giới. Chính phủ điện tử cách mạng hóa cách thức mà các chính phủ tương tác với tất cả các bên liên quan. Từ các nông trại của Ấn Độ đến các làng mạc ở châu Phi, chính phủ điện tử cài thiện chất lượng cuộc sống cho người dân ở các nước đang phát triển bằng cách tăng quyền tiếp cận thông tin hữu ích trong cuộc sổng hàng ngày của họ, cung cấp các 148
  7. dịch vụ chính phủ, thiết lập chính sách phát triển và viện ứợ, cung cấp những cơ hội mới tham gia vào tiến trình chính trị. Chính phủ điện tử mang đến cho các chính phủ khả năng tạo lập các mối quan hệ mới giữa các cơ quan, các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân - làm cho các dịch vụ và cảc chương trình dễ tiếp cận hơn. Các dự án được dễ dàng đánh giá, sự hợp tác giữa các bên liên quan chủ chốt giúp các nhà hoạch định chính sách tiến hành các cuộc cải cách lớn dựa trên kiến thức về thương mại, công nghệ và quản lý. Một giải pháp chính phủ điện tử cỏ thể giúp cung cấp cho người dân ở các nước đang phát triển tiếp cận tới: - Các chương trình và dịch vụ thông qua một cổng thông tin của chính phủ; - Xúc tiến chính phủ tham gia thông qua phương tiện di động; - Thông tin chính phủ chính xác và an toàn; - Một nền tàng kỹ thuật số cho cả người dân và công chức. Tất cả các dịch vụ này có thể được cung cấp ứong các đám mây điện toán, tiết kiệm cho chính phủ chi phí cơ sở hạ tầng. Mặc dù sử dụng nguồn lực bên ngoài (dịch vụ điện toán đám mây) làm tăng các vấn đề về chủ quyền dữ liệu, đặc biệt là dưới ánh sáng của Đạo luật Ái quốc Hoa Kỳ (USA Patriot Act), có khả năng cấp quyền tiếp cận thông tin cho chính phủ ngay khi một tổ chức tương tác với một công ty tại Hoa Kỳ, lợi ích sẽ vượt quá nguy cơ nếu các nhà cung cấp điện toán đám mây có cơ sở tại một quốc gia trung lập. Nhiều quốc gia đang phát triển không có cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai các giải pháp và dịch vụ chính phủ điện tử. Các chính phủ này cần xây dựng một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông để giải quyết các vấn đề xung quanh kết nối, riêng tư, khả năng tiếp cận và an ninh. Di chuyển đến dịch vụ điện toán đám mây tư nhân giúp làm cho các chương trình và dịch vụ trở nên sẵn có ở các nước đang phát triển, mà không đòi hỏi đầu tư công nghệ và nguồn lực. Dịch vụ được cung cấp 149
  8. với giá cà hợp lý hơn, nhanh chóng hơn và hỗ trợ cho một hệ thống có thể được thuê ngoài để giảm chi phí. 3.1.4. Các tiêu chuẩn và quy định quốc tế Các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan chính phủ làm việc cùng nhau để phát triển các quy định, chính sách và tiêu chuẩn toàn cầu. Các tiêu chuẩn và quy định quốc tế đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ an toàn, tin cậy và chất lượng tốt. Đối với doanh nghiệp, chúng phục vụ như một công cụ chiến lược để giảm chi phí bằng cách giảm thiểu hóa lãng phí hoặc lỗi và tăng năng suất tổng thể. Các tiêu chuẩn và quy định giúp các tổ chức tiếp cận thị trường mới, tạo sân chơi bình đẳng cho các nước đang phát triển, tạo điều kiện cho thương mại toàn cầu tự do và công bằng. Như minh họa trong ví dụ dưới đây (Hộp 3.2) về Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), nơi các tiêu chuẩn được phát triển thông qua một quá trình đồng thuận. Các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới phát triển các tiêu chuẩn cần thiết trong lĩnh vực của họ. Họ hợp tác để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức quốc tế. Các giải pháp chính phủ điện tử tạo thuận lợi cho việc trao đổi an toàn kiến thức, hợp tác thông tin và các kênh thông tin liên lạc cần thiết để thiết lập các tiêu chuẩn vả các quy định trên toàn càu. Hộp 3.2: Ban Thư ký Trung ương Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tể Ban Thư ký Trung ương Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) là một liên hiệp toàn cầụ các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia từ 156 nước. Tuân thù các tiêu chuẩn ISO, chẳng hạn như tiêu chuẩn ISO 9000 về quàn lý chất lượng, là trách nhiệm cùa bất kỳ tổ chức nào trước khi tổ chức đó có thể cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Các công ty thuộc mọi loại hình kinh doanh, từ hóa học đến côna nghệ thông tin yêu cầu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn ISO cụ thể như một điêu kiện tiên quyết để kinh doanh. Duy trì và xuất bàn nội dung với hơn 15.000 tiêu chuẩn ISO là nhiệm vụ không hề đơn giản. Chính sự thành công của chương trình ISO phụ thuộc vào việc đảm bao rằng tiêu chuẩn được cập nhật, có hiệu lực nhất và luôn dễ dàng tiếp cận bời đông đào người sử dụng trên toàn thế giới. 150
  9. Ban Thư ký trung ương cùa ISO sừ dụng giải pháp Quàn lý nội dung doanh nghiệp (Enterprise Content Management - ECM) để quàn lý có hiệu quả toàn bộ quá trình tiêu chuần hóa - từ phát triển đến phân phối. ECM cung cấp một nền tàng lâu dài cho thu nhận tri thức và dựa trên web, vì vậy nó có thể thuận lợi hóa quá trình phân phối thông tin trên mạng ngoại bộ cùa ISO. Điều này có nghĩa là khách hàng có thể truy cập ngay lập tức tới thông tin trực tiếp từ trình duyệt web cùa họ, và họ cũng có khả năng in ra theo yêu cầu, làm giảm chi phí hoạt động. ISO sử dụng ECM để quàn lý nội dung cho các trang web song ngư của tổ chức - www.iso.org - và cũng để quản lý nội dung cửa hàng trực tuyến. Nguồn: www.opentext.com/e-Government/ISO Các quy định ngân hàng toàn cầu Các thị trường tài chính được tích hợp trên toàn cầu. Ngành ngân hàng được kết nối và dựa vào các nền kinh tế quốc gia và toàn cầu. Vì lý do này, điều quan trọng là các cơ quan quản lý phải duy trì quyền kiểm soát các hoạt động tiêu chuẩn hóa của các tổ chức này. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) là một tổ chức đa phương giám sát hệ thống tài chính toàn cầu, các chính sách kinh tế và tài chính của 188 nước thành viên. Giống như IMF, Ngân hàng Thế giới là một tổ chức tài chính quốc tế cung cấp các khoản vay cho các nước đang phát triển để thúc đẩy đầu tư nước ngoài và thương mại quốc tế và giúp giảm đói nghèo. Việc thực hiện thống nhất các quy định dẫn đến hình thành một hệ thống tài chính toàn cầu hiệu quả hơn. Một trong những thách thức mà hệ thống toàn cầu phải đối mặt là trong khi các quy định này được tạo lập mang tính chất quốc tế, thì các nhà quản lý của các nước lại có trách nhiệm thực thi chúng. Khi các thay đổi diễn ra nhanh chóng, tiến độ triển khai trong nước thường là không phù hợp với mức độ toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính gần đây đã phá hoại hệ thống tài chính toàn càu, như các ngân hàng bị vỡ nợ hoặc phải nhận các gói cứu trợ tài chính. Cuộc khủng hoàng dẫn đến thay đổi những quy định quan trọng đối với ngành ngân hàng toàn càu để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng 151
  10. tương tự xảy ra ưong tương lai. Những thay đổi này chi ra thế giới hiện nay được kết nối với nhau như thế nào, và các hiệu ứng domino tạo ra khi một hệ thống bị đổ vỡ ảnh hưởng tới các hệ thống khác như thế nào. Kiểu phụ thuộc lẫn nhau này đòi hỏi phải tham vấn, hợp tác rộng rãi và thông tin liên lạc tích cực giữa các chính phù, các định chế và các tổ chức. Liên kết giữa khu vực tư nhân và các tể chức phi chính phũ Sự họp tác toàn cầu khích lệ cách nhìn toàn cầu. Một tiếp cận toàn cầu là cần thiết để giải quyết nhiều cuộc khủng hoàng toàn cầu mà chúng ta phải đối mặt ngày nay, ví dụ như tỉ lệ trẻ em hiện đang sống đói nghèo đã đạt đến đỉnh điểm. Các tổ chức phi chính phủ đặc biệt hiệu quả trong lĩnh vực này khi họ cố gắng gây ảnh hưởng quốc tế và tăng cường hiện diện tại các địa phương. Quan hệ đối tác chính phủ với các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tư nhân có thể giúp các tổ chức frên toàn thế giới đáp ủng được nhiệm vụ của họ là nâng cao hiệu quả, tăng năng lực và nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả các công dân. Sự họp tác giữa các tổ chức phi chính phủ và các khu vực công và tư cho phép các chính sách quốc gia được mở rộng đến cấp độ quốc tế. Từ góc độ quản trị, số lượng ngày càng tăng các tổ chức phi chính phủ tham gia vào các sáng kiến nhiều bên quan tâm và học hỏi làm thế nào để quản lý các mối quan hệ với tất cả các bên liên quan, từ chính phủ cho tới các tổ chức tư nhân. Chính phủ điện tử phục vụ việc xúc tiến các mối quan hệ thông qua hỗ trợ đối thoại mang tính hệ thống, các chương trình chia sẻ, chứng nhận, tham vấn và hợp tác nghiên cứu. Các tổ chức tư nhân đang được thu hút vào các loại mối quan hệ dựa ưên cơ hội để mở rộng tầm toàn cầu và thực hiện đầy đủ các yêu cầu trách nhiệm đối với tổ chức. Những lợi ích của loại quan hệ này bao gồm nâng cao thương hiệu hoặc uy tín, tính bền vững, sự gia tăng nhận thức về các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường. Mối quan hệ đối tác giữa tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân mang lại kết quà dài hạn và vượt ra ngoài hoạt động từ thiện. Các kết quả 152
  11. tiềm năng của tổ chức phi chính phù và sự tham gia của khu vực tư nhân bao gồm việc thiết lập các tiêu chuẩn và hướng dẫn, tăng hiệu quả thông qua các hoạt động chuỗi cung úng được cải thiện, sự hài lòng của nhân viên lởn hơn, sự phát triển hiệu quả hơn các mô hình kinh doanh và các công cụ quản lý, tăng cường sự tham gia của các bên liên quan và hỗ trợ, và các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao dựa trên sự đổi mới chia sẻ. Những điều nói trên có thể mang lại lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội lớn hơn về tổng thể. Chính phủ điện tử cung cấp các cơ sở hạ tầng công nghệ cần thiết để hỗ trợ mô hình làm việc mới và thúc đẩy sự hợp tác và đổi mới nhằm phục vụ các thị trường mới và hỗ trợ các cộng đồng mới địa phương thông qua phát triển kỉnh tế và nâng cao hiệu quả. Chính phủ điện tủ làm tăng năng lực tiếp cận đa phương cho các chính phủ quốc gia. Từ Thế vận hội cho tới các tổ chức đa phương và các cuộc gặp mặt song phương, chính phủ điện tử giúp các quốc gia vượt qua ranh giới địa lý để duy trì sự cam kết chính trị và thiết lập các mối quan hệ làm việc dựa ứên thương mại, đầu tư và đổi mới. Hợp tác để bảo tồn văn hóa và di sản Các chuyên gia, các tổ chức phi chính phủ, các trung tâm và các viện nghiên cứu đóng vai ưò quan trọng trong việc bảo tồn di sản văn hóa của một quốc gia. Ở cấp quốc gia, các chính phủ làm việc với các tổ chức phi chính phủ để quàng bá, xác định và bảo tồn di sản văn hóa do sự đáp úng xã hội, tập trung xã hội, và sự nhạy cảm văn hóa mà các tổ chức phi chính phủ có đối với cộng đồng họ phục vụ. Sự thật là các chính phủ là những người quản lý việc bảo tồn số hóa - tích hợp kiến thức và tài liệu sáng tạo vào giáo dục, giải phóng sự sáng tạo frong văn hóa, cung cấp nguồn lực để phát triển chính sách công và khuyến khích sự cam kết tham gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên, sự họp tác giữa các tổ chức phỉ chính phủ, các tổ chức tư và tổ chức công đảm bảo một cách tiếp cận độc đáo trong quản lý và phát triển nội dung quốc gia. 153
  12. Các giải pháp chính phủ điện tử giúp bảo vệ văn hóa và di sản dân tộc được thực hiện bằng các công nghệ kết hợp và bao gồm một kho lưu trữ đáng tin cậy, quản lý tài sàn số hoặc phương tiện truyền thông, quản lý vòng đòi nội dung, quản lý hồ sơ, quản lý nội dung web, tạo ra siêu dữ liệu và quản lý quyền kỹ thuật số. Theo định nghĩa, duy trì bảo tồn số bền vững đòi hỏi các hoạt động liên quan tới bảo tồn bao hàm các góc độ kỹ thuật, tài chính, tổ chức và văn hóa. Tiếp cận này bắt nguồn từ sự hợp tác giữa chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tồ chức tư nhân với sự tham gia của các tiêu chuẩn quốc tế đang phát triển nhanh chóng nhằm quản lý các hồ sơ kỹ thuật số xác thực và các phương tiện truyền thông ưong một môi trường hành chính hiện đại. Chính phủ điện tử tạo điều kiện cho một cách tiếp cận bền vững đối với việc bào tồn văn hóa để kết nối các thế hệ và các khu vực địa lý. Nó cho phép người dân tham gia và được thông báo về các vấn đề quốc gia và quốc tế. Nó cũng là một phương tiện chia sẻ kiến thức với thế giới và cung cấp quyền tiếp cận tới các nguồn tài nguyên ở các nước đang phát triển. 3.2. ÚNG DỤNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở CẤP Độ QUỐC GIA VÀ ĐỊA PHƯƠNG 3.2.1. Hựp lý hóa các quá trình dịch vụ, nâng cao hiệu quả quản lý hợp tác 3.2.1.1. Hợp lỷ hóa quả trình dịch vụ Chính phủ điện tử tạo điều kiện cho một cách tiếp cận tích hợp trong cung cấp dịch vụ. Đối với công dân, chính phủ điện tử mang tính minh bạch chưa từng có vào các chương trình và dịch vụ. Đối với các tổ chức, thiết kế một cách nhìn lấy công dân làm trung tâm trong các chương trình tạo nền tảng cho sự hợp lý hóa, củng cố và cải thiện cung cấp dịch vụ. Tiếp cận thông tin có thể giúp thông báo các quyết định, 154
  13. giảm sự căng thẳng của tình trạng quá tải thư điện tử, xác định các yêu cầu dịch vụ mới, phát hiện gian lận hoặc lạm dụng. Tích hợp các quá trinh hậu diện với các dịch vụ tiền diện đòi hỏi khả năng tương tác giữa các hệ thống và các bộ phận. Thông tin và quy trình kết họp cho phép đơn giản hóa các dịch vụ hành chính, loại bỏ tình trạng quan liêu, giảm thủ tục giấy tờ và những công việc trùng lặp. Tất cả các điều đó cải thiện đáng kể việc sắp đật các chương trình. Khả năng tích hợp thông tin từ các hệ thống hoạt động khác như hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), ví dụ: tài chính, nhân sự..., quản trị nội dung (ECM), quản trị trải nghiệm web (WEM), quản lý quan hệ khách hàng (CRM), cũng như các hệ thống nhiệm vụ cốt lõi, giúp thiết lập các quy trình và xác định các tình huống khi các dịch vụ bổ sung có thể được tư vấn. Quản lý quy trình công việc cơ bản loại bỏ các trở ngại xuất phát từ các ứng dụng giao dịch đóng gói không linh hoạt và lỗi thời để tạo ra một cái nhìn hợp nhất đối với công dân. Chính phủ điện tử cung cấp các dịch vụ đáp ứng cao, dự đoán nhu cầu của người dân, kết nối chúng với các nguồn lực một cách chính xác và kịp thời. Trải nghiệm người dùng sẽ cải thiện mức độ truyền thông và chia sẻ thông tin từ một chính phủ có trách nhiệm và minh bạch. Thành phố San Francisco đang sử dụng một hệ thống chính phủ điện tử để số hoá các quá trình, cung cấp cho các nhân viên quản lý khả năng tiếp cận dễ dàng hơn tới thông tin chính xác, cung cấp cho khách hàng những frai nghiệm thuận tiện và hiệu quả hơn (Hộp 3.3). Hộp 3.3: Cơ quan dịch vụ con người cùa Thành phó San Francisco Cơ quan dịch vụ con người (Human Services Agency - HSA) là một bộ phận cùa Thành phố và Quận San Francisco và là nguồn lực trung tâm trợ giúp công cộng trong Thành phố. HSA phục vụ hơn 150.000 dân mỗi nám thông qua một loạt các chương trình và dịch vụ. Điều này liên quan đến việc quản lý hơn 150.000 hò sơ tinh huống hoạt động, mỗi hồ sơ chứa từ 50 đến 2.000 tờ giấy. 155
  14. HSA cần một hệ thống chính phủ điện tử giúp tìm kiếm dễ dàng và ghi hồ sơ, quàn lý hiệu quả hơn các thông tin, các quá trinh tự động để giàm bớt số lượng giấy tờ vật lý được tạo ra và lưu trữ để cài thiện dịch vụ khách hàng. Trước khi triển khai giải pháp, HSA quàn lý trên 18.000 hồ sơ cho chương trình CalFresh (Food stamp). Mỗi hồ sơ chứa 50 - 60 tờ giấy, bao gồm cà các bàn sao của một loạt các tài liệu riêng tư và dữ liệu cá nhân cùa người nộp đơn. Tất cà các hồ sơ tình huống được lưu trữ trong một phòng hồ sơ trung tâm nằm trên một tầng nhà khác tầng có phòng phỏng vấn, nơi một nhân viển xã hội gặp gở với khách hàng. Nếu một khách hàng bước vào mà không hẹn trước, họ có thể phải chờ hai tuần lễ trước khi HSA có thể lấy được tập tin giấy từ kho lưu trữ. Một lượng lớn các quy trình thù công và kém hiệu quả đã tham gia vào quá trình này. Hệ thống hồ sơ điện từ đã cho phép HSA phục vụ nhiều khách hàng mà không cần một sự gia tăng tương ứng nhân viên, các dich vụ đã được mở rộng đến lĩnh vực y tế (MediCare) và khách hàng CalVVORKs. Họ đã loại bỏ hơn 100.000 hồ sơ vụ việc bằng giấy. Công dân giờ đây có thể làm đơn bằng cách hoàn thành một ứng dụng trực tuyến. Khách hàng cảm thấy thuận lợi hơn, thay vi phải thực hiện nhiều chuyến đi đến văn phòng để gặp các nhân viên xã hội, hiện nay vụ việc thường được thực hiện trong một ngày. Nguồn: www.opentext.com/e-GovernmenVHSA 3.2.1.2. Cải thiện hiệu quả các chương trình chính phủ Việc nhấn mạnh vào cài thiện hiệu suất ưong chính phủ đang ngày càng được quan tâm, được hỗ ượ bởi các quy định và áp lực công chúng. Các nhà quàn lý chương trình của chính phủ chịu trách nhiệm quản lý một danh mục các chương trình với thời gian, nguồn lực và ngân sách hạn chế. Họ chịu áp lực phải quản lý các dự án thông qua việc sử dụng công cụ khác nhau, các hệ thống cũ và các hệ thống dựa ưên giấy tờ. Để làm việc một cách hiệu quà, họ cần những cách thức tăng khả năng nhìn bao quát đổi với các dự án bằng các công cụ báo cáo để gắn kết nhiệm vụ và nguồn lực. Các giải pháp Quản lý chương trinh (Program Management - PM) chính phủ điện tử cho phép các đội công tác phân tán ữên toàn cầu giao 156
  15. tiếp, cộng tác, báo cáo tình ữạng dự án, theo dõi tiến độ và kết quả. Các tổ chức có thể hình thành các đội xuyên biên giới và đa bộ phận băng cách sử dụng các phương pháp luận tiêu chuẩn, thực hành tốt nhất và các thông tin từ các dự án trước đó. Các yêu cầu bên Ưong có thể được gán tự động dựa trên kỹ năng và khối lượng công việc. Các biểu đồ trực tiếp sẽ định lượng khối lượng công việc sao cho các nhà quản lý có thể hiểu và giám sát nhiệm vụ một cách thích hợp. Cải thiện tầm nhìn đối với các quá trình và các thông tin giúp tất cả đội ngũ nhân viên xác định các vấn đề nảy sinh để ứánh hậu quả xấu và tăng hiệu quả. Các báo cáo sẽ tóm tắt các yêu cầu đối với dịch vụ và kết quả thu được trong khung thời gian có liên quan, cho phép nhà quàn trị theo dõi những cải tiến và tiết kiệm liên quan và so sánh kết quả theo thời gian. Một giải pháp chính phủ điện tử liên kết các chương trình của chính phủ cho phép chia sẻ thông tin, phối họp các quá ữình và hợp tác. Các ứng dụng chính phủ điện tử dành cho quản trị hỗ frợ hiệu quả làm việc nhóm và cộng tác thông qua các vấn đề sau: - Các quá ưình có cấu trúc và phi cấu trúc để xử lý vụ việc: tự động theo dõi, phân loại và định tuyến; - Chia sẻ kiến thức tiên tiến và quản lý; - Kết hợp, quản lý và phân phối tài liệu năng động, đa kênh; - Tăng cường hỗ trợ các thỏa thuận về mức độ dịch vụ và các tình huống quan trọng; - Đánh giá kịp thời các kỹ năng thành viên nhóm và hồ sơ chuyên môn. 3.2.1.3. Quản lý vụ việc hợp tác Các giao dịch vụ việc dựa trên sự kết hợp các loại thông tin như văn bản, thư điện tử, biên bản họp, bảng ghi phỏng vấn, hình ảnh, hoặc 157
  16. hiện vật liên quan khác. Các giải pháp quản lý vụ việc cung cấp một cái nhìn tập trung vào nội dung vụ việc, không phụ thuộc vào loại nội dung hoặc nơi nó được lưu trữ. Một giải pháp chính phủ điện từ giúp xác định một quá trình phổ biến chỉ dẫn cho nhân viên giải quyết vụ việc thông qua các nhiệm vụ trong tùng giai đoạn của vòng đời vụ việc - từ khi vụ việc được kích hoạt ban đầu thông qua các giai đoạn điều ưa và xử lý giải quyết. Để minh họa điều này, hãy xem xét quá trình liên quan đến một công dân đăng ký thay đổi địa chỉ. Để làm như vậy, họ sẽ phải sử dụng nhiều quy trình và các công cụ như điền vào một mẫu đơn và thông tin cần phải đi qua tất cả các phòng ban liên quan, bao gồm cấp phép, thuế, đăng kỷ và nhận dạng. Tất cả các khâu đó sẽ được cải tiến khỉ có các quy trình thích hợp tại chỗ để giảm sự mất mát hoặc trùng lặp thông tin đã làm thất vọng người dân ưong quá khứ. Những nhu cầu này có thể được giải quyết dễ dàng với một cơ sở hạ tầng chính phủ điện tử tại chỗ để hỗ ượ dòng chảy của thông tin thông qua các quy ưình cần thiết. Là một phần của một giải pháp chính phủ điện tử toàn diện, một ứng dụng quản lý vụ việc cho phép người viên chức giải quyết vụ việc hiệu quả hơn, nhanh hơn và với kết quà được cải thiện. Điều này dẫn đến chất lượng dịch vụ cao hơn, ưong khi đảm bảo thông tin được phân loại và lưu giữ một cách phù hợp. Để tuân thủ các nguyên tắc quản lý, một số yêu cầu đòi hỏi các quy trình phải được biến thành một hồ sơ vụ việc hoặc hồ sơ vòng đời, ưong khi các yêu cầu khác có thể đòi hỏi các văn bản quy định phải được tái cấu trúc một khi được ưình gửi. Một giải pháp chính phù điện tử có thể quàn lý tất cả những yêu cầu này ưong một ứng dụng duy nhất, chỉ ra các việc xác nhận và công nhận cấu trúc, công nghệ và chính sách. Dịch vụ Cảnh sát Calgary cải thiện thời gian phản ứng của họ bằng cách tập hợp tất cả các hồ sơ vụ việc ưong một hệ thống chính phủ điện tử an toàn (Hộp 3.4). 158
  17. Hộp 3.4: Dịch vụ cành sát Calgary Dịch vụ Cảnh sát Calgary (CPS), nằm ở Calgary, Alberta, Canada, có hơn 1.900 nhân viên cành sát vá 700 nhân viên dân sự. Cùng với các cơ quan khác và công dân Calgary, CPS phấn đấu để duy trì chất lượng cuộc sống ở Calgary bằng cách duy trì thành phố như một nơi an toàn để sống, làm việc và thăm auan. CPS cần một hệ thống chính phù điện tử toàn diện, đáng tin cậy và an toàn đe lưu trữ, quản lý và truy cập tài liệu hồ sơ vụ việc và các thông tin liên quan. Họ cũng cần một cách để thực thi các quy trình quàn lý hồ sơ đối với các tài liệu. Bước đầu tiên trong việc thực hiện giải pháp là số hóa hàng trăm nghìn tài liệu. Các giải pháp thực hiện bởi CPS đã tự động tạo các thư mục vụ việc tùy biến được thiết ke cho các hồ sơ vụ việc cảnh sát dựa trên thông tin được đưa từ một cơ sở dữ liệu máy tính lớn. CPS là bộ phận cảnh sát đầu tiên ở Canada chia sẻ tài liệu kỹ thuật số VỚI Văn phòng Công tố viên tỉnh. Trước khi thực hiện giải pháp mới, nếu các thám tử cần tài liệu vụ việc nhất định, họ sẽ phải đi vào trung tâm thành phố, đến Phòng hồ sơ trung tâm để yêu cầu bàn cứng hồ sơ. Nếu họ cần một số hình ảnh, họ phải đi đến Bộ phận hình ành để yêu cầu. VỚI các hình ảnh và tài liệu được tài lên một hệ thống tập trung, các thám từ có thể tìm kiếm qua từ khóa tìm kiếm và tìm thấy tất cà các ảnh và các tài liệu có liên quan, tạo ra một một cửa cho nội dung vụ án có liên quan. Giờ đây CPS có thể truy cập thông tin kịp thời, chính xác và đáng tin cậy từ bất kỳ máy tính nối mạng hoặc thiết bi di động nào - một lợi ích rất lớn đối với một lực lượng lao động làm việc di động và 24/7. Hiệu suất được tối ưu hóa hơn nữa bởi hệ thống cung cấp một kiểm kê đầy đủ các dự án đang được tiến hành, quá hạn và đã hoàn thành. Bằng các quá trinh tự động hóa, CPS đã có thể cài thiện hoạt động sau khi phát hiện một số khu vực bị quá tài công việc so với các khu vực khác. Nguồn: www.opentext.com/e-Government/CPS 3.2.2. Cải cách các lĩnh vực hoạt động của chính phủ 3.2.2.I. Cải cách dịch vụ chăm sóc sức khỏe Đối với các nước trên toàn thế giới, dân số lão hóa, suy thoái kinh tế và chi phí điều trị ngày càng đắt đỏ đang góp phần làm gia tăng mức độ không bền vững của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các nhà điều hành tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe đối mặt với những thách thức liên quan tới các công nghệ mới nổi và công nghệ cũ, các định 159
  18. dạng dữ liệu và tiếp cận, việc áp dụng các mô hình cung cấp dịch vụ mới và tích họp chúng với các mô hình hiện có. Đe giảm bớt áp lực chi phí, ngành chăm sóc sức khỏe đang áp dụng các giải pháp chính phủ điện tử nhăm nâng cao hiệu suất và chất lượng dịch vụ. Ngành chăm sóc sức khỏe bao gồm nhiều bên liên quan như các bác sĩ, các tổ chức, các bệnh nhân và cả các ngành công nghiệp dược phẩm và khoa học đời sống. Mỗi bên liên quan tạo ra các thông tin riêng và các thông tin đó thường không được kết nối qua các hệ thống khác nhau. Nhiều trong số thông tin này tập trung vào bệnh nhân, mang tính phi cấu trúc và không dễ dàng tích họp vào một cơ sở dữ liệu. Ví dụ như các hồ sơ giấy, kỹ thuật số X-quang, chụp cắt lớp, một loạt các thông tin lâm sàng và chuẩn đoán khác, số liệu thu thập được khác nhau giữa vùng này và vùng khác, quốc gia này và quốc gia khác. Thông tin thường bị mắc kẹt trong các kho chứa được duy trì bởi Hệ thống công nghệ thông tin chăm sóc sức khỏe (Health Care Information Technology - HCIT) và Hệ thống thông tin lâm sàng (Clinical Information Systems - CIS). Thông tin phân tán cản ứở các quá trình tổ chức và trực tiếp tác động đến chăm sóc bệnh nhân và hiệu quả hoạt động của bệnh viện. MỐI trường thay đồl Sự phi blón nội dung Cộng đồng người dùng vi ứng dụng Nhì kỹ thuặt Bíc »ỹ Hình 3.1: Ngành chăm sóc sức khỏe trong bối cảnh hiện đại Nguồn: Mark J. Barrenechea, Jenkins, Tom (2014), e-Govemment or Out of Government, First Printing, Canada 160
  19. Trong khi ngành đang ở giai đoạn đầu của việc số hóa dữ liệu chăm sóc sức khỏe, khả năng tích hợp các thông tin này sẽ giúp tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả và cải thiện chăm sóc bệnh nhân. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thông tin có thể không được chia sẻ giữa các tổ chức chăm sóc sức khỏe do hệ thống không tương thích, do các quy định pháp luật hoặc bảo vệ bí mật riêng tư. Hệ thống quy định pháp lý phức tạp Chăm sóc sức khỏe là một ngành được điều tiết cao - hầu như mọi khía cạnh đều được giám sát bởi các cơ quan hành pháp. Tại Hoa Kỳ, các quy định của Đạo luật Trách nhiệm bảo hiểm và linh hoạt chăm sóc sức khỏe (HIPAA) yêu cầu các tổ chức chăm sóc sức khỏe phải đảm bảo quyền riêng tư đối với thông tin sức khỏe cá nhân, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách hiệu quả và chất lượng cao. Luật tương tự tồn tại ở các nước khác, bao gồm Đạo luật Bảo vệ thông tin sức khỏe cá nhân của Canada (PHIPA); Mục 60 của Đạo luật Y tế và Chăm sóc xã hội của Anh năm 2001; Đạo luật riêng tư y tế của Pháp... Luật riêng tư dữ liệu tổng quát hơn ở nhiều nước cũng áp dụng đối với thông tin bệnh nhân như Chỉ thị của Liên minh châu Âu về bảo vệ dữ liệu (95/46/EC). Hình 3.2: Yêu cầu tích hợp bốn “bể” dữ liệu trong lĩnh vực y tê ờ Hoa Kỳ Các quy định được phát triển và thực thi ở tất cả các cấp chính quyền liên bang, bang và địa phương, cũng như trong một loạt các tổ 161
  20. chức tư nhân. Cả các tổ chức (ví dụ, dược phẩm) và các cá nhân (ví dụ, bác sĩ) là đối tượng bị quản lý bởi nhiều cơ quan chức năng. Để có hiệu quả, các giải pháp chính phủ điện tử phải tuân thủ các quy định, ưong khi vẫn cho phép tiếp cận dữ liệu dễ dàng và cộng tác. cần xây dựng một hệ thống chính phủ điện tử tập trung, cân băng hóa việc tiếp cận thông tin chăm sóc sức khỏe với các yêu cầu an ninh và sự riêng tư. Hồ sơ bệnh nhân an toàn, tuân thủ và chỉnh xác Chăm sóc sức khỏe bị tác động bởi sự phát triển của các hệ thống Hồ sơ y tế điện tử (Electronic Health Records systems - EHR) và các tiêu chuẩn. Mục đích của EHR là nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe thông qua sự phối họp nhiều nguồn thông tin lâm sàng bệnh nhân. Một hệ thống EHR được duy trì một cách hiệu quả có nghĩa là thông tin bệnh nhân chính xác, cập nhật dẫn đến các kết quả chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Mỗi bệnh nhân đều gắn liền với một hồ sơ tương ứng. Một hệ thống chính phủ điện tử kết hçp cả hồ sơ bệnh án có cấu trúc và phi cấu trúc, tập hçp, tổng hçp hồ sơ bệnh nhân, chẩn đoán và điều trị, từ các kết quả thí nghiệm đến hình ảnh và ghi chép của bác sĩ. Các hồ sơ này có thể được tích hợp với các hồ sơ phi lâm sàng, chăng hạn như bào hiểm, thanh toán, các hồ sơ hành chính khác nhằm hợp lý hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe và cung cấp một cái nhìn đầy đủ, tổng thể về bệnh nhân. Băng việc làm cho các dữ liệu thu thập về một bệnh nhân luôn sẵn tiếp cận, bệnh viện có thể chia sẻ hồ sơ với các chuyên gia và các tổ chức khác, tăng cường mạng lưới cộng tác và cài thiện dịch vụ của mình. Việc cho phép các chuyên gia cộng tác frong các trường hçp khó khăn là rất có ý nghĩa cho sự tiến bộ của ngành y tế. Giữ cho thông tin này an toàn và săn có là rất quan trọng. Tối ưu hóa phác đồ điều trị Trong các tổ chức chăm sóc sức khỏe ngày nay, hàng trăm quy trình lâm sàng và phi lâm sàng diễn ra hàng ngày, từ việc điền vào mẫu thông tin bệnh nhân đến giao hồ sơ bệnh nhân để xem xét, quản lý thuốc, 162
nguon tai.lieu . vn