Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 4 : CẤU TẠO CỬA ĐI, CỬA SỔ Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm và qui định, qui cách về các loại cửa - Trình bày được cấu tạo chi tiết về các loại cửa - Hình thành tính kiên nhẫn, cẩn thận, chính xác và khoa học. Nội dung: I. Khái niệm – Phân loại – Các qui định về cửa : 1. Khái niệm : Cửa là một cấu trúc di chuyển được sử dụng để mở hay đóng một lối vào. Cửa thường di chuyển xoay quanh một trục (trụ hay cột) và có bản lề để thay đổi vị trí của các cánh cửa hoặc có thể trượt hoặc xoay bên trong của một không gian nhất định. Khi mở cửa, công trình (tòa nhà, ngôi nhà...) có thể đón gió và ánh sáng. Cửa đóng lại tạo sự tách biệt tương đối với không gian bên ngoài, chống mưa nắng, giảm bớt tiếng ồn, có tác dụng bảo vệ an toàn, chống trộm cắp, đảm bảo sự riêng tư... Ngoài ra cửa ra vào là quan trọng trong việc ngăn ngừa sự lây lan của đám cháy. Cửa là một trong những bộ phận gắn liền với ngôi nhà, nó cũng là một trong những nét nhấn, tạo thẩm mỹ cho ngôi nhà. Cửa có thể được bố trí từ các phía của ngôi nhà, tòa nhà nhưng thường là ở mặt trước (cửa chính, cửa cái, cửa mặt tiền) và cũng được bố trí để ngăn cách giữa các phòng trong một tòa nhà (cửa phòng ngủ, cửa vệ sinh). Trên các cánh cửa thường được lắp các loại phụ kiện như chốt, khóa, tay co, tay kéo... Cửa có thể làm bằng nhiều loại vật liệu từ tranh, tre, nứa, lá cho đến gỗ, sắt, thép, nhựa, kính.... Công dụng chính như sau:  Ngăn cách không gian bên trong và bên ngoài, bảo đảm riêng tư cho người sinh sống trong công trình  Chống mưa nắng, giảm bớt tiếng ồn  Bảo vệ an toàn, chống trộm cắp  Cùng với các bộ phận khác của ngôi nhà, tạo nên tính thẩm mỹ cho ngôi nhà...  Chống cháy lan khi có hỏa hoạn 2. Phân loại : Cửa có nhiều loại khác nhau, tùy theo tính chất sử dụng và lắp đặt. Trang 60
  2. Phân loại theo kỹ thuật làm cửa và lắp đặt cửa: Phân loại theo vị trí sử dụng:  Cửa chính, cửa mặt tiền: Cửa nằm tại mặt trước, mặt chính của công trình. Đây là vị trí cửa quan trọng nhất, giúp ngăn cách giữa không gian bên ngoài với công trình, cũng là vị trí cần gia tăng các tính năng bảo vệ và thẩm mỹ nhất.  Cửa phòng ngủ/cửa thông phòng: Là loại cửa ngăn cách giữa không gian các phòng trong một công trình  Cửa vệ sinh: Loại cửa dành riêng cho phòng vệ sinh trong các công trình  Cửa ban công: Nằm tại các vị trí ban công, đòi hỏi đảm bảo về yếu tố an toàn  Cửa sổ: Là loại cửa phụ, được bố trí để lấy ánh sáng và gió, tạo sự lưu thông không khí và ánh sáng cho công trình Phân loại theo chất liệu làm cửa: Hiện tại, ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác, có thể phân chia các loại cửa theo các vật liệu làm cửa chủ yếu:  Cửa gỗ tự nhiên: Ở Việt Nam có nhiều loại gỗ được sử dụng để làm cửa như gỗ căm xe, gỗ lim, gỗ xoan đào... Hiện tại việc làm cửa bằng gỗ tự nhiên đang có xu hướng giảm do sự suy giảm gỗ rừng tự nhiên vì bị cháy rừng, chặt phá rừng...  Cửa thép: Cửa được làm bằng vật liệu chính là thép mạ điện và giấy tổ ong. Cửa thép được phân thành hai loại: Cửa thép vân gỗ (cửa thép được sơn tĩnh điện màu vân gỗ, chủ yếu dùng cho các công trình nhà dân) và cửa thép chống cháy (sử dụng chủ yếu cho các công trình nhà xưởng, trường học, trung tâm thương mại, quốc phòng và các công trình đặc thù như quán karaoke...)  Cửa nhựa gỗ composite: Được làm bằng vật liệu mới là nhựa gỗ. Do bản chất của vật liệu, loại cửa này có khả năng chống nước rất tốt, thích hợp với nơi có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nồm ẩm như ở Việt Nam.  Cửa nhôm kính: Cửa làm bằng vật liệu nhôm kính. Loại cửa này có khả năng lấy sáng rất tốt  Ngoài ra, ở một số vùng nông thôn, miền núi tại Việt Nam vẫn còn một số nơi làm cửa bằng các vật liệu tự nhiên thô sơ như tre, nứa, lá...  Cửa sập là một cánh cửa được định hướng theo chiều ngang trong một sàn nhà hoặc trần nhà, khi đóng hoặc mở thì có thao tác chuyển động theo chiều dọc của ngôi nhà  Cửa kéo là loại cửa đóng mở theo chiều ngang của ngôi nhà, thông thường cánh cửa nằm trên một thanh trượt cho phép nó có thể di chuyển tới lui. Cửa lùa là một loại cửa kéo. Trang 61
  3.  Cửa dành cho vật nuôi là một loại cửa kiểu nắp đậy, thường bằng cao su cho phép vật nuôi (chó, mèo) ra vào và tự động đóng lại bằng lực đàn hồi.  Cửa xoay: Là loại cửa có các bản lề gắn xoay quanh một trục, khi người bước vào cần đẩy vào cửa  Cửa tự động: Là các loại cửa được gắn trong thang máy hoặc các công trình hiện đại, tối tân, cửa có gắn bộ cảm ứng, điều khiển cho phép nhận thông tin người đi lại để mở hoặc đóng.  Cửa cuốn: Là loại cửa có thể cuộn lên xuống, được nhiều gia đình ưa thích sử dụng bởi tính thẩm mỹ và an ninh 3, Các qui định về cửa Kích thước cửa đi và cửa sổ hay cửa nhà nên rộng bao nhiêu là hợp lý? Xây một ngôi nhà đẹp không phải chỉ cần hình khối và công năng mà còn phải bố trí kích thước cửa sổ và cửa đi sao cho cân đối và đặc biệt phải hợp với phong thủy. Một trong những công đoạn hoàn thiện mẫu biệt thự 2 tầng đẹp nhất và ưng ý thì việc đầu tiên là phải lựa chọn cửa. Ngoài những kiến thức lựa chọn kích thước cửa phải hợp với phong thủy thì nguyên tắc lắp đặt và chọn cửa để có thể nắm bắt và giám sát thợ một cách tốt nhất. Kích thước cửa chính hay cửa đại trong kiến trúc là nơi ra vào, là nơi lưu thông không khí, tạo nên độ thoáng gió, và đón sáng cho ngôi nhà. Cửa là một trong những bộ phận gắn liền với ngôi nhà, nó cũng là một trong những nét nhấn, tạo thẩm mỹ. Kích thước cửa đi và cửa sổ đối với phong thủy, cửa là nơi tạo ra sự lưu thông vượng khí cho ngôi nhà, nằm trong dương trạch tam yếu “môn – táo – chủ” tức “cửa – bếp hay phòng ngủ”… Cửa đóng lại tạo sự tách biệt tương đối với không gian bên ngoài, chống ánh nắng, giảm bớt tiếng ồn, có tác dụng bảo vệ, chống trộm cắp… Ngoài ra kích thước cửa đi và cửa sổ là quan trọng trong việc ngăn ngừa sự lây lan của đám cháy. Cửa có thể được bố trí từ rất nhiều phía của ngôi nhà hay một tòa nhà nhưng thường là ở mặt trước (cửa chính, cửa đi) và cũng được bố trí để ngăn cách giữa các phòng trong một ngôi nhà. Điều đó chứng minh, cửa là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng của ngôi nhà cả về mặt phong thủy và mặt kiến trúc. Kích thước cửa đi và cửa sổ nên sử dụng hai bên thanh ngang (trên) thường nhô ra mỗi bên 110 mm để liên kết chắc khuôn vào tường, liên kết giữa tường và khuôn cửa đi bằng bật thép hoặc thép đuôi cá bắt xiên vào tím tường tại vị trí bản lề cửa. Giữa khuôn của và tường nên đóng thêm nẹp gỗ vào mặt tường phía trong. Cánh cửa đi có thể có khung hoặc không có khung, ở giữa lắp chớp, gỗ liền (panô) hoặc kính. Trang 62
  4. Kích thước cửa chính trong mỗi thiết kế cửa nhà đều được thiết kế theo một kích thước nhất định phù hợp với tùy từng ngôi nhà, chứ không cửa nhà này đem sử dụng vào cửa nhà kia được. Kích thước cửa đi và cửa sổ panô ván phải nong sâu 12 mm, chắc chắn. Đố cửa kính phải thẳng, đặc biệt là các đố dọc. Cửa đi bằng gỗ dán cũng có khung và hai mặt ghép gỗ dán 3-5 lớp. Khi cửa đi có lắp kính thì khung và đố cánh cửa mặt hướng ra ngoài phải soi hèm dể lấp kính. Các hèm sâu 10 – 16 mm, rộng 8-12 mm. Mặt phía trong của cửa thường làm các gờ chỉ để giảm bớt khả năng che ánh sáng và tăng vẻ đẹp cho cửa. Dùng matit gắn hoặc nẹp gỗ để lắp kính vào cửa. Cửa còn phải thiết kế để tránh trong các trường hợp bê đồ đạc hay khuân vác đồ có thể di chuyển một cách dễ dàng hơn, cửa hẹp sẽ gây cản trở trong việc chuyển hay xử lý khi có các trường hợp xấu xảy ra. Kích thước cửa đi và cửa sổ là bộ phận vô cùng quan trọng nếu bạn lựa chọn cửa loại tốt thì nó sẽ tồn lại được lâu và ngược lại sẽ phải tốn công sức và tiền bạc để sửa sang do đó các kiến trúc sư luôn tư vấn cho các gia đình nên làm cửa đi bằng cửa gỗ hoặc hoặc kim loại, và cửa đi nội bộ (cửa phụ và cửa sổ) có thể làm bằng nhựa để đảm bảo an toàn. Nên thiết kế kích thước cửa đi và cửa sổ các cửa từ ngoài vào trong nhỏ dần theo dạng loa kèn là phù hợp. Lưu ý kích thước cửa đi và cửa sổ là điều quan trọng, một cửa ra vào phải tương đương vừa cỡ với căn nhà hay kích thước từng phòng. Và một cái cửa nhỏ thì không đủ chỗ cho khí tốt đi vào. Kích thước cửa nhà nếu thiết kế một cái cửa quá lớn và quá rộng ở trong nhà hay trong phòng khí tràn ngập vào phòng cho nên của cải vận khí sẽ thoát ra ngoài một cách dễ dàng dịp may có vào bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng không thể giữ được. Khi thiết kế nên tránh đặt ba cửa ra vào và cửa sổ nhiêu hơn nữa nối tiếp nhau nếu như vậy là sắp cửa thẳng hàng nó ảnh hưởng đến hoạt động trong gia đình. Cửa đi (hay cửa ra vào) còn được ví như là mồm miệng của cha mẹ, còn cửa sổ là tiếng nói của các con trong gia đình. Dưới đây là một số kích thước cửa đi và cửa sổ được dùng trong xây cất hoặc tu tạo nhà cửa, có tính tham khảo do một số nhà phong thủy kinh nghiệm lâu năm cung cấp: 1 .Kích thước cửa chính ở tầng trệt hay trên lầu + Cao: 2,30 – 2,52 – 2,72 – 2,92 (mét)  Cửa 1 cánh, cửa 2 cánh, cửa hậu hoặc cửa phụ: Trang 63
  5. + Cao: 2,10 – 2,30 – 2,52 – 2,72 (mét) + Rộng: 0,81 – 1,07 – 1,25 – 1,46 – 1,90 – 2,12 (mét)  Cửa thông phòng: cửa này thường không có cánh, có thể phủ rèm thưa, treo màn + Cao: 1,90 – 2,10 – 2,12 (mét) + Rộng: 0,80 – 1,06 – 1,22 (mét)  Cửa phòng ngủ của gia chủ + Cao: 1,90 – 2,10 – 2,30 (mét) + Rộng: 0,82 – 1,04 – 1,24 (mét)  Cửa phòng ngủ con trong tuổi còn đi học Cao: 1,90 – 2,10 – 2,30 (mét) + Rộng: 0,82 – 1,06 – 1,26 (mét)  Cửa phòng tắm và phòng vệ sinh + Cao: 1,90 – 2,10 – 2,30 (mét) + Rộng: 0,68 – 0,82 – 1,02 (mét)  Phòng con đã có việc làm và phòng khách vãng lai + Cao: 1,90 – 2,10 – 2,30 (mét) + Rộng: 0,85 – 1,05 – 1,2 (mét) Yêu cầu kích thước cửa đi và cửa sổ rất quan trọng đối với kết cấu cửa đi khuôn cửa đi bằng gỗ phải là gỗ cứng, khô, mộng liên kết kín, chắc chắn, không chêm. Khuôn cửa đi có thể có gờ (ngưỡng) hoặc không có gờ phía dưới (sát mặt nền, mặt sàn). Loại khuôn có gờ thường dùng cho cửa ngoài nhà. Ưu điểm của khuôn có gờ Các cửa đi trong nhà không nên làm gờ, lúc đó cánh cửa cách mặt nền, mặt sàn 6-10 mm. Khi cửa ngoài nhà có hành lang hoặc mái hắt thì cũng không cần có gờ. Kích thước cửa sổ là loại cửa cánh một lớp luôn mờ ra ngoài. Cửa sổ loại bản lề (trục quay) bên cạnh (theo chiều dứng) thông thường nhất. Trục quay có thể Trang 64
  6. nằm ngang: trên, dưới hoặc ở giữa. Nếu muốn đơn giản và rẻ tiền thì dùng chớp lật bằng kính. Nếu muốn khi mở không chiếm không gian thì làm cửa đẩy (thường là đẩy ngang). Khi thiết kế cửa sổ, ngoài việc đảm bảo tính bền chắc, tiện dùng, mỹ quan,… còn phải chú trọng đến các yêu cầu về thông gió, giữ nhiệt, cách nhiệt, cách âm, phòng mưa, che nắng, phòng cháy, an toàn,… và tất nhiên phải kinh tế. Các yêu cầu khi thiết kế của đi cũng cần được tham khảo khi thiết kế cửa sổ. Cửa sổ về phía Tây hoặc Tây- Nam nhất thiết phải có ô văng để che mưa che nắng. Trường hợp không gian hạn chế thì phải làm kết cấu che chắn hoặc nan chớp bê tông nhưng chú ý là không cản trở sự thông gió. Tốt nhất là lắp loại che nắng kiểu chớp nan thưa. Kích thước cửa đi và cửa sổ tương tự như khuôn cửa đi nhung thường nhỏ hơn và bốn phía có tiết diện như nhau. Hai bên thanh ngang thường nhô ra mỗi bên 110 mm để liên kết chắc khuôn vào tường. II. Cấu tạo các loại cửa đi : Cấu tạo cửa gồm 3 chi tiết cửa: Cánh cửa, Khung cửa, Nẹp cửa Thực tế hiện nay, khách hàng khi chọn mua cửa gỗ nhưng lại không nắm vững cấu tạo cửa. Điều đó sẽ là bất lợi trong quá trình lựa chọn bộ cửa chất lượng tốt, giá thành hợp lý cho gia đình. Cấu tạo cửa gỗ cơ bản sẽ gồm 3 chi tiết cửa là: cánh cửa, khung cửa (khuôn cửa) và nẹp cửa (phào cửa). Ngoài các chi tiết cửa kể trên, để hoàn thiện bộ cửa sẽ cần có thêm phụ kiện cửa là bản lề và khóa. 1.Chi tiết cửa gỗ: cánh cửa, khung cửa, nẹp cửa Cấu tạo cửa gỗ cơ bản sẽ gồm 3 chi tiết cửa sau: cánh cửa, khung cửa (khuôn cửa) và nẹp cửa (phào cửa). Hiểu được chức năng của từng chi tiết cửa giúp khách hàng đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất với điều kiện thực tế từng công trình. Trang 65
  7. Cấu tạo cửa gồm chi tiết cửa (khung cửa, nẹp cửa, cánh cửa) và phụ kiện cửa. 1. 1. Khung cửa (khuôn cửa) quyết định độ chắc chắn – Cấu tạo chi tiết cửa. Khung cửa, khuôn cửa hay khung bao cửa là tên gọi khác nhau của một chi tiết cửa. Trong cấu tạo cửa hoàn thiện, khuôn cửa là phần ốp trực tiếp với tường, có nhiệm vụ kết nối với cánh cửa thông qua bản lề. Tùy vào từng dòng cửa mà khung cửa (khuôn cửa) và tường được liên kết với nhau bằng vít, keo bọt … Khung cửa (khuôn cửa) là chi tiết cửa cực kỳ quan trọng, quyết định đến độ chính xác và tính vững chắc của toàn bộ cửa. Thực tế thì chức năng đóng mở của bộ cửa không nằm ở cánh cửa mà phụ thuộc chủ yếu vào khuôn cửa. Theo cách gọi ngày nay, khuôn cửa – khung cửa được chia làm 2 loại: khuôn đơn và khuôn kép. Khung đơn: có độ dày giao động 100mm – 140mm, thường được sử dụng cho cửa thông phòng như cửa nhà vệ sinh, cửa phòng ngủ. Khung kép: có độ dày giao động từ 200mm – 240mm, thường để lắp cho cửa ban công, cửa chính với mục đích bảo vệ an ninh cho căn nhà. Có một chi tiết cửa rất nhỏ được gắn ngay trên khuôn cửa đó chính là gioăng cao su. Gioăng cao su thường chỉ xuất hiện tại các dòng cửa cao cấp, có nhiệm vụ cách âm, giảm chấn động khi đóng mở cửa. 1.2. Cánh cửa định hướng trường phái nội thất – Chi tiết cấu tạo cửa. Nếu như khách hàng quan tâm đến độ vững chắc của khung cửa (khuôn cửa) thì tính thẩm mỹ lại là yếu tố đầu tiên khi cân nhắc chọn cánh cửa. Tùy thuộc vào trường phái nội thất mà cánh cửa được lựa chọn sao cho phù hợp với không gian chung. Có thể tạm thành 2 loại là cánh cửa cổ điển và cánh cửa hiện đại. Cánh cửa cổ điển: Trên cánh được trạm khắc các khối Pano hoặc gắn phào chỉ nổi với màu trắng chủ đạo. Điểm nhấn từ các chi tiết trạm khắc, đường cong trên cánh toát nên vẻ cổ kính, lộng lẫy, sang trọng. Cánh cửa cổ điển kết hợp với các đồ nội thất gợi cảm khác như đèn chùm, ghế tựa, tay vịn … sẽ tôn lên đẳng cấp cửa gia chủ. Cánh cửa hiện đại: Trái ngược với phong cách cổ điển với các khối Pano nồi lõm thì cánh cửa hiện đại lại chạy theo xu hướng phẳng. Nếu không muốn bộ cửa quá đơn điệu, gia chủ có thể tạo điểm nhấn thông qua việc gắn thêm các họa tiết như chỉ sơn, chỉ nhôm. Cơ bản, cấu tạo cửa hiện đại sẽ giảm bớt các chi tiết rườm rà, tối ưu không gian hơn. Cánh cửa phẳng kết hợp với không gian mở, đón nhiều ánh sáng tự nhiên, sử dụng các đồ nội thất với vật liệu, công nghệ mới, rất phù hợp với người trẻ năng động. Trang 66
  8. 1.3. Nẹp cửa (phào cửa) chứa đựng hàm lượng công nghệ – Cấu tạo chi tiết cửa. Sau cánh cửa, khung cửa (khuôn cửa) thì chi tiết cửa cuối cùng chính là nẹp cửa. Nẹp cửa còn có tên gọi khác là phào cửa, có nhiệm vụ che khuất các khe hở giữa khuôn cửa và tường. Có một số loại nẹp cửa (phào cửa) phổ biến hiện nay là nẹp phẳng, nẹp cong, nẹp tầng. 1.4.Cửa gỗ nhựa thiết kế nẹp cửa có chân cài thông minh Với các dòng cửa thế hệ mới như cửa gỗ composite hay như cửa gỗ công nghiệp cải tiến, nẹp cửa – phào cửa đã được thiết kế thêm chân cài vào khuôn. Do điều kiện thi công thực tế, rất khó để kiểm soát được độ dày tường của ô chờ cửa thật chính xác. Khi đó, nẹp chân cài có thể linh động điều chỉnh bám sát theo tường thực tế mà không để lộ khuyết điểm của tường. Ngoài ra, nẹp cửa có chân sẽ cài trực tiếp vào khuôn mà không cần dùng đinh, tăng tính thẩm mỹ cho bộ cửa hoàn thiện. Một số thế hệ cửa cũ, dù rất muốn nhưng không thể thiết kế được chân cài cho nẹp và khe cài tại khuôn do bị hạn chế vì công nghệ, điển hình là cửa nhựa ABS. Tuy chỉ là chi tiết cửa tưởng chừng không mấy quan trọng nhưng nẹp cửa (phào cửa) lại chứa đựng hàm lượng công nghệ rất lớn trong đó. 1.5..Phụ kiện cửa gỗ bắt buộc phải có trong cấu tạo cửa. 3 chi tiết cửa là cánh cửa, khung cửa (khuôn cửa), nẹp cửa (phào cửa) chưa thể cấu thành một bộ cửa được. Để hoàn thiện, chúng ta cần thêm tối thiểu 2 phụ kiện cửa đi kèm là bản lề và khóa cửa. Tùy thuộc vào độ nặng của cánh cửa mà khách hàng sẽ lựa chọn các loại bản lề phù hợp: bản lề lá, bản lề mẹ con, bản lề cối. Với khóa cửa, có thể chia thành 4 loại cơ bản sau: khóa tay nắm, khóa phân thể, khóa tay gạt và khóa điện tử. Các bạn nên lựa chọn khóa cửa theo chức năng của bộ cửa. Với các cửa thông phòng cho gia đình thì nên sử dụng khóa tay Trang 67
  9. nắm hoặc khóa phân thể. Còn khóa tay gạt và kháo điện tử sẽ ưu tiên sử dụng cho cửa chính, cửa công cộng. Ngoài khóa và bản lề, chúng ta có thể liệt kê một số phụ kiện khác không bắt buộc phải có trong cấu tạo cửa hoàn thiện là: tay co, mắt thần, hít cửa/ chốt cửa, chốt an toàn … Các bạn có thể xem chi tiết các phụ kiện cửa có mặt hiện nay trên thị trường tại bài: “Liệt kê các loại phụ kiện cửa gỗ và chức năng của từng loại” Chắc chắn rằng đối với những người không có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực nội thất thì không thể hiểu được cấu tạo của cửa gỗ tự nhiên là gì. Với mong muốn mang đến cho quý khách có được những hiểu biết nhất định về Cấu tạo của cửa gỗ tự nhiên để có thể biết chính xác được cửa gỗ này có đạt chất lượng, đầy đủ thành phần cấu tạo để thực hiện tốt nhất những công năng của nó. Vật liệu của cửa gỗ tự nhiên chính là gỗ tự nhiên. Quý khách hàng lưu ý tùy thuộc vào mỗi loại gỗ mà diện mạo vân gỗ, màu sắc cũng như chất lượng của cửa gỗ cũng khác nhau. Khi đã hoàn thiện được phần thô của cửa gỗ thì người thợ bắt tay vào việc lắp đặt cửa để đi vào hoạt động. Thông thường mọi cánh cửa cũng đều có những cấu tạo giống nhau, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo cửa gỗ tự nhiên hiện nay. Cấu tạo của cửa gỗ tự nhiên hiện nay Cửa gỗ tự nhiên bao gồm hai bộ phận chính đó là khuôn cửa và cánh cửa, ngoài ra còn có các bộ phận phụ khác. Với khuôn cửa được coi là bộ phận cố định, cánh cửa là bộ phận di động, linh hoạt. Trang 68
  10. Khuôn cửa gỗ tự nhiên Khuôn cửa gỗ chính là phần khuôn bao xung quanh cánh cửa được tiếp giáp giữa toàn bộ cửa với vách tường. Khuôn cửa đóng vai trò quan trọng trong việc cố định cánh cửa sao cho chắc chắn nhất. Không sai chút nào khi nói đây là một bộ phận vô cùng quan trọng của một cánh cửa gỗ. Nó chính là nơi gắn kết bản lề liên kết giúp cửa mở đóng, hay giúp cánh cửa có thể quay quanh trục. Khuôn cửa gỗ tự nhiên được chia ra bao gồm khuôn đơn, khuôn kép. Người ta hay sử dụng cửa gỗ thông phòng hay cửa gỗ vệ sinh chỉ dùng khuôn đơn. Đối với thiết kế cửa 4 cánh, cửa 2 cánh để làm cửa chính, cửa đại sảnh thì người ta dùng khuôn đôi hay còn gọi là khuôn kép. Theo các kiến trúc sư trong nghề đánh giá khuôn cửa chính là bộ phận có ý nghĩa lớn để quyết định giá trị của sản phẩm cửa gỗ tự nhiên nói chung. Khuôn cửa định hình khung hình bao quanh cửa cho ngôi nhà cửa bạn, đồng thời còn mang được tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra khuôn cửa còn giúp cho tuổi thọ của cửa gỗ kéo dài hơn. Trang 69
  11. Cấu tạo của cánh cửa gỗ ấu tạo của cánh cửa gồm hai bộ phận quan trọng đó chính là khung cánh và phần che bịt. Phần khung cánh cửa gỗ tự nhiên: Khung cánh cửa gỗ tự nhiên được làm bằng gỗ tự nhiên. Với chiều dày các thanh gỗ làm khung cửa có độ dày lý tưởng là 40, còn bản rộng của khung cửa thì các kiến trúc sư sẽ thiết kế tùy thuộc vào hình thức cũng như độ rộng của cửa nhà bạn. Phần che bịt: Căn cứ vào thiết kế, sở thích của quý khách hàng mà phần che bịt này cũng được thiết kế theo đúng ý muốn của gia chủ. Có thể là cửa gỗ tự nhiên kết hợp với kính, pano bằng ván gỗ ghép tạo tính thẩm mỹ. Phần che bịt này thường được lồng vào khung cửa một khoảng cách là 15, trừ lại một khe từ 2 cho đến 3mm để giúp cho gỗ tự nhiên dãn nở vì nhiệt. Cấu tạo của cửa gỗ tự nhiên có các phụ kiện đi kèm Để có thể cấu thành một cánh cửa hoàn chỉnh thì dĩ nhiên phải có rất nhiều bộ phận hợp thành. Ngoài các bộ phận chính ra thì một cánh cửa gỗ tự nhiên cũng có các phụ kiện đi kèm Bộ phận đóng mở cửa Trang 70
  12. Bản lề: Bản lề chính là một phụ kiện liên kết giữa cánh cửa và khuôn cửa, đóng vai trò vận hành đóng mở cánh cửa một cách dễ dàng nhất. Trên thị trường hiện nay thì có 3 loại bản lề thường dùng dưới đây: – Bản lề cối được dùng cho cửa có khuôn. – Bản lề gông thông thường được sử dụng cho cửa không khuôn. – Bản lề bật lại dùng vô cùng hợp lý cho cửa mở hai chiều. Các bộ phận khác giúp người dùng đóng mở cửa Bộ phận tay chống hoặc kéo: dùng cho cửa sổ mở có trục quay ngang thường được đặt ở thang ngang trên hoặc thanh ngang dưới của khung cánh cửa. Chốt quay: Bộ phận này dùng cho cửa sổ lật có trục quay ngang có vị trí ở giữa cánh, trên hai thanh đứng bên của khung cánh cửa. Hoặc cũng có thể cho cửa mở có trục quay đứng, đặt ở giữa cánh, trên thanh ngang trên và dưới của khung cánh cửa. Bánh xe: Bánh xe giúp cho cửa gỗ tự nhiên thiết kế theo kiểu đẩy trượt, đẩy xếp. Bộ phận liên kết của cánh cửa Êke và T: Đối với bộ phận dùng để củng cố cánh cửa, giữ cho khung cánh cửa luôn vuông góc, không biến dạng, chệch vị trí. Bật sắt: Được biết đến là bộ phần có vai trò liên kết cũng như ổn định khuôn cửa vào tường nhà. Đinh vít: Có tác dụng liên kết các loại phụ kiện vào khuôn và khung cánh cửa. Bộ phận then khóa cửa gỗ tự nhiên Crêmôn hoặc then cài, khóa chính là một trong những bộ phận then khóa cửa để giúp cố định cánh cửa ở một vị trí. Trang 71
  13. Bộ phận bảo vệ Tay nắm chính là một bộ phận bảo vệ cánh cửa có tác dụng đóng, mở cửa dễ dàng nhất. Ngoài ra còn có móc gió và chặn cánh để cố định cánh cửa ở vị trí mở cửa. Căn cứ vào từng thiết kế cửa mà có những cánh bảo vệ cánh cửa khác nhau. Cấu tạo Cửa nhôm kính Để giúp những ai chưa hiểu rõ về cấu tạo cửa nhôm kính trong bài viết này Cửa Trường Thịnh xin chia sẻ những thông tin chi tiết về cấu tạo cửa nhôm kính. Ngày nay cửa nhôm kính được ứng dụng rất phổ biến trong nhiều không gian khác nhau từ văn phòng, nhà ở cho đến các công trình dân dụngCấu tạo cửa nhôm kính gồm những gì? Cấu tạo cửa nhôm kính bao gồm thanh nhôm định hình, gioăng cao su, kính và hệ phụ kiện kim khí đồng bộ. Cửa nhôm kính ngày nay được sử dụng nhiều cho công trình từ nhà dân cho đến các công trình xây dựng. Vậy tại sao là cửa nhôm mà còn có thêm kính nữa? Có lẻ đây là vấn đề nhiều người tò mò, thực chất thì nó có tên như vậy chính là đây được thiết kế từ 2 nguyên liệu là nhôm và kính. 2.2.Phần nhôm: Được làm khung cửa nên mẫu cửa nhôm kính rất bền vững, nguyên liệu nhẹ hơn so với các chất liệu khác và đặc biệt là rất dễ kéo qua kéo lại, không cần phải dùng lực như nhiều loại cửa khác. Ngoài chất liệu hợp kim nhôm ra, phần nhôm có thể mạ hoặc sơn tĩnh điện một phần bảo về khung nhôm tránh những tác nhân thời tiết, một phần tạo thêm tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm.Sản phẩm được cấu tạo bởi thanh nhôm profile, phụ kiện kim khí, kính ( kính dán an toàn, kính hộp, kính bán cường lực,…). Trên thực tế, cửa nhôm kính có tiêu chuẩn nhất định, một profile của cửa nhôm kính giả gỗ tốt, nó phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia như độ dày, cường độ và mạng ôxi hóa phụ trên bề mặt. 2,3. Phần kính: Là phần trung tâm của cánh cửa, tùy vào thiết kế và sở thích của mỗi người mà lắp nhiều mẫu kính khác nhau, như kính trắng, kính phản quang, kính màu, kính cường lực… Với việc sử dụng độ dày kính khác nhau từ 2 đến 12 mm thông thường được sử dụng nhiều là kính 4 đến 6mm. Với các trường hợp khác nhau cụ thể mà dùng các loại kích độ dày khác nhau. Trang 72
  14. 3. Cửa sắt kính cường lực 4 cánh và ưu điểm khi sử dụng của nó Trong thiế t kế xây dưṇ g các công trình nhà ở cửa đi là bô ̣ phâ ̣n rấ t cầ n đươ ̣c quan tâm và đầ u tư kỹ lưỡng. Cánh cửa tốt không chỉ đem lại vẻ đẹp thẩm mĩ cho căn nhà mà còn đảm bảo cho ngôi nhà của bạn. Cửa sắt kı́nh cường lực 4 cánh là sản phẩ m giá rẻ nhưng chấ t lươ ̣ng bậc nhất hiê ̣n nay, đáp ứng đầ y đủ nhu cầ u về thẩ m mỹ và an toàn cho các công trı̀nh thi công. 3.1. Cấu tạo của cửa sắt kính cường lực 4 cánh – Về cơ bản, cửa sắ t 4 cánh cũng như các loại cửa sắ t khác đề u được làm bằ ng chất liệu sắt hộp, có ưu điể m dễ gia công, đô ̣ cứng cáp tốt, chiụ đươ ̣c lư ̣c tác động mạnh, độ bền cao, không bắ t lửa bởi nhiệt đô ̣ nóng chảy của sắ t lên đế n gầ n 1600 độ C và có khả năng chố ng cho ̣i với các điề u kiê ̣n thời tiế t khắ c nghiê ̣t bên ngoài. 3.2. Phần khuân bao cửa kính sắt cường lực 4 cánh – Khuôn bao cửa kính khung sắt đó là các khung sắt hộp bằng inox có kích thước 30×60; 40×80; 60×120…được cắt mòi sau đó ghép lại với nhau để tạo thành khuôn bao cửa – khung cửa. – Độ dày của các hộp sắt này từ 1.2mm; 1.4mm; 1.5mm… – Sau khi đã hoàn thiện khung cửa kính cường lực đối với sắt hộp người ta thường mạ một lớp mạ kẽm rồi đem đi sơn tĩnh điện theo màu sắc thiết kế: khung sắt cửa kính màu đen; khung sắt cửa kính màu trắng; khung sắt cửa kính màu kem…hoặc mà theo yêu cầu của khách hàng. 3.3.Phần kính cường lực của cửa sắt kính cường lực 4 cánh – Phần kính cường lực trong cửa kính khung sắt cũng có cầu tạo tương tự như các mẫu kính cường lực thông thường sẽ có độ dày khoảng từ 10mm 12mm 15mm… – Màu sắc dùng làm cửa kính cường lực phổ biến là màu trắng trong vì làm tăng khả năng lấy sáng và không che mất không gian, tầm nhìn trong của ngôi nhà. – Một số thương hiệu kính cường lực nổi tiếng như: Nhà máy kính Hải Long; Nhà máy kính Á Châu; Nhà máy kính Hồng Phúc. – Một loại cửa kính khung sắt rất được quý khách hàng tin dùng đó là cửa khung sắt kính dán an toàn, vách khung sắt kính dán an toàn, khung inox kính dán an toàn. Vì sao kính dán an toàn được sử dụng cho cửa kính khung sắt vì Trang 73
  15. kính dán an toàn nhẹ, chịu được lực va đập lại an toàn khi có sự cố như vỡ. Chiều dày kính dán an toàn 6.38mm 8.38mm đôi khi là 10.38mm 12.38mm. 3.4.Phần phụ kiện đi kèm kính cường lực khung sắt 4 cánh Đối với loại cửa kính cường lực làm khung sắt hoặc khung inox đa phần là cửa đẩy kính cường lực do đó phụ kiện của chúng bao gồm: – Bản lề sàn (Bản lề thủy lực) – Ngõng trên chế, ngõng dưới – Kẹp kính – Tay lắm – Khóa sàn Ngoài sử dụng phụ kiện là bản lề thủy lực, cửa kính khung sắt – inox có thể sử dụng bản lề cối kết hợp tay co thủy lực đáp ứng nhu cầu sử dụng kính đa dạng. 3.4.. Những ưu điểm khi sử dụng cửa sắt kính cường lực 4 cánh Kính cường lực khung sắt 4 cánh là một thiết bị nội thất tuyệt vời cho căn nhà của bạn. Sử dụng kính này cho căn nhà sẽ đem đến những lợi ích sau: – Mang đến cho ngôi nhà của bạn một không gian hiện đai, tiện nghi và tận dụng tối đa các khoảng không gian. – Tăng tính an toàn, tăng cứng cho cửa kính cường lực. – Phối được màu kính theo ngôi nhà từ đó làm cửa kính cường lực theo phong thủy. . Những điểm nổi bật của cửa kính thủy lực khung sắt 4 cánh Thiết kế được nhiều kiểu dáng, mẫu mã đa dạng theo yêu cầu luôn đem lại nhiều sự lựa chọn cũng như phù hợp với không gian của mọi nhà. Làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho không gian nhà bạn khi sử dụng cửa kính cường lực khung sắt Chức năng hoạt động tiện lợi nhờ sử dụng bản lề thủy lực giúp cho cửa luôn đóng khép lại, tạo không gian yên tĩnh giống các cửa kính cường lực. Độ bền cao trong quá trình sử dụng, dễ lắp đặt, căn chỉnh cho mọi người, lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên vào nhà nhờ kính cường lực. Cửa kính cường lực khung sắt rất linh hoạt có thể đóng mở được 2 chiều vào trong hoặc ra ngoài để phù hợp với không gian nhà bạn. Trang 74
  16. An toàn cao, giá thành rẻ cho mọi người khi sử dụng cửa kính cường lực khung sắt. III.Cấu tạo cửa sổ 1. Cửa sổ gỗ kính và những ưu điểm của cửa sổ gỗ kính Cửa sổ gỗ kính là mẫu cửa sổ được thiết kế có sự kết hợp hài hòa giữa khung gỗ truyền thống và tấm kính cường lực hiện đại đang được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên vẫn còn những băn khoăn rằng cấu tạo cửa sổ gỗ kính không chắc chắn và không đảm bảo nên vẫn nhiều người ưa chuộng gỗ tự nhiên hơn. Dựa trên những yêu cầu của khách hàng chúng tôi sẽ đưa ra những ưu điểm và giới thiệu đặc điểm của cửa sổ gỗ kính. 1. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo cửa sổ gỗ kính, chúng ta tìm hiểu cấu tạo cửa sổ chung Cấu tạo cửa sổ cũng như cửa sổ gỗ kính khá đơn giản nên dễ dàng lắp đặt Cửa sổ được cấu tạo bởi 2 bộ phận chính gồm: Trang 75
  17. - Khuôn cửa là bộ phận cố định. - Cánh cửa là bộ phận di động và các phụ kiện. Chi tiết cấu tạo cửa sổ gỗ kính và hướng dẫn liên kết khuôn cửa và cánh cửa a. Khuôn cửa: Vật liệu làm khuôn cửa có thể là bằng gỗ, thép nhôm, chất dẻo, bê tông cốt thép hoặc không khuôn. Trong cấu tạo cửa sổ gỗ kính nói riêng và cửa sổ nói chung, mỗi khuôn cửa gồm có 2 thanh đứng, thanh ngang trên và thanh ngang dưới, khi cửa có chiều cao khá lớn, cần bố trí cửa thông hơi hoặc lấy ánh sáng thì thêm thanh ngang giữa. Trang 76
  18. Cấu tạo cửa sổ gỗ kính bộ phận tiếp giáp giữa khuôn cửa và bệ cửa sổ b. Cánh cửa Bao gồm thành phần khung cửa cánh và bộ phận trám kín khoảng trống giữa khung có thể bằng kính (thủy tinh), nan chớp (lá sách), pano bằng ván gỗ ghép, gỗ dán, lưới thép mắt cáo, lưới ngăn ruồi muỗi. Tên gọi của cửa thường căn cứ vào vật liệu và kiểu cách cấu tạo của thành phần tram lấp này. Dựa vào cấu tạo cửa sổ gỗ kính chính xác, nếu kích thước của cánh cửa quá lớn, có thể bố trí thêm những đố ngang, đố dọc ở khoảng giữa của khung. Vật liệu để làm cánh cửa nói chung, có thể bằng gỗ, thép nhôm, chất dẻo. c. Phụ kiện Bao gồm các thành phần để liên kết ổn định và bảo vệ khuôn, khung cánh như bản lề, then cài, khóa, eke… 2.1. Cấu tạo cửa sổ gỗ kính - Khuôn cửa sổ gỗ kính b. Hình thức Cấu tạo cửa sổ gỗ kính với chi tiết khuôn cửa sổ đơn giản Trang 77
  19. Tiết diện của các các thành phần cấu tạo khuôn cửa thường có hình đa giác lồi lõm. Gờ lõm có tác dụng khi cửa đóng sẽ ngăn chặn không không cho gió, nước mưa thấm lọt vào bên trong nhà. Bề sâu của phần lõm vào khoảng 10÷15mm. Bề rộng sẽ do chiều dày của khung cánh cửa quyết định. - Kích thước tiết diện các thành phần của khung cửa nói chung thống nhất bằng nhau nhưng không do tính toán quyết định thường được chọn theo kinh nghiệm và sự thích dụng của mỗi trường hợp. Có thể nói đối với cấu tạo cửa sổ gỗ kính và với tính thích dụng, kích thước tiết diện này có thể chọn: + Cửa 1 lớp: 60 x 80, 80 x 80 (mm) + Cửa 1 lớp: 60 x 120, 80 x 120, 80 x 140, 60 x 160 (mm) Xem ngay: Tổng hợp các mẫu nhà 3 tầng hiện đại đẹp và sang trọng nhất hiện nay c. Liên kết khuôn cửa vào tường Liên kết khuôn cửa vào tường cần có những phụ kiện cơ bản để thi công Trong cấu tạo cửa sổ gỗ kính, tùy thuộc kết cấu chịu lực của tường vách mà kiểu cách liên kết được chọn cho thích hợp, giải pháp được giới thiệu ở đây là liên kết khuôn vào tường xây. Có 2 phương pháp tùy theo trình tự thi công, do đó cấu tạo có khác nhau với ưu khuyết điểm của nó. - Dựng khuôn cửa trước khi xây lỗ cửa: Trang 78
  20. Khi xây tường đến bệ cửa sổ thì dựng khuôn cửa vào vị trí, sau đó sẽ tiếp tục xây. Thanh ngang trên và thanh ngang dưới khuôn cửa đều nhô ra 2 bên một khoảng bằng ½ viên gạch (11cm) và ở 2 bên thanh đứng cửa khuôn, cách khoảng 30 ÷ 50cm có gắn các viên các viên gạch gỗ hoặc thép tròn đuôi cá, bật thép đặt xiên vào tim tường để liên kết chặt khuôn vào tường. Đối với đặc điểm cấu tạo cửa sổ gỗ kính, kiểu cách này có ưu điểm là liên kết giữa khuôn và tường chặt sít bền vững. Nhưng vì khuôn cửa được dựng trước nên ảnh hưởng đến tốc độ thi công xây tường. Để khắc phục , có thể áp dụng khuôn ghép 2 lớp. - Xây lỗ cửa trước, lắp khuôn cửa sau: Khi xây tường chừa lại lỗ cửa sổ với mép tường ở 2 bên lỗ cửa cách khoảng 10 lớp xây lại chôn 1 viên gạch gỗ bằng ½ viên gạch thật đã được tẩm thuốc chống mục (mỗi thanh đứng có ít nhất 2 viên gạch lỗ). Để dễ dàng lâp khuôn cửa, lỗ cửa phải được chừa rộng hơn khuôn để có khe hở giữa khuôn cửa và tường, đảm bảo chống thấm tốt, đồng thời kết hợp mỹ quan bằng cách đóng nẹp gỗ che phủ. d. Cấu tạo cửa sổ gỗ kính - Cánh cửa - Hình thức : Tiết diện của các thành phần cấu tạo khung cánh cửa là những đa giác lồi lõm với những gờ lõm để lắp kính sâu 10 -15mm và rộng 5 – 8 – 12mm. Mặt trong của cửa thường được làm gờ chỉ có mặt dốc để giảm bớt khả năng che ánh sáng cùng cảm giác thô của cửa. Tìm hiểu cấu tạo cửa sổ gỗ kính sâu mới thấy kích thước của tiết diện khung cánh (đố cửa) thường dày 40÷50mm, rộng 80, 120mm. Cấu tạo cửa sổ gỗ kính chi tiết lắp kính vào cửa - Lắp kính: Thông thường dùng kính dày 5mm, khi kích thước ô kính tương đối có thể dùng kính dày 5 ÷ 8mm. Cố định kính vào khung cánh có 2 cách: + Dùng đinh để cố định kính, sau đó dùng matit phủ chặn. + Dùng nẹp gỗ và đinh để cố định kính. - Khe tiếp giáp giữa 2 cánh là khoảng không gian quan trọng của cấu tạo cửa sổ gỗ kính: Các thanh đứng của khung cánh cửa, dọc theo khe được cấu tạo theo hình lồi lõm chữ Z hoặc đóng nẹp để che ngăn chặn không cho gió, mưa tạt vào trong nhà. Cần chú ý chọn phương hướng của khe và làm dốc để đóng mở cửa được dễ dàng. Trang 79
nguon tai.lieu . vn