Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH Cấu tạo kiến trúc NGHỀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG Trình độ trung cấp/cao đẳng (Ban hành theo quyết định số: 568 /QĐ – CĐN ngày 21 tháng 5 năm 2018 của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề An Giang) Năm 2018
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Đọc và vẽ được bản vẽ kỹ thuật xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam qui định là rất quan trọng trong ngành xây dựng. Do đó môn Cấu Tạo Kiến Trúc là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng (hệ Cao đẳng nghề) của trường Cao đẳng nghề An Giang. Chương trình môn học Cấu Tạo Kiến Trúc 60 tiết mang tính đặc trưng của môn học thực hành nên trong quá trình học tập người học phải nắm vững các cấu tạo từng bộ phận của công trình từ móng đến mái. Cuốn giáo trình này gồm 7 chương: - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cấu tạo kiến trúc. - Chương 2: Cấu tạo nền móng, hè rãnh, tam cấp. - Chương 3: Cấu tạo tường, cột. sàn - Chương 4: Cấu tạo cầu thang. - Chương 5: Cấu tạo mái. - Chương 6: Cấu tạo các bộ phận khác. Tôi xin chân thành cám ơn các giáo viên trong Khoa xây dựng đã quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình biên soạn tài liệu này. Tuy nhiên có thể không tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và người đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. An Giang, ngày tháng năm 2018 Chủ biên: Lý Nguyên Phương Nguyễn Thị Kim Dung Trang 1
  3. MỤC LỤC Lời giới thiệu 1 Mục lục 2 CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CẤU TẠO KIẾN TRÚC 3 I. Khái niệm chung II. Khái niệm về kết cấu chịu lực của nhà dân dụng. Câu hỏi ôn tập. CHƯƠNG 2: CẤU TẠO NỀN MÓNG, HÈ RÃNH,TAM CẤP 8 I. Cấu tạo nền móng, móng. II. Cấu tạo nền – hè rãnh – tam cấp. Câu hỏi ôn tập. III.Bài tập. CHƯƠNG 3: CẤU TẠO TƯỜNG, CỘT, SÀN 34 I. Cấu tạo tường. II. Cấu tạo cột III. Cấu tạo sàn Câu hỏi ôn tập. IV.Bài tập. CHƯƠNG 4 : CẤU TẠO CỬA SỔ - CỬA ĐI I. Khái niệm- phân loại - Các qui định về cửa 1. Khái niệm II. Cấu tạo các loại cửa đi III. Cấu tạo các loại cửa sổ IV. Bài tập CHƯƠNG 5: CẤU TẠO CẦU THANG 57 I. Định nghĩa – phân loại – yêu cầu. II. Các qui định về cầu thang. 1. Cấu tạo cầu thang bê tông cốt thép 2. Trình tự thiết kế cầu thang hai đợt ngoặt Câu hỏi ôn tập. III, Bài tập. CHƯƠNG 6: CẤU TẠO MÁI 74 I. Định nghĩa – yêu cầu – phân loại. II. Cấu tạo mái dốc. III. Cấu tạo mái bằng. IV. Bài tập Câu hỏi ôn tập. Trang 2
  4. CHƯƠNG 7: CẤU TẠO CÁC BỘ PHẬN KHÁC 100 I. Cấu tạo sàn khu phụ (Sàn khu vệ sinh) II. Cấu tạo sàn hành lang, lôgia, ban công. III. Cấu tạo hầm tự hoại. Câu hỏi ôn tập. IV.Bài tập. Kiểm tra Tài liệu tham khảo 110 Trang 3
  5. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CẤU TẠO KIẾN TRÚC Mục tiêu: - Nêu được các bộ phận chính của nhà dân dụng; - Phân biệt được kết cấu chịu lực của nhà dân dụng; - Hình thành tính tư duy cho học sinh. Nội dung: I. Khái niệm chung. 1. Phương châm thiết kế. Thiết kế cấu tạo liên quan chặt chẽ với thiết kế kiến trúc một công trình, giúp cho công trình kiến trúc đảm bảo tốt các yêu cầu về công năng, kỹ thuật, nghệ thuật, xã hội. Vì vậy khi thiết kế cấu tạo kiến trúc cho một ngôi nhà phải nắm vững phương châm sau: “Thích dụng – Bền vững – Kinh tế – Mỹ quan”. * Thích dụng: Thỏa mãn yêu cầu đối với chức năng sử dụng của từng bộ phận và toàn bộ công trình. Ví dụ: Mái nhà và tường bao che bên ngoài phải che được mưa, nắng, gió, bụi cho nhà; cửa sổ thông gió, chiếu sáng tốt cho không gian trong nhà … * Bền vững: Thỏa mãn yêu cầu về sự ổn định, bền lâu của các bộ phận và toàn bộ công trình trong quá trình sử dụng. Ví dụ: Mái nhà phải được liên kết chắc chắn với các bộ phận chịu lực phía dưới, không dột, không bị tốc mái khi có gió lớn; cửa sổ khi mở ra đóng vào thuận tiện không rơi, gãy … * Kinh tế: Chọn lựa giải pháp cấu tạo, vật liệu cấu tạo hợp lý, đảm bảo dễ thi công, tiết kiệm. * Mỹ quan: Đảm bảo thỏa mãn yêu cầu về cái đẹp đối với từng bộ phận cũng như toàn bộ công trình từ màu sắc, hình dáng, kích thước, tỷ lệ … nhằm tạo nên một công trình kiến trúc có tính mỹ thuật cao. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn giải pháp cấu tạo kiến trúc. Muốn lựa chọn được giải pháp cấu tạo tốt, ngoài việc nghiên cứu kỹ về yêu cầu sử dụng của từng bộ phận cũng như toàn bộ ngôi nhà, còn cần phải chú ý tới các yếu tố khác từ bên ngoài ảnh hưởng đến ngôi nhà. Cụ thể: a) Ảnh hưởng của thiên nhiên: - Mưa: Dễ làm cho nhà thấm, dột, mốc, vật liệu bị mục nát. Cho nên phải đưa ra giải pháp tốt, hợp lý để chống thấm, chống ẩm, chống dột cho mái và tường ngoài… - Nắng: Bức xạ của mặt trời sẽ làm cho nhiệt độ trong nhà thay đổi lớn ảnh hưởng đến độ bền của các vật liệu và sinh hoạt của con người … Cho nên phải có giải pháp chống nứt nẻ, cong vênh cho vật liệu. Giữ nhiệt, cách nhiệt cho tường, mái, thông gió tốt cho nhà. - Gió, bão: Ở vùng có bão lớn phải có biện pháp chống võng tường, cột, tốc mái nhà, chống lực xô ngang nhà. - Nước ngầm: Là một tác nhân phá hoại công trình từ phía dưới cho nên phải có biện pháp chống thấm bảo vệ cho móng, tường móng và tường hầm. Trang 4
  6. - Côn trùng: Đối với nhà sử dụng vật liệu gỗ, giấy … cần có biện pháp chống mối, mọt. b) Các yếu tố nhân tạo: Qua sử dụng công trình cũng như qua sinh hoạt thường nhật, con người cũng tạo ra nhiều yếu tố làm phương hại đến kết cấu công trình cũng như chất lượng sử dụng công trình ở những mức độ khác nhau, cụ thể: - Tiếng ồn: Phát sinh do sản xuất, do sinh hoạt … phải được ngăn chặn bằng giải pháp cách âm cho tường, sàn, mái. - Tải trọng, chấn động: Bao gồm trọng lượng bản thân công trình do kết cấu, vật liệu xây dựng gây ra (tải trọng tĩnh), và trọng lượng do con người, thiết bị gây ra trong quá trình khai thác sử dụng (tải trọng động). Khi lựa chọn vật liệu, hình thức liên kết…. cần chú trọng đến các tải trọng đó cũng như các chấn động do giao thông và sản xuất gây ra để đảm bảo tính ổn định bền lâu cho công trình (kết cấu của toàn bộ ngôi nhà) - Va chạm, mài mòn: Phát sinh chủ yếu do sinh hoạt, sản xuất. Phải lựa chọn các loại vật liệu có khả năng chống mài mòn tốt cho mặt nền, mặt sàn, mặt bậc thang…. - Hỏa hoạn: Đây là một trong những yếu tố phổ biến mà con người thường gây ra cho công trình và tác hại là rất lớn cho nên phải lựa chọn vật liệu khó cháy, không cháy cho các kết cấu của công trình phù hợp yêu cầu phòng hỏa. Phải đảm bảo tốt các quy định thoát hiểm khi có hỏa hoạn (cửa, vị trí cầu thang, chiều rộng và chiều dài hành lang,…) 3. Các bộ phận chính của nhà và tác dụng của nó. (Hình 1.1) a) Móng. Là cấu kiện ở dưới đất, chịu toàn bộ tải trọng nhà và truyền tải trọng này xuống nền. Ngoài yêu cầu ổn định, bền chắc, móng còn có khả năng chống thấm, chống ẩm và chống ăn mòn. b) Tường và cột. Tường có tác dụng chủ yếu là phân nhà thành các gian, còn là kết cấu bao che và chịu lực của nhà. Tường và cột chịu tác dụng của sàn mái, do đó phải có độ cứng lớn, cường độ cao, bền chắc và ổn định. Tường ngoài phải có khả năng chống được tác dụng của thiên nhiên, cách âm, cách nhiệt nhất định. c) Sàn gác. Được cấu tạo bởi hệ dầm và bản chịu tải trọng của người, trọng lượng các dụng cụ, thiết bị. Sàn gác tựa lên tường hay cột thông qua dầm. Phải có độ cứng lớn, kiên cố bền lâu và cách âm. Mặt sàn phải có khả năng chống mài mòn, không sinh bụi, dễ làm vệ sinh, hệ số hút nhiệt nhỏ, chống thấm và phòng hỏa. d) Mái. Là bộ phận nằm ngang hoặc nghiêng theo chiều nước chảy, được cấu tạo bởi hệ dầm và bản hoặc chất lợp. Kết cấu của mái phải đảm bảo được bền lâu, không thấm nước, thoát nước nhanh và cách nhiệt cao. e) Cửa sổ, cửa đi. Trang 5
  7. Cửa sổ và cửa đi dùng để thông gió và lấy ánh sáng hoặc ngăn cách, ngoài ra cửa đi còn có tác dụng giao thông. Do đó diện tích và hình dáng cửa phải thỏa mãn các yêu cầu trên. Thiết kế cấu tạo cửa chú ý phòng mưa gió, vệ sinh thuận tiện. Một số công trình còn có yêu cầu cửa phải cách âm, cách nhiệt và phòng hỏa. f) Cầu thang. Là bộ phận nằm ngang được đặt nghiêng để tạo phương tiện giao thông theo chiều thẳng đứng. Yêu cầu cấu tạo phải bền vững, đi lại dễ dàng, thoải mái và an tòan. g) Các bộ phận khác. Ban công, ô văng, máng nước, lôgia, ... tùy theo vị trí. (Hình 1.1) 4. Phân loại nhà theo vật liệu. Vật liệu xây dựng hiện có: Gỗ, gạch, đá, xi măng, thép, cát, bê tông, bê tông cốt thép,… Tùy theo vật liệu làm kết cấu chịu lực chính của nhà có thể phân thành: Kết cấu gỗ, kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép và kết cấu hổn hợp. a) Kết cấu gỗ. Thường dùng cột gỗ, dầm gỗ, sàn gỗ và hệ thống kết cấu mái bằng gỗ, thường có tác dụng bao che và ngăn cách. Loại này tính cứng, tính bền lâu kém, tốn nhiều gỗ nên chỉ dùng ở những nơi có nhiều gỗ hoặc ở nông thôn. b) Kết cấu bê tông cốt thép. Hệ thống chịu lực chính của nhà: Dầm, cột, sàn, mái làm bằng bê tông cốt thép, tường không chịu lực chỉ có tác dụng bao che. Hình thức kết cấu này tốn nhiều thép và xi măng, giá thành cao. Do đó chỉ thích dụng với nhà công cộng, nhà nhiều tầng. Trang 6
  8. c) Kết cấu thép. Hệ thống chịu lực chính của nhà là cột thép, dầm thép, vì kèo thép, tường và sàn làm bằng vật liệu khác. Kết cấu này trọng lượng nhẹ, khả năng chịu lực cao, bền lâu nhưng tốn nhiều thép. Trong nhà dân dụng ít dùng loại kết cấu này. d) Kết cấu hổn hợp. * Kết cấu gạch – gỗ: Vì kèo gỗ, sàn gỗ. Tường gạch hoặc cột gạch chịu lực. So với kết cấu gỗ thì loại này cứng và bền hơn, nhưng so với kết cấu khác thì tính cứng và tính bền lâu vẫn còn kém do đó cũng ít dùng hoặc chỉ dùng cho nhà 1 tầng. * Kết cấu bê tông – gạch: Sàn mái làm bằng bê tông cốt thép, tường bằng gạch. Loại kết cấu này kiên cố, bền chắc, phòng hỏa, phòng ẩm tương đối tốt. So với kết cấu bê tông cốt thép giá thành rẻ hơn, tiết kiệm được xi măng và thép. Đây là kết cấu được sử dụng nhiều. * Kết cấu bê tông cốt thép – thép: Mái, dàn bằng thép; cột, dầm bằng bê tông cốt thép. Loại kết cấu này kiên cố, bền chắc, chịu được nhiệt độ cao, thuận tiện cho việc công nghiệp hóa. Dùng nhiều cho các công trình công nghiệp, nhà có nhiều chấn động lớn. II. Khái niệm về kết cấu chịu lực của nhà dân dụng. 1. Yêu cầu về kết cấu chịu lực. - Hợp lý về phương diện chịu lực: Tùy từng lọai công trình mà chọn vật liệu và hình thức kết cấu, bảo đảm công trình ổn định và bền chắc. - Dễ thi công: Tùy từng nơi, khả năng trang thiết bị, điều kiện thi công mà chọn kết cấu chịu lực cho phù hợp, đảm bảo thi công dễ dàng, đúng chất lượng yêu cầu. - Bảo đảm giá thành: Phù hợp các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đã đề ra. - Đảm bảo khả năng giữ nhiệt, cách nhiệt, chống cháy, cách âm, chống chấn động, chống lún, chống thấm, chống dột, chống ẩm, chống ăn mòn, mối mọt, .... - Kiểu cách cấu tạo đơn giản, vật liệu xây dựng thích hợp. - Bộ phận và cấu kiện sử dụng đa năng, đa dạng, tạo hình phong phú. - Trọng lượng cấu kiện phù hợp với điều kiện thi công và chịu tải của nền móng. 2. Hệ thống kết cấu khung chịu lực. (Hình 1.2) a) Khung không hòan tòan. Trong công trình có gian tương đối rộng, mặt bằng phân chia không theo qui tắc nhất định. Có thể dùng tường ngòai kết hợp với tường trong hoặc cột chịu lực. Mặt bằng bố trí tương đối linh họat nhưng tốn nhiều vật liệu, liên kết giữa tường với dầm phức tạp. Ở vùng đất yếu dễ sinh ra hiện tượng tường và cột lún không đều. b) Khung hòan tòan. Kết cấu chịu lực là dầm cột, tường là kết cấu bao che. Vật liệu làm khung thường dùng bê tông cốt thép. c) Hệ thống kết cấu không gian. (Hình 1.3) Trang 7
  9. Thường sử dụng cho những loại nhà có yêu cầu không gian lớn (có nhịp lớn hơn 30m) như nhà thi đấu, rạp hát, rạp xiếc … Có các loại kết cấu không gian sau: Vòm, vỏ mỏng, gấp nếp, dây căng, khí căng … (Hình 1.2) (Hình 1.3) Câu hỏi ôn tập: 1. Trình bày các bộ phận chính của công trình theo thứ tự từ thấp lên cao? 2. Phân biệt khung chịu lực hoàn toàn và khung chịu lưc không hoàn toàn? 3. Phân biệt tường ngang và tường dọc chịu lực? 4. Trình bày các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến giải pháp cấu tạo kiến trúc? Trang 8
  10. Trang 9
  11. CHƯƠNG 2: CẤU TẠO NỀN MÓNG, HÈ RÃNH, TAM CẤP. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm về nền móng, hè rãnh, tam cấp; - Trình bày được cấu tạo chi tiết móng bê tông cốt thép, móng gạch, hè rãnh, tam cấp; - Hình thành tính kiên nhẫn, cẩn thận, chính xác và khoa học. Nội dung: I. Cấu tạo nền móng, móng. 1. Nền móng. a) Định nghĩa. Là lớp đất nằm dưới móng, chịu toàn bộ tải trọng của công trình, còn gọi là đất nền. b) Phân loại. Căn cứ vào tài liệu thăm dò địa chất và thử nghiệm cùng tính toán để xử lý nền móng. Có 2 loại: - Đất nền tự nhiên: Có đủ khả năng chịu lực khi chúng chịu tải. Loại đất nền này thi công đơn giản, nhanh, giá thành hạ, chỉ cần đào hố móng và trải lớp cát đệm dưới móng. - Đất nền nhân tạo: Đất nền yếu, không đủ khả năng chịu lực, cần gia cố để nâng cao cường độ và sự ổn định. 2. Định nghĩa – Yêu cầu - Các bộ phận của móng. a) Định nghĩa. Là bộ phận thấp nhất của công trình, nằm ngầm dưới mặt đất. Thông qua móng, toàn bộ tải trọng của công trình được truyền xuống đất nền chịu tải. b) Yêu cầu. Móng là bộ phận chịu lực, sau khi xây dựng xong được nằm ngầm dưới mặt đất rất khó kiểm tra và sửa chữa. Vì vậy khi lựa chọn giải pháp cấu tạo móng phải đảm bảo các yêu cầu sau: Trang 10
  12. - Kiên cố: Hình thức và kích thước của móng phải phù hợp với yêu cầu chịu tải của công trình và tính chất của nền móng. - Ổn định: Không trượt, không lún, đáy móng phải thẳng góc với phương truyền lực từ trên xuống. Không chọn đặt móng ở vị trí có sự dao động quá lớn của nước ngầm. - Bền lâu: Sử dụng vật liệu phù hợp với đất nền và phải có biện pháp bảo vệ móng (chống thấm, chống ăn mòn …) khi có nước ngầm và chất xâm thực trong đất. Độ sâu chôn móng hợp lý sao cho toàn bộ tảng móng được chôn khuất dưới mặt đất thiết kế một khoảng ≥150mm đề phòng bị va chạm, phá hoại trong quá trình sử dụng. - Kinh tế: Kết cấu móng hợp lý, dễ thi công, giá thành hạ. Đảm bảo giá thành của móng chiếm (8 ÷ 10) % giá thành công trình nếu không có tầng hầm và (12 ÷ 15)% giá thành công trình nếu có tầng hầm. c) Các bộ phận của móng. (Hình 2.2) - Tường móng: Có tác dụng truyền lực từ trên xuống chống lực đạp của nền nhà hoặc lực đẩy ngang của khối đất và nước ngầm. Thường được cấu tạo dày hơn tường nhà. - Đỉnh móng: Là mặt tiếp xúc giữa móng với tường móng. - Gối móng: Là bộ phận chịu lực chính của móng, cấu tạo theo tiết diện hình chữ nhật, hình tháp, hay dật bậc. - Đáy móng: Là mặt tiếp xúc nằm ngang giữa móng và đất nền. - Lớp đệm: Có tác dụng làm phẳng nhằm phân đều áp suất dưới đáy móng. Vật liệu được dùng là bê tông gạch vỡ dầy 10÷15 cm hoặc lớp cát đầm chặt. Chiều sâu chôn móng: Là khoảng cách từ đáy móng tới mặt đất tự nhiên hoặc mặt đất thực hiện. Trang 11
  13. (Hình 2.2) 3. Phân loại móng. a) Phân loại theo vật liệu: - Móng cứng: Được cấu tạo với vật liệu chịu nén (móng gạch, móng khối đá hộc, móng bê tông). Tải trọng sau khi truyền qua móng cứng sẽ được phân phối lại trên đất nền. Loại móng này thường dùng ở những nơi có mực nước ngầm sâu. - Móng mềm: Được cấu tạo với vật liệu chịu kéo. Khi tải trọng tác dụng lên đỉnh móng thì móng mềm biến dạng gần như nền, không làm nhiệm vụ phân phối áp lực. Móng bê tông cốt thép vừa bị biến dạng vừa có khả năng phân bố lại áp lực trong đất nền. b) Phân loại theo hình thức chịu lực: (Hình 2.3) - Móng chịu tải đúng tâm: Hướng truyền lực từ trên xuống trùng vào phần trung tâm của đáy móng. - Móng chịu tải lệch tâm: Hướng truyền lực từ trên xuống không đi qua trọng tâm của mặt phẳng đáy móng. Áp dụng ở những vị trí đặc biệt như khe lún, giữa nhà cũ và nhà mới. Trang 12
  14. (Hình 2.3) c) Phân loại theo hình thể móng. - Móng chiếc (móng độc lập)(Hình 2.4): Là loại móng riêng biệt, chịu tải trọng tập trung, gối móng hình lập phương, hình tháp cụt, giật cấp. (Hình 2.4) Trang 13
  15. (Hình 2.4) - Móng băng (Hình 2.5): Móng chạy dọc theo chân tường hoặc tạo thành dãy liên kết các chân cột. Áp dụng cho công trình nhiều tầng. (Hình 2.5) Trang 14
  16. (Hình 2.5) - Móng cọc: (Hình 2.6) (Hình 2.6) d) Phân loại theo phương pháp thi công: - Móng nông: Là móng có chiều sâu chôn móng
  17. 4. Cấu tạo móng và một số vị trí đặc biệt. a) Cấu tạo móng. * Hình dáng, kích thước, tiết diện của móng: Hình dáng của móng cũng như kích thước tiết diện móng của một công trình được tính toán và lựa chọn trên cơ sở: - Tài liệu cơ lý của đất nền như: Khả năng chịu lực loại đất nền, độ sâu và bề dày của lớp đất chịu lực của công trình. - Kết cấu chịu lực (hệ khung hay hệ tường). - Tải trọng của công trình lớn hay bé. - Vật liệu cấu tạo móng. * Góc truyền lực: (Hình 2.7) (Hình 2.7) - Lực phân bố trong tảng móng theo một góc nhất định gọi là góc truyền lực. Như vậy góc truyền lực là góc nghiêng giới hạn miền vật liệu làm nhiệm vụ nhận và truyền lực trong tảng móng. Trang 16
  18. - Góc truyền lực phụ thuộc vào loại vật liệu cấu tạo móng và khả năng chịu lực của vật liệu đó. Cụ thể như sau: + Móng gạch có góc truyền lực α = 300. + Móng đá có góc truyền lực α = 260 ÷ 340 phụ thuộc vào mác vữa xây móng. + Móng bê tông có góc truyền lực α = 300 ÷ 450 phụ thuộc vào mác của bê tông. + Đối với móng bê tông cốt thép thì α ≥450 phụ thuộc vào mác bê tông, thường không cần thiết phải khống chế góc truyền lực mà phải căn cứ vào kết quả tính toán theo nguyên tắc của móng mềm để xác định kích thước của móng. + Như vậy phần vật liệu nằm trong miền truyền lực mới làm việc, cho nên để có tiết diện móng hợp lý thì đường bao ngoài của tảng móng phải nằm phía ngoài đường truyền lực của móng. b) Cấu tạo móng gạch: * Vật liệu: (Hình 2.8) - Móng là kết cấu chịu lực và là bộ phận cấu tạo nằm trong đất nên loại gạch xây móng phải là gạch đặc (gạch thẻ, gạch đinh, gạch chỉ) để chịu lực và chống ẩm tốt (Rg ≥ 75Kg/cm2). - Kích thước viên gạch: (Dài – rộng – cao) + 190 x 90 x 45 220 x 105 x 60 + 180 x 80 x 40 200 x 100 x 50 + 170 x 70 x 35 180 x 80 x 40 (Hình 2.8) - Vữa xây: + Vữa tam hợp mác 50. Trang 17
  19. + Vữa xi măng mác 50 hoặc mác 75. + Mạch vữa xây quy định dày khoảng 10mm. * Quy cách cấu tạo: - Lớp đệm (lót) móng: + Bằng cát đen tưới nước đầm kỹ dày 50 ÷ 100mm, hoặc + Bằng bê tông gạch vỡ mác 100 dày 100mm, hoặc + Bằng bê tông đá 40 x 60 mác 100 dày 100mm. - Tảng móng (thân móng): Để có tiết diện móng làm việc hợp lý nhưng dễ thi công đồng thời tiết kiệm vật liệu cũng như giảm tải trọng dư tác động xuống nền móng. Phần tảng móng được xây giật cấp bậc thang bám sát đường truyền lực với kích thước các cấp móng thông thường như sau: + Móng đối xứng: (Hình 2.9) • Chiều cao các cấp móng tính từ dưới lên phải chẳn lớp và thường là 3, 2, 1, 2, 1 … gạch xây. • Chiều rộng cấp móng phải chẳn hàng và thường bằng 1/2 viên gạch + 1 mạch vữa đứng. + Móng lệch tâm: (Hình 2.10) • Chiều cao các cấp móng bằng nhau và bằng độ cao 2 hoặc 3 lớp gạch xây. • Chiều rộng các cấp móng bằng nhau và bằng: 1/2 viên gạch + 1 mạch vữa đứng. - Tường móng (cổ móng): Được xem như 1 cấp móng trên cùng có chiều rộng lớn hơn tường hoặc cột nhà nhỏ hơn cấp móng liền kề dưới nó một khoảng bằng ½ viên gạch + 1 mạch vữa đứng có chiều cao thay đổi tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Trang 18
  20. (Hình 2.9) (Hình 2.10) * Cách vẽ mặt cắt móng gạch : - Các số liệu cần biết: + Bề dày tường nhà (bt). + Bề rộng đáy móng (BM). + Độ sâu chôn móng (HM). + Độ sâu đào hố móng (HM1). + Loại gạch xây móng. - Trình tự vẽ mặt cắt móng đối xứng: + Vẽ các nét thể hiện độ cao nền nhà (± 0. 000), độ cao đáy móng (-HM) + Vẽ trục đối xứng của móng + Dựa vào trục đối xứng lấy về hai bên các phần bằng nhau để có bề dày tường nhà (bt), bề rộng tường móng (btm) và bề rộng đáy móng BM. + Từ hai điểm A và B giới hạn bề rộng đáy móng, kẻ những góc 600 so với đường AB cắt hai đường giới hạn tường móng tại C và D ta có CA và DB là những đường truyền lực của móng Trang 19
nguon tai.lieu . vn