Xem mẫu

  1. TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP KHOA CƠ KHÍ XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MĐ: CẤP THOÁT NƢỚC 1
  2. MỤC LỤC  BÀI 1: HỆ THỐNG CẤP NƢỚC TRONG NHÀ ..................................................... 5 1. Đọc bản vẽ cấp nước ................................................................................................. 5 2. Chuẩn bị dụng cụ nguyên vật liệu ............................................................................. 8 3. Đo, lấy dấu và định vị tuyến ống .............................................................................. 9 4. Lắp đặt ống .............................................................................................................. 10 5. Kiểm tra hệ thống trước khi đưa vào sử dụng:........................................................ 11 6. Một số lưu ý khi lắp đặt đường ống cấp nước: ....................................................... 12 7. Câu hỏi..................................................................................................................... 12 BÀI 2: HỆ THỐNG THOÁT NƢỚC TRONG NHÀ ............................................ 13 1. Đọc bản vẽ thoát nước ............................................................................................. 13 2. So sánh hệ thống đường ống cấp và thoát nước...................................................... 15 3. Chuẩn bị dụng cụ nguyên vật liệu ........................................................................... 16 4. Đo, lấy dấu và định vị tuyến ống (tương tự đường ống cấp) .................................. 16 5. Lắp đặt ống (tương tự lắp đặt đường ống cấp) ....................................................... 17 6. Kiểm tra hệ thống trước khi đưa vào sử dụng ......................................................... 17 7. Câu hỏi..................................................................................................................... 17 BÀI 3 : THỰC HÀNH LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ DÙNG NƢỚC QUAN TRỌNG TRONG NHÀ ............................................................................................. 18 1. Giới thiệu chung (Các loại thiết bị dùng nước)....................................................... 18 2. Lắp đặt Lavabo ........................................................................................................ 18 3. Lắp đặt bồn cầu ....................................................................................................... 19 4. Thực hành hầm tự hoại ............................................................................................ 21 5. Một số thiết bị khác ................................................................................................. 25 2
  3. 6. Câu hỏi: ................................................................................................................... 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 27 3
  4. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Cấp thoát nước Mã mô đun: MĐ22 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí học sau khi học sinh đã học xong các mô đun cơ bản nghề Kỹ thuật Xây dựng - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề có nội dung, kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của sự thay đổi công nghệ hoặc đặc thù về sử dụng lao động của ngành, vùng, miền. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: mô đun chuyên ngành bắt buộc, hỗ trợ cho người học kiến thức và kỹ năng hoàn thiện công trình. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Kiến thức: Trình bày được các bước lắp đặt đường ống cấp thoát nước trong nhà. Hiểu được nguyên lý hoạt động các thiết bị dùng nước, hầm tự hoại - Kỹ năng: Đọc được bản vẽ cấp thoát nước, lắp đặt được một số thiết bị dùng nước thường sử dụng - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận, chính xác, hợp tác tốt với người khác để thực hiện công việc. Nội dung của môn học/mô đun: 4
  5. BÀI 1: HỆ THỐNG CẤP NƢỚC TRONG NHÀ Mã Bài: MĐ22-01 Giới thiệu: Hệ thống cấp nước trong nhà là hệ thống ống dẫn nước từ sau đồng hồ đo lường nước đến các vị trí sẻ dụng nước trong công trình. Đây là hệ thống bắt buộc trong thiết kế và thi công. Mục tiêu: - Nhận biết các ký hiệu dùng trong bản vẽ, thống kê được số lượng chủng loại các phụ tùng - Đo vẽ và vạch được tuyến ống - Kiểm tra được hệ thống trước khi đưa vào sử dụng Nội dung chính: 1. Đọc bản vẽ cấp nƣớc 1.1 Những ký hiệu thƣờng dùng 5
  6. Hình 1: Những ký hiệu thường dùng 6
  7. Hình 2: Bản vẽ cấp nước 1.2 Thống kê các phụ tùng nối ống (ống PVC) Căn cứ vào bản vẽ đã có, tiến hành thống kê: - Thống kê số lượng ống (cây 4m) - Thống kê các co góc 900: co dùng để nối các đoạn ống có phương vuông góc nhau, căn cứ vào đường đi ống chúng ta sẽ thống kê được số lượng co nối - Thống kê các co góc 450 (thường được gọi là Lơi): dùng để nối các đoạn ống có phương hợp nhau 1 góc 450 - Thống kê các Tê: dùng để nối các đoạn là nơi tiếp giáp nhau của 3 đường ống 7
  8. - Thống kê các nối: Giữa các đoạn ống bằng nhau thường được nối với nhau bằng 1 Nối - Thống kê Van: Van dùng để mở/đóng nước khi có sự cố, sửa chữa,... - Thống kê các đầu nối khác như: ren trong, ren ngoài, rắc co, tê giảm, giảm ống,... Hình 3: Một số phụ tùng ống tiêu biểu 2. Chuẩn bị dụng cụ nguyên vật liệu 2.1 Ống nƣớc - Căn cứ vào số lượng đã thống kê ở trên - Chất lượng ống: chọn nhà sản xuất đáng tin cậy - Căn cứ vào bản vẽ, tính các đoạn cần cắt ống phù hợp, tận dụng tối đa để tiết kiệm ống, lưu ý tính toán phần ống liên kết với các phụ kiện 8
  9. 2.2 Phụ tùng nối ống - Chuẩn bị đúng số lượng đã thống kê ở trên - Chất lượng ống: Tùy theo yêu cầu và mức độ quan trọng của loại đường ống (cung cấp nước sạch, nước nóng, nước sông, nước giếng,…) mà chọn chủng loại ống, vật tư, nhà phân phối,…cho phù hợp, thường dùng cùng loại với đường ống 3. Đo, lấy dấu và định vị tuyến ống - Căn cứ vào bản vẽ thiết kế đường ống cấp nước, xác định vị trí tim đường ống - Dùng thước kéo đo kích thước, dùng viết chì hoặc bút lông đánh dấu vị trí - Lưu ý sử dụng các hệ thống gá, đỡ (thường gọi là support) cho phù hợp, chú ý né các chướng ngại vật phát sinh nếu có 9
  10. Hình 4: Một số mẫu đỡ ống (support) 4. Lắp đặt ống - Gia công ống và các phụ tùng: nếu liên kết giữa ống và phụ tùng bằng ren (răng) thì dùng công cụ ta rô ren để lắp ráp; nếu liên kết bằng keo dán thì dùng keo để liên kết Hình 5: Bộ dụng cụ Taro ống - Đặt ống và phụ tùng vào vị trí Hình 6: Lắp đặt ống theo sơ đồ bố trí 10
  11. - Kiểm tra phần ống vừa đặt (so với bản vẽ) - Kiểm tra keo nối ống - Cố định vị trí ống (gắn vào các support) Hình 7: Cố định ống bởi các support 5. Kiểm tra hệ thống trƣớc khi đƣa vào sử dụng: Để kiểm tra độ kín của đường ống và các mối nối trong mạng lưới đường ống cần tiến hành thử áp lực mạng lưới cấp trước khi tiến hành lắp đặt các thiết bị lấy nước. Việc thử áp lực có thể bằng thủy lực hoặc khí nén. Trường hợp thử bằng thủy lực thì áp lực thử bằng áp lực công tác công thêm 5at, nhưng không quá 10 at. Sau khi thử 10 phút nếu áp lực giảm dưới 0,5at thì đạt yêu cầu 11
  12. Hình 8: Kiểm tra đường ống trước khi đưa vào sử dụng 6. Một số lƣu ý khi lắp đặt đƣờng ống cấp nƣớc: - Hạn chế đặt ống qua phòng ngủ, đặt sâu dưới nền nhà vì khi hư hỏng sửa chữa sẽ rất khó khăn - Các ống nhánh dẫn nước tới các thiết bị vệ sinh thường đặt với độ dốc 0,002-0,005 về phía ống đứng cấp nước để để dễ dàng xả nước trong ống khi cần thiết - Các ống đứng nên đặt ở góc tường nhà, mỗi ống nhánh không phục quá 5 đơn vị dùng nước và không nên dài quá 5m (1 đơn vị dùng nước tương ứng với lưu lượng 0,2l/s) - Đường ống chính cấp nước (từ nút đồng hồ đến các ống đứng) có thể đặt ở mái nhà, hầm hoặc tầng trên cùng. Tuy nhiên cần lưu ý đến các biện pháp chống rò rỉ thấm nước xuống các tầng 7. Câu hỏi Câu 1: Hãy mô tả lại công tác đo, định vị và lấy dấu đường ống cấp? Câu 2: Hãy cho biết một số lưu ý khi lắp đặt đường ống cấp? 12
  13. BÀI 2: HỆ THỐNG THOÁT NƢỚC TRONG NHÀ Mã Bài: MĐ22-02 Giới thiệu: Hệ thống thoát nước trong nhà là hệ thống thoát nước thải (do sinh hoạt trong công trình) ra bên ngoài. Nước thải phải được xử lý qua các bể lắng, lọc, hầm lượt, hố ga… trước khi đưa ra hệ thống cống công cộng. Đây là hệ thống bắt buộc trong thiết kế và thi công. Mục tiêu: - Nhận biết các ký hiệu dùng trong bản vẽ, thống kê được số lượng chủng loại các phụ tùng. Phân biệt được sự khác nhau giữa hệ thống cấp và thoát nước - Đo vẽ và vạch được tuyến ống - Kiểm tra được hệ thống trước khi đưa vào sử dụng Nội dung chính: 1. Đọc bản vẽ thoát nƣớc 1.1 Những ký hiệu thƣờng dùng 13
  14. Hình 9: Một số ký hiệu dùng trong bản vẽ thoát nước 14
  15. Hình 10: Bản vẽ thoát nước 1.2 Thống kê các phụ tùng nối ống (tƣơng tự nhƣ thống kê đƣờng ống cấp) - Thống kê các co góc 90 - Thống kê các co góc 45 - Thống kê các Tê - Thống kê các co nối 2. So sánh hệ thống đƣờng ống cấp và thoát nƣớc 2.1 Giống nhau - Dẫn nước đi theo hướng cần thiết 15
  16. - Các loại đường ống và phụ tùng giống nhau, nên cách đấu nối như nhau - Yêu cầu về độ bền, độ kín 2.2 Khác nhau - Thường hệ thống thoát nước phức tạp hơn hệ thống cấp nước do có nhiều dạng đường ống và điểm bắt đầu, điểm kết thúc cũng khác nhau, ví dụ: + Đường thoát nước mưa: bắt đầu trên mái nhà và kết thúc khi thoát ra hố ga chung hoặc ngăn lắng của bế phốt + Đường thoát nước sinh hoạt bắt đầu từ đường thoát nhà tắm, lavabo, máy giặt,… và đi vào ngăn chứa của bể phốt + Đường phân đi từ hầm cầu và đến ngăn chứa của bể phốt - Đường ống cấp thường là đường ống có áp lực, còn đường ống thoát là nhờ vào trọng lượng bản thân của chất thải, do đó cần phải tạo độ dốc thích hợp khi lắp đặt đường ống thoát - Đường kính ống thoát lớn hơn nhiều so với ống cấp 3. Chuẩn bị dụng cụ nguyên vật liệu 3.1 Ống nƣớc - Số lượng - Chất lượng ống - Tính các đoạn cần cắt ống 3.2 Phụ tùng nối ống - Số lượng - Chất lượng ống 4. Đo, lấy dấu và định vị tuyến ống (tương tự đường ống cấp) - Căn cứ vào bản vẽ thiết kế đường ống thoát nước, xác định vị trí tim đường ống - Dùng thước kéo đo kích thước, dùng viết chì hoặc bút lông đánh dấu vị trí tim ống - Lưu ý sử dụng các hệ thống gá, đỡ (thường gọi là support) cho phù hợp, chú ý né các chướng ngại vật phát sinh nếu có 16
  17. 5. Lắp đặt ống (tương tự lắp đặt đường ống cấp) - Tạo rãnh đặt ống - Gia công ống và các phụ tùng - Đặt ống và phụ tùng vào vị trí - Kiểm tra phần ống vừa đặt. - Kiểm tra keo nối ống - Cố định vị trí ống Chú ý: Khi lắp đường ống thoát và chờ lắp đặt thiết bị, các đầu chờ cần phải được che kín tránh các chướng ngại vật rơi vào làm nghẽn đường ống thoát 6. Kiểm tra hệ thống trƣớc khi đƣa vào sử dụng Đối với đường ống thoát, nhất là đường phân, nếu để rò rỉ thì việc xử lý sau này sẽ rất khó khăn, do đó, cần phải thi công kỹ, kiểm tra cẩn thận trước khi đưa vào sử dụng, phương pháp thử tương tự đường ống cấp 7. Câu hỏi Câu 1: Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa đường ống cấp và thoát nước Câu 2: Hãy giải thích ý nghĩa các từ viết tắt sau: TNM, TC, TP, TH? Chức năng cụ thể và điểm bắt đầu, kết thúc của từng loại ống trên? 17
  18. BÀI 3 : THỰC HÀNH LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ DÙNG NƢỚC QUAN TRỌNG TRONG NHÀ Mã Bài: MĐ22-03 Giới thiệu: Các thiết bị dùng nước trong công trình cần phải được lắp đặt một cách phù hợp và khoa học, như vậy mới có thể đem lại sự tiện lợi khi sử dụng cũng như đảm bảo mỹ quan cho toàn không gian. Mục tiêu: - Hiểu được cách nguyên lý hoạt động của các thiết bị dùng nước trong nhà, hầm tự hoại - Lắp đặt được một số thiết bị dùng nước điển hình trong nhà - Kiểm tra được hoạt động của thiết bị Nội dung chính: 1. Giới thiệu chung (Các loại thiết bị dùng nƣớc) Các thiết bị dùng nước nói chung là các thiết bị phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày của con người, có đặc điểm chung là đều có 1 đầu lấy nước và 1 đầu thoát nước. Tùy theo đặc tính của từng loại thiết bị mà có vị trí và cách đặt phù hợp 2. Lắp đặt Lavabo - Bước 1: Xác định cao độ đặt lavaba, đánh dấu vị trí 2 lỗ móc treo hai bên của bồn rửa thật cân bằng bằng cách sử dụng thước nivo - Bước 2: Dùng mũi khoan phù hợp, khoan các lỗ vừa đánh dấu, dùng tắc kê phù hợp đóng vào các lỗ vừa khoan - Bước 3: Lắp đặt lavabo: đưa lavao lên và dùng vít lắp lavabo vào các vị trị vừa khoan - Bước 4: Kiểm tra: khi treo bồn rửa xong thì bạn cần kiểm tra lại độ phẳng bằng thước thủy, nếu như quan sát thấy mà chưa phẳng thì nên kê thêm bằng những miếng cao su mỏng. 18
  19. Hình 11: Kích thước lavabo - Bước 5: Tiến hành gắn các vòi cấp nước, xi phông và ống thoát nước vào đúng theo vị trí quy định, đồng thời cần kiểm tra độ kín của các điểm ghép nối. Hình 12: Gắn vòi cấp và xi phôn - Bước 6: tiếp tục dùng keo silicon để trám những khe hở giữa bồn và tường hoặc là khe hở giữa bồn và bàn đá, nếu như vòi nước gắn vào bồn thì dùng cờ lê vặn thật chặt vào mặt bồn. - Bước 7: lắp chân vào bồn (nếu bồn có chân): chân bồn không chỉ có tác dụng trang trí, dùng để che những phụ kiện phía bên trong mà còn có tác dụng giữ bồn chặt thêm 3. Lắp đặt bồn cầu 3.1 Xí xổm: lúc này, vị trí ống thoát chờ đẫ chuẩn bị sẵn sàng 19
  20. - Bước 1: Cần chuẩn bị mặt bằng sao cho sạch sẽ trước khi lắp đặt. Tiếp đó đặt chân cầu vào vị trí đảm bảo tâm lỗ chờ trùng với tâm lỗ xả của thân cầu, thực hiện cân chỉnh mặt phẳng rồi ấn nhẹ bàn cầu để định vị, đảm bảo chiều dầy lớp vữa sau khi ấn là 05-07mm. - Bước 2: Tiếp tục dùng vữa xi măng trát quanh theo dấu chân cầu một đường vữa rộng 20-30mm và dày 10-12mm. - Bước 3 Lắp chân cầu vào cho chân cầu trùng với vị trí lấy dấu lúc ban đầu, sử dụng thước livo để cân chỉnh mặt phẳng rồi ấn nhẹ bàn cầu xuống để định vị. Tầm 40 phút sau làm sạch phần xi măng thừa, đợi xi măng khô cứng rồi lắp két vào than. Hình 13: Mặt bằng xí xổm Hình 14: Mặt cắt 1-1 3.2 Xí bệt 20
nguon tai.lieu . vn