Xem mẫu

  1. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  2. 2 LỜI GIỚI THIỆU Ngày nay, ôtô đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ một phƣơng tiện giao thông thông dụng. Ôtô hiện đại thiết kế nhằm cung cấp tối đa về mặt tiện nghi cũng nhƣ tính năng an toàn cho ngƣời sử dụng. Các tiện nghi đƣợc sử dụng trên ôtô hiện đại ngày càng phát triển, hoàn thiện và giữ vai trò hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo nhu cầu của khách hàng, một trong những tiện nghi phổ biến đó là hệ thống điều hoà không khí trong ôtô. Để thực hiện biên soạn giáo trình đào tạo nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí ở trình độ CĐ và TC, giáo trình mô đun Bảo dƣỡng sửa chữa hệ thống điều hòa không khí ô tô là một trong những giáo trình đào tạo đƣợc biên soạn theo nội dung chƣơng trình đào đạo đã đƣợc Trƣờng Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ phê duyệt. Nhóm biên soạn đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến nội dung chƣơng trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành đƣợc biên soạn gắn với nhu cầu thực tế trong sản xuất đồng thời có tính thực tiễn cao. Nội dung giáo trình đƣợc biên soạn với dung lƣợng thời gian đào tạo 45 giờ gồm có: Bài 1: Kiểm tra chẩn đoán hệ thống điều hòa không khí Bài 2: Bảo dƣỡng sửa chữa hệ thống điều hòa không khí. Bài 3: Bảo dƣỡng sửa chữa mạch điện điều khiển hệ thống điều hòa không khí. Những kiến thức của tôi cũng chỉ nhỏ bé và mong cùng trao đổi, học hỏi và cùng chia sẻ với mọi ngƣời trong cùng lĩnh vực. Nếu có sai sót và bổ sung mong sự giúp đỡ của tất cả những bạn bè trong cùng lĩnh vực giúp. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 BAN CHỦ NHIỆM BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH NGHỀ: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÕA KHÔNG KHÍ TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
  3. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ............................................................................................ 1 LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 2 MỤC LỤC ...................................................................................................................... 3 Tên mô đun: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÕA KHÔNG KHÍ Ô TÔ ..................................................................................................................... 5 Bài 1 : KIỂM TRA, CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG ĐIỀU HÕA KHÔNG KHÍ .............. 5 1. Các hoạt động dịch vụ cơ bản. ................................................................................ 5 1.1. Cách nhìn nhận về công việc sửa chữa ............................................................. 5 1.2. Các nguyên tắc cho kỹ thuật viên để làm việc tốt hơn ..................................... 5 2. Nguyên lý của hệ thống lạnh ................................................................................... 9 3. Quy trình chẩn đoán, xác định Pan hệ thống điều hòa không khí ......................... 12 3.1 Quy trình chẩn đoán. ........................................................................................ 12 3..2 Xác định triệu chứng. ...................................................................................... 12 4. Kiểm tra chẩn đoán hệ thống điều hòa không khí ................................................. 13 4.1. Kiểm tra chẩn đoán hệ thống điều hòa không khí bằng lắng nghe và quan sát ................................................................................................................................ 13 4.2. Kiểm tra chẩn đoán hệ thống điều hòa không khí bằng cách sử dụng đồng hồ đo áp suất................................................................................................................ 16 Khi sử dụng đồng hồ để kiểm tra, chẩn đoán cần đảm bảo các điều kiện sau: ......... 16 Bài 2: BẢO DƢỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÕA KHÔNG KHÍ ............ 29 1. Bảo dƣỡng ............................................................................................................. 29 1.1. Bảo dƣỡng thƣờng xuyên ................................................................................ 29 1.2. Bảo dƣỡng định kỳ .......................................................................................... 30 Đảm bảo các cách tản nhiệt của két nóng không bị tắc, nghẹt bởi rác, lá cây hay côn trùng .............................................................................................................................. 31 2. Sửa chữa ................................................................................................................ 32 2.1. Kiểm tra ga điều hòa ....................................................................................... 32 2.2. Sửa chữa dàn bay hơi, dàn nóng và van tiết lƣu ............................................. 61 2.3. Sửa chữa máy nén và ly hợp từ ....................................................................... 76
  4. 4 Bài 3: BẢO DƢỠNG SỬA CHỮA MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÕA KHÔNG KHÍ ............................................................................. 98 1. Hệ thông điều hoà không khí tự động ................................................................... 98 2. Sơ đồ mạch điện điều khiển tổng quát hệ thống điều hòa không khí trên ô tô. .... 99 2.1. Bộ điều khiển đóng ngắt máy nén. ................................................................. 99 2.2.1. Mô tơ trợ động trộn khí ................................................................................. 102 2.2.3 Mô tơ trợ động thổi khí .................................................................................. 104 2.3. Nhiệt độ không khí cửa ra (TAO) ................................................................. 105 Nhiệt độ không khí cửa ra (TAO) đƣợc hạ thâ'p trong những điều kiện sau: ......... 106 2.4. Điều khiển nhiệt độ dòng khí ........................................................................ 106 2.5. Điểu khiển dòng khí (thổi khí ra) .................................................................. 108 2.6. Điều chỉnh tốc độ quạt. ................................................................................. 108 2.7. Điểu khiển việc hâm nóng ............................................................................ 109 2.8. Điểu khiển dẫn khí vào ................................................................................. 110 3. Một số triệu chứng thƣờng gặp, nguyên nhân và biện pháp xử lý, phòng tránh ................................................................................................................................. 111 4 Bài tập áp dụng ................................................................................................. 112 BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 ........................................................................................ 113 KIỂM TRA RELAY, CẦU CHÌ VÀ CÔNG TẮC ĐIỀU KHIỂN ......................... 113 Thời lƣợng : 1 giờ .................................................................................................... 113 BÀI THỰC HÀNH SỐ 2 LẮP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN DÀN NÓNG VÀ CÔNG TẮC ÁP SUẤT Thời lƣợng : 2 giờ ............................................................. 119 BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 LẮP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN DÀN LẠNH Thời lƣợng : 2 giờ ............................................................................................................ 125 BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 ........................................................................................ 134 KIỂM TRA HƢ HỎNG TRONG MẠCH ĐIỆN TỔNG THÀNH Thời lƣợng : 2 giờ ................................................................................................................................. 134 BÀI THỰC HÀNH SỐ 5 ........................................................................................ 147 THỰC HÀNH HỆ THỐNG TỰ CHUẨN ĐOÁN Thời lƣợng : 1 giờ ................... 147 CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................. 150 PHỤ LỤC.................................................................................................................... 153 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 155
  5. 5 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÕA KHÔNG KHÍ Ô TÔ Mã mô đun: MĐ ĐL 25 Bài 1 : KIỂM TRA, CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG ĐIỀU HÕA KHÔNG KHÍ 1. Các hoạt động dịch vụ cơ bản. 1.1. Cách nhìn nhận về công việc sửa chữa - Điều quan trọng là phải hiểu rằng tính đồng đội giữa những nhân viên của phòng dịch vụ là tối cần thiết để cung cấp dịch vụ chất lƣợng cao đƣa đến kết quả là khách hàng hài lòng, giữ đƣợc khách hàng và lợi nhuận ổn định. - Tiến hành công việc sửa chữa và dịch vụ với giá cả cạnh tranh bằng những kỹ thuật viên lành nghề, có thể chiếm đƣợc lòng tin của khách hàng. - Hiễu rõ chức năng của từng công việc, cố vấn dịch vụ, ngƣời điều hành/đốc công, nhóm trƣởng và kỹ thuật viên làm việc trong một tập thể nhằm đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng. Hình 1.1 Team work 1.2. Các nguyên tắc cho kỹ thuật viên để làm việc tốt hơn 1.2.1. Làm việc và đối xử với xe ôtô cẩn thận - Hãy luôn sử dụng bọc ghế, tấm phủ sƣờn, tấm phủ đầu xe, bọc vôlăng và thảm trải sàn. - Lái xe của khách hàng cẩn thận. - Không bao giờ hút thuốc trong xe khách hàng. - Không bao giờ sử dụng thiết bị âm thanh hay điện thoại trong xe khách hàng.
  6. 6 - Lấy hết khay và hộp phụ tùng ra khỏi xe. Hình 1.2 Vị trí che chắn trên xe ôtô khi làm việc 1.2.2. An toàn môi chất lạnh a. Khi sử dụng môi chất lạnh (ga điều hoà) cần tuân theo các chú ý sau - Không đƣợc xử lý môi chất trong phòng kín hoặc gần lửa. - Luôn luôn đeo kính bảo vệ mắt - Cẩn thận không để môi chất dính vào mắt hoặc da.
  7. 7 - Nếu môi chất dính vào mắt hoặc da thì: + Không đƣợc chà sát. + Rửa khu vực bị thƣơng bằng nƣớc lạnh. + Bôi mỡ vazơlin sạch lên da, đến ngay bác sĩ, bệnh viện để có đƣợc sự chăm sóc chữa trị cần thiết. + Không đƣợc tự cố gắng chữa trị. b. Khi thay thế các chi tiết trên đƣờng dẫn môi chất lạnh. - Thu hồi ga điều hoà vào thiết bị thu hồi ga để dùng lại. - Nút ngay các chi tiết vừa tháo để ngăn không cho bụi, hơi ẩm chui vào. - Không đƣợc để giàn nóng mới hoặc bình chứa/Bộ sấy khô.v.v. nằm xung quanh mà không đƣợc nút kín. - Xả khí Nitrogen ra khỏi van nạp trƣớc khi tháo nút ra khỏi máy nén mới. Nếu không xả khí Nitrogen trƣớc thì dầu máy nén sẽ phun ra cùng với khí Nitrogen khi tháo nút. - Không dùng mỏ hàn để uốn cong hoặc kéo dài các đƣờng ống. 1.2.3. Lập kế hoạch và chuẩn bị - Xác nhận “những hạng mục chính” (nguyên nhân chính mà khách hàng mang xe đến trạm).
  8. 8 Hình 1.3 Lập kế hoạch và chuẩn bị - Hãy chắc chắn rằng bạn đã nắm đƣợc yêu cầu của khách hàng và hƣớng dẫn của cố vấn dịch vụ. Hãy thật cẩn thận tìm hiểu trong trƣờng hợp công việc phản tu. - Nếu tìm thấy bất kỳ công việc cần bổ sung thêm so với công việc đã có kế hoạch trƣớc, hãy báo cáo cho cố vấn dịch vụ. Chỉ thực hiện công việc bổ sung sau khi đã đƣợc khách hàng chấp thuận. - Lập kế hoạch cho công việc của bạn (trình tự công việc và chuẩn bị). - Kiểm tra để xem phụ tùng cần thiết có trong kho không. - Tiến hành công việc theo sách Hƣớng dẫn sửa chữa để tránh sai sót. 1.2.4. Làm việc nhanh chóng và chắc chắn - Hãy sử dụng đúng SST (dụng cụ sửa chữa chuyên dùng) và dụng cụ. - Làm việc theo sách Hƣớng dẫn sửa chữa, Sơ đồ mạch điện và Hƣớng dẫn chẩn đóan để tránh làm mò. - Luôn cập nhật thông tin kỹ thuật mới nhất, nhƣ các bản tin kỹ thuật. - Hãy hỏi cố vấn dịch vụ hay ngƣời điều hành/đốc công nếu bạn không chắc lắm về một điều gì đó. - Hãy báo cáo cho cố vấn dịch vụ hay ngƣời điều hành/đốc công nếu bạn phát hiện thấy rằng có công việc phát sinh cần thiết không thấy nhắc đến trong phiếu Yêu cầu sửa chữa. - Hãy tận dụng những khóa đào tạo
  9. 9 Hình 1.4 Làm việc nhanh chóng và chắc chắn 2. Nguyên lý của hệ thống lạnh Điều hoà không khí điều khiển nhiệt độ trong xe. Nó hoạt động nhƣ là một máy hút ẩm có chức năng điều khiển nhiệt độ thay đổi từ cao đến thấp. Điều hoà không khí cũng giúp loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn nhƣ sƣơng mù, băng đọng trên mặt trong của kính xe. Điều hoà không khí là một bộ phận để: - Điều khiển nhiệt độ và thay đổi độ ẩm trong xe. - Điều khiển dòng không khí trong xe - Lọc và làm sạch không khí - Không khí đƣợc lấy từ bên ngoài vào và đi qua giàn lạnh (bộ bốc hơi). Tại đây không khí bị giàn lạnh lấy đi rất nhiều năng lƣợng thông qua các lá tản nhiệt, do đó nhiệt độ không khí sẽ bị giảm xuống rất nhanh đồng thời hơi ẩm trong không khí cũng bị ngƣng tụ lại và đƣa ra ngoài. - Tại giàn lạnh khi môi chất ở thể lỏng có nhiệt độ, áp suất cao sẽ trở thành môi chất thể hơi có nhiệt độ, áp suất thấp. Khi quá trình này xảy ra môi chất cần một nănglƣợng rất nhiều, do vậy nó sẽ lấy năng lƣợng từ không khí xung quanh giàn lạnh (nănglƣợng không mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác). - Không khí mất năng lƣợng nên nhiệt độ bị giảm xuống, tạo nên không khí lạnh. Trong hệ thống, máy nén làm nhiệm vụ làm môi chất từ dạng hơi áp suất, nhiệt độ thấp trở thành hơi có áp suất, nhiệt độ cao. Máy nén hút môi chất dạng hơi áp suất,nhiệt độ thấp từ giàn lạnh về và nén lên tới áp suất yêu cầu: 12-20 bar. Môi chất ra khỏi máy nén sẽ ở dạng hơi có áp suất, nhiệt độ cao đi vào giàn nóng (bộ ngƣng tụ)
  10. 10 Hình 1.5. Sơ đồ thiết bị hệ thống A. Máy nén còn gọi là blốc lạnh . I. Bộ tiêu âm. B. Bộ ngƣng tụ, hay giàn nóng. H . Van xả phía thấp áp. C. Bình lọc/hút ảm hay fin lọc. 1. Sự nén. D. Van giãn nở hay van tiết lƣu . 2. Sự ngƣng tụ. E. Van xả phía cao áp. 3. Sự giãn nở. F. Van giãn nở. 4. Sự bốc hơi. Hình 1.6. Sơ đồ chu trình làm lạnh khép kín - Khi tới giàn nóng, không khí sẽ lấy đi một phần năng lƣợng của môi chất thông qua các lá tản nhiệt. Khi môi chất mất năng lƣợng, nhiệt độ của môi chất sẽ bị
  11. 11 giảm xuống cho đến khi bằng với nhiệt độ, áp suất bốc hơi thì môi chất sẽ trở về dạng lỏng có áp suất cao. - Môi chất sau khi ra khỏi giàn nóng sẽ tới bình lọc hút ẩm. Trong bình lọc hút ẩm có lƣới lọc và chất hút ẩm. Môi chất sau khi đi qua bình lọc sẽ tinh khiết và không còn hơi ẩm. Đồng thời nó cũng ngăn chặn áp suất vƣợt quá giới hạn. - Sau khi qua bình lọc hút ẩm, môi chất tới van tiết lƣu: Van tiết lƣu quyết định lƣợng môi chất phun vào giàn lạnh, lƣợng này đƣợc điều chỉnh bằng 2 cách: bằng áp suất hoặc bằng nhiệt độ ngõ ra của giàn lạnh. Việc điều chỉnh rất quan trọng nó giúp hệ thống hoạt động đƣợc tối ƣu. Hình 1.7. Vị trí lắp đăt các thiết bị trên ô tô con Môi chất lạnh đƣợc bơm đi từ máy nén dƣới áp suất cao và dƣới nhiệt độ cao, giai đoạn này môi chất lạnh đƣợc bơm đến dàn nóng ở thể hơi. Tại dàn nóng, nhiệt độ của môi chất cao, quạt gió làm mát dàn nóng, môi chất ở thể hơi đƣợc giải nhiệt, ngƣng tụ thành thể lỏng dƣới áp suất cao nhiệt độ thấp. Môi chất lạnh dạng thể lỏng tiếp tục lƣu thông đến bình lọc hay bộ hút ẩm, tại đây môi chất lạnh đƣợc làm tinh khiết hơn nhờ đƣợc hút hết hơi ẩm và tạp chất. Van giãn nở hay van tiết lƣu điều tiết lƣu lƣợng của môi chất lỏng chảy vào bộ bốc hơi, làm hạ thấp áp suất của môi chất lạnh. Do giảm áp nên môi chất từ thể lỏng biến thành thể hơi trong dàn lạnh. Trong quá trình bay hơi, môi chất lạnh hấp thụ nhiệt trong cabin ô tô, có nghĩa là làm mát khối không khí trong cabin. Không khí lấy từ cabin vào đi qua dàn lạnh, do đó nhiệt độ của không khí sẽ bị giảm xuống rất nhanh đồng thời hơi ẩm trong không khí cũng bị
  12. 12 ngƣng tụ lại và đƣa ra ngoài. Môi chất lạnh ở thể hơi sau khi ra khỏi dàn bay hơi đƣợc hồi về máy nén. 3. Quy trình chẩn đoán, xác định Pan hệ thống điều hòa không khí 3.1 Quy trình chẩn đoán. Hình 1.8 Qui trình chẩn đoán pan hệ thống điều hòa không khí 3..2 Xác định triệu chứng. Để định dạng hƣ hỏng và kiểm tra các triệu chứng ngƣời thợ cần kiểm tra kỹ lƣỡng các triệu chứng và tình trạng khí nó xảy ra. Nếu triệu chứng xảy ra không liên tục, cần hỏi về những điều kiện khi nó xảy ra. Hình 1.9 Phương pháp xác định triệu chứng pan hệ thống điều hòa không khí
  13. 13 4. Kiểm tra chẩn đoán hệ thống điều hòa không khí 4.1. Kiểm tra chẩn đoán hệ thống điều hòa không khí bằng lắng nghe và quan sát 4.1.1. Kiểm tra bảng điều khiển Hình 1.10. Bảng điều khiển - Cho các cần gạt và công tắc trên bảng điều khiển hoạt động. Kiểm tra sự chuyển động nhẹ nhàng của các cửa. Cùng kiểm tra độ tin cậy hoạt động của các chức năng điều hòa không khí ô tô. - Đặc biệt kiểm tra một cách kỹ lƣỡng tốc độ không tải so với giá trị tiêu chuẩn. - Các giá trị tiêu chuẩn tìm thấy trong sổ tay bảo trì xe. 4.1.2. Kiểm tra sức căng dây curoa (dây đai) Kiểm tra vết nứt và mức hƣ hỏng của dây curoa, kiểm tra sức căng dây curoa cả khi sức căng đúng. Sử dụng thiết bị đo sức căng dây curoa để kiểm tra. Hình 1.11 Phương pháp kiểm tra dây curoa
  14. 14 4.1.3. Kiểm tra chất lượng lãnh chất bằng cách qua sát trên mắt ga Hình 1.12 Phương pháp kiểm tra lãnh chất Lƣợng lãnh chất nạp vào có thể kiểm tra dễ dàng bằng cách sử dụng mắt gas. Sự quan sát trên mắt gas bi ảnh hƣởng nhỏ bởi nhiệt độ bên ngoài. Lƣợng lãnh chất là đúng khi không thấy bọt và lãnh chất trở nên trong khi tốc độ động cơ tăng lên Hình 1.13 Hình dạng của mắt gas 4.1.4. Kiểm tra rò rỉ tại các ống nối Hình 1.14 Vị trí kiểm tra rò rỉ Nếu vết dầu xuất hiện tại khớp nối ống thì lãnh chất có thể bị rò. Hãy làm sạch vết dầu và tiến hành kiểm tra rò rỉ. 4.1.5. Nghe tiếng ồn bên trong máy nén Tiếng ồn có thể do các chi tiết bên trong bị hỏng.
  15. 15 Hình 1.15 : Kiểm tra bằng quan sát và nghe 4.1.6. Cánh tản nhiệt của giàn nóng bị bụi bẩn Nếu các cánh tản nhiệt của giàn nóng bị bụi bẩn, thì áp suất của giàn nóng sẽ giảm mạnh. Cần phải làm sạch tất cả các bụi bẩn ở giàn nóng. 4.1.7. Các vết dầu ở chỗ nối của hệ thống làm lạnh hoặc các điểm nối. Vết dầu ở chỗ nối hoặc điểm nối cho thấy môi chất đang rò rỉ từ vị trí đó. Nếu tìm thấy vết dầu nhƣ vậy thì phải xiết lại hoặc phải thay thế nếu cần thiết để ngăn chặn sự rò rỉ môi chất. 4.1.8. Nghe thấy tiếng ồn gần quạt giàn lạnh Quay motor quạt giàn lạnh tới các vị trí LO, MED và HI. Nếu có tiếng ồn hông bình thƣờng hoặc sự quay của motor không bình thƣờng, thì phải thay thế motor quạt giàn lạnh. Các vật thể lạ kẹp trong quạt giàn lạnh cũng có thể tạo ra tiếng ồn và việc lắp ráp motor cũng có thể làm cho motor quay không đúng do đó tất cả các nguyên nhân này cần phải kiểm tra đầy đủ trƣớc khi thay thế motor quạt giàn lạnh. 4.1.9. Kiểm tra lượng môi chất qua kính quan sát Nếu nhìn thấy lƣợng lớn bọt khí qua kính quan sát, thì có nghĩa là lƣợng môi chất không đủ do đó phải bổ sung môi chất cho đủ mức cần thiết. Trong trƣờng hợp này cũng cần phải kiểm tra vết dầu nhƣ đƣợc trình bày ở trên để đảm bảo rằng không có sự rò rỉ môi chất. Nếu không nhìn thấy các bọt khí qua l ỗ quan sát ngay cả khi giàn nóng đƣợc làm mát bằng cách dội nƣớc lên nó, thì có nghĩa là giàn nóng có quá nhiều môi chất do đó cần phải tháo bớt môi chất chỉ còn một lƣợng cần thiết.Khi hệ thống sử dụng giàn nóng loại làm mát phụ, môi chất có thể không đủ ngay cả khi không nhìn thấy bọt khí.
  16. 16 4.2. Kiểm tra chẩn đoán hệ thống điều hòa không khí bằng cách sử dụng đồng hồ đo áp suất 4.2.1 Trình tự thực hiện a. Điều kiện thực hiện Việc kiểm tra áp suất môi chất trong khi điều hoà làm việc cho phép bạn có thể giả định những khu vực có vấn đề. Do đó điều quan trọng là phải xác định đƣợc giá trị phù hợp và để chẩn đoán sự cố Khi sử dụng đồng hồ để kiểm tra, chẩn đoán cần đảm bảo các điều kiện sau: - Cửa: mở - Công tắc dòng khí vào: để ở vị trí gió trong - Tốc độ động cơ: 1500 v/ph đối với hệ thống lạnh sử dụng R-134a. - Nhiệt độ vào A/C : 25 - 350C - Tốc độ quạt gió: ở mức HI - Cài đặt nhiệt độ: ở vị trí lạnh nhất (Max Cold) 1. Hệ thống làm việc bình thường Nếu hệ thống làm việc bình thƣờng, giá trị áp suất đồng hồ đƣợc chỉ ra nhƣ sau: - Phía áp suất thấp : Từ 0,15 đến 0,25 MPa (1,5 đến 2,5 kgf/cm2) - Phía áp suất cao : 1,37 đến 1,57 MPa (14 đến 16 kgf/cm2) Hình 1.16 Giá trị đồng hồ báo khi hệ thống lạnh làm việc bình thường 2. Lượng môi chất không đủ Nếu lƣợng môi chất không đủ, thì áp suất đồng hồ ở cả hai phía áp suất thấp và áp suất cao đều thấp hơn mức bình thƣờng
  17. 17 Hình 1.17 Giá trị đồng hồ báo khi hệ thống lạnh thiếu gas 3. Thừa môi chất hoặc việc làm mát giàn nóng kém. Lúc này áp suất đồng hồ ở cả 2 phía áp suất thấp và áp suất cao đều cao hơn mức bình thƣờng. Hình 1.18 Giá trị đồng hồ báo khi hệ thống lạnh thừa gas hay giải nhiệt kém 4. Hơi ẩm trong hệ thống làm lạnh Khi hơi ẩm lọt vào hệ thống làm lạnh, áp suất đồng hồ ở mức bình thƣờng khi điều hoà làm việc, sau một thời gian phía áp suất thấp của đồng hồ chỉ độ chân không tăng dần, sau vài giây tới vài phút áp suất đồng hồ trở về giá trị bình thƣờng. chu kỳ này đƣợc lặp lại. Hiện tƣợng này xảy ra khi hơi ẩm lọt vào gây ra sự lặp đi lặp lại chu kỳ đóng băng (tắc ẩm) và tan băng gần van giãn nở Hình 1.19 Giá trị đồng hồ báo khi hệ thống lạnh có hơi ẩm
  18. 18 5. Sụt áp trong máy nén Khi xảy ra sụt áp trong máy nén, thì áp suất đồng hồ ở phía áp suất thấp cao hơn giá trị bình thƣờng. Áp suất đồng hồ ở phía áp suất cao sẽ thấp hơn giá trị bình thƣờng Hình 1.20 Giá trị đồng hồ báo khi máy nén của hệ thống lạnh làm việc yếu 6. Tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh Khi môi chất không thể tuần hoàn (do tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh), thì áp suất đồng hồ ở phía áp suất thấp chỉ áp suất chân không. Áp suất đồng hồ ở phía áp suất cao chỉ giá trị thấp hơn giá trị bình thƣờng. Hình 1.21 Giá trị đồng hồ báo khi hệ thống lạnh bị tắc nghẽn 7. Không khí ở trong hệ thống làm lạnh Khi không khí lọt vào hệ thống làm lạnh, thì áp suất đồng hồ ở cả hai phía áp suất thấp và áp suất cao đều cao hơn mức bình thƣờng. Hình 1.22 Giá trị đồng hồ báo khi hệ thống lạnh bị bọt khí
  19. 19 8. Độ mở của van giãn nở quá lớn Khi van giãn nở mở quá rộng, thì áp suất đồng hồ ở phía áp suất thấp cao hơn mức bình thƣờng (áp suất ở phía áp suất cao hầu nhƣ không đổi). Điều này làm giảm hiệu quả làm lạnh. Lúc này cần kiểm tra tình trạng lắp đặt của ống cảm nhận nhiệt cũng nhƣ van giãn nở. Hình 1.23 Giá trị đồng hồ báo khi van tiết lƣu của hệ thống lạnh mở quá lớn b. Kiểm tra rò rit ga Nếu hệ thống điều hòa xác định là thiếu ga thì cần phải tìm ra nguyên nhân và khắc phục. Có một số phƣơng pháp kiểm tra rò rỉ ga nhƣ sau: - Kiểm tra bằng mắt - Kiểm tra bằng dụng cụ điện tử - Bằng chất nhuộm màu - Bằng bọt xà phòng 4.2.2 Một số triệu chứng thƣờng gặp, nguyên nhân và biện pháp xử lý, phòng tránh. * Lƣợng môi chất không đủ Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp xử lý, phòng tránh - Áp suất thấp ở cả hai vùng - Thiếu lãnh - Kiểm tra sửa chữa rò rỉ gas. - Có bọt ở mắt gas. chất - Nạp thêm gas. - Lạnh yếu. - Rò rỉ gas * Thừa môi chất hoặc việc làm mát giàn nóng kém. Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp xử lý, phòng tránh - Áp suất cao ở cả hai vùng - Thừa lãnh chất - Kiểm tra, sửa chữa hệ thống - Không có bọt ở mắt gas. - Giải nhiệt giàn làm mát (quạt giải nhiệt). - Lạnh yếu. nóng kém - Vệ sinh giàn nóng - Điều chỉnh đúng lƣợng gas.
  20. 20 * Hơi ẩm trong hệ thống làm lạnh Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp xử lý, phòng tránh Khi mới bật máy lạnh hệ - Hơi ẩm bên trong - Thay bình chứa hoặc lọc gas. thống hoạt động bình hệ thống sẽ đóng - Xả hơi ẩm trong hệ thống bằng thƣờng. Sau một thời gian, băng tại lỗ của van cách tiến hành xả khí lặp đi lặp phía áp thấp giảm tới áp tiết lƣu, làm gián lại suất chân không, tính năng đoạn chu trình làm - Hút chân không triệt để trƣớc làm lạnh giảm. lạnh. khi nạp gas - Tuy nhiên, khi - Nạp một lƣợng ga điều hoà tan chảy ra sẽ trở mới phù hợp về bình thƣờng * Sụt áp trong máy nén Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp xử lý, phòng tránh - Áp suất phía áp thấp: cao hơn Máy nén bị hƣ. Kiểm tra sửa chữa máy nén bình thƣờng - Áp suất phía áp cao: thấp hơn bình thƣờng - Khi tắt máy lạnh thì áp suất phía áp thấp và phía áp cao bằng nhau ngay lập tức. - Khi sờ thân máy nén không thấy nóng - Không đủ lạnh * Tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh STT Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp xử lý, phòng tránh 1 - Áp suất phía áp - Gas bị bẩn. - Kiểm tra, sửa chữa bộ phận bị thấp: rất thấp - Gas bị ẩm, đóng băng nghẹt. (bằng áp suất thành khối tại van tiết - Hút hết chân không trong hệ chân không) lƣu, EPR và các lỗ làm thống - Không thể làm ngăn dòng lãnh chất. lạnh. - Rò rỉ gas trong đầu cảm ứng nhiệt.
nguon tai.lieu . vn