Xem mẫu

  1. Chương 5 Ghi kích thước Mục tiêu - Trình bày được các thành phần ghi kích thước; - Ghi được kích thước thẳng, đường tròn, góc … cho các đối tượng cần ghi kích thước; - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. Nội dung chính 5.1 Ghi kích thước thẳng Trước khi tiến hành ghi kích thước cho bản vẽ phải xác định kiểu kích thước sao cho phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam. Nhập lệnh Menu bar Trên thanh công cụ DDim Format/ Dimension Style Xuất hiện hộp thoại như Hình 5.1: Hình 5.1: Hộp thoại Dimension style manager - Cửa sổ Style: Liệt kê danh sách đã được cài đặt trong bản vẽ. - Cửa sổ Prevew:Cho xem trước hình ảnh của cụm kích thước. - Cửa sổ List: Chọn phương án hiển thị tên kiểu ghi kích thước trong ô Style. - All Style: Hiển thị tất cả các kiểu đã cài đạt. - Style in use: Chỉ hiển thị kiểu đã được sử dụng. 62
  2. Các nút trong hộp thoại có các tác dụng sau: - Set Current: Đặt kiểu kích thước được chọn (bôi đen) làm kiểu hiện hành. - New: Đặt kiểu ghi kích thước mới. Sau khi click xuất hiện hộp thoại Hình 5.2: -New Style Name: Cho tên kiểu. -Start With: Cho tên kiểu. -Use for: Chọn dùng loại kích thước nào. Nếu chọn All dimension: Dùng chung cho tất cả các loại kích thước. Hình 5.2: Hộp thoại Create New Dimension Style Chọn Linear dimension: Đặt riêng cho kích thước độ dài đoạn thẳng. Chọn Radial dimension: Đặt riêng cho kích thước đo bán kính. Chọn Diameter dimension: Đặt riêng cho kích thước đo đường kính cung đường tròn. Chọn xong nhấn nút Continue để tiếp tục công việc. Màn hình sẽ hiện tiếp hộp thoại Line and ArowHình 5.3: Nếu nhấn tiếp vào ô Text của hộp thoại này sẽ xuất hiện tiếp hộp thoại định dạng vị trí chữ kích thước. Hình 5.3: Hộp thoại Modify Dimension style manager trang Line and arrow 63
  3. Nhấn nút Continue để trở về hộp thoại. New Dimension Style, trang Lines and Arrows Trong trang này cần chú ý nhập các giá trị sau: Extend beyond dim lines: 3 (đoạn đường gióng vượt ra ngoài đường kích thước) Offset from origin: 0 (khoảng cách từ gốc đường gióng đến hình vẽ) Arrowheads: 6 (chiều dài mũi tên) Mở trang Text (Hình 5.4), trong trang này hãy chú ý nhập các lựa chọn sau: ext Style: KT – Tên kiểu chữ đã xác định ở trên, Text height: 5 – Chiều cao chữ số kích thước Offset from dim line: 1.5 – Khoảng cách từ con số đến đường kích thước Nhấn nút tròn Aligned with dimension line – Ghi con số dọc theo đường kích thước. Mở trang Fit tức là nhập các lựa chọn sau: Nhấn nút tròn Either the text or the arrows, whichever fits bets (khi không đủ chỗ thì có thể đặt con số hoặc mũi tên ra bên ngoài các đường gióng). Nhấn nút tròn Beside the dimension line (khi con số không ở vị trí mặc định thì đặt nó ở bên ngoài đường kích thước). Nhấn nút tròn Use overall scale of: 1 (tỷ lệ kích thước toàn bộ là 1) Đánh dấu vào ô Place text manually when dimensioning (đặt con số kích thước bằng tay khi ghi kích thước). 64
  4. Đánh dấu vào ô Always draw dim line between ext lines (luôn luôn vẽ đường kích thước giữa hai đường gióng). Nhấn nút OK trở về hộp thoại Dimension Style Manager. Nhấn nút Set Current. Nhấn nút Close. Chỉ sau khi đã xác định một kiểu kích thước, khi đó mới có thể sử dụng các lệnh ghi kích thước cụ thể. Sau khi thiết lập các thông số cơ bản cho các biến ta tiến hành ghi kích thước 5.1.1 Ghi kích thước thẳng (Linear Dimension) Nhập lệnh Menu bar Trên thanh công cụ Dimlinear (Dli) Dimension /Dimlinear Command: Dli - Specify first extension line origin or - Điểm gốc đường gióng thứ nhất : - Specify second extension line origin: - Điểm gốc đường gióng thứ nhất - Specify dimension line location or - Điểm gốc đường gióng thứ nhất [Mtext/Text/Angle/Horizontal/Vertical/ Rotated]: - Giá trị kích thước ACAD tự ghi Dimension text = 25 Các lựa chọn: - Mtext - Nhập con số kích thước bằng cửa sổ văn bản. - Text - Nhập con số kích thước trong dòng lệnh. - Angle - Góc nghiêng của con số kích thước - Horizontal - Đường gióng kích thước theo chiều ngang - Vertical - Đường gióng kích thước theo chiều đứng - Rotated - Quay đường gióng đi một góc nào đó VD: Ghi kích thước thẳng đoạn AB, CD cho hình 5.5: 65
  5. Command: Dli - Specify first extension line origin or : Click END A - Specify second extension line origin: Click END B - Specify dimension line location or [Mtext/Text/Angle/Horizontal/Vertical/ Rotated]: 20 Hình 5.5: Ghi kích thước thẳng Dimension text = 120 Command: Dli - Specify first extension line origin or : Click END C - Specify second extension line origin: Click END D - Specify dimension line location or [Mtext/Text/Angle/Horizontal/Vertical/Rotated]: 10 - Dimension text = 60 5.1.2 Ghi kích thước song song (Baseline Dimension) Gọi lệnh: Nhập lệnh Menu bar Trên thanh công cụ Dimbaseline Dimension/Dimbaseline Sau khi ghi kích thước thẳng mà đối tượng cần ghi kích thước song song thì thực hiện như sau: Command: dimbaseline - Specify a second extension line origin or - Điểm gốc đường gióng thứ hai [Undo/Select] : hoặc[Hủy/Lựa chọn] - Dimension text = ? - Giá trị kích thước ACAD tự ghi - Specify a second extension line origin or - Điểm gốc đường gióng thứ hai [Undo/Select] : hoặc  kết thúc lệnh. VD: Ghi kích thước như hình 5.6: 66
  6. Command: Dli - Specify first extension line origin or : Click END A - Specify second extension line origin: Click END B - Specify dimension line location or[Mtext/Text/Angle/Horizontal/Vertical/ Hình 5.6: Ghi kích thước song song Rotated]: 20 - Dimension text = 80 Command: dimbaseline - Specify a second extension line origin or [Undo/Select] : Click END C - Dimension text = 90 - Specify a second extension line origin or [Undo/Select] : 5.1.3 Ghi kích thước nối tiếp (Continue Dimension) Sau khi ghi kích thước thẳng mà đối tượng cần ghi kích thước nối tiếp thì thực hiện tương tự như ghi kích thước song song. Gọi lệnh: Nhập lệnh Menu bar Trên thanh công cụ Dimcontinue Dimension/Dimcontinue Command: Dimcontinue - Specify a second extension line origin or - Điểm gốc đường gióng thứ hai [Undo/Select] : hoặc[Hủy/Lựa chọn] - Dimension text = ? - Giá trị kích thước ACAD tự ghi - Specify a second extension line origin or - Điểm gốc đường gióng thứ hai [Undo/Select] : hoặc  kết thúc lệnh. VD: Ghi kích thước giữa các tâm hình tròn A, B, C, D như hình 5.7: 67
  7. Command: Dli - Specify first extension line origin or : Click CEN A - Specify second extension line origin: Click CEN B - Specify dimension line location or[Mtext/Text/Angle/Horizontal/Vertical/ Hình 5.7: Ghi kích thước nối tiếp Rotated]: 25 - Dimension text = 16 Command: Dimcontinue - Specify a second extension line origin or [Undo/Select] : Click CEN C - Dimension text = 15 - Specify a second extension line origin or [Undo/Select] : Click CEN D - Dimension text = 21 - Specify a second extension line origin or [Undo/Select] : 5.2 Ghi kích thước nằm nghiêng (Aligned Dimension) Nhập lệnh Menu bar Trên thanh công cụ Dimaligned Dimension/Dimaligned Đường kích thước ghi bằng lệnh Dimaligned sẽ song song với đoạn thẳng nối 2 điểm gốc đường gióng Hình 5.8: Command : DAL - Specify first extension line origin or : Điểm gốc đường gióng thứ nhất P1 - Specify second extension line origin: Điểm gốc đường gióng thứ hai P2 - Specify dimension line location or [Mtext/Text/Angle]: Chọn 1 điểm định vị trí đường kích thước hoặc nhập toạ độ tương đối để định khoảng cách 68
  8. Hình 5.8: Ghi kích thước nghiêng 5.3 Ghi kích thước góc (Angular Dimension). Lệnh Dimangular dùng để ghi kích thước góc. Nhập lệnh Menu bar Trên thanh công cụ Dimangular Dimension/Dimangular * Ghi kích thước góc giữa hai đoạn thẳngHình 5.9a: Ghi kích thước góc giữa hai đoạn thẳng P1P2 và P1P3 Command : DAN↵ Hoặc Dimangular - Select arc, circle, line or : Chọn đoạn thẳng thứ nhất P1P2 - Select second line: Chọn đoạn thẳng thứ hai P1P3 - Specify dimension arc line location or [Mtext/Text/Angle]: Vị trí đường kích thước * Ghi kích thước góc qua 3 điểm Hình 5.9b: Ghi kích thước góc qua 3 điểm P1, P2 và P3. Command : DAN↵ Hoặc Dimangular - Select arc, circle, line or : ↵ - Angle Vertex: Chọn điểm đỉnh của góc P1 - First angle endpoint: Xác định điểm cuối cạnh thứ nhất P2 - Second angle endpoint: Xác định điểm cuối cạnh thứ hai P3 69
  9. - Specify dimension arc line location or [Mtext/Text/Angle]: Chọn vị trí đường kích thước Lựa chọn Mtext, Text và Angle vertex Angle trong lệnh Dimangular tương tự như a) b) các lựa chọn trong lệnh Hình5.9: Ghi kích thước góc Dimlinear. 5.4 Ghi kích thước hình tròn Để ghi kích thước đường kính đường tròn (circle) hoặc cung tròn (arc) có góc ở tâm lớn hơn 1800 dùng lệnh Dimdiameter, để ghi kích thước bán kính cung tròn có góc ở tâm nhỏ hơn 1800 ta sử dụng lệnh Dimradius. 5.4.1 Ghi kích thước theo bán kính (Radius Dimension)Hình 5.10a: Nhập lệnh Menu bar Trên thanh công cụ Dimradius Dimension/Dimradius Command : DDI↵ Hoặc Dimdiameter - Select arc or circle: Chọn 1 điểm bất kỳ trên đường tròn, cung tròn. - Specify dimension line location or [Mtext/ Text/Angle]:Vị trí của đường kích thước. 5.4.2 Ghi kích thước theo đường kính (Diameter Dimension)Hình 5.10b: Nhập lệnh Menu bar Trên thanh công cụ Dimdiameter Dimension/Dimdiameter Command : DDI↵ Hoặc Dimdiameter - Select arc or circle: Chọn 1 điểm bất kỳ trên đường tròn. - Specify dimension line location or [Mtext/ Text/Angle]:Vị trí của đường kích thước. a) Radius Dimension b) Diameter Dimension Hình 5.10: Ghi kích thước hình tròn 70
  10. Khi ghi kích thước lỗ hoặc đường tròn có đường kính nhỏ thì mũi tên và chữ số kích thước nằm ngoài đường tròn. Để dấu tâm (Center mark) và đường tâm (Center line) không xuất hiện thì trước khi ghi kích thước bán kính và đường kính ta định biến DIMCEN = 0 hoặc chọn loại (Type) của Center Marks for Circles trên hộp thoại New (Modify) Dimension Styles là None. Lựa chọn Mtext, Text và Angle trong lệnh Dimdiameter tương tự như các lựa chọn trong lệnh Dimlinear. 5.5 Chỉnh sửa kích thước (Dimension Edit) Lệnh DimensionEdit làm thay đổi vị trí, giá trị góc quay của kích thước Gọi lệnh: Nhập lệnh Menu bar Trên thanh công cụ Dimedit Dimension/Dimedit Lệnh Dimedit dùng để thay đổi chữ số kích thước của kích thước đang hiển thị trên màn hình và độ nghiêng của đường gióng. Command : Dimedit↵ - Select Dimension: - Chọn kích thước cần hiệu chỉnh - Specify new location for dimension text or - Dời chữ số kích thước đến vị trí [Left/Right/Center/Home/Angle]: cần thiết hoặc chọn L, R, C, H, A Các lựa chọn Home: - Kích thước ở vị trí ban đầu khi ghi kích thước. Khi nhập H sẽ xuất hiện dòng nhắc: Select object: Chọn kích thước cần hiệu chỉnh New: - Thay đổi chữ số kích thước cho kích thước đã ghi. Khi nhập N tại dòng nhắc cuối cùng sẽ xuất hiện hộp thoại Multiline Edit Mtext và ta nhập chữ số kích thước mới vào. Nhập N sẽ xuất hiện dòng nhắc sau: Select object: Chọn kích thước cần thay đổi chữ số kích thước. Rotate: - Tương tự lựa chọn Angle của lệnh DimEdit Oblique: - Tạo các đường góc xiên (góc nghiêng đường gióng với đường kích thước). Sử dụng lựa chọn Oblique để ghi kích thước hình chiếu trục đo trong bản vẽ 2D. Khi nhập O sẽ xuất hiện dòng nhắc: 71
  11. Select objects: Chọn kích thước cần hiệu chỉnh Select objects: Chọn tiếp kích thước cần hiệu chỉnh hoặc ENTER để kết thúc việc lựa chọn Enter oblique angle (press ENTER for none): Giá trị góc nghiêng so với đường chuẩn. 72
  12. Chương 6 Làm việc với các lớp đối tượng Mục tiêu - Trình bày được khái niệm về lớp đối tượng (Layer); - Trình bày được ưu điểm khi làm việc với Layer; - Vận dụng được các lệnh về Layer để thực hiện bản vẽ; - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. Nội dung chính 6.1 Khái niệm về Layer Để thuận tiện khi vẽ và quản lý các bản vẽ phức tạp, AutoCAD dùng các lớp (Layer) khác nhau để thể hiện. Có thể hình dung lớp như một tấm kính trong suốt có hình vẽ. Bản vẽ sẽ gồm một hay nhiều tấm kính như vậy chồng lên nhau. Đặc tính của lớp: - Mỗi lớp có một tên riêng, chứa kiểu đường nét (Line type), màu sắc (Color) mặc định do người sử dụng qui định. Các hình vẽ đặt trên một lớp nếu không có chỉ định riêng sẽ có màu sắc và kiểu đường nét của lớp đó. - Có thể có các hình vẽ trên một (hoặc nhiều) lớp tắt đi hoặc cho chúng xuất hiện lại trên bản vẽ. - Có thể sửa chữa, ví dụ tẩy xóa, trên nhiều lớp cùng một lúc nhưng mỗi lần chỉ được vẽ trên một lớp. Lớp đang hoạt động gọi là lớp hiện hành (Current layer), khi một hình được vẽ, nó sẽ được đặt lên lớp hiện hành. Tên lớp hiện hành được thể hiện trên dòng trạng thái (status line). - Một lớp có thể bị đông đặc (freez), bị khóa (lock) hoặc tắt (turn off). - Số lượng lớp có thể khai báo trong 01 bản vẽ là không có giới hạn. Tên lớp thường được đặt theo nội dung của các đối tượng trên đó ví dụ: - Lớp địa hình - Lớp đường đồng mức - Lớp cơ sở hạ tầng. 6.2 Thay đổi tính chất Layer * Lệnh Properties 73
  13. Xuất hiện hộp thoại Properties Hình 6.1cho phép thay đổi các tính chất của đối tượng: Chung Màu Theo Lớp Lớp Tên lớp Kiểu đường Theo Lớp Tỷ lệ đường Tỷ lệ đường là 1 Độ dầy nét Theo Lớp Độ dầy Độ dầy là 0 Kiểu in Kiểu in Theo Màu Hình 6.1: Hộp thoại Properties * Lệnh Change : Thay đổi màu, lớp, kiểu đường, tỷ lệ đường, chiều dầy nét Command:Change ↵ 74
  14. - Select objects: - Select objects: - Specify change point or [Properties]:P ↵ - Enter property to change [Color/Elev/LAyer/LType/ltScale/LWeight/ Thickness/PLotstyle]: Các lựa chọn: Color: Thay đổi màu của tất cả các đối tượng mà ta chọn Elev: Thay đổi độ cao của đối tượng (dùng trong 3D) Layer: Thay đổi lớp của các đối tượng được chọn Ltype: Thay đổi dạng đường của các đối tượng được chọn Ltscale: Thay đổi tỉ lệ dạng đường cho bản vẽ Lweight: Thay đổi bề dày nét vẽ Thickness: Thay đổi độ dày của đối tượng (dùng trong 3D) 6.3 Các lệnh làm việc với lớp 6.3.1 Lệnh Layer Lệnh Layer dùng để đặt lớp mới, chọn lớp hiện hành, đặt màu sắc và kiểu đường nét cho lớp, tắt hoặc mở lớp, khóa hay mở khóa cho lớp, làm đông đặc hay tan đông cho lớp và liệt kê các lớp đã định nghĩa trong bản vẽ. Nhập lệnh Menu barFormat Trên thanh công cụ Layer Layer AutoCAD hiển thị hộp hội thoại Hình 6.2: Hình 6.2: Hộp thoại Layer Properties Manager 75
  15. * Tạo Layer mới. - Nhấn nút NewHình 6.3trong hộp thoại sẽ xuất hiện ô soạn thảo Layer 2tại cột Name: Nhập tên lớp vào ô soạn thảo. Tên lớp không được dài quá 31 ký tự. Ký tự có thể là số, chữ kể cả các ký tự như _ - ... Hình 6.3: Hộp thoại Layer Properties Managevới lựa chọn New Không được có các khoảng trống giữa các ký tự. Số lớp trong bản vẽ không giới hạn (không vượt quá 32767). Tên lớp nên đặt dễ nhớ và theo các tính chất liên quan đến đối tượng lớp đó. * Tắt, mở Layer (ON/OFF) Để tắt, mở Layer ta chọn biểu tượng trạng thái ON/OFF. Khi một lớp được tắt thì các đối tượng nằm trên lớp đó không hiện trên màn hình. Các đối tượng của lớp được tắt vẫn có thể được chọn nếu như tại dòng nhắc ”Select objects:” của lệnh hiệu chỉnh ta dùng lựa chọn All để chọn đối tượng * Đóng và làm tan băng của một Layer (Freeze/Thaw) Để đóng băng (FREEZE) và làm tan băng (THAW) lớp trên tất cả khung nhìn (Viewports) ta chọn biểu tượng trạng thái FREEZE/THAW. Các đối tượng của lớp đóng băng không xuất hiện trên màn hình và ta không thể hiệu chỉnh các đối tượng này (không thể chọn đối tượng lớp đóng băng ngay cả lựa chọn All) * Khoá và mở khoá cho lớp (Lock/Unlock) Để khoá và mở khoá cho lớp ta chọn biểu tượng trạng thái LOCK/UNLOCK. Đối tượng của Layer bị khoá sẽ không hiệu chỉnh được, tuynhiên chúng vẫn hiển thị trên màn hình và có thể in ra được. 76
  16. * Thay đổi màu của lớp Ta chọn vào ô màu của lớp, khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại Select ColorHình 6.4. Trong hộp thoại này ta có thể gán màu cho các lớp đang được chọn. Bảng màu của AutoCAD bao gồm 256 màu được đánh số từ 1 ÷ 256, khi ta chọn màu thì tên số màu xuất hiện tại ô soạn thảo color. Các màu chuẩn từ 1-7, ngoài mã số ta có thể nhập trực tiếp tên màu: 1- Red (đỏ), 2 - Yerlow (vàng), Hình 6.4: Chọn màu cho Layer 3 - Green (xanh lá cây), 4 - Cyan (xanh da trời), 5 - Blue (xanh lục), 6 – Magenta (tím), 7 - White (trắng) * Gán dạng đường cho lớp Để gán dạng đường cho lớp xem mục 3.2 * Xoá lớp (Delete) Ta dễ dàng xoá lớp đã tạo bằng cách chọn lớp và nhấn nút Delete. * Gán lớp hiện hành (Curent) Ta chọn lớp và nhấn nút Current. Lúc này bên cạnh nút Current sẽ xuất hiện tên lớp hiện hành mà ta vừa chọn. Khi đó các đối tượng mới tạo bằng các lệnh vẽ (line, arc, circle...) sẽ có các tính chất của lớp hiện hành. * Chú ý: - Muốn chọn nhiều lớp cùng một lúc để hiệu chỉnh ta có các phương pháp: + Chọn 1 lớp và nhấn phím phải chuột. Chọn Select all để chọn tất cả lớp + Để chọn nhiều lớp không liên tiếp, đầu tiên ta chọn 1 lớp sau đó nhấn đồng thời phím Ctrl và chọn các lớp còn lại. + Để chọn nhiều lớp liên tiếp nhau đầu tiên ta chọn 1 lớp sau đó nhấn đồng thời phím Shift và chọn lớp cuối của nhóm. 77
  17. + Khi chọn 1 lớp, chọn 1 điểm trên khung văn bản và nhấn phải chuột ta có thể hiệu chỉnh lớp được chọn. - Để dễ sử dụng và trao đổi bản vẽ với người khác chúng ta nên tạo lớp có tên, màu, dạng đường thích hợp với người sử dụng khác. - Để sắp xếp các tên lớp theo một thứ tự nào đó ta chọn vào tên cột ở hàng trên cùng bảng danh sách lớp. Lần thứ nhất ta nhấn vào tên cột sẽ sắp xếp lớp theo lựa chọn đó theo thứ tự tăng dần, nếu ta tiếp tục nhấn vào tên cột này một lần nữa sẽ sắp xếp theo thứ tự giảm dần. - Khi ta nhấn vào nútDetail >>sẽ xuất hiện hộp thoại chi tiết hơn. Ta có thể gán màu, dạng đường và thay đổi các trạng thái của lớp theo các nút chọn - Để thay đổi khoảng cách giữa các cột danh sách các lớp: Name, On,... ta tiến hành như trong các hộp thoại về File. Ta kéo con trỏ đến vị trí giữa các cột, khi đó xuất hiện dấu thập có hai mũi tên nằm ngang và ta chỉ cần kéo dấu này sang trái hoặc sang phải thì độ lớn các cột sẽ thay đổi theo. 6.3.2 Lệnh LINETYPE Tạo, nạp, đặt kiểu đường AutoCAD cho phép bạn qui định loại đường theo từng nhóm đối tượng hoặc theo từng lớp. Nếu bạn qui định loại đường cho lớp thì tất cả các đối tượng vẽ trên lớp đó đều được thể hiện bằng loại đường đặc trưng được qui định cho lớp đó trừ phi bạn thay đổi tính chất của nó. Trướ khi qui định loại đườg cho lớp hoặc từng thực thể bạn phải nạp các loại đườg bằg lệnh LINETYPE Trên thanh công cụ chọnTừ Format menu, chọn Linetype Nhập lệnh, nhập LineType AutoCAD hiển thị hộp thoại Hình 6.5: Hình 6.5: Hộp thoại Linetype Manage 78
  18. - Load: Tải các đường nét vào bản vẽ bấm nút Load trên hộp thoại Linetype Manage xuất hiện hộp thoại hình 6.6: Hình 6.6: Hộp thoại Load or Reload Linetype Các lựa chọn trong hộp thoại -Nút File...: Cho phép nạp tệp thư viện chứa các kiểu đường nét khác nhau vào bảng Available Linetypes - Chọn kiểu đường nét tại Available Linetypes rồi nhấn nút OK các loại kiểu đường thẳng đã được nạp - Chọn Cancel để huỷ bỏ lệnh - Chọn kiểu đường thẳng cho lớp hiện hành - Name:Dùng con trỏ chuột chọn tên kiểu đường hoặc đánh tên tại ô Name và tải chúng vào bản vẽ. - Description:Hiển thị kiểu đường thẳng đã chọn - Global Scale Factor: Điều chỉnh tỷ lệ của các kiểu đường nét đứt trên toàn bộ bản vẽ. Với hệ số tỷ lệ thích hợp, có thể làm co lại hay kéo dãn các đoạn gạch và các khoảng hở xen kẽ. (Xem lệnh LTScale) - Current Object Scale: Điều chỉnh tỷ lệ của kiểu đường hiện tại khi bắt đầu vẽ. Các đối tượng trước đó không bị thay đổi tỷ lệ - ISO Pen Width: Đặt độ dày của nét vẽ. - Use Paper Space Units for Scaling Hệ số tỷ lệ giữ paper space và model space là như nhau. Được sử dụng khi làm việc với nhiều vùng nhìn ( Viewports ) 79
  19. 6.3.3 Lệnh LTScale Lệnh Ltscale dùng để điều chỉnh tỷ lệ của các kiểu đường nét đứt. Với hệ số tỷ lệ thích hợp, có thể làm co lại hay kéo dãn các đoạn gạch và các khoảng hở xen kẽ. Command line: ltscale ↵ Enter new linetype scale factor : (vào hệ số tỷ lệ) Hệ số tỷ lệ là một số lớn hơn 0. Giá trị này sẽ ảnh hưởng tới tất cả các nét đứt đường bản vẽ. 80
  20. Chương 7 Tạo và in bản vẽ Mục tiêu - Trình bày được các bước chuẩn bị để tạo và in bản vẽ; - Trình bày lệnh chèn văn bản vào bản vẽ và cách hiệu chỉnh văn bản; - Thực hiện được việc thiết lập trang in và định được tỷ lệ bản vẽ; - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. Nội dung chính 7.1 Tạo khổ giấy Tạo khổ giấy vẽ dùng lệnh Mvsetup Lệnh Mvsetup dùng để tổ chức các vấn đề bản vẽ như: chọn hệ đơn vị, tỉ lệ chung cho bản vẽ và khổ giấy vẽ để hiển thị trên màn hình ... Thực hiện như sau: Command: Mvsetup - Enable paper space? (No/): n Dòng này chọn n, nghĩa là no, ta làm việc trong không gian mô hình, tức là không gian ta thường vẽ nhất. - Units type (Scientific/Decimal/Engineering/Architectural/Metric): m Dòng này yêu cầu ta chọn đơn vị cho bản vẽ, nếu ta chọn là m (Metric) thì một đơn vị ta nhập vào sẽ tương ứng với 1 mm. - Enter the scale factor: 50 Dòng này yêu cầu ta chọn scale factor cho bản vẽ, thường nếu bản vẽ có nhiều tỉ lệ, ta sẽ chọn scale factor là tỉ lệ có mẫu số lớn nhất. Giả sử bản vẽ ta có 3 tỉ lệ: 1/10; 1/20; 1/50, ta sẽ chọn scale factor = 50. - Enter the paper width: 297 Nhập bề rộng khổ giấy vẽ. - Enter the paper height: 210 Nhập chiều cao khổ giấy vẽ. Ngoài ra có thể chọn các khổ giấy sau: Ký hiệu khổ giấy 44 24 22 12 11 Kích thước khổ giấy (mm) 1189 x 841 594 x 841 594 x 420 297 x 420 297 x 210 Ký hiệu các khổ giấy sử dụng theo TCVN A0 A1 A2 A3 A4 81
nguon tai.lieu . vn