Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH AUTOCAD ỨNG DỤNG NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG Trình độ: Cao đẳng (Ban hành theo Quyết định số: 70 /QĐ-CĐN ngày 11tháng 01năm 20 19 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) Năm ban hành: 2018 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và phần mềm Autocad nói riêng trong ngành xây dựng là rất quan trọng, cần thiết. Giáo trình Auocad ứng dụng vừa hướng dẫn các lệnh vẽ cơ bản vừa ứng dụng vào chuyên ngành xây dựng, phù hợp với trình độ cao đẳng ngành kỹ thuật xây dựng. Giáo trình này nhằm mục đích: - Sử dụng linh hoạt các lệnh vẽ trong Autocad - Vẽ được các loại bản vẽ kiến trúc, kết cấu, điên – nước - Thể hiện bản vẽ một cách khoa học - In bản vẽ đúng theo yêu cầu Giáo trình được dùng làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên ngành kỹ thuật xây dựng theo chương trình chi tiết đã được phê duyệt cho MĐ18 Autocad ứng dụng Tôi xin chân thành cám ơn các giáo viên giảng dạy trong tổ bộ môn đã giúp đỡ tôi, cũng như các giáo viên trong Khoa Xây dựng đã đóng góp nhiều ý kiến trong quá trình biên soạn. An Giang, ngày 12 tháng 7 năm 2018 Tham gia biên soạn Nguyễn Thị Cát Tường 2
  3. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................................. 2 MỤC LỤC ............................................................................................................................. 3 CHƯƠNG TRÌNH MÔĐUN ................................................................................................. 4 BÀI 1:GIỚI THIỆU AUTOCAD ........................................................................................... 7 I.GIỚI THIỆU PHẦN MỀM AUTOCAD .......................................................................... 7 II. LÀM VIỆC VỚI AUTOCAD ........................................................................................ 7 BÀI 2:TỔ CHỨC BẢN VẼ.................................................................................................... 9 I.CÁC DẠNG ĐƠN VỊ TRONG AUTOCAD .................................................................... 9 II.HỆ TỌA ĐỘ SỬ DỤNG TRONG AUTOCAD ............................................................ 10 III. CÁC PHƯƠNG THỨC NHẬP TỌA ĐỘ ĐIỂM TRONG AUTOCAD. ..................... 11 IV. BÀI TẬP:................................................................................................................... 14 BÀI 3: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN, CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH ............................................ 15 I.CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN.............................................................................................. 15 II. CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH.......................................................................................... 21 BÀI 4: VẼ THỰC HÀNH KIẾN TRÚC .............................................................................. 28 I. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN BẢN VẼ MẶT BẰNG KIẾN TRÚC ................................... 28 II. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN MẶT ĐỨNG ...................................................................... 45 III. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN BẢN VẼ MẶT CẮT KIẾN TRÚC .................................... 45 IV. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN TRIỂN KHAI CÁC CHI TIẾT KIẾN TRÚC ..................... 46 BÀI 5: VẼ THỰC HÀNH KẾT CẤU .................................................................................. 53 I.TRÌNH TỰ THỰC HIỆN BẢN VẼ MÓNG VÀ CHI TIẾT MÓNG .............................. 53 II.TRÌNH TỰ THỰC HIỆN BẢN VẼ DẦM VÀ CHI TIẾT............................................. 54 BÀI 6:VẼ THỰC HÀNH ĐIỆN, NƯỚC.............................................................................. 59 I. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN BẢN VẼ ĐIỆN VÀ CÁC CHI TIẾT .................................... 59 II. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN BẢN VẼ NƯỚC VÀ CHI TIẾT ......................................... 60 BÀI 7:IN VÀ XUẤT BẢN VẼ RA GIẤY ........................................................................... 61 I. TỔNG QUÁT VỀ CÁCH IN TRONG AUTOCAD ...................................................... 61 II. CÁCH CHỌN FILE IN VÀ ĐỊNH DẠNG ĐƯỜNG NÉT........................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 67 3
  4. CHƯƠNG TRÌNH MÔĐUN Tên mô đun: AUTOCAD ỨNG DỤNG Mã mô đun: MĐ18 Thời gian thực hiện mô đun: 60giờ (Lý thuyết: 14 giờ, thực hành: 42 giờ, kiểm tra: 4 giờ). I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí: là môn đun chính. 2. Tính chất: Autocad là phần mềm thông dụng nhất hiện nay hỗ trợ cho tất cả các ngành thiên về kỹ thuật như: vẽ các bản vẽ về kiến trúc, kết cấu, Phần mềm Autocad khai triển kiến trúc, kết cấu, ... một công trình cụ thể một cách nhanh, chính xác và khoa học nhất. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN 1. Về kiến thức: + Hiểu được tính năng, công dụng của phần mềm vẽ Autocad 2D; + Trình bày được các lệnh vẽ và hiệu chỉnh cơ bản, nâng cao; + Trình bày được cách bố trí bản vẽ theo đúng yêu cầu vẽ kỹ thuật. 2. Về kỹ năng: + Sử dụng được các lệnh vẽ và hiệu chỉnh cơ bản; + Sử dụng được các lệnh vẽ và hiệu chỉnh nâng cao; + Hiệu chỉnh xuất bản vẽ ra giấy; + Vẽ được các bản vẽ trong xây dựng bằng phần mềm; 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ và chính xác. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian: Thời gian (giờ) Số Thực hành, thí Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Kiểm TT nghiệm, thảo số thuyết tra luận, bài tập I Bài 1: Giới thiệu Autocad 1 1 I.Giới thiệu Autocad II.Làm việc với Autocad II Bài 2: Tổ chức bản vẽ 3 1 2 I.Các dạng đơn vị trong Autocad II.Giới thiệu các hệ trục tọa độ sử dụng trong Autocad 4
  5. Thời gian (giờ) Số Thực hành, thí Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Kiểm TT nghiệm, thảo số thuyết tra luận, bài tập III.Bài tập III Bài 3: Các lệnh vẽ cơ bản, các lệnh 8 2 6 hiệu chỉnh I. Các lệnh vẽ cơ bản II. Các lệnh hiệu chỉnh IV Bài 4: Vẽ thực hành kiến trúc 18 2 16 I. Trình tự thực hiện bản vẽ mặt bằng kiến trúc cơ bản II. Trình tự thực hiện bản vẽ mặt đứng kiến trúc cơ bản III. Trình tự thực hiện bản vẽ mặt cắt kiến trúc IV. Trình tự thực hiện bản vẽ triển khai các chi tiết kiến trúc V. Cách sắp xếp các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt và các chi tiết kiến trúc trên bản vẽ V Bài 5: Vẽ thực hành kết cấu 12 3 9 I.Trình tự thực hiện bản vẽ mặt bằng móng và chi tiết móng II. Trình tự thực hiện bản vẽ mặt bằng đà, dầm và chi tiết III. Trình tự thực hiện bản vẽ kết cấu thép và chi tiết Kiểm tra lần 1 2 2 VI Bài 6: Vẽ thực hành điện nước 8 2 6 I. Trình tự thực hiện một bản vẽ mặt bằng điện và các chi tiết II.Trình tự thực hiện một bản vẽ mặt bằng nước và chi tiết VII Bài 7: In và xuất bản vẽ ra giấy 4 1 3 I. Tổng quát về cách in trong 5
  6. Thời gian (giờ) Số Thực hành, thí Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Kiểm TT nghiệm, thảo số thuyết tra luận, bài tập Autocad II.Cách chọn file in và định nét in trong Autocad Kiểm tra lần 2 2 2 Ôn tập 2 2 Cộng 60 14 42 4 6
  7. BÀI 1:GIỚI THIỆU AUTOCAD A. Mục tiêu: - Khái quát về chức năng và công dụng của phần mềm Autocad; - Sử dụng các lệnh làm việc trên phần mềm Autocad; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ và chính xác. B.Nội dung chương: I.GIỚI THIỆU PHẦN MỀM AUTOCAD Autocad là phần mềm của hãng Autodesk dùng để thực hiện các bản vẽ kỹ thuật trong các ngành: Xây dựng, Cơ khí, Kiến trúc, Điện, Bản đồ,…Bản vẽ nào thực hiện được bằng tay thì có thể vẽ bằng phần mềm Autocad. Autocad là một trong các phần mềm thiết kế sử dụng cho máy tính cá nhân (PC). Hãng Autodesk, nhà sản xuất Autocad là một trong năm hãng sản xuất hàng đầu của thế giới. Những khả năng chính của Autocad - Ưu thế của Autocad là khả năng vẽ một cách chính xác, sửa chữa và biến đổi được tất cả các đối tượng vẽ ra - Autocad cung cấp các chế độ vẽ thuận tiện, và hỗ trợ công cụ vẽ mạnh, làm cho bản vẽ tổ chức có khoa học, máy tính xử lý nhanh, không mắc lỗi và có thể nhiều người cùng tham gia trong quá trình thiết kế - Autocad cho phép in bản vẽ theo đúng tỉ lệ, xuất bản vẽ theo nhiều loại tệp khác nhau II. LÀM VIỆC VỚI AUTOCAD 1. Khởi động Autocad: - Bật máy, bật màn hình - Nhấn đúp vào biểu tượng Autocad 2007 hoặc vào đường link Start>Program >Autodesk> Autocad 2007 Các cách vào lệnh trong Autocad: Có thể thực hiện theo các cách sau: - Sử dụng bàn phím: nhập các câu lệnh ở dòng “command”, các lệnh được thực hiên tương ứng với ý nghĩa của các từ ngữ bằng tiếng ánh, ví dụ : vẽ đường thẳng thì nhập câu lệnh line, có thể sử dụng lệnh tắt “l”. Khi đang vẽ muốn kết thúc lệnh thì nhấn phím ESC - Từ thanh công cụ: thanh công cụ được thiết kế theo nhóm lệnh, có thể tắt/mở thanh công cụ này 7
  8. - Từ trình đơn Draw trong Autocad có thể thực hiện được các lệnh vẽ tương ứng - Các cách này có giá trị sử dụng ngang bằng nhau, tùy vào thói quen sử dụng 2.Giao diện AutocAD 2007 a/ Vùng thao tác vẽ Chiếm phần lớn diện tích màn hình, vùng này dùng để thể hiện bản vẽ gọi là phần màn hình dành cho đồ họa. Trong suốt quá trình vẽ trên vùng đồ họa xuất hiện hai sợi tóc ( crosshairs) giao nhau, một sợi hướng theo trục X, một sợi hướng theo trục Y b/ Thanh công cụ và dòng lệnh Trong Autocad hầu hết các lệnh đều có thể được chọn thông qua menu hoặc Toolbar (thanh công cụ), Thanh công cụ này rất hữu ích cho người lần đầu tiên làm việc với Autocad tuy nhiên việc thực hiện lệnh qua toolbar và menu bar tốn nhiều thời gian hơn vì di chuyển chuột liên tục. Với những người đã thành thạo thì sử dụng câu lệnh ở vùng lệnh (command) mang lại hiệu quả cao hơn Câu hỏi ôn tập: Hãy trình bày các cách thực hiện lệnh dùng để thực hiện thao tác vẽ trong Autocad 8
  9. BÀI 2:TỔ CHỨC BẢN VẼ A. Mục tiêu: - Định dạng được đơn vị trong Autocad - Sử dụng được các phương thức nhập tọa độ điểm. - Sử dụng các lệnh nhập tọa độ điểm trong Autocad; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ và chính xác. B. Nội dung chương: I. CÁC DẠNG ĐƠN VỊ TRONG AUTOCAD Autocad định dạng 2 loại đơn vị: inch và milimeter - Mở một file Autocad mới: Chọn File>New hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+N Sau đó xuất hiện hộp thoại, lựa chọn các kiểu tập tin cần tạo +acad.dwt: tập tin mẫu 2D đơn vị inch +acad3D.dwt: tập tin mẫu 3D đơn vị inch +acadiso.dwt: tập tin 2D đơn vị milimeter (mm) + acadiso3D.dwt: tập tin 3D đơn vị milimeter(mm) -Các đơn vị khác 2 đơn vị inch, milimet (mm) không mở được - Điều chỉnh đơn vị trong Autocad Sau khi khởi động vào phần mềm Autocad có thể điều chỉnh đơn vị Format>Units hoặc sừ dụng command : UN Xuất hiện hộp thoại Có thể điều chỉnh theo ý muốn người sử dụng 9
  10. II. HỆ TỌA ĐỘ SỬ DỤNG TRONG AUTOCAD Trong bản vẽ AutoCAD tồn tại hai hệ tọa độ: WCS(World Coordinate System) và UCS (User Coordinate System). WCS tồn tại trong bất kỳ bản vẽ AutoCAD. Ta có thể tạo và lưu (save) nhiều UCS trong một bản vẽ, UCS giúp ta thực hiện bản vẽ ba chiều được dễ dàng hơn. Tuy nhiên cùng một lúc ta chỉ có một trong hai hệ tọa độ WCS hoặc UCS là hiện hành.WCS là hệ tọa độ mặc định trong bản vẽ AutoCAD có thể gọi là hệ tọa độ gốc. Biểu tượng (icon) của WCS nằm ở góc trái phía dưới bản vẽ và có chữ W xuất hiện trong biểu tượng này. Tùy vào trạng thái ON hoặc OFF của lệnh Ucsicon mà biểu tượng này có xuất hiện hay không. Hệ tọa độ này cố định và không thể dịch chuyển. UCS là hệ tọa độ mà ta tự định nghĩa, hệ tọa độ này có thể đặt ở vị trí bất kỳ và tùy vào điểm nhìn (viewpoint) biểu tượng của chúng sẽ hiện lên khác nhau. Số lượng UCS trong một bản vẽ không hạn chế, mặt phẳng XY trong các hệ tọa độ gọi là mặt phẳng vẽ (Working plane). Phương chiều của lưới (GRID), bước nhảy con chạy (SNAP) thay đổi theo các trục X, Y trong mặt phẳng XY của hệ tọa độ hiện hành. UCS có thể tạo theo các lựa chọn của lệnh UCS. Giá trị tọa độ X, Y xuất hiện trên dòng trạng thái (phía trên, bên phải màn hình) là tọa độ của con chạy (giao điểm hai sợi tóc) trong mặt phẳng XY so với gốc tọa độ của UCS hiện hành. Thông thường trong bản vẽ 3 chiều X là chiều dài (Length), Y là chiều rộng (Width), Z là chiều cao (Height). Ðể hiển thị biểu tượng hệ thống tọa độ UCS, ta thực hiện như sau: Từ dòng Command: Ucsicon AutoCAD đưa ra các yêu cầu sau: ON/OFF/All/Noorigin/ORigin : on Trong đó: ON : yêu cầu AutoCAD thể hiển biểu tượng UCS OFF : yêu cầu AutoCAD không thể hiện biểu tượng UCS All : yêu cầu AutoCAD thể hiện biểu tượng trong tất cả các Viewports đang hoạt động Noorigin: luôn đặt UCS tại góc trái màn hình ORigin : đặt UCS tại gốc tọa độ 10
  11. Chú ý: Ucsicon cũng là biến hệ thống; nếu Ucsicon = 1, mở; nếu Ucsicon = 0, tắt; nếu Ucsicon = 2, Ucs đặt tại gốc tọa độ. III. CÁC PHƯƠNG THỨC NHẬP TỌA ĐỘ ĐIỂM TRONG AUTOCAD. AutoCAD xác định vị trí của đối tượng theo hệ thống tọa độ Descartes và hệ thống tọa độ cực. Việc nhập tọa độ vào AutoCAD có 2 hình thức chính: tọa độ tuyệt đối và tọa độ tương đối. a/Tọa đọ tuyệt đối Vị trí điểm được xác định căn cứ vào điểm gốc của hệ thống tọa độ. Với hệ tọa độ Descartes, tọa độ điểm được xác định theo x và y; với x : khoảng cách theo trục x của điểm đang xét so với gốc tọa độ. Và y : khoảng cách theo trục y của điểm đang xét so với gốc tọa độ. Khi nhập tọa độ theo dạng này, thì giữa x và y cách nhau một dấu phẩy (,) Ví dụ khi cần nhập một điểm A nào đó cách gốc tọa độ 1 đoạn theo phương x là 5 đơn vị và theo phương y một đoạn 7 đơn vị theo chiều âm trục y, tức là điểm đó có tọa độ tuyệt đối (x= 5 ; y= -7), ta nhập như sau: From point: 5,-7  Với hệ thống tọa độ cực, tọa độ điểm được xác định theo chiều dài cực và góc cực; giữa chiều dài cực và góc cực được ngăn cách bởi dấu nhỏ hơn (
  12. b/ Tọa độ tương đối Tọa độ tương đối là tọa độ của điểm đang xét so với tọa độ của điểm liền trước đó, điểm này AutoCAD gọi là Lastpoint. Ðể báo cho AutoCAD biết ta đang sử dụng tọa độ tương đối, ta phải thêm vào ký hiệu a thương mại: (@) trước khi nhập tọa độ Ví dụ: Với hệ tọa độ vuông góc (Descartes) (điểm A): From point: @5,-7  Với hệ tọa độ cực (điểm B): From point: @50
  13. Quy ước về dấu và chiều quay của đơn vị đo góc: Khi vẽ tọa độ có liên quan đến góc ta áp dụng hệ TTĐ này và tuân thủ theo công thức: L: Chiều dài đoạn thẳng  : góc hợp gữa đường thẳng cần vẽ với nhánh đường trục chuẩn hệ TTĐ @ = shift + < Ví dụ 1: Vẽ ABCD như hình sau: Thực hiện: Command: L  LINE Specify first piont: Click điểm D theo dự kiến: Specify next piont [Undo]; 2500  Nhập điểm A trực tiếp bằng cách hướng chuột Specify next piont or [Undo]: @1750
  14. IV. BÀI TẬP: Sử dụng lệnh line và tọa độ cực để vẽ các hình sau *Câu hỏi ôn tập: Trình bày các phương thức nhập tọa độ trong Autocad 14
  15. BÀI 3: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN, CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH A. Mục tiêu: - Trình bày được cách sử dụng các lệnh vẽ và các lệnh hiệu chỉnh cơ bản; - Sử dụng các lệnh vẽ và các lệnh hiệu chỉnh cơ bản trong Autocad; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ và chính xác. B. Nội dung chính: I. CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN 1. Vẽ đoạn thẳng: Lệnh LINE a/ Vẽ đoạn thẳng: - Biểu tượng: - Draw/ Line -L  Line Specify first point ……………………. Specify next point or [Undo]……………… () Specify next point or [Close/ Undo] Tại dòng (): Nếu dánh + C : Khép kín đa giác + U  : Phục hồi lại một lần thực hiện trước đó Khi vẽ nên ứng dụng: + Chế độ Ortho (F8) + Các chế độ truy bắt điểm chính xác ( Object Snap) + Hệ tọa độ tương ứng Ví dụ :Dùng lệnh Line vẽ hình chữ nhật có kích thước 300x150 và có toạ độ đỉnh là 10,10 Command : L Line specify [`spesifai] first point :10,10 P1 Specify next point or [Undo]:@300,0 P2 Specify next point or [Undo]:@0,150 P3 Specify next point or [Undo]:@-300,0 P4 Specify next point or [Close/Undo]:C Để kết thúc lệnh Line nhấn Enter 15
  16. Chú ý : Khi ta nhập điểm bằng tạo độ, phải Enter để xác nhận với AutoCAD. Khi nhập điểm bằng click mouse trên màn hình ,thì không sử dụng Enter sau mỗi lần click. Tại vị trí nhập :nếu ta nhập vào kí tự C (Close) các đoạn thẳng sẽ khép kín lại tạo thành đa giác, điểm đầu nối với điểm cuối và đồng thời kết thúc lệnh Line. b/Vẽ nửa đoạn thẳng Cộng dụng :dùng vẽ các đối tượng là nửa đoạn thẳng Thực hiện lệnh Ray như sau: Nhập vào từ dòng Command :Ray [rei] (hay L) Trên Menu chính :Draw\Ray Trên Menu màn hình :Line Cú pháp lệnh Command :Ray Specify strat point : Specify thruogh point: Specify throung point : Specify throung point : Để kết thúc lệnh Line nhấn Enter Ví dụ : Vẽ nan quạt như hình : 16
  17. 2.Cung tròn: Lệnh ARC - Chọn hình trên thanh công cụ - Draw/Arc - A ARC Specify start point of arc or [Enter] Định điểm đầu Specify end point or arc Định điểm cuối 3. Đường tròn: Circle Công dụng : dùng vẽ các đối tượng là đường tròn Thực hiện lệnh Circle như sau: - Nhập vào từ dòng Command : Circle (hay C) - Trên Menu chính :Draw\Circle - Trên Menu màn hình : nút Circle Cú pháp lệnh Command : Circle Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: 17
  18. có các cách vẽ như sau: Vẽ đường tròn tâm và bán kính (center,radius ) Command :circle Specify center point circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius )]: Specify radius of circle or [Diameter]: Specify diameter of cricle: Vẽ đường tròn qua ba điểm (3P) Command :cricle Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius )]: Specify first point on cricel: Specify second point on cricel: Specify third point on circle: Vẽ đường tròn qua hai điểm (2P) Command :cricle Specify center point cricle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]:2p Specify first end point of cricle’s diameter: Specify second end point of cricle’s diameter : Vẽ đường tròn tiếp xúc với hai đường và bán kính R(tan tan radius ) Command center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan rdius )]:ttr Specify point on object for first tangent of cricle: Specify point on object for second tangent of cricle: Specify radius of cricle : Vẽ đường tròn tiếp xúc ba đường Chọn lệnh trên Draw/Cricle/tan ,tan ,tan Sau khi chọn lệnh AutoCar hiện dòng nhắc Command :_cricle Specify center point for cricle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius )]:_3p Specify first point on cricle:_tan to Specify second point on cricle:_tan to Specify third point on cricle:-tan to 18
  19. 4.Vẽ đường đa tuyến: Lệnh POLYLINE - Trên Menu màn hình - Draw/ Pollyline - PL  Specify startpoint: Định điểm bắt đầu (*) Specify next point or [Arc/close/Halfwidth/Close/Direction/Half width/Line/Radius/secondpt/Undo/width]: Tiếp tục nhập giá trị chiều dài dây cunghoặc đánh L để chuyển tử tuyến cong qua tuyến thẳng ----> Trở về dòng (*) + W ----> Vẽ đa tuyến có bề rộng nét Specify ending width : Chiều rộng bắt đầu Specify ending width : Chiều rộng kết thúc 19
  20. 5.Vẽ đa giác đều Polygon là một đa giác đều có thể nội hay ngoại tiếp với đường tròn cùng tâm, AutoCAD có thể tạo một Polygon (min: 3 cạnh và max: 1024 cạnh), kích động lệnh Polygon chọn một trong các cách sau: * Trên thanh Draw : click vào biểu tượngĠ * Trên dòng Command : Polygon ( * Trên Menu chính : Draw\ Polygon * Trên Menu màn hình : Draw 1\Polygon AutoCAD dùng đường tròn ảo làm chuẩn để vẽ Polygon, trong trường hợp này các đỉnh Polygon nằm trên đường tròn. AutoCAD cung cấp cho chúng ta 3 hình thức xác định Polygon: nội tiếp (Inscribed in Circle), ngoại tiếp (Circumscribe about Circle) và xác định cạnh Polygon bằng 2 điểm (Edge). a/ Polygon nội tiếp với đường tròn (Inscribed in Circle) Command: Polygon  Number of Sides : định số cạnh của đa giác Edge/: định tọa độ tâm Polygon (tâm đường tròn) Inscribed in Circle/Circumcribed about Circle (I/C): chọn I (định nội tiếp) Radius of Circle: định bán kính đường tròn ảo b/ Polygon ngoại tiếp với đường tròn(Circumscribed about Circle) Khi khởi động lệnh này AutoCAD sẽ yêu cầu một số tùy chọn sau: Command: Polygon  Number of sides : định số cạnh của đa giác Edge/: định tọa độ tâm polygon (tâm đường tròn) Inscribed in Circle/Circumcribed about Circle (I/C): chọn C (định ngoại tiếp) Radius of Circle: định bán kính đường tròn ảo c/ Ðịnh polygon với cạnh được xác định bởi hai điểm Khi cần vẽ một polygon có đỉnh trùng với 1 hay 2 điểm nào đó, ta dùng tùy chọn Edge (cạnh), như với đây: Command: Polygon  Number of Sides : định số cạnh của đa giác Edge/: chọn E (định cạnh) 20
nguon tai.lieu . vn