Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH An toàn lao động trong xây dựng NGHỀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG Trình độ trung cấp/cao đẳng (Ban hành theo quyết định số: 70 /QĐ – CĐN ngày 11 tháng 01 năm 2019 của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề An Giang) Tên tác giả: Ngô Bích Hòa – Đoàn Trọng Thức Năm 2019
  2. LỜI GIỚI THIỆU An toàn trong lao động là một trong những công tác vô cùng quan trọng để giúp giảm thiểu, tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc, ngoài mong muốn gây thiệt hại không chỉ về người mà còn về tài sản. Kiến thức về An toàn trong lao động cần thiết cho các cán bộ kỹ thuật xây dựng, các công nhân nghề bậc cao. Giáo trình An toàn trong lao động cung cấp lượng kiến thức cơ bản nhằm giúp các sinh viên: - Trình bày được những kiến thức cơ bản về các điều luật bảo hộ lao động và pháp lệnh bảo hộ lao động đối với người lao động; - Áp dụng được các văn bản, quy phạm và các điều luật bảo hộ lao động vào trong công việc, đảm bảo quyền và trách nhiệm của người lao động với công việc, đảm bảo an toàn lao động trong các công tác xây dựng cơ bản; - Người học ý thức được quyền và nghĩa vụ, phòng tránh được các bệnh nghề nghiệp, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Giáo trình được dùng làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên ngành kỹ thuật xây dựng cơ bản ở các trường cao đẳng theo tiêu chuẩn hiện hành. Đối với trình độ cao đẳng nghề thì học hết tất cả các nội dung của giáo trình. Nội dung chính: Bài 1: Những vấn đề chung về kỹ thuật an toàn lao động. Bài 2: Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Bài 3: An toàn lao động trong hoạt động xây dựng. Bài 4: An toàn điện trên công trình xây dựng Bài 5: An toàn phòng cháy chữa cháy. Bài 6. Các chế độ đối với người lao động Bài 7: Bảo hộ lao động trong doanh nghiệp. Tôi xin chân thành cám ơn các giáo viên giảng dạy trong tổ bộ môn đã giúp đỡ tôi, cũng như các giáo viên trong Khoa Xây dựng đã đóng góp nhiều ý kiến trong quá trình biên soạn. An Giang, ngày ….. tháng ….. năm 2020 Tham gia biên soạn Ngô Bích Hòa, Đoàn Trọng Thức 1
  3. MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU 1 MỤC LỤC 2 CHƯƠNG TRÌNH MÔĐUN 4 Bài 1: Những vấn đề chung về kỹ thuật an toàn lao động 6 1. Những khái niệm cơ bản 6 2. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của bảo hộ lao động 8 3. Hệ thống pháp luật và các quy định về bảo hộ lao động 9 Bài 2: Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 15 1. Phân tích điều kiện lao động 15 2. Nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa 16 3. Nguyên nhân gây tai nạn lao động và biện pháp phòng ngừa 17 Bài 3: An toàn lao động trong hoạt động xây dựng 24 1. Kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy xây dựng 24 2. Kỹ thuật an toàn trong thi công đất đá và hố sâu. 27 3. Kỹ thuật an toàn khi làm việc trên cao. 32 4. Kỹ thuật an toàn khi sử dụng giàn giáo. 39 5. Kỹ thuật an toàn khi xây trát hoàn thiện. 39 6. Kỹ thuật an toàn thi công bê tông. 43 7. Kỹ thuật an toàn khi thi công lắp đặt. 44 Bài 4: An toàn điện trên công trình xây dựng 50 1. Nguyên nhân gây tai nạn điện. 50 2. Một số trường hợp tiếp xúc mạng điện. 50 3. Ảnh hưởng của dòng điện đến cơ thể người. 50 4. Cấp cứu tai nạn điện. 60 5. Các biện pháp đề phòng tai nạn điện. 63 Bài 5: An toàn phòng cháy chữa cháy. 69 1. Khái niệm chung về cháy nổ. 69 2. Nguyên nhân cháy nổ. 69 3. Biện pháp phòng ngừa cháy nổ. 70 4. Nguyên lý chữa cháy. 70 5. Các chất chữa cháy. 71 6. Dụng cụ và phương tiện chữa cháy 72 Bài 6. Các chế độ đối với người lao động 74 1. Chế độ làm việc 74 2
  4. 2. Chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. 78 3. Chế độ phụ cấp độc hại và nguy hiểm 87 4. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bồi thường tai 89 nạn lao động Bài 7: Bảo hộ lao động trong doanh nghiệp. 99 1. Tổ chức quản lý công tác bảo hộ lao động 99 2. Nội dung công tác bảo hộ lao động 103 3. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người sử dụng lao động 105 4. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động. 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 3
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: AN TOÀN LAO ĐỘNG: Mã mô đun: MĐ 09 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò môn học: - Vị trí môn hoc: Môn bảo hộ lao động là một trong các môn kỹ thuật cơ sở, được bố trí học trước các môn học/mô đun chuyên môn nghề. - Tính chất môn học: Môn học Bảo hộ lao động là một trong những môn học có vị trí quan trọng trong các môn cơ sở, là môn học bắt buộc đối với học sinh học nghề dài hạn chuyên ngành xây dựng dân dụng công nghiệp. Môn học bảo hộ lao động vừa có tính lý luận và vừa có tính thực tiễn. Từ thực tiễn hoạt động nghề nghiệp rút ra bài học kinh nghiệm, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người lao động và sức khỏe cộng đồng. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được những kiến thức cơ bản về các điều luật bảo hộ lao động và pháp lệnh bảo hộ lao động đối với người lao động; + Thực hiện được các quy định hiện hành về công tác bảo hộ lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. - Về kỹ năng: Áp dụng được các văn bản, quy phạm và các điều luật bảo hộ lao động vào trong công việc, đảm bảo quyền và trách nhiệm của người lao động với công việc, đảm bảo an toàn lao động trong các công tác xây dựng cơ bản. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: người học ý thức được quyền và nghĩa vụ, phòng tránh được các bệnh nghề nghiệp, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Nội dung môn học: Bài 1: Những vấn đề chung về kỹ thuật an toàn lao động. I. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa về bảo hộ lao động II. Nội dung bảo hộ lao động III. Hệ thống pháp luật và các quy định về bảo hộ lao động IV. Công tác thanh tra, kiểm tra bảo hộ lao động Bài 2: Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp I. Điều kiện lao động trong ngành xây dựng II. Những nguyên nhân gây tai nạn lao động trong ngành xây dựng III. Những nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp trong ngành xây dựng IV. Những biện pháp chủ yếu nhằm khắc phục tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Bài 3: An toàn lao động trong hoạt động xây dựng. 4
  6. I. An toàn trong công tác đào đất. II. An toàn trong công tác xây, trát, láng, lát, ốp III. An toàn trong công tác bê tông, lắp dựng cốt thép. IV. Kỹ thuật an toàn phòng ngã cao Bài 4: An toàn điện trên công trình xây dựng I. Một số khái niệm về an toàn điện II. Các nguyên nhân gây ra tai nạn và biện pháp phòng ngừa tai nạn điện IV. Cấp cứu người bị điện giật Bài 5: An toàn phòng cháy chữa cháy. I. Khái niệm chung về cháy nổ. II. Nguyên nhân cháy nổ. III. Biện pháp phòng ngừa cháy nổ. IV. Nguyên lý chữa cháy. V. Các chất chữa cháy. VI. Dụng cụ và phương tiện chữa cháy Bài 6. Các chế độ đối với người lao động I. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người sử dụng lao động II. Quyền và nghĩa vụ của người lao động III. Thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi IV. Chế độ làm việc đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên và một số lao động khác. V. Chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật cho người làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại, nguy hiểm. VI. Chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. VII. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bồi thường tai nạn lao động VIII. Chế độ ăn giữa ca IX. Các phương tiện chăm sóc sức khỏe X. Khen thưởng và xử phạt về bảo hộ lao động Bài 7: Bảo hộ lao động trong doanh nghiệp. I. Tổ chức quản lý công tác bảo hộ lao động II. Nội dung công tác bảo hộ lao động III. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người sử dụng lao động IV. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động. 5
  7. BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG. Mục tiêu: - Nêu được khái niệm, ý nghĩa, nội dung của công tác bảo hộ lao động; - Biết vận dụng các quy định, hệ thống pháp luật về bảo hộ lao động vào thực tế khi tham gia lao động sản xuất. Nội dung chính: I. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG. 1) Khái niệm về bảo hộ lao động - Bảo hộ lao động là môn khoa học nghiên cứu về hệ thống các văn bản pháp luật, các biện pháp về tổ chức, kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ để cải tiến điều kiện lao động nhằm: - Bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người trong lao động. - Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. - Bảo vệ môi trường lao động nói riêng và môi trường sinh thái nói chung góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. 2) Mục đích bảo hộ lao động - Bảo đảm cho người lao động có những điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, thuận lợi và tiện nghi nhất. - Giúp ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau làm giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động. - Tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động. - Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nhân lực lao động. 3) Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động - Bảo hộ lao động trước hết là phạm trù của lao động sản xuất, do yêu cầu của sản xuất và gắn liền với quá trình sản xuất. Bảo hộ lao động mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người nên nó mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Mặt khác, nhờ chăm lo sức khoẻ của người lao động mà công tác BHLĐ mang lại hiệu quả xã hội và nhân đạo rất cao. - BHLĐ là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong các dự án, thiết kế, điều hành và triển khai sản xuất. BHLĐ mang lại những lợi ích về kinh tế, chính trị và xã hội. Lao động tạo ra của cải vật chất, làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Bất cứ dưới chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là yếu tố quyết định nhất. Xây dựng quốc gia giàu có, tự do, dân chủ cũng nhờ người lao động. Trí thức mở mang cũng nhờ lao động. Vì vậy lao động là động lực chính của sự tiến bộ loài người. 6
  8. 4) Tính chất của công tác bảo hộ lao động BHLĐ có 3 tính chất chủ yếu là: pháp lý, khoa học kỹ thuật và tính quần chúng. Chúng có liên quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. a) BHLĐ mang tính chất pháp lý: Những quy định và nội dung về BHLĐ được thể chế hoá chúng thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn và được hướng dẫn cho mọi cấp mọi ngành mọi tổ chức và cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện. Những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn, được ban hành trong công tác bảo hộ lao động là luật pháp của Nhà nước. Xuất phát từ quan điểm: Con người là vốn quý nhất, nên luật pháp về bảo hộ lao động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, mọi cơ sở kinh tế và mọi người tham gia lao động phải có trách nhiệm tham gia nghiên cứu, và thực hiện. Đó là tính pháp lý của công tác bảo hộ lao động. b) BHLĐ mang tính khoa học kỹ thuật: Mọi hoạt động của BHLĐ nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng và chống tai nạn, các bệnh nghề nghiệp... đều xuất phát từ những cơ sở của KHKT. Các hoạt động điều tra khảo sát phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến con người để đề ra các giải pháp chống ô nhiễm, giải pháp đảm bảo an toàn đều là những hoạt động khoa học kỹ thuật. Hiện nay, việc vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào công tác bảo hộ lao động ngày càng phổ biến. Trong quá trình kiểm tra mối hàn bằng tia gamma, nếu không hiểu biết về tính chất và tác dụng của các tia phóng xạ thì không thể có biện pháp phòng tránh có hiệu quả. Nghiên cứu các biện pháp an toàn khi sử dụng cần trục, không thể chỉ có hiểu biết về cơ học, sức bền vật liệu mà còn nhiều vấn đề khác như sự cân bằng của cần cẩu, tầm với, điều khiển điện, tốc độ nâng chuyên; ... Muốn biến điều kiện lao động cực nhọc thành điều kiện làm việc thoải mái, muốn loại trừ vĩnh viễn tai nạn lao động trong sản xuất phải giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp phức tạp. Không những phải hiểu biết về kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật thông gió, cơ khí hoá, tự động hoá, ... mà còn cần phải có các kiến thức về tâm lý lao động, thẩm mỹ công nghiệp, xã hội học lao động,... Vì vậy công tác bảo hộ lao động mang tính chất khoa học kỹ thuật tổng hợp. c) BHLĐ mang tính quần chúng: Tất cả mọi người từ người sử dụng lao động đến người lao động đều là đối tượng cần được bảo vệ. Đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào công tác BHLĐ để bảo vệ mình và bảo vệ người khác. BHLĐ có liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất. Công nhân là những người thường xuyên tiếp xúc với máy móc, trực tiếp thực hiện các qui trình công nghệ, ...Do đó họ có nhiều khả năng phát hiện những sơ hở trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng các biện pháp về kỹ thuật an toàn, tham gia góp ý kiến về mẫu mã, quy cách dụng cụ phòng hộ, quần áo làm việc, … 7
  9. Mặt khác, dù các qui trình, quy phạm an toàn được đề ra tỉ mỉ đến đâu, nhưng công nhân chưa được học tập, chưa được thấm nhuần, chưa thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của nó thì rất dễ vi phạm. Muốn làm tốt công tác bảo hộ lao động, phải vận động được đông đảo mọi người tham gia. Cho nên BHLĐ chỉ có kết quả khi được mọi cấp, mọi ngành quan tâm, được mọi người lao động tích cực tham gia và tự giác thực hiện các quy định, chế độ tiêu chuẩn, biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. BHLĐ là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất và trước hết là người trực tiếp lao động. Nó liên quan với quần chúng lao động. BHLĐ bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, cho toàn xã hội. Vì thế BHLĐ luôn mang tính quần chúng sâu rộng. II. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ BHLĐ. Hệ thống luật pháp về BHLĐ ở Việt Nam gồm 3 phần: Có thể minh họa bằng sơ đồ sau: Phần I: Bộ luật lao động và các luật khác có liên quan: Luật lao động - Chương IX- An toàn vệ sinh lao động - từ điều 95 – điều 108. - Điều 95: Trang bị phương tiện bảo hộ lao động cá nhân. - Điều 96: Luận chứng và biện pháp bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh nơi làm việc. Yêu cầu về máy thiết bị vật tư các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động. - Điều 97: Quản lý môi trường làm việc. - Điều 98: Quản lý máy thiết bị nhà xưởng kho tàng. Cung cấp các phương tiện che chắn các bộ phận gây nguy hiểm của máy móc và thiết bị gồm cả bảng chỉ dẫn. - Điều 99: Ngừng hoạt động khi thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh 8
  10. nghề nghiệp. Người lao động có quyền từ chối rời bỏ công việc hoặc nơi làm việc thì có nguy cơ đe dọa tới tính mạng và sức khỏe. - Điều 100: Trang bị phương tiện kĩ thuật, y tế, bảo hộ lao động cá nhân tại nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại để đảm bảo ứng cứu kịp thời khi có sự cố tai nạn. - Điều 101: Với những công việc độc hại, người lao động phải được cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân. - Điều 102: Sức khỏe và huấn luyện việc khám sức khỏe định kỳ. - Điều 103: Chăm lo sức khỏe, sơ cứu, cấp cứu khi cần thiết. - Điều 104: Quyền ưu đãi khi làm việc trong điều kiện nguy hiểm và độc hại. - Điều 105: Định nghĩa về tai nạn lao động và cấp cứu nạn nhân. - Điều 106: Định nghĩa về bệnh nghề nghiệp và việc điều trị. - Điều 107: Phát hiện bệnh nghề nghiệp. Chi phí cấp cứu điều trị. Bồi thường cho người lao động. - Điều 108: Khai báo, điều tra và thống kê và báo cáo của định kỳ về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Phần II: Nghị định 06/2005/NĐ-CP của Chính Phủ và các nghị định khác liên quan. Phần III: Các thông tư, chỉ thị, tiêu chuẩn, qui phạm kỹ thuật. III. CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA BẢO HỘ LAO ĐỘNG. Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo hộ lao động ở nước ta được thực hiện dưới các hình thức: Thanh tra Nhà nước, kiểm tra của cấp trên với cấp dưới; tự kiểm tra của cơ sở và việc kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn các cấp. - Hệ thống thanh tra Nhà nước về bảo hộ lao động ở nước ta hiện nay gồm: Thanh tra về An toàn lao động đặt trong Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Thanh tra về vệ sinh lao động đặt trong Bộ Y tế. Các hệ thống này có nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động của tất cả các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động. Thanh tra viên có quyền xử lý tại chỗ các vi phạm, có quyền đình chỉ hoạt động sản xuất ở những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động hoặc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. - Các cấp ở địa phương hoặc ngành trong phạm vi quản lý của mình cần tiến hành các đợt kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về bảo hộ lao động đối với cơ sở. - Các cơ sở phải định kỳ tiến hành tự kiểm tra về bảo hộ lao động để đánh giá tình hình, phát hiện những sai sót, tồn tại và đề ra các biện pháp khắc phục để cho công tác bảo hộ lao động được thực hiện tốt theo quy định của luật Công đoàn và pháp lệnh bảo hộ lao động, tổ chức Công đoàn các cấp có quyền tiến hành kiểm tra giám sát các ngành, các cấp tương ứng, người sử dụng lao động, người lao động trong việc chấp hành pháp luật bảo hộ lao động. Đồng thời Công đoàn cấp trên tiến hành việc kiểm tra cấp dưới trong hoạt động bảo hộ lao động. - Ngoài các hình thức thanh tra, kiểm tra nêu trên, Liên bộ và Tổng Liên đoàn lao động cũng như các sở và Liên đoàn Lao động địa phương hoặc các cấp dưới còn 9
  11. tiến hành các đợt kiểm tra liên tịch đối với các ngành, địa phương, cơ sở trong việc thi hành pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động. CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 1 Câu 1: Mục đích của công tác bảo hộ lao động là: a. Ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tạo ra một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn. b. Hạn chế ốm đau và giảm sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, đảm bảo an toàn bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người lao động c. Bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. d. Thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm có hại trong sản xuất và lao động. Câu 2: Tính chất pháp luật của công tác bảo hộ lao động là: a. Để bảo đảm thực hiện tốt việc bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho người lao động thông qua các luật lệ, chế độ, chính sách về bảo hộ lao động. b. Để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tạo ra một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn. c. Để hạn chế ốm đau và giảm sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, đảm bảo an toàn bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người lao động d. Để bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. Câu 3: Tính chất khoa học kỹ thuật của công tác bảo hộ lao động là: a. Vận dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật, không ngừng để nâng cao năng suất lao động, tránh được những nguy cơ tai nạn và bệnh nghề nghiệp. b. Nghiên cứu những nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. c. Nghiên cứu những nguyên nhân cơ bản các điều kiện kỹ thuật không đảm bảo điều kiện vệ sinh, môi trường lao động. d. Nghiên cứu việc cơ khí hoá và tự động hóa trong quá trình sản xuất. Câu 4: Tính chất quần chúng của công tác bảo hộ lao động là: a. Vận dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật, không ngừng để nâng cao năng suất lao động, tránh được những nguy cơ tai nạn và bệnh nghề nghiệp. b. Nghiên cứu những nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. c. Nghiên cứu những nguyên nhân cơ bản các điều kiện kỹ thuật không đảm bảo điều kiện vệ sinh, môi trường lao động. d. Nghiên cứu trách nhiệm chung của toàn thể người lao động và toàn xã hội. Câu 5: Đối tượng nghiên cứu của công tác bảo hộ lao động là: a. Một môn học nghiên cứu những vấn đề lý thuyết và thực nghiệm nhằm cải thiện điều kiện lao động và đảm bảo an toàn lao động mang tính khoa học kỹ thuật 10
  12. cũng như khoa học về xã hội. b. Một môn học nghiên cứu về quy trình công nghệ; cấu tạo và hình dáng của thiết bị; đặc tính của nguyên liệu thành phẩm và bán thành phẩm. c. Một môn học nghiên cứu chủ yếu tập trung vào điều kiện lao động và các biện pháp phòng chống. d. Một môn học nghiên cứu chủ yếu về kiến thức cơ bản về luật pháp Bảo hộ lao động của nhà nước. Câu 6: Nhiệm vụ của môn học An toàn lao động là: a. Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về luật pháp Bảo hộ lao động của nhà nước. b. Các biện pháp phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp, phòng chống cháy nổ. c. Nghiên cứu phân tích hệ thống, sắp xếp, thể hiện những điều kiện kỹ thuật, tổ chức và xã hội của quá trình lao động với mục đích đạt hiệu quả cao. d. Cả ba câu a, b, c trên đều đúng. Câu 7: Luật pháp bảo hộ lao động là: a. Những quy định về chế độ, thể lệ giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi, các tiêu chuẩn quy phạm về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động. b. Những quy định nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường và điều kiện lao động sản xuất lên cơ thể con người. c. Những quy định nghiên cứu phân tích các nguyên nhân chấn thương, sự phòng tránh tai nạn lao động trong sản xuất, nhằm bảo đảm an toàn sản xuất và bảo hộ lao động cho công nhân. d. Những quy định nghiên cứu phân tích các nguyên nhân cháy, nổ trên công trường. Câu 8: Nhiệm vụ của vệ sinh lao động là: a. Quy định về chế độ, thể lệ giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi, các tiêu chuẩn quy phạm về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động. b. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường và điều kiện lao động sản xuất lên cơ thể con người. c. Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân chấn thương, sự phòng tránh tai nạn lao động trong sản xuất, nhằm bảo đảm an toàn sản xuất và bảo hộ lao động cho công nhân. d. Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân cháy, nổ trên công trường. Câu 9: Nhiệm vụ của kỹ thuật an toàn lao động là: a. Quy định về chế độ, thể lệ giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi, các tiêu chuẩn quy phạm về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động. b. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường và điều kiện lao động sản xuất lên 11
  13. cơ thể con người. c. Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân chấn thương, sự phòng tránh tai nạn lao động trong sản xuất, nhằm bảo đảm an toàn sản xuất và bảo hộ lao động cho công nhân. d. Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân cháy, nổ trên công trường. Câu 10: Nhiệm vụ của kỹ thuật phòng cháy chữa cháy là: a. Quy định về chế độ, thể lệ giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi, các tiêu chuẩn quy phạm về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động. b. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường và điều kiện lao động sản xuất lên cơ thể con người. c. Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân chấn thương, sự phòng tránh tai nạn lao động trong sản xuất, nhằm bảo đảm an toàn sản xuất và bảo hộ lao động cho công nhân. d. Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân cháy, nổ trên công trường. Câu 11: Tiêu chuẩn Việt Nam về qui định trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân là: a. TCVN 7544 – 7547: 2005 c. TCVN 7437 – 7439: 2004. b. TCVN 2290: 1978. d. TCVN 6719: 2008. Câu 12: Tiêu chuẩn Việt Nam về quản lý môi trường làm việc là: a. TCVN 7544 – 7547: 2005 c. TCVN 7437 – 7439: 2004. b. TCVN 2290: 1978. d. TCVN 6719: 2008. Câu 13: Tiêu chuẩn Việt Nam về quản lý máy móc thiết bị, nhà xưởng kho tàng là: a. TCVN 7544 – 7547: 2005 b. TCVN 2290: 1978. c. TCVN 7437 – 7439: 2004. d. TCVN 6719: 2008. 12
  14. Câu 14: Tiêu chuẩn Việt Nam về cung cấp các phương tiện che chắn các bộ phận gây nguy hiểm của máy móc và thiết bị. Gồm cả bảng chỉ dẫn là: a. TCVN 7544 – 7547: 2005 b. TCVN 2290: 1978. c. TCVN 7437 – 7439: 2004. d. TCVN 6719: 2008. Câu 15: Thông tư về quyền ưu đãi khi làm việc trong điều kiện nguy hiểm và độc hại là: a. 2753/BLĐTBXH – BHLĐ b. 19/2011/TT - BYT c. 10/2006/TTLT – BL ĐTBXH – BYT. d. Cả ba câu a, b, c trên đều đúng. Câu 16: Thông tư về chăm lo sức khỏe, sơ cứu, cấp cứu khi cần thiết là: a. 2753/BLĐTBXH – BHLĐ b. 19/2011/TT - BYT c. 10/2006/TTLT – BL ĐTBXH – BYT. d. Cả ba câu a, b, c trên đều đúng. Câu 17: Thông tư về quản lý sức khỏe người lao động là: a. 2753/BLĐTBXH – BHLĐ b. 19/2011/TT - BYT c. 10/2006/TTLT – BL ĐTBXH – BYT. d. Cả ba câu a, b, c trên đều đúng. Câu 18: Thông tư về bồi thường cho người lao động là: a. 2753/BLĐTBXH – BHLĐ b. 19/2011/TT - BYT c. 10/2006/TTLT – BL ĐTBXH – BYT. d. Cả ba câu a, b, c trên đều đúng. Câu 19: Luật lao động - Chương IX - An toàn vệ sinh lao động qui định sức khỏe và huấn luyện việc khám sức khỏe định kỳ là. a. Điều 99 b. Điều 102 c. Điều 105 d. Cả ba câu a, b, c trên đều sai. 13
  15. Câu 20: Luật lao động - Chương IX - An toàn vệ sinh lao động qui định về tai nạn lao động và cấp cứu nạn nhân là. a. Điều 99 b. Điều 102 c. Điều 106 d. Cả ba câu a, b, c trên đều sai. 14
  16. BÀI 2: TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP Mục tiêu: - Nêu được hệ thống tổ chức và trách nhiệm của các cấp đối với công tác bảo hộ lao động; - Biết vận dụng để tham gia xây dựng các quy định về công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp. Nội dung chính: I. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH XÂY DỰNG. 1) Tai nạn lao động: là tai nạn làm chết người hoặc tổn thương đến bất kì bộ phận, chức năng nào của cơ thể con người, do tác động đột ngột của các yếu tố bên ngoài dưới dạng cơ, lý, hóa và sinh học, xảy ra trong quá trình lao động. 2) Bệnh nghề nghiệp: là bệnh phát sinh do tác động một cách từ từ của các yếu tố độc hại tạo ra trong sản xuất lên cơ thể con người trong quá trình lao động. 3) Điều kiện lao động trong ngành xây dựng: Ngành xây dựng là ngành dịch vụ đa lĩnh vực nên các yếu tố nguy hiểm rất đa dạng. Lao động trong ngành xây dựng có đặc thù: Công việc thường được tiến hành ngoài trời, trên cao, dưới sâu, sản phẩm đa dạng, phức tạp, địa bàn lao động luôn thay đổi, do đó điều kiện lao động của công nhân có những đặc điểm sau: - Ngành xây dựng có nhiều nghề và công việc nặng nhọc (như thi công đất, bê tông, vận chuyển vật liệu...), khối lượng lao động thi công cơ giới còn thấp nên phần lớn công việc và công nhân phải làm thủ công, tốn nhiều công sức và năng suất lao động thấp, yếu tố rủi ro còn nhiều. Có nhiều công việc buộc người công nhân phải làm việc ở tư thế gò bó, nhiều công việc phải làm ở trên cao, những chỗ chênh vênh nguy hiểm, lại có những việc làm ở sâu dưới đất, dưới nước ... nên có nhiều nguy cơ tai nạn. - Nhiều công việc phải thực hiện trong môi trường có nhiều yếu tố độc hại như bụi, tiếng ồn, rung động lớn, hơi khí độc…, thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng xấu của khí hậu, thời tiết như nắng gắt, mưa gió... àm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người lao động. - Công nhân phải làm việc trong điều kiện di chuyển ngay trong một công trường, môi trường và điều kiện lao động thay đổi. Do địa bàn luôn thay đổi nên điều kiện ăn ở, sinh hoạt khó khăn, thường là tạm bợ, công tác vệ sinh lao động chưa được quan tâm đúng mức. Chính những yếu tố đó cũng là những nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây ốm đau, bệnh tật và tai nạn cho người lao động. - Người lao động chưa được đào tạo một cách có hệ thống nên trong xử lý công việc, xử lý tình huống còn lúng túng, thậm chí thao tác sai dẫn đến tai nạn lao động. Qua phân tích như trên ta thấy rằng điều kiện lao động trong ngành xây dựng có nhiều khó khăn phức tạp, nguy hiểm và độc hại, cho nên phải hết sức quan tâm 15
  17. đến cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động trong quá trình lao động. II. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH XÂY DỰNG. - Làm việc trong điều kiện vi khí hậu không tiện nghi: Quá nóng, quá lạnh, gây ra bệnh say nóng, say nắng, cảm lạnh, ngất; Với các công việc rèn, làm việc trong các buồng lái cần trục, máy đào, các công tác xây dựng ngoài trời về mùa hè, những ngày quá lạnh về mùa đông. - Làm việc trong điều kiện chênh lệch về áp xuất cao hoặc thấp hơn áp suất khí quyển, gây ra bệnh sung huyết, với những công việc xây dựng trên miền núi cao, làm việc ở dưới sâu, trong giếng chìm... - Làm việc trong điều kiện tiếng ồn sản xuất thường xuyên vượt quá mức giới hạn 75 dB, những âm thanh quá mạnh, gây ra bệnh giảm độ thính, điếc, với những công việc đóng cọc, cừ bằng búa hơi, nổ mìn, làm việc gần máy rung. - Làm việc trong điều kiện rung động tác động thường xuyên với các thông số có hại đối với cơ thể con người, gây ra bệnh đau xương, thấp khớp, bệnh rung động với những biến đổi bệnh lý không hồi phục, với những công việc đầm bê tông bằng đầm rung, làm việc với các dụng cụ rung động nén khí rung động điện. - Làm việc trong điều kiện phải tiếp xúc thường xuyên với bụi sản xuất, đặc biệt là bụi độc như bụi ôxít silíc, bụi than, quặng phóng xạ, bụi crôm... gây ra các bệnh hủy hoại cơ quan hô hấp, bệnh bụi phổi đơn thuần hoặc kết hợp với lao, với những công việc: Nghiền, vận chuyển vật liệu rời, khoan nổ mìn, khai thác đá, hàn điện, phun cát, phun sơn... - Làm việc trong điều kiện có tác dụng của các chất độc, tiếp xúc lâu với các sản phẩm chưng cất than đá, dầu mỏ, các chất hóa học kích thích (nhựa thông, sơn, dung môi, mỡ, khoáng...) gây ra bệnh nhiễm độc cấp tính, mãn tính, phồng rộp da, với các công việc sơn, trang trí, tẩy gỉ sắt, tẩm gỗ và vật liệu chống thấm, nấu bi tum, nhựa đường... - Làm việc trong điều kiện có tác dụng của các tia phóng xạ, các chất phóng xạ và đồng vị, các tia rơn ghen, gây ra các bệnh da cấp tính hay mãn tính, bệnh rỗ loét, bệnh quang tuyến, với những công việc dò khuyết tật trong các kết cấu kim loại, kiểm tra mối hàn bằng tia γ - Làm việc trong điều kiện có tác dụng thường xuyên của tia năng lượng cường độ lớn (tia hồng ngoại, dòng điện tần số cao), gây ra bệnh đau mắt, viêm mắt. với những công việc hàn điện, hàn hơi, làm việc với dòng điện tần số cao. - Làm việc trong điều kiện sự nhìn căng thẳng thường xuyên khi chiếu sáng không đầy đủ, gây ra bệnh mắt, làm giảm thị lực, gây cận thị, với những công việc thi công trong phòng ban ngày hoặc thi công ở ngoài trời ban đêm khi không đủ độ rọi (thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng không hợp lý) 16
  18. - Làm việc trong điều kiện mà sự làm việc căng thẳng thường xuyên của các bắp thịt đứng lâu một vị trí, tư thế làm việc gò bó, gây ra bệnh khuếch đại tĩnh mạch, đau thần kinh, bệnh búi trĩ, với những công việc bốc, dỡ vật nặng thủ công, rèn, làm mái, cưa xẻ, bào gỗ thủ công... III. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH XÂY DỰNG. 1) Nguyên nhân về thiết kế và thi công công trình: a) Nguyên nhân do thiết kế: Thông thường tai nạn xảy ra do nguyên nhân này ít, nhưng khi xảy ra thì hết sức nghiêm trọng. Những thiếu sót trong thiết kế như tính toán sai, bố trí kết cấu không hợp lý, lựa chọn vật liệu không đúng... có thể dẫn đến tai nạn ngay khi chế tạo kết cấu hay khi thi công. Tai nạn thường xảy ra như sụp đổ bộ phận công trình khi tháo dỡ ván khuôn, đổ tường xây khi có gió bão... b) Nguyên nhân do thiết kế biện pháp công nghệ: Để tạo ra bộ phận công trình cần có thiết kế biện pháp công nghệ như biện pháp chống đỡ ván khuôn, biện pháp chống sạt lở vách đất khi thi công... sự thiếu sót trong thiết kế biện pháp công nghệ có thể dẫn đến sập đổ công trình, gây tai nạn lao động. c) Nguyên nhân do kỹ thuật thi công: Đây là nguyên nhân phổ biến trong xây dựng. Do tính đa dạng và phức tạp của công việc, do thiếu hụt kiến thức chuyên môn, do trình độ nghiệp vụ của người thực hiện công việc thấp, không nắm vững quy trình làm việc đảm bảo an toàn ... những yếu tố này trực tiếp gây ra tai nạn lao động. d) Nguyên nhân do tổ chức thi công: Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra sự cố và tai nạn lao động hiện nay ở các công trình xây dựng. Việc tổ chức thi công một cách khoa học không những góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng công trình mà còn liên quan rất nhiều đến vấn đề an toàn - vệ sinh lao động. Biểu hiện của công tác này ở chỗ - Bố trí ca, kíp không hợp lý hay kéo dài thời gian làm việc của công nhân dẫn đến tình trạng sức khỏe giảm sút, thao tác mất chính xác, sử lý tình huống và sự cố kém, do đó gây ra tai nạn lao động. - Sử dụng công nhân không đúng trình độ nghiệp vụ, làm sai quy trình, dẫn đến gây ra sự cố. - Thiếu nơi nghỉ ngơi cho công nhân, làm ảnh hưởng đến sức khỏe - Bố trí công việc không đúng trình tự, chồng chéo, hạn chế tầm nhìn và hoạt động của công nhân. - Ý thức trách nhiệm kém, làm ẩu, sử dụng nguyên vật liệu không đúng tiêu chuẩn, cắt bớt quy trình thi công. 2) Nguyên nhân về kỹ thuật: 17
  19. - Do dụng cụ, phương tiện, thiết bị máy móc sử dụng không hoàn chỉnh: Máy móc, phương tiện, dụng cụ thiếu, không hoàn chỉnh hay hư hỏng như thiếu cơ cấu an toàn, thiếu che chắn, thiếu hệ thống báo hiệu phòng ngừa... - Do vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn: Thể hiện qua một số hình thức sau: + Vi phạm trình tự tháo dỡ ván khuôn, đà giáo cho các kết cấu bê tông cốt thép đổ tại chỗ. + Đào hố móng sâu kiểu hàm ếch, nơi đất yếu đào thành thẳng nhưng không chống đỡ vách đất. + Làm việc trên cao không có dây an toàn, ở dưới nước không có bình ô xy + Dùng phương tiện chuyên chở vật liệu để chở người... 3) Nguyên nhân về tổ chức - Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên: Việc kiểm tra giám sát nhằm mục đích phát hiện và xử lý những sai phạm trong quá trình thi công, nếu không làm thường xuyên sẽ dấn đến thiếu ý thức trách nhiệm và ý thức thực hiện các yêu cầu về công tác an toàn hay các sai phạm không phát hiện một cách kịp thời dẫn đến xảy ra sự cố gây tai nạn lao động. - Không thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ bảo hộ lao động: Chế độ bảo hộ lao động gồm nhiều vấn đề như: Chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi, trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ bồi dưỡng độc hại... Nếu không thực hiện một cách nghiêm chỉnh sẽ làm giảm sức khỏe người lao động, không hạn chế được tai nạn và mức độ nguy hiểm. 4) Nguyên nhân do môi trường và điều kiện làm việc - Làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như: Nắng nóng, mưa, gió, sương mù... - Môi trường làm việc bị ô nhiễm, chứa nhiều yếu tố độc hại. - Làm việc trong môi trường áp suất cao hay quá thấp. - Làm việc trong tư thế gò bó, chênh vênh nguy hiểm - Công việc đơn điệu, nhịp điệu lao động quá khẩn trương, căng thẳng vượt quá khả năng của các giác quan người lao động. 5) Nguyên nhân do bản thân người lao động - Thao tác vận hành không đúng kỹ thuật, không đúng quy trình: Người công nhân làm việc không đúng chuyên môn đào tạo dẫn đến thao tác sai. - Vi phạm kỷ luật lao động: Ngoài việc vi phạm các quy định về an toàn trong quá trình làm việc, người công nhân nếu thiếu ý thức, đùa nghịch trong khi làm việc, không sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân, tự ý làm những công việc không phải nhiệm vụ của mình... sẽ gây ra sự cố tai nạn lao động. 18
  20. - Do sức khỏe và trạng thái tâm lý: Tuổi tác, trạng thái sức khỏe, trạng thái thần kinh tâm lý, có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề an toàn, vì khi đó khả năng làm chủ thao tác kém, thao tác sai hoặc nhầm lẫn, làm liều, làm ẩu... IV. NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KHẮC PHỤC TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP. 1) Những biện pháp chủ yếu nhằm khắc phục tai nạn lao động Người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm tra các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Bởi lẽ, việc đảm bảo an toàn hoạt động của các loại máy, thiết bị vật tư không chỉ đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho chính người lao động mà còn đảm bảo môi trường lao động an toàn, đặc biệt là các công trình xây dựng ở trên cao hoặc dưới lòng đất. Người sử dụng lao động hàng năm đều phải xây dựng kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cùng thời gian xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Điều này giúp nâng cao ý thức cảnh giác của người sử dụng lao động và người lao động trong việc phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng và phải sử dụng trong quá trình làm việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Điều đó giúp đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người lao động. Việc huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động rất được coi trọng và được thực hiện theo quy chuẩn mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Người lao động và người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra, sát hạch và cấp chứng chỉ. Ngoài ra, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động. Tuy nhiên, người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra sát hạch và được cấp chứng chỉ. Người sử dụng lao động phải thông tin đầy đủ về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động ngày càng được người sử dụng lao động chú trọng, bởi lẽ, sức khỏe của người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động. Vì vậy, các hoạt động tổ chức khám chữa bệnh định kì cho người lao động hay các chế độ phúc lợi được hưởng của người lao động ngày càng được chú ý hơn. 2) Những biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp 19
nguon tai.lieu . vn