Xem mẫu

  1. Chương 3: NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN ĐIỆN MÃ CHƯƠNG: MH-03 GIỚI THIỆU: Việc sử dụng điện trong lao động, sản xuất làm cho năng suất lao động tăng cao. Cơ giới hóa thi công không thể tách rời việc sử dụng điện. Điện là năng lượng chính để làm các động cơ hoạt động. Việc sử dụng điện mang lại lợi ích to lớn cho sản xuất nhưng phải tiến hành những biện pháp phòng ngừa tai nạn do điện gây ra cho người sản xuất là điều rất quan trọng. MỤC TIÊU: Kiến thức: - Trình bày nguyên nhân gây ra tai nạn điện khi chạm trực tiếp vào 2 điện cực của mạng và chạm vào 1 điện cực của mạng. - Phân tích được sự nguy hiểm khi người chạm vào mạng 3 pha đang có điện. - Trình bày được những nguyên nhân gây ra tai nạn điện do điện áp bước, điện áp tiếp xúc, và do không chấp hành quy tắc an toàn điện trong quá trình làm việc. Kỹ năng: - Phân biệt các nguyên nhân gây ra tai nạn điện, chấp hành đúng quy tắc an toàn điện. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Rèn luyện tính cẩn thận và an toàn trong công việc. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Chạm trực tiếp vào 2 điện cực của mạng điện hạ áp. (U< 1000) 1.1. Khi người tiếp xúc với 2 cực của mạng điện (hình 2-1) 1.1.1. Dòng điện qua người: U 1 R I ng ng Hình 2-1: Người tiếp xúc với hai cực của mạng điện 37
  2. Trong mạng điện này, không kể là có nối đấ thay không, trường hợp nguy hiểm nhất là khi tiếp xúc phải cả hai cực của mạng điện có điện áp U. Dòng điện qua người sẽ có trị số lớn nhất và bằng: U Ing (2-1) R ng Trong đó: Rng là điệ n trở của người. 1.1.2. Các biện pháp an toàn Trong thực tế, tiếp xúc phải cả hai cực như vậy là rấ t ít chỉ xả y ra với công nhân làm việc trên lưới dưới điện áp. Một tay đang làm việ c trên một cực, tay kia (hoặc đầu, tai, vai...) chạ m phải cực khác. Khi đó, dù người có đứ ng trên ghế cách điện, thảm cách điện, đi ủng cách điệ n,... cũng không có tác dụng gi m được dòng điệ n qua người. Vì vậy, để đảm bảo an toàn có thể sử dụng các phương pháp sau: - Trang bị cho công nhân đầy đủ kiến thứ c về an toàn điện. - Tổ chức công việc và thực hiện từng bước công việc sao cho không xảy ra tai nạn. - Dùng điệ n áp cung cấp với giá trị thấp (
  3. - Chạm vào dây pha (dây không nối đất) (2) Người đứng trên đất chạm vào dây pha, dòng điện qua người sẽ là U I= Rng Dòng điện này là rất nguy hiểm, trong thực tế đây là tai nạn điện thường gặp. Do đó, người ta yêu cầu khi thao tác với lưới điện cần mang giầy cách điện. - Chạm vào cả dây pha và dây trung tính (3). Đây là trường hợp nguy hiểm nhất vì toàn bộ đien áp lưới đặt lên người bị nạn. 2.3. Mạng cách điện với đất có điện dung lớn. 2.3.1. Mạng điện có điện dung bé: Đây là các đường dây trên không có điện áp 1000V có cách điện tốt Z   1   jX   1 1 C Y g  jb c Từ đó xác định được trị hiệu dụng của dòng điên qua người: I ng  U 2  2R ng XC2  - Với mạng điện dây cáp dài có điện áp bé hơn 1000V phải tính đến điện dẫn của cách điện và cả điện dung Khi người chạm vào dây 1 thì điện trở của dây dẫn 1 lúc này sẽ là: R = r1 // Rng Do vậy điện áp của dây dẫn 1 sẽ thay đổi từ U1 đến U’1, và điện áp của dây dẫn 2 cũng sẽ thay đổi từ U2 thành U’2. Đây chính là nguyên nhân sự phóng và nạp điện tích của C1 và C2. 39
  4.  t  U .e R ng .(C 1  C 2 ) Dòng điện qua người: Ing  R ng Ngoài ra, còn có dòng điện chạy qua điện trở cách điện qua người:  Ing  U.r1  (r1  r2 ).Rng  r1.r2 40
  5. Vậy dòng điện qua là tổng hợp hai thành phần dòng điện trên. 3. Mạng 3 pha 3.1. Mạng 3 pha có trung tính nối đất trực tiếp. 3.1.1 Các trường hợp tiếp xúc lưới điện hạ thế 3 pha 4 dây: Mạng điện 3 pha 4 dây có trung tính trực tiếp nối đất là mạng điện được sử dụng phổ biến hiện nay. Loại mạng điện này nguy hiểm cho người sử dụng điện vì có thể bị giật khi đứng trên đất mà chạm vào dây dẫn điện. Hình 2.2 Người chạm trực tiếp vào 1 dây pha của mạng điện 3 pha 4 dây có trung tính trực tiếp nối đất. + Chạm trực tiếp vào một dây pha có hai tình huống bị điện giật xảy ra: - Tình huống 1: Người đứng trên nền đất tiếp xúc với dây pha, dòng điện từ dây pha qua người xuống đất về dây trung tính nguồn. Dòng điện chạy qua người được xác định theo biểu thức: U pha I ng  Rng  Rcd  R0 Ở đây R ng : là điện trở của cơ thể người Rcd : là điện trở cách điện giữa người và đất R0 : là điện trở nối đất nguồn U pha : là điện áp pha của mạng điện - Tình huống 2: Người tiếp xúc đồng thời với dây pha và dây trung tính (khi dây trung tính đã được nối đất). Lúc này người bị điện giật chịu điện áp chạm bằng điện áp pha và dòng điện chạy qua người sẽ là:
  6. U pha I ng = Rng + Chạm trực tiếp vào 2 dây pha: Đây là trường hợp rất nguy hiểm và điện áp chạm bằng điện áp dây U dây. Khi chạm trực tiếp vào 2 dây pha cho dù người được cách điện với mạng điện thì giá trị dòng điện đi qua người vẫn lớn nhất và được xác định theo biểu thức: Ud 3U pha I ng   Rng Rng Ở đây U d ,U pha : lần lượt là điện áp dây và điện áp pha của mạng điện R ng : là điện trở người. Hình 2.3 Nguời chạm trực tiếp vào 2 dây pha của mạng điện 3 pha 4 dây có trung tính trực tiếp nối đất. 4. Người chạm vào một trong 3 pha đang có điện. 4.1. Mạng 3 pha không nối đất trung tính. Nối đất thiết bị điện nhằm giảm điện áp so với đất tới trị số an toàn cho người khi chạm tay vào thiết bị điện có dòng điện rò ra vỏ.
  7. Khi trung tính nguồn không nối đất và thiết bị cũng không nối đất, dòng điện rò pha A sẽ qua người và gây nguy hiểm. Nếu có nối đất bảo vệ dòng điện rò qua người không đáng kể vì điện trở người lớn hơn điện trở nối đất rất nhiều do đó không gây nguy hiểm cho người vận hành. a.Động cơ không nối đất b.Động cơ có nối đất Hình 1.7. Nguồn không có trung tính nối đất 4.2. Mạng có trung tính nối đất trực tiếp. Hiện nay nguồn điện sử dụng trong các cơ sở sản xuất có điện áp 380/220V đều có điểm trung tính nối đất thì tất cả các thiết bị điện phải thực hiện nối trung tính bảo vệ hoặc nối đất bảo vệ như (hình 1.8a và 1.8b). Các máy biến áp hạ áp hiện nay có sơ đồ đấu dây Y/Y0 điểm trung tính của nguồn được nối đất.Đối với đường dây hạ thế cứ khoảng 150-200m phải thực hiện nối đất lặp lại để đảm bảo dây trung tính của nguồn luôn luôn nối đất, không bị gián đoạn khi dây trung tính bị đứt như (hình 1.8b) Nếu động cơ có nối đất như hình 1.8a thi : Rđn = Rđm = 4  Rđn :điện trở nối đất của nguồn. Rđm : điện trở nối đất của máy
  8. a)Nguồn có trung tính nối đất và thực hiện nối đất bảo vệ động cơ b)Vỏ động cơ nối trung tính Dòng điện đi trong đất bằng : U0 220 Id    27.5 A Rdn  Rdm 4  4 Khi dòng điện chạm ra vỏ,vỏ thiết bị có điện áp với đất : U  I d .Rdm  27 ,5.4  110V
  9. Nếu điện trở nhỏ nhất của thiết bị nối đất lớn hơn 4 thì điện áp giữa vỏ thiết bị với đấtsẽ lớn hơn 110V ; nên trong trường hợp này nối trung tính bảo vệ(nối vỏ thiết bị với dây trung tính) như hình 1.8a là tốt nhất vì khi này pha A và dây trung tính ẽ sinh ra dòng điện ngắn mạch làm đứt cầu chì , vỏ thiết bị tách khỏi nguồn điện không gây nguy hiểm cho người vận hành. Khi ngắn mạch, dòng điện ngắn mạch chạy trong pha A sẽ có trị số nhỏ nhất bằng 2,5 dòng định mức của cầu chì gần nhất. Tóm lại, để đảm bảo an toàn phải nối đất các thiết bị sau : - Vỏ động cơ điện,thân kim loại các máy công tác,bệ máy phát điện, bảng điện,vỏ kim loại của cầu dao, hộp điều khiển. - Cuộn thứ cấp của máy biến dòng,máy biến điện áp. - Vỏ hộp cáp,phễu cáp. - Các tủ điều khiển và khung tủ phân phồi điện. Những nơi phải thực hiện nối đất : - Tất cả các nơi sản suất có thiết bị điện. - Những nơi nguy hiểm dễ cháy, dễ nổ. - Những nơi đặc biệt nguy hiểm. Các mạng điện có trung tính nối đất tại trạm biến áp(hoặc máy phát điện)phải thực hiện nối trung tính bảo vệ cho động cơ và các thiết bị điện. 5. Điện áp tiếp xúc, điện áp bước 5.1. Điện áp tiếp xúc: + Trong quá trình tiếp xúc với thiết bị điện nếu có mạch điện khép kín qua người thì điện áp đặt lên người lớn hay nhỏ tùy thuộc vào các điện trở khác mắc nối tiếp vào thân người (điện trở của găng, ủng, thảm cách điện, nền nhà…) . + Phần điện áp đặt vào thân người gọi là điện áp tiếp xúc. Đối với mạng điện đơn giản khi chạm vào một cực của của mạng điện 1 pha có thể xem điện áp tiếp xúc là thế giữa hai điểm trên đường đi của dòng điện mà người có thể chạm phải.Ví dụ: giữa vỏ thiết bị và chân của người . 5.2. Bị điện giật do điện áp bước: + Khi dây truyền bị đứt rơi xuống đất, điện áp phân bố trong đất không đồng đều. Giữa hai chân người có điện áp bước, tạo nên dòng điện qua người gây nên tai nạn điện giật. Vì vậy, khi dây dẫn bị đứt rơi xuống đất cần phải cắt điện từ đường dây.
  10. Daâ y daå n ñieä n R=20m AN TOAØ N Hình 2.1 Bị điện giật do điện áp bước + Khi thiết bị điện bị chạm vỏ, tay người tiếp xúc với vỏ của thiết bị . Khi vỏ của thiết bị được nối đất bảo vệ thì dòng điện ở vỏ sẽ theo hai đường truyền xuống đất là qua người và qua dây tiếp đất. + Vì điện trở thân người lớn hơn điện trở dây tiếp đất rất nhiều nên dòng điện sẽ rất nhỏ, không gây nguy hiểm cho người. * Hiện tượng dòng điện tản trong đất: Khi cách điện của thiết bị điện bị chọc thủng sẽ có dòng điện chạm đất dòng điện này đi vào đất trực tiếp hay qua một cấu trúc nào đó.Về phương diện an toàn, dòng điện chạm đất làm thay đổi cơ bản trạng thái của mạng điện. Dòng điện đi vào đất sẽ tạo nên ở điểm chạm đất một vùng dòng điện rò trong đất và điện áp trong vùng này phân bố theo một quy luật nhất định 6. Do phóng điện dưới tác dụng của hồ quang điện khi đến quá gần điện cao Tia hồ quang điện có sức mạnh rất lớn. khi chúng ta nhìn vào thì tia hồ quang làm chết các tế bào niêm mạc mắt, dẫn tới đau mắt hàn. Nếu một ai đó không trang bị bảo hộ mặt trong quá trình hàn. Thì có thể làm bong da mặt nguyên nhân do chết hết tế bào bên ngoài.
  11. Tác hại của hồ quang điện Đối với thiết bị điện như: cầu chì, cầu dao, máy cắt, trạm biến áp… Hồ quang lại có hại cần phải nhanh chóng được loại bỏ. Khi thiết bị điện đóng, cắt (đặc biệt là khi cắt) hồ quang phát sinh giữa các cặp tiếp điểm của thiết bị điện. Khiến mạch điện không được ngắt dứt khoát. Hồ quang cháy lâu sau khi thiết bị điện đã đóng cắt sẽ làm hư hại các tiếp điểm và bản thân thiết bị điện. Trong trường hợp này để đảm bảo độ làm việc tin cậy của thiết bị điện yêu cầu phải tiến hành dập tắt hồ quang càng nhanh càng tốt. 7. Do không chấp hành quy tắc an toàn điện. Gây hậu quả nghiêm trọng trong lao động và sản xuất.
  12. Chương 4: BẢO VỆ AN TOÀN CHO NGƯỜI VÀ THIẾT BỊ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN MÃ CHƯƠNG: MH-04 GIỚI THIỆU: Không ai muốn tai nạn lao động xảy ra, vậy mà việc đảm bảo an toàn trong sử dụng máy móc, thiết bị từ người sử dụng lao động và ngay cả người lao động lại thường không được chú trọng vì được xem là mất nhiều thời gian, tốn kém, không hiệu quả. MỤC TIỆU: Kiến thức: - Trình bày được phương pháp bảo vệ người và thiết bị khi tiếp xúc bất ngờ với vật dẫn điện. - Trình bày được phương pháp chọn điện áp và trang bị an toàn cho các thiết bị thắp sáng. Kỹ năng: - Thực hiện tốt các biện pháp an toàn điện cho người và thiết bị khi sử dụng điện. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Rèn luyện tính cẩn thận và an toàn trong công việc. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Bảo vệ khỏi nguy hiểm khi tiếp xúc bất ngờ với vật dẫn điện. + Để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện cần phải thực hiện đúng các quy định: - Phải che chắn các thiết bị điện và các thành phần của mạng điện để tránh nguy hiểm khi tiếp xúc bất ngờ vào vật dẫn điện. - Phải chọn đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính các thiết bị điện. - Nghiêm chỉnh thực hiện đúng qui trình sử dụng các thiết bị điện, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm việc. - Tổ chức kiểm tra, vận hành các thiết bị điện theo đúng qui tắc an toàn. - Phải thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện của thiết bị điện cũng như của hệ thống điện. - Qua kinh nghiệm cho thấy, tất cả các trường hợp để xãy ra tai nạn điện giật thì nguyên nhân chính không phải là do thiết bị không hoàn chỉnh, cũng không phải do phương tiện bảo vệ chưa đảm bảo mà chính là do vận hành sai qui cách, trình độ vận hành kém, sức khoẻ không bảo đảm. Để khắc phục cần phải huấn luyện để nâng cao trình độ của nhân viên kỹ thuật, hoàn chỉnh qui trình khai thác sử dụng và củng cố cơ cấu tổ chức.
  13. - Muốn thiết bị được an toàn đối với người sử dụng, phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời các hỏng hóc, bảo quản bảo dưỡng đúng định kỳ và phải ngưng vận hành khi phát hiện có hiện tượng bất thường. - Thao tác không đúng qui trình cũng là nguyên nhân gây sự cố nghiêm trọng và tai nạn nguy hiểm cho người vận hành. Phải vận hành thiết bị điện đúng qui trình theo sơ đồ đấu nối bao gồm tình trạng thực tế của các thiết bị điện và những điểm tiếp đất. - Để phòng ngừa, hạn chế tác hại do tai nạn điện, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật an toàn điện như sau: Biện pháp đề phòng xuất hiện tình trạng nguy hiểm có thể gây tai nạn: - Đảm bảo tốt cách điện của các thiết bị điện: để đề phòng người tiếp xúc các bộ phận mang điện, cách điện nhằm bảo vệ không cho điện rò vào vỏ máy, tránh truyền điện giữa các pha gây ngắn mạch. - Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các bộ phận mang điện: tại những nơi có điện nguy hiểm cần phải cách ly với người bằng lưới rào. - Sử dụng điện áp thấp, biến áp cách ly. - Sử dụng biển báo, khoá liên động. Biện pháp hạn chế tai nạn điện khi xuất hiện tình trạng nguy hiểm: Thực hiện nối đất bảo vệ: để đảm bảo an toàn cho người khi chạm vào vỏ các thiết bị điện (vì nếu RCD của thiết bị điện bị hư hỏng thì tại vỏ cũng xuất hiện điện áp) cần phải nối đất bảo vệ. 2. Chọn điện áp và trang bị an toàn cho các thiết bị thắp sáng. 2.1. Phân loại nhà cửa. + Theo ảnh hưởng phá hoại của dòng điện khi bị mất an toàn, nhà cửa được phân loại như sau: - Có mức độ nguy hiểm cao - Đặc biệt nguy hiểm - Không có mức độ nguy hiểm cao. - Nhà được gọi là có mức độ nguy hiểm cao nếu có được trong những điều kiện sau: - Ẩm ướt (độ ẩm tương đối cao hơn 75%) - Có bụi ướt (độ ẩm tương đối cao hơn 75%) - Có bụi dẫn điện. - Nhiệt độ cao (nhiệt độ thường xuyên cao hơn 30oc) - Có thể đồng thời chạm vào người những vật nối đất và vỏ thiết bị điện. nhà cửa được gọi là loại đặc biệt nguy hiểm sau; - Đặc biệt ẩm ướt (độ ẩm tương đối gần 100%) - Nơi có tác dụng hóa học. cùng một lúc có hai điều kiện ở mức độ cao( kể trên). nhà cửa không có mức độ nguy hiểm cao gọi là không thuộc 2 loại nhà kể trên.
  14. Ngoài ra người ta còn phân biệt loại nhà khô ráo là loại nhà có độ ẩm tương đối thâp hơn 60%. 2.2. Chọn điện áp + Theo điều kiện an toàn, điện áp cho phép của các loại đèn di động và các dụng cụ bằng điện cố định như sau: - Điện áp cho phép của đèn cầm tay di động: - Cho loại nhà đặc biệt nguy hiểm 12v - Cho loại nhà có mức độ nguy hiểm cao 36v - Cho loại nhà không có mức độ nguy hiểm cao 220v - Điện áp cho phép cho các dụng cụ điện cố định: - Cho nhà cửa đặc biệt nguy hiểm, trong mọi trương hơp không quá 36v. - Cho loại nhà cửa có mức độ nguy hiểm khá cao không quá 36v với những dụng cụ ở chỗ ngẫu nhiên (bình thường) - Với những dụng cụ kiểm tra thường xuyên, với trình độ chuyên môn khá, dùng những phương tiện tốt, lưới điện được trang bị bằng ổ phích có tiếp xúc nối đất, có thể cho phép dùng điện áp cao hơn 36v nhưng không quá 220v. cho những nhà cửa không có mức độ nguy hiểm khá cao: điện áp không quá 380/220v. 3. Phương tiện bảo vệ và dụng cụ kiểm tra điện cho người khi làm việc. 3.1 Cấu tạo một số phương tiện bảo vệ cách điện. Để bảo vệ con người khi làm việc với các thiết bị điện khỏi bị tác dụng của dòng điện, hồ quang cần phải sử dụng các phương tiện bảo vệ cần thiết. 3.1.1. Sào cách điện: - Sào cách điện dùng trực tiếp để điều khiển dao cách li, đặt nối đất di động, thí nghiệm cao áp. - Sào cách điện gốm ba phần: phần cách điện, phần làm việc, phần cầm tay. độ dài của sào phụ thuộc vào điện áp.
  15. hình 5-1: phương tiện bảo vệ và dụng cụ a) Sào cách điện; b) kìm cách điện ; c)găng tay điện môi ;d)giày ống ; e)đệm và thảm cao su ; g)bệ cách điện ; f)những dụng cụ sửa chữa có tay cầm cách điện ; i) ủng điện môi; h) cái chỉ điện áp di động. Khi dùng sào cần đứng trên bệ cách điện, tay đeo găng tay cao su, chân mang giầy cao su. sào dùng trong nhà có thể đem dùng ngoài trời khi trời khô ráo, còn dùng ngược lại cần phải được quy trình cho phép. Điện thế định mức của thiết Độ dài của phần cách Độ dài tay cầm bị(kv) điện (m) (m) Dưới 1kv Không có tiêu chuẩn Tùy Trên dưới 10 kv 1,0 0,5 Trên 10 kv dưới 35 kv 1,5 0,7 Trên 35kv dưới 110 kv 1,8 0,9 Trên 110 dưới 220 kv 3,0 1,0
  16. 3.1.2. Kìm cách điện: - Kìm cách điện dùng để đặt và lấy cầu chì, nay các nắp cách điện bằng cao su. kìm là phương tiện bảo vệ chính dùng với điện áp dưới 35 kv. - Kìm cách điện cũng gồm ba phần: phần làm việc, phần cách điện và phần cầm tay (hình -b) - Kích thước làm việc của kìm. Điện thế định mức Độ dài của phân Độ dài tay nắm(m) của thiết bị(kv) cách điện(m) 10 0,45 0,15 35 0,75 0,2 3.1.3. Găng tay điện môi,giày ống, đệm lót (hình c,d,e) Dùng với thiết bị điện, các dụng cụ này được sản xuất riêng với cấu tạo phù hợp với quy trình. tuyệt đối không được xem là phương tiện bảo vệ nếu các vật trên không phải là loại sản xuất riêng dùng cho thiết bị điện. chú ý rằng cao su chịu ẩm, ánh sáng, dầu mỡm, nhiệt độ cao, axít… thì độ bean cơ học và tính chất cách điện bị giảm. để bảo vệ cao su cần phải bỏ trong tủ hoặc thùng. 3.1.4. Đế cách điện Có kích thước khoảng 75 x 75 nhưng không quá 150 x 150 cm, làm bằng tấm gỗ ghép. khoảng cách giữa các tấm gỗ khoảng không qúa 5 cm. chiều cao bệ từ sàn gỗ đến nền nhà không nhỏ hơn 10cm. 3.1.4. Những dụng cụ sửa chữa điện tử có cán cầm bằng chất cách điện. Độ dài phần cách điện không được dưới 10 cm và làm bằng chất không bị tác dụng của mồ hôi, xăng, dầu hỏa, axít và không bị sứt mẻ. 3.2. Thiết bị thử điện di động - Thiết bị thử điện di động dùng để kiểm tra có điện áp hay không và để định pha. dụng cụ có bóng đèn neon, đèn sáng khi có dòng điện đi qua. - Kích thước thiết bị phụ thuộc vào điện áp, kích thước tối thiểu như sau : Điện áp định mức Độ dài giá đỡ Độ dài tay cầm Độ dài chung của thiết bị(kv) (mm) (mm) (mm)
  17. 10 320 110 680 10+35 510 120 1060 Khi dùng các thiết bị thủ điện chỉ đưa vào thiết bị thử đến mức cần thiết có thể thấy sáng. chạm vào thiết bị chỉ khi vật được thử không có điện áp. 3.3. Thiết bị bảo vệ nối đất tạm thời di động Bảo vệ nối đất tạm thời di động là phương tiện bảo vệ khi làm việc ở những chỗ đã ngắt mạch điện nhưng dễ có khả năng đưa điện áp nhầm vào hoặc dễ bị xuất điện áp bất ngờ trên chúng. Cấu tạo gồm những day dẫn để ngăn mạch pha, cần nối đất với các chốt để nối vào phần mạng điện. chốt phải chịu được lực điện động khi có dòng ngắn mạch. các dây dẫn làm bằng đồng tiết diện không được bé hơn 25mm2. chốt phải có chỗ để tháo dây ngắn mạch được bằng đòn. Nối đất chỉ được thực hiện sau khi đã kiểm tra, không đóng điện vào bộ phận được nối đất. đầu tiên nối đầu cuối của cái nối đất vào đất sau đó thử có điện áp hay không rồi nối day vào vật mang điện. khi tháo nối đất ra thì làm ngược lại. Để tránh các nối đất bỏ quên, cần phải kiểm tra that kĩ. các nối đất làm việc theo ca kíp phải kiểm tra không những số lượng mà phải kiểm tra cả vị trí đặt chúng. Ở các nối đất cố định, để tránh nhầm lẫn người ta còn dùng khóa liên động điện tử (khi nối đất thanh góp) hoặc cơ học (khi nối đất dao cách li thẳng). Hiện nay ở những trạm phân phối điện trong và ngoài trời 35 110v và và ngoài trời 154kv và 220v người ta đều đặt dao nối đất di động. đúng nguyên tắc, phía đường dây vào trạm đều phải đặt dao nối đất không phân biệt điện áp nào. 3.4 Những cái chắc tạm thời di động, nắp day bằng cao su. Cái chắn tạm thời di động để bảo vệ người thợ sửa khỏi bị chạm vào điện áp. những vật này làm bình phong ngăn cách, chiều cao chừng 1,8m, một người có thể mang đi dễ dàng. Khoảng cách từ chỗ dẫn điện đến cái chắn phải đảm bảo quy định như sau: Điện áp 6kv 35cm dưới 5kv 60cm dưới 10kv 150cm
  18. dưới 20kv 300cm Vật lót cách điện che vật mang điện phải làm bằng vật mềm, không cháy (cao su, tectolit, bakelit…). có thể dùng chúng ở ở những thiết bị dưới 10kv trong trường hợp không tiện dùng bình phong. bao đậy bằng cao su để cách điện dao cách li phải chế tạo sao cho đậy và tháo dễ dàng được làm bằng kìm. 3.5 Bảng báo hiệu Cần có bảng báo hiệu để báo trước sự nguy hiểm cho người đến gần vật mang điện, cấm thao tác những thếit bị gay tai nạn chết người, để nhắc nhở … có các loại bẳng báo hiệu sau: báo trước, cho phép, cấm nhắc nhở. Bản báo trước : điện thế cao – nguy hiểm‛ đứng lại – điện thế cao. 3.6 Sửa chữa đường dây điện áp. Mặc dầu yêu cầu ngắt mạch điện trong khi sửa chữa rất quan trọng, trong một số ít trường hợp cần thiết vẫn cho phép sửa chữa đường dây dưới điện áp, nhất là những đường dây đưa điện đến những hộ tiêu thụ quan trọng. Qua kinh nghiệm cho thấy tất cả các trường hợp xảy ra tai nạn vì điện giật nguyên nhân chính không phải là do thiết bị không hoàn chỉnh, cũng không phải do phương tiện bảo vệ an toàn chưa đảm bảo mà chính là do vận hành sai quy trình, trình độ vận hành non kém, sức khỏe không đảm bảo. để vận hành an toàn cần phải thường xuyên kiểm tra sửa chữa thiết bị. chọn cán bộ kỹ lưỡng, mở cc lớp huận luyện về chuyn mơn , phn cơng trực đầu đủ 4. Tổ chức vận hành an toàn. 4.1. Kế hoạch kiểm tra và sửa chữa Muốn thiết bị an toàn đối với người làm việc và những người xung quanh cần tu sửa chúng luôn theo kế hoạch đã định. Khi sửa chữa phải theo đúng quy trình vận hành . Ngoài các công việc làm theo chu kì cần có trực ban với nhiệm vụ thường xuyên xem xét. Các kết qủa kiểm tra cần ghi vào sổ trực và trên cơ sở đó lên đặt kế hoạch tu sửa. 4.2. Chọn cán bộ: Người cán bộ có thái độ làm việc cần cù, cẩn thận, có kiến thức về chuyên môn tốt. tuy nhiên hai điều kiện trên vẫn không thay thế được điều kiện sức khỏe vì nếu mắt bị kém, tai điếc , kinh suy nhược sẽ làm mất khả năng phán đoán minh mẫn và là nguyên nhân của các sự cố quan trọng. Vì vậy sức khỏe là điều tối quan trọng phân phối công tác cho cán
  19. bộ có khác nhau. Dưới chế độ của chúng ta những người làm công việc nặng nhọc đều được bồi dưỡng thích đáng, được chăm sóc chu đáo nên sức khỏe ít bị giảm sút. nay chính là nguyên nhân vì sao dưới chế độ tai nạn lao động ngày càng giảm rõ rệt . 4.3. Huấn luyện Công nhân, cán bộ đến nhận công tác phải qua thời kỳ huấn luyện về an toàn điện. Kỹ sư nhà máy có nhiệm vụ hướng dẫn, phổ biến cho họ biết các nguyên nhân xảy ra tai nạn, làm quen với thiết bị, giải thích về các nội quy….. Việc được đ thực hành và kiểm tra tại chỗ làm việc. phần đầu của khóa học là kiểm tra cách cấp cứu người bị tai nạn do điện gây nên. sau đấy mới qua hội đồng nhà máy công nhận và xếp bậc. Người mới làm công tác trực ban trong thời gian đầu phải có trực ban cũ có kinh ngiệm kèm cặp. Tất cả những người phục vụ ở thiết bị điện áp bậc 2 trở lên cần phải được kiểm tra về an toàn và cấp cứu mỗi năm một lần 4.4. Thao tác thiết bị Thứ tự thao t á c t h i ế t bị không đ ú n g trong khi đóng c ắ t mạch m ạ c h là nguyên nhân của sự cố ngiêm trọng và tai nạn nguy hiểm cho người vận hành. để tránh tình trạng trên quy trình vận hành thiết bị quy định như sau: người trực ban phải luôn luôn có sơ đồ nối dây điện của các đường dây. Trong sơ đồ này vẽ tình trạng thực của các thiết bị điện và những điểm có nối đất. Người trực ban c h ỉ có thể thao tác theo mệnh lệnh, trừ các trường hợp xảy ra tai nạn mới có quyền tự động thao tao tác rồi báo cáo sau. Khi có nhiều người trực ban, sự thao tác phải do hai người đảm nhiệm, một người bậc 3, một người bậc 4. Sau khi nhận mệnh lệnh thao tác, trực ban phải ghi vào sổ làm phiếu thao tác, cần chú ý đặt biệt đến trình tự thao tác. Mẫu phiếu thao tác ghi dưới đây: PHIẾU THAO TÁC
  20. Số ........................... Ngày ...................... Thời gian bắt đầu ............................... Thời gian kết thúc nhiệm vụ: Cắt điện và nối đất đường dây số 2-110kv. Trình tự thao tác : 1. Cắt máy cắt điện số 2. Kiểm tra trạng thái cắt của máy cắt điện. 3. Kiểm tra cách điện của dao cách ly đường dây. 4. Cắt dao dao ly đường dây. 5. Đóng dao nối đất của đường dây . 6. Cắt dao cách ly thanh góp của hệ thống thanh góp ….. Người thao tác Người duyệt Ký tên Ký tên Chương 5: SƠ CẤP CỨU CHO NẠN NHÂN BỊ ĐIỆN GIẬT
nguon tai.lieu . vn