Xem mẫu

Giáo dục quyền con người trong các cơ sở đào tạo chuyên ngành Luật ở Việt Nam Quyền con người là một giá trị hội tụ trong đó nhiều giá trị khác về văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội, pháp lý… 1. Tổng quan về quyền con người trong hệ thống pháp luật Việt Nam Quyền con người là một giá trị hội tụ trong đó nhiều giá trị khác về văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội, pháp lý… Nó là thành quả của quá trình phát triển về nhận thức và tri thức của con người, thuộc sở hữu của chung nhân loại. Tuy nhiên trong thực tế, quyền con người luôn gắn vớiquan niệm chủ quan, với các giá trị khác nhau, cho nên, một mặt, chúng ta phải thừa nhận những quan niệm mang tính dân tộc về quyền con người; mặt khác, chúng ta phải đối mặt với tình trạng là ðôi khi nhân danh quyền con người, các cá nhân, các nhóm người, vì lợi ích riêng của mình, đã đưa ra những ðòi hỏi vô lý, trái với lợi ích chung của cả cộng đồng người. Cũng do ðó mà, quyền con người thường trở thành vấn đề gây tranh cãi trên trường quốc tế, nhất là khi nó được lồng vào một động cơ chính trị (nhiều khi nó được coi như một thứ để “mặc cả” trong các đàm phán, thương lượng quốc tế). Như vậy, quyền con người - tự thân nó là một giá trị chứa đựng rất nhiều yếu tố tích cực, nhưng để nó thực sự là mẫu số chung quy đồng các giá trị khác nhau trong xã hội, thì cần phải tiếp cận nó trong sự cân bằng với nhiều mối tương quan. *“Ở nước ta, vấn đề quyền con người được quan tâm từ rất sớm, trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đó là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. ở nước ta, vấn đề quyền con người được quan tâm từ rất sớm, trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh - trên cơ sở kế thừa bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776 và bản Tuyên ngôn Nhân quyền của nước Pháp năm 1789 - đã khẳng định: đó là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Trên cơ sở đó, trong đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta ở các thời kỳ khác nhau, đặc biệt trong giai đoạn khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), những vấn đề về nhân quyền đã có sự thay đổi rất lớn về lượng và chất không chỉ trong quan niệm mà cả trong thực tiễn áp dụng. Hiện nay, ở nước ta hệ thống pháp luật điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quyền con người thể hiện ở khá nhiều lĩnh vực. Trước tiên phải kể đến Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định: “ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật” (Điều 50); “...Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội...” (Điều 51); “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 52)... Trên cơ sở các quy định có tính chất nguyên tắc chung nói trên của Hiến pháp, quyền con người ở nước ta được pháp luật ghi nhận tập trung ở một số lĩnh vực sau (1): 1.1. Các quyền trong lĩnh vực chính trị Điều 54 của Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ nười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật” (Điều 54). Cụ thể hóa nội dung này của Hiến pháp, Quốc hội đã ban hành các luật: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997, được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2002; Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 1994, được thay thế bằng Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003. Nhiều văn bản luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội và ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể các quyền của công dân tham gia trực tiếp và gián tiếp vào công việc quản lý nhà nước, như quyền được biết, được bàn, được làm và được kiểm tra, giám sát. Riêng quyền thực hiện dân chủ trực tiếp ở cơ sở, ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành các nghị quyết về quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (năm1998); quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (năm 1998); quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của các cơ quan (năm 1998); Pháp lệnh về việc thực hiện dân chủ ở xã, phường năm 2007. 1.2. Các quyền trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội Hiến pháp năm 1992 đã quy định công dân có các quyền và nghĩa vụ học tập; quyền và nghĩa vụ lao động; quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe; quyền về nhà ở; quyền sở hữu, tự do kinh doanh… Các quyền và nghĩa vụ này đều đã được Quốc hội và ủy ban Thường vụ Quốc hội cụ thể hóa trong các luật và pháp lệnh, như: Luật Giáo dục năm 1998, được thay thế bằng Luật năm 2005; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm1991, được thay thế năm 2004; Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân (năm 1989); Bộ luật Lao động năm 1994, được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006 và 2007; Luật Dạy nghề năm 2006; Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006; Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (HIV/AIDS) năm 2006; Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007; Luật Bình đẳng giới năm 2006; Luật Nhà ở năm 2005; Luật Xây dựng năm 2003; … Trong các quyền nêu trên, quyền tự do kinh doanh là quyền mới được quy định trong Hiến pháp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong điều kiện mới, tạo tiền đề quan trọng cho việc thực thi dân chủ và quyền con người. Để cụ thể hóa vấn đề này, Quốc hội cũng đã ban hành nhiều văn bản luật, như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Hàng hải… 1.3. Các quyền liên quan đến nhóm đối tượng đặc thù (phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, người cao tuổi): Đây là lĩnh vực xã hội rất quan ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn