Xem mẫu

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI Số: 63/BC-UBTVQH12 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2007 BÁO CÁO QUỐC HỘI VỀ GIÁM SÁT “VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT” Kính thưa: Các vị đại biểu Quốc hội, Thực hiện Nghị quyết số 74/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội khóa XI về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2007, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có Nghị quyết số 1081/NQ-UBTVQH11 ngày 23 tháng 02 năm 2007 và Nghị quyết số 139/NQ-UBTVQH12 ngày 8 tháng 8 năm 2007 về việc thành lập Đoàn giám sát “Việc chấp hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Mục đích giám sát gồm: đánh giá tình hình chấp hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến 30/6/2007, trong đó tập trung vào các vấn đề: (1) những kết quả đạt được; (2) những tồn tại, yếu kém, khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ, xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cấp, các ngành; (3) kiến nghị những giải pháp tiếp tục đẩy nhanh và thực hiện tốt việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để chuẩn bị nội dung giám sát, Đoàn giám sát đã yêu cầu các Bộ, ngành của Chính phủ và một số cơ quan Trung ương có liên quan, Uỷ ban nhân dân và các Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo về nội dung giám sát; trực tiếp làm việc với một số Bộ, ngành, cơ quan Trung ương; trực tiếp khảo sát, giám sát tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại phiên họp thứ 3 (tháng 10/2007), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Chính phủ và nghe Đoàn giám sát báo cáo về nội dung trên. Trên cơ sở báo cáo của Đoàn giám sát, ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến của các cơ quan hữu quan, Chính phủ đã tiếp thu, hoàn chỉnh Báo cáo và trình Quốc hội tại phiên họp này. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo với Quốc hội các nội dung dưới đây để Quốc hội thực hiện giám sát tại kỳ họp theo quy định của pháp luật. 2 PHẦN THỨ NHẤT ĐÁNH GIÁ VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT I/ Việc ban hành văn bản pháp luật cụ thể hóa Luật đất đai 2003 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 1/ Những mặt được: - Căn cứ vào Luật đất đai 2003 và các Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực nhà đất1, Chính phủ, các Bộ và các địa phương đã ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đất đai để hình thành hệ thống văn bản pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (dưới đây viết tắt là GCNQSDĐ). Các quy định về việc cấp GCNQSDĐ khá chi tiết, rõ ràng đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các địa phương tổ chức cấp được tốt hơn, đẩy nhanh tiến độ cấp. Đến nay đã có 16 văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, 24 văn bản của các Bộ2 về việc cấp GCNQSDĐ. Nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành các văn bản để cấp GCNQSDĐ theo quy định của Luật đất đai năm 2003. - Cùng với các quy định của Luật đất đai 2003, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đã có những bước cải cách quan trọng về thẩm quyền và thủ tục cấp GCNQSDĐ: Việc cấp GCNQSDĐ được phân cấp giữa UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện, giữa UBND cấp tỉnh với cơ quan quản lý đất đai cùng cấp3, thủ tục cấp GCNQSDĐ có nhiều đổi mới cơ bản, giảm phiền hà trong quá trình cấp GCNQSDĐ. Nhờ vậy, tiến độ cấp GCNQSDĐ được đẩy nhanh trong hai năm qua. 2/ Những mặt hạn chế: Qua nghiên cứu và theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì việc ban hành văn bản cụ thể hoá Luật đất đai về cấp GCNQSDĐ có một số hạn chế sau đây: a/ Nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đất đai ban hành rất chậm sau ngày Luật bắt đầu có hiệu lực: so với thời điểm Luật bắt đầu có hiệu lực (từ ngày 01 tháng 7 năm 2004) thì Nghị định 181/2004/NĐ-CP ban hành sau 3 tháng, Nghị định 198/2004/NĐ-CP ban hành sau 5 tháng. Nghị định 142/2005/NĐ-CP ban hành sau tới 1 năm 4 tháng, Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường số 01/2005/TT-BTNMT 1 Nghị quyết của UBTVQH số 775/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991, Nghị quyết của UBTVQH số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27 tháng 7 năm 2006 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia 2 Các bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng 3 Nghị định của Chính phủ số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 về thi hành Luật đất đai, Điều 56, quy định các trường hợp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được uỷ quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 3 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-CP lại ban hành sau Nghị định tới 6 tháng.4 Đến cuối năm 2004 mới có các văn bản quy định lập hồ sơ địa chính; năm 2007 mới có quy định về định mức kinh tế- kỹ thuật về đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ. (chi tiết trong Phụ lục 1) Việc chậm ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đất đai đã làm chậm việc thi hành Luật đất đai trên thực tế. b/ Một số nội dung trong văn bản qui phạm pháp luật có vướng mắc khi triển khai thực hiện cấp GCNQSDĐ ở địa phương: - Việc quy định người sở hữu nhà ở làm thủ tục cấp GCNQSDĐ ở theo nhu cầu5 tại Luật nhà ở đã làm chậm việc cấp GCNQSDĐ đối với đất có nhà ở. - Một số quy định tại Nghị định 181/2004/NĐ-CP gặp vướng mắc trong thực hiện, như: + Quy định thời gian trích đo tối đa không được vượt quá 20 ngày6 nhưng thực hiện thường kéo dài hơn so với quy định, do: chủ sử dụng đất chưa cắm mốc, chủ không ở tập trung, sau khi trích đo thì diện tích chênh lệch so với giấy tờ… + Quy định thời gian 3 ngày khi tiếp nhận hồ sơ, UBND xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất7 là rất khó thực hiện... - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất và Nghị định số 19/2000/NĐ-CP ngày 08/6/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất, có quy định chưa phù hợp với truyền thống của người Việt Nam (cha mẹ chuyển quyền sử dụng đất cho con dâu, con rể hoặc ngược lại thì chịu thuế). - Khoản thu trước bạ 1% khi chuyển quyền sử dụng đất giữa người thân cho nhau và 1% khi cấp GCNQSDĐ, lệ phí trích đo địa chính, tiền sử dụng đất còn cao so với thu nhập của người dân đặc biệt là đối với các hộ nghèo, dân tộc thiểu số, vùng sâu khi cấp 4 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ban hành ngày 29/10/2004. Nghị định 198/2004/NĐ-CP ban hành ngày 03/12/2004. Nghị định 142/2005/NĐ-CP ban hành 14/11/2005. Thông tư 29/2004/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 181/2004/NĐ-CP ban hành ngày 01/11/2004; Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ban hành ngày 13/4/2005. Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ban hành ngày 01/11/2004. Quyết định 08/2006/QĐ- BTNMT ban hành ngày 21/7/2006. 5 Điều 9 khoản 1 Luật nhà ở quy định: “Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân tạo lập hợp pháp nhà ở; trường hợp chủ sở hữu nhà ở có yêu cầu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở cho họ” 6 Điều 121, khoản 3 quy định “Trường hợp phải trích đo địa chính đối với nơi chưa có bản đồ địa chính khi thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý, sử dụng đất đai thì thời gian thực hiện thủ tục hành chính có thể được tăng thêm nhưng không quá hai mươi (20) ngày làm việc đối với mỗi trường hợp.” 7 Điều 122, khoản 3, điểm A quy định“Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường” 4 lần đầu làm cho người sử dụng đất không muốn nộp hoặc không mặn mà trong việc xin cấp GCNQSDĐ. - Chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thay đổi nhiều theo quy định tại các nghị định: 04/NĐ-CP ngày 11/2/20008, 38/NĐ-CP ngày 23/8/20009, 198/NĐ-CP ngày 3/12/200410. Những thay đổi này dẫn đến khó thực hiện, gây so bì giữa người nộp trước với người nộp sau. c/ Có những vấn đề cần thiết phải quy định nhưng chưa được quy định: - Một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa ban hành quy định về hạn mức đất ở, đất ở gắn liền với vườn, ao trªn cïng 1 thöa, dẫn tới việc xác định diện tích đất ở không đúng Luật đất đai 2003. - Chưa quy định cụ thể việc cấp GCNQSDĐ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ven sông rạch (ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhà ở, đất sản xuất thường được bố trí theo ven sông rạch). - Cơ chế tài chính cho hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chưa được quy định cụ thể. II/ Việc triển khai thực hiện kế hoạch cấp GCNQSDĐ: 1/ Kết quả đạt được: a/ Theo báo cáo của Chính phủ số 83/BC-CP ngày 11/10/2007, đến 30/9/2007 có 37 tỉnh, thành phố đã cấp GCNQSDĐ đạt trên 70% về diện tích các loại đất chính11 (xem phụ lục 3). Nhìn chung, việc cấp GCNQSDĐ đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đất đai; đã thực hiện được cải cách hành chính trong nhiều khâu; đặc biệt là nhiều địa phương đã có nhiều kinh nghiệm tốt để đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn được thời gian cấp GCNQSDĐ. b/ Việc cấp GCNQSDĐ đã góp phần tăng cường c«ng t¸c quản lý và sử dụng đất đai, là cơ sở để xây dựng hồ sơ địa chính và hệ thống thông tin đất đai, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phục vụ cho việc phòng chống tham nhũng về đất đai; tăng thêm nguồn thu ngân sách nhà nước (các khoản tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất); là cơ sở để xử lý những vấn đề tồn tại về quản lý và sử dụng đất và giải quyết những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác quản lý và chỉnh trang đô thị; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng được tiến hành thuận lợi hơn, tiến độ nhanh hơn, ít xảy ra khiếu kiện đối với các chủ đầu tư; tạo tiền đề cho việc xây dựng và triển khai thực hiện pháp luật về đăng ký bất động sản; phát hiện việc tự ý chia cắt, chuyển mục đích sử dụng đất, mua bán chuyển nhượng bất hợp pháp, thu hồi diện tích đất sử dụng không đúng mục đích hoặc lãng phí. 8 Nghị định của Chính phủ số 04/NĐ-CP ngày 11/2/2000 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 9 Nghị định của Chính phủ số 38/NĐ-CP ngày 23/8/2000 về thu tiền sử dụng đất 10 Nghị định của Chính phủ số 198/NĐ-CP ngày 3/12/2004 về thu tiền sử dụng đất 11 Báo cáo của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, số 83/BC-CP ngày 11-10-2007, trang 7 5 Đối với người sử dụng đất, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là điều kiện cho việc thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất; giảm hẳn tranh chấp về đất đai của người dân; tăng nhanh việc thế chấp quyền sử dụng đất vào việc vay vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh; tạo thuận lợi cho việc chuyển nhượng nhà đất, góp phần làm cho thị trường nhà đất và thị trường bất động sản phát triển. 2/ Những hạn chế, yếu kém: Theo kế hoạch ban đầu của Chính phủ thì đến hết năm 2005 phải hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ. Tiếp đó Chính phủ có văn bản yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật đất đai, trong đó chỉ đạo các địa phương để hoàn thành cơ bản việc cấp GCNQSDĐ trong năm 2006.12 Tuy nhiên, theo báo cáo của Chính phủ số 83/BC-CP ngày 11/10/2007 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đến 30/9/2007 còn 27 tỉnh, thành phố cấp GCNQSDĐ một số loại đất chính đạt dưới 70% diện tích13. Nhìn chung, việc cấp GCNQSDĐ còn chậm, không đạt được tiến độ theo kế hoạch đã đề ra, nhất là đối với các loại đất chuyên dùng14, đất ở đô thị và đất lâm nghiệp15. Đối với đất nông nghiệp, tuy cấp GCNQSDĐ với tỷ lệ cao, nhưng do thực hiện dồn điền đổi thửa nên một số nơi phải tiến hành cấp lại GCNQSDĐ. Tại một số địa phương có tình trạng nhiều GCNQSDĐ đã cấp nhưng người dân chưa đến nhận16. Một số địa phương đạt kết quả thấp trong việc cấp GCNQSDĐ cho c¸c tổ chức, cô thÓ như thành phố Hà Nội tính đến 30/6/2007 cấp GCNQSDĐ cho tổ chức đạt 23,8% tổng số tổ chức, tỉnh Bắc Giang cấp đạt 37,08% số tổ chức17... 12 Chỉ thị 05/2004/CT-TTG ngày 09 tháng 02 năm 2004 về việc triển khai thi hành Luật đất đai; Chỉ thị 05/2006/CT-TTG ngày 22 tháng 6 năm 2006 về việc khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành luật đất đai. 13 Báo cáo của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, số 83/BC-CP ngày 11-10-2007, trang 7 14 “Đất chuyên dùng” ở đây được sử dụng trong giai đoạn giao thời với số liệu thống kê trước đây (“bao gồm: đất xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học, kỹ thuật, hệ thống giao thông, hệ thống thuỷ lợi, đê điều, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, dịch vụ, đất sử dụng cho nhu cầu quốc phòng, an ninh, đất dùng cho thăm dò, khai thác khoáng sản, đá, cát, đất làm muối, đất làm đồ gốm, gạch, ngói và các vật liệu xây dựng khác, đất di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất có mặt nước sử dụng vào các mục đích không phải là nông nghiệp”- Điều 62 Luật đất đai 1993). Theo Luật đất đai 2003 thì khái niệm “chuyên dùng” thuộc về “Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng” (Điều 13 Khoản 2 điểm i và một số điều khác). 15 Báo cáo số 3346/BTNMT- ĐKTKĐĐ ngày 31-8-2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các trang 2, 3, 4 16 Hà Nội có 65.000 trường hợp, Bình Dương có 2,45% số hộ,... chưa đến nhận GCNQSDĐ 17 Tính đến 30/6/2007, số GCNQSDĐ cấp cho tổ chức của Hà Nội đạt 23,8% tổng số tổ chức (UBND TP. Hà Nội, Báo cáo số 94/BC-UBND ngày 29/8/2007, trang 5); Bắc Giang: 37,08% số tổ chức, 17,19% số diện tích (Báo cáo kết quả giám sát tại tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc giang, ngày 3 tháng 7 năm 2007, trang 6). ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn