Xem mẫu

  1. Bao điên tư VietNamNet. Liên lac vơi Toa soan ́ ̣ ̉ ̣ ́ ̀ ̣ Cơ quan chu quan: Bộ Thông tin va Truyên thông ̉ ̉ ̀ ̀ Số giấy phep: 27/GP­BVHTT, cấp ngay: 23/01/2003 Tông biên tập: Nguyễn Anh  ́ ̀ ̉ Tuân ­ Toa soan: Số 4 Lang Ha, Ha Nôi ́ ̀ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ® Ghi ro nguôn "VietNamNet" khi ban phat hanh lai thông tin tư website nay. ̃ ̀ ̣ ́ ̀ ̣ ̀ ̀ Cac trang ngoai se đươc mơ ra ơ cưa sô mơi. VietNamNet không chiu trach  ́ ̀ ̃ ̣ ̉ ̉̉ ̉ ́ ̣ ́ nhiêm nôi dung cac trang ngoai. ̣ ̣ ́ ̀ Giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước 12:11' 16/01/2007 (GMT+7)  (VietNamNet) - Mô hình Nhà nước, quan hệ giữa Nhà nước với Đảng ra sao là nội dung cuộc trao đổi giữa phóng viên VietNamNet và ông Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. >>> Khắc phục tình trạng chồng chéo giữa Đảng và Nhà nước >>>"Làm rõ quyền, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước" >>>Giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước >>>Cái "khó" của nghề Bộ trưởng hay chuyện cơ chế Cuộc phỏng vấn này được thực hiện ngày 15/10/2006 nhưng vẫn còn giữ nguyên tính thời sự. VietNamNet giới thiệu lại cuộc trao đổi này. - Một trong những nội dung chính của Hội nghị TƯ4 là bàn về việc tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó có Quốc hội và Chính phủ. Theo ông thì chúng ta nên đổi mới hệ thống của mình như thế nào? - Nên như thế nào thì chắc là Hội nghị Trung ương sẽ bàn và sẽ quyết. Chúng ta phải chờ thôi. Song điều dễ hiểu là người ta bao giờ cũng phải nhắm vào những vấn đề đang được đặt ra để xử lý. Vậy những vấn đề đó là gì? Xin thử kể ra đây một vài vấn đề dễ nhìn thấy nhất. Đó là sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong tình hình mới; là sự tương tác giữa Quốc hội và Chính phủ trong quá trình lập pháp để tạo ra động năng Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. cho hệ thống (và để khắc phục tình trạng luật chờ nghị định); là chế độ trách nhiệm trong hệ thống; là sự minh định giữa quy trình chính sách và quy trình kỹ thuật, giữa hành pháp chính trị và hành chính công vụ… Các vấn đề đang được đặt ra có vẻ không chỉ nhiều, mà còn khó. Thiếu một hệ chuẩn mới, chưa chắc chúng ta đã dễ tìm được các câu trả lời. Thực ra, cả về mặt lý thuyết lẫn về mặt thực tế, chỉ có ba mô hình chính thể (mô hình tổ chức nhà nước) đã được thiết kế và vận hành tương đối thành công trong thế giới hiện đại ngày nay. Đó là:
  2. • Mô hình đại nghị, như kiểu của Anh, nơi quyền hành pháp và quyền lập pháp gắn kết với nhau, quyền lực chính trị tập trung trong tay thủ tướng. • Mô hình tổng thống, như kiểu của Mỹ, nơi quyền hành pháp và quyền lập pháp tách biệt với nhau, quyền hành pháp tập trung trong tay tổng thống. • Mô hình hỗn hợp, (Có người gọi là cộng hòa lưỡng tính), như kiểu của Pháp, với một chút Mỹ, một chút Anh, một chút tổng thống và một chút đại nghị, nơi cả tổng thống và thủ tướng đều có quyền hành pháp. Mặc dù, ba mô hình nói trên đều được áp dụng với những biến thể nhất định phản ánh hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, kinh tế và chính trị cụ thể của mỗi nước, những nguyên tắc cơ bản của mỗi mô hình đều phải được tuân thủ khi thiết kế hệ thống. Bằng không, hệ thống sẽ rất khó vận hành và hàng loạt các vấn đề sẽ phát sinh. Để tiếp tục đổi mới hệ thống, vấn đề chính thể có lẽ là điều chúng ta cần phải quan tâm. - Trong ba mô hình trên, theo ông, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của chúng ta đã được thiết kế theo mô hình nào? Và có thể đổi mới ra sao trong khuôn khổ của mô hình đó? - Thực ra, chưa bao giờ chúng ta có một sự khẳng định chắc chắn là đã thiết kế chính thể của mình theo mô hình nào. Chính vì vậy có thể nhận thấy một số pha trộn giữa các mô hình. Ví dụ, việc Chính phủ được thành lập dựa trên cơ sở của Quốc hội và chịu trách nhiệm trước Quốc hội là sự áp dụng mô hình đại nghị. Thế nhưng, việc Chính phủ và Quốc hội được thiết kế tách biệt nhau, mỗi cơ quan đều hoạt động theo sự "phân công, phân nhiệm" riêng thì lại rất giống với mô hình tổng thống. Câu hỏi đặt ra là một sự pha trộn như vậy có vận hành hay không? Và với những vấn đề đang được đặt ra hiện nay (như đã nói ở phần trên), trả lời khẳng định chắc chắn là rất khó khăn. Theo thiển ý của cá nhân tôi, về cơ bản, Nhà nước ta đang được tổ chức theo những nguyên tắc của mô hình đại nghị nhiều hơn cả. Theo mô hình này, đảng nào có đa số ở quốc hội thì đảng đó thành lập chính phủ. Nhờ vậy, quyền lập pháp và quyền hành pháp về cơ bản gắn kết với nhau. Thậm chí, trụ sở của nội các nằm ngay trong nhà quốc hội. Người đứng đầu đảng sẽ giữ chức thủ tướng, và thủ tướng là nhân vật chính trị trung tâm của hệ thống. Việc Đảng cộng sản Việt Nam có đa số trong Quốc hội và có quyền thành lập Chính phủ là hoàn toàn phản ánh nguyên tắc của mô hình đại nghị. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là người đứng đầu Đảng không nắm giữ chức danh thủ tướng. "Sự lệch pha" này rõ ràng phản ánh hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước ta. Tuy nhiên, chúng ta cũng sẽ thấy nó không thể không để lại những hệ luỵ cho việc vận hành hệ thống. Như vậy, trước khi trả lời câu hỏi có thể đổi mới ra sao, cũng cần trả lời câu hỏi mô hình chính thể nào đang được lựa chọn. - Nhưng có lẽ "sự lệch pha" này là do trong mô hình Nhà nước ta có vai trò lãnh đạo Đảng? - Có lẽ, không nhất thiết phải như vậy. Trong mô hình nhà nước hiện đại nào mà đảng chẳng có vai trò lãnh đạo, đặc biệt là đảng có đa số trong quốc hội?! Vấn đề chỉ là tổ chức sự lãnh đạo đó như thế nào mà thôi. Chúng ta sẽ thấy theo nguyên tắc của mô hình đại nghị, toàn bộ ban lãnh đạo đảng (ví dụ như Công đảng ở Anh chẳng hạn) tạo thành nội các và nằm trong quốc hội. Tất cả các đảng viên trong QH tạo thành đảng đoàn QH. Việc tranh luận và hoạch định đường lối, chính sách của đảng xảy ra ngay trong đảng đoàn QH. Theo cách làm này, Đảng và Nhà nước (cả quốc hội lẫn chính phủ) gắn kết hữu cơ với nhau, quy trình hoạch định đường lối chính sách chỉ là một cho cả đảng và cả nhà nước. Mà như vậy thì không thể xảy ra chuyện chồng chéo chức năng và xung đột chính kiến. Mỗi khi các đảng viên ở trong quốc hội không được tham gia vào quy trình hoạch định chính sách từ đầu, mà chỉ phải phê chuẩn các chính sách đã được quyết định, thì việc xung đột chính kiến là rất khó tránh khỏi. Đó là chưa nói tới rủi ro của việc hình thành nên hai nhà nước trong một đất nước.
  3. Áp dụng mô hình đại nghị vào đất nước ta, thì tất cả ban lãnh đạo của Đảng sẽ phải nằm trong QH (ngoại trừ một vài chức danh đảm nhiệm công tác đảng vụ). Ban chấp hành TƯ sẽ là bộ phận nòng cốt của Đảng đoàn QH. Bộ Chính trị sẽ là nội các, đồng thời là ban lãnh đạo của Đảng đoàn QH. - Vậy mô hình hiện tại của ta đang đối mặt với những vấn đề gì? Nhiều người sẽ phản biện rằng sự phân lập giữa Quốc hội và Chính phủ là cần thiết vì sẽ giúp chế ước lẫn nhau và chống được lạm quyền? - Nếu chúng ta coi sự phân lập giữa hành pháp và lập pháp là giá trị quan trọng nhất, thì cái mà chúng ta cần chọn là mô hình tổng thống, chứ không phải mô hình đại nghị. Trong trường hợp này, nước ta sẽ phải có một tổng thống nắm quyền hành pháp và được toàn dân bầu ra. Rất tiếc, những gì mà chúng ta đang có lại không phải như vậy. Trong lúc, nhà nước ta đang được thiết kế cơ bản là theo những nguyên tắc của mô hình đại nghị, thì sự thiếu gắn kết giữa lập pháp và hành pháp đang là một vấn đề. Điều dễ nhận thấy là chương trình nghị sự phản ánh ưu tiên của QH thì chưa chắc đã phản ánh được ưu tiên của Chính phủ. Nhiều luật được Quốc hội ban hành nhưng bị "treo" vô tận, vì bị Chính phủ nợ đến hàng trăm nghị định. Nguyên nhân của tình hình này là gì nếu chẳng phải là sự khác nhau về các ưu tiên? Thực tế này cho thấy nếu Chính phủ và Quốc hội gắn kết với nhau chắc chắn chúng ta sẽ phản ứng nhanh nhạy và hiệu quả hơn trước các vấn đề của đất nước. Ở các nước theo mô hình đại nghị trên thế giới, chính phủ bao giờ cũng có một bộ trưởng phụ trách quan hệ với QH. Và mỗi bộ đều có một vụ phụ trách quan hệ với QH. Ở ta thì tất cả mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội chỉ do một vụ của Văn phòng Chính phủ đảm nhiệm. - Phải chăng ở nước ta, ngược với điều mong đợi, quyền lực đang bị phân tách hơn cả những nước công khai theo đuổi học thuyết phân quyền? - Sợ rằng không khéo đó là tình hình thực tế. Chúng ta sẽ thấy, trong tất cả các nước theo mô hình đại nghị, đảng với nhà nước, Quốc hội với Chính phủ bao giờ gắn kết chặt chẽ với nhau làm nên một sự thống nhất rất cao trong quá trình ban hành quyết định. Đảng không quyết rồi giao cho quốc hội thể chế hoá, mà đảng quyết ngay trong quốc hội. Trong lúc đó ở ta, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đều được thiết kế rất tách rời nhau. Hậu quả là: sự tương tác giữa các cơ quan này không chỉ làm mất rất nhiều thời gian, mà còn không ít khi gây ra hiện tượng "tam sao thất bản". - Theo ông thì nếu thiết kế lại cho đúng những nguyên tắc cơ bản của mô hình đại nghị,chúng ta sẽ được những gì? Phải chăng là sự “quy về một mối” mọi nguồn lực để giải quyết các vấn đề đất nước? - Ta sẽ được một mô hình hết sức thống nhất và minh bạch, với rất nhiều điểm mạnh. Xin được kể ra đây một vài ưu điểm như sau: 1. Quy trình ban hành quyết định là một quy trình thống nhất và minh bạch và hiệu quả từ sáng kiến về chính sách đến tranh luận về chính sách và phê chuẩn chính sách. 2. Tiết kiệm một lượng rất lớn thời gian của đất nước. Cách làm hiện nay có tới 2, 3 nơi phải quyết định, rồi còn gửi qua gửi lại thì rất mất thời gian chờ đợi nhau. Riêng chuyện ban hành quyết định chậm thì mình đã thua các nước khác rất nhiều. 3. Chất lượng của các quyết định sẽ được nâng lên, vì các bước trong quy trình ban hành quyết định rất mạch lạc và bổ sung giá trị cho nhau. Nội các đề ra chính sách, thảo luận trong Đảng đoàn nên sẽ có sự gắn kết, ra toàn QH thì có sự phản biện và tranh luận. 4. Xác lập được chế độ trách nhiệm rất rõ ràng. Tình trạng người quyết thực không chịu trách nhiệm, nên người quyết để thể chế hoá cũng không chịu trách nhiệm sẽ không thể xảy ra. 5. Tránh được rủi ro của những xung đột không đáng có giữa QH và Đảng. Các đảng viên trong QH tham gia từ đầu vào việc hoạch định chính sách, tranh luận chính sách, và theo nguyên tắc tập trung dân chủ
  4. thì đa số sẽ quyết và anh là thiểu số trong đảng thì anh phải theo. 6. Sự gắn kết giữa QH và CP sẽ giúp cho nhà nước ta có thể phản ứng nhanh và chuẩn xác với các vấn đề của đất nước. 7. Tạo cơ hội để tách hành chính ra khỏi hành pháp, nhờ đó cải cách hành chính sẽ có được bước chuyển biến về chất và chế độ trách nhiệm sẽ được xác lập rõ ràng hơn. - Nhưng vai trò lãnh đạo của Đảng sẽ như thế nào? - Đảng sẽ lãnh đạo một cách trực tiếp nhất vì Đảng đã hoá thân vào nhà nước. So với mô hình đứng bên ngoài nhà nước, rủi ro chắc chắn sẽ nhỏ hơn rất nhiều. - Với mô hình đại nghị, Quốc hội sẽ rất khó giám sát Chính phủ? - Đúng thế, khi Chính phủ có đa số trong Quốc hội thì khả năng giám sát của Quốc hội là không cao. Tuy nhiên, sự giám sát có thể xảy ra trong Đảng đoàn khi các đảng viên chỉ làm đại biểu cảnh báo cho các đảng viên nắm quyền hành pháp về những vấn đề cần phải quan tâm. Đồng thời, những đại biểu ngoài Đảng sẽ có vai trò rất quan trọng ở đây. Một tỷ lệ nhất định những người ngoài đảng, độc lập, có trình độ, có tâm với đất nước làm chức năng giám sát bên cạnh chức năng đại diện và phản ánh những tiếng nói đa dạng của cử tri là rất cần thiết. Tỷ lệ bao nhiêu thì phải có tranh luận để tìm ra phương án tối ưu. - Trước mắt, và chuẩn bị tới lần bầu Quốc hội sắp tới (5/2007), ta sẽ cần những điều chỉnh gì khi Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương đã bầu xong? - Thực tế, điều này không những không ảnh hưởng, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp lại tổ chức cho phù hợp. Thực ra, trong nhiệm kỳ vừa rồi tuyệt đại đa số các đồng chí lãnh đạo của đảng cũng nằm trong QH. Chỉ có điều quy trình các đồng chí này tham gia hoạch định chính sách và ban hành quyết định lại bị tách ra khỏi cơ quan có thẩm quyền về mặt pháp lý để làm điều đó là QH. - Xin cảm ơn ông. • Khánh Linh (thực hiện) Nguyên Phó Trưởng Ban tổ chức TƯ Đảng, ông Nguyễn Đình Hương: "Làm rõ quyền, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước" 08:53' 15/01/2007 (GMT+7)  (VietNamNet) - Từng là một cộng sự về công tác tổ chức của Đảng ở nhiều thời Tổng bí thư, ông Nguyễn Đình Hương rất tâm huyết và có kinh nghiệm khi bàn về cơ cấu tổ chức, về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, TƯ và địa phương, quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu bộ máy. Đặc biệt, ông mạnh dạn đề xuất một số ý kiến để làm rõ vai trò lãnh đạo trực tiếp , tuyệt đối và toàn diện, của Đảng. >>>Giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước >>>Cái "khó" của nghề Bộ trưởng hay chuyện cơ chế "…Không chỉ là xếp mâm này sang mâm kia" - Thưa ông, hôm nay Hội nghị TƯ 4 sẽ khai mạc. Một trong những nội dung của Hội nghị lần này là bàn thay đổi cơ cấu tổ chức. Với kinh nghiệm hàng chục năm làm công tác tổ chức, theo ông, Hội nghị nên
  5. bàn vào vấn đề gì? Hội nghị TƯ 4 bàn về thay đổi tổ chức nhưng phải dựa trên cơ sở đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng chứ không phải chỉ là xếp mâm này sang mâm kia. Cái cơ bản là đổi mới hệ thống chính trị, phương thức lãnh đạo của Đảng, phân rõ Đảng làm gì, Nhà nước, Quốc hội làm gì, mối quan hệ giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp sao cho có một cơ chế rõ ràng. Tất cả những điều này phải được xem xét trong điều kiện Đảng cầm quyền thực hiện cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Một đất nước đương trong quá trình hội nhập. Nhà nước đang trong quá trình xây dựng pháp quyền để có thể thấy sự phân định rõ ràng giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp. Vì thế, Đảng không thể vượt qua pháp luật, Đảng lãnh đạo nhưng không thể đứng trên Nhà nước, làm thay Nhà nước. Vấn đề mà pháp luật đã ban hành rồi thì Đảng không thể quyết định khác, không một cá nhân nào đặt quyền lực của mình lên Quốc hội. Xây dựng được cơ chế này rất khó, phải bàn rất kỹ. "Nhà nước có mạnh thì mới thực hiện được mục tiêu của Đảng đề ra" - Có nhiều ý kiến nói rằng, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, Đảng phải làm thế nào để phát huy hơn nữa vai trò chủ động của Nhà nước. Theo họ, vẫn có tình trạng Đảng làm thay cả một số công việc thuộc chức năng của Nhà nước. Ý kiến của ông? Ông Nguyễn Đình Hương trong một cuộc họp. Ảnh tư liệu. Có ai đó nói rằng nếu ở lĩnh vực nào mà Nhà nước khoẻ rồi thì Đảng nên bớt vai trò của mình đi, tôi thấy không được. Quan trọng nhất là phải xem lại ba chức năng chủ yếu nhất, quan trọng nhất của Đảng: Một là: định ra đường lối có các nghị quyết, có nghị quyết xong, nhà nước phải cụ thể hoá bằng pháp luật, nghị định, chính sách; Hai là công tác cán bộ; Ba là kiểm tra việc thực hiện nghị quyết xem có thực hiện đúng hay không, có lệch hay không, chệch hướng hay không.
  6. Những vụ án bình thường để cho toà án xử theo pháp luật. Những vụ án phức tạp xử hay không xử quan trọng lắm. Đảng phải có ý kiến chỉ đạo. Ví dụ như vụ PMU18, ông Bùi Tiến Dũng phạm tội, thế trách nhiệm của ông Đào Đình Bình thì sao. Vụ Lã Thị Kim Oanh, ông Ngọ "bị" quy trách nhiệm sao vụ này ông Bình lại không bị? Vụ "siêu lừa" Nguyễn Đức Chi ở Khánh Hoà, ai chịu trách nhiệm không rõ? Làm tổ chức lọt ông Năm Huy quan hệ với xã hội đen vào, ông Trần Mai Hạnh có sai phạm vào Trung ương, ai chịu trách nhiệm? Tôi nói bão lụt thì do trời nhưng những việc do mình làm, gây ra, thất thoát hư hỏng không ai chịu trách nhiệm, kể cả cán bộ giữ trọng trách cao nhất. Đảng phải kiểm tra để làm rõ những việc đó. Tôi nhớ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn từng nói về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước: Đảng độc quyền lãnh đạo, Nhà nước quản lý, do đó, Đảng phải đưa nhiều cán bộ xuất sắc sang bên Nhà nước để quản lý Nhà nước. Quản lý Nhà nước tốt tức là thành tích của Đảng tốt. Đảng lãnh đạo bằng Nghị quyết. Sau khi Nghị quyết ra, người thực hiện là Nhà nước, cụ thể hoá. Nhà nước có mạnh thì mới đạt được mục tiêu mà Đảng đề ta. Lý luận đó tôi cho là đúng, tôi cho là như vậy. Nhà nước không khoẻ thì Đảng không thể hiện được vai trò lãnh đạo của mình. Tinh gọn các Ban Đảng như thế nào? - Nhưng thực tế vẫn có tình trạng tồn tại song trùng: ví dụ Nhà nước có Bộ, ngành nào thì Đảng cũng có các Ban tương tự. Vì vậy, có nên giảm bớt các ban này thế nào? Có vấn đề thế này, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý. Bốn vị đứng đầu đất nước tất nhiên là những người lãnh đạo cao nhất của Đảng rồi. Đó là sự lãnh đạo rồi. Bên Chính phủ đều là những người trong Bộ Chính trị. Vì thế cho nên, không cần phải có các Ban của mình thì Đảng cũng đã thể hiện sự lãnh đạo một cách tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện rồi. Tất nhiên, có các cơ quan quan trọng của Đảng không thể thay đổi được: Đó là Ban Tổ chức, Ban Kiểm tra, Ban Tuyên huấn, Văn phòng TƯ, Trường Đảng. Tôi thấy từ khi lập Đảng đã có 3,4 cơ quan ấy. Ban tổ chức để chuyên về tổ chức cán bộ của Đảng; Ban kiểm tra Đảng là để giữ kỷ luật Đảng nghiêm, Ban Tuyên huấn để đảm bảo giáo dục; kiểm tra công tác tư tưởng trong Đảng - đoàn kết trong Đảng là phải bắt đầu từ việc tư tưởng, quan điểm; văn phòng để tiếp công văn, giúp việc cho Ban Bí thư, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành TƯ. Còn các cơ quan khác như Ban kinh tế, Ban dân vận, Ban bảo vệ chính trị nội bộ, Ban nội chính, Ban an ninh là sau này mới có - phụ thuộc quan điểm của lãnh đạo mỗi thời kỳ. Nếu mạnh dạn, tôi cho rằng nên bàn cụ thể sự tồn tại các ban trên, đồng thời bỏ hành chính hoá các đoàn thể. Muốn mạnh phải thế. Hồi kháng chiến khác, động viên nhau ghê lắm, ba sẵn sàng, ba đảm đang. Bây giờ không nên giữ hệ thống tổ chức các đoàn thể như thời còn chiến tranh. Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm chính trị của mỗi vị trí - Trở lại với vấn đề ông đã đề cập ở trên. Ông có thấy rằng thực tế rất khó để quy trách nhiệm cá nhân cho một ai đó? Việc quy trách nhiệm như thế nào lại phải xem xét. Vì thực tế, người ta có nhiều cách để trốn trách nhiệm lắm. Thông thường thì ai cũng kể thành tích còn khi xảy ra sự việc thì chẳng ai nhận tránh nhiệm về mình mà đổ cho tập thể, cho người khác. Ví dụ rõ nhất là sai lầm về giá lương tiền hồi trước Đổi mới mà tôi còn
  7. nhớ. Khi phạm sai lầm về cải cách ruộng đất, Bác Hồ đã cùng với TƯ chỉ đạo kiểm điểm và quy trách nhiệm cá nhân. Ba đồng chí phải ra khỏi Bộ Chính trị, đồng chí Trường Chinh phải rút khỏi vị trí Tổng Bí thư. Khi Bác nghe chuyện một ông Khu uỷ làm nhà sàn (trước kia ta có Khu tự trị), Bác gọi đến, mời ông này vào Phủ Chủ tịch ăn cơm đàng hoàng rồi hỏi một câu thôi: " Tôi nghe chú làm nhà to lắm phải không. Chú thích ở nhà to như thế à". Ông ta chột dạ sau đó về biến ngay nhà thành trụ sở, còn mình ở nhà khác. Ông Nguyễn Văn Linh cũng nghiêm khắc. Ông ấy từng đuổi ngay một ông Uỷ viên Trung ương ra khỏi Hội nghị trung ương đang họp vì có nhiều vi phạm. Bây giờ, việc quy trách nhiệm như thế nào chưa hẳn đã rõ ràng. Chẳng hạn như vụ bão lũ vừa qua, phải cách chức một cán bộ phụ trách khí tượng vì dự báo bão không đúng, gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng như thế lại cũng dễ dẫn tới hiện tượng người mới lên sợ chịu trách nhiệm nên dự báo bão ở phạm vi rộng hơn. Tuy nhiên, dự báo kiểu đó, người dân chịu những thiệt hại lớn. Cho nên như tôi đã nói, phải quy rõ trách nhiệm của từng vị trí, từng việc ra thì mới định lượng được cán bộ. - Nhưng bản thân việc quy định quyền hạn và trách nhiệm của từng vị trí như thế nào cũng chưa được rõ ràng. Chẳng hạn như khi xảy ra sai phạm, hoặc cá nhân không hoàn thành công việc, Thủ tướng không thể xử lý kỷ luật cán bộ nếu không được Bộ Chính trị và Quốc hội đồng ý. Khi xảy ra vụ PMU18, Thủ tướng nói không có quyền đình chỉ Bộ trưởng Đào Đình Bình mà phải đưa ra Bộ chính trị, Bộ chính trị lại bảo phải đưa ra Quốc hội. Lẽ ra, n ếu quy trách nhiệm thì chỉ riêng việc đổ tàu thì đã có thể cách chức được rồi. Hồi ông Trần Đăng Khoa làm Bộ trưởng Thuỷ lợi để xảy ra vụ vỡ đê Mai Lâm, Bác Hồ cũng cách chức luôn. Bây giờ thì vướng mắc nhiều do các quy định rất rắc rối. Ngay Bộ trưởng Bình cũng có cái khó của người ta. Khi phân công cho Thứ trưởng phụ trách PMU18 mà Thứ trưởng làm không tốt thì Bộ trưởng chỉ có quyền phân công anh ta làm việc khác mà không có quyền cách chức. Lẽ ra, Thứ trưởng dưới quyền Bộ trưởng; Bộ trưởng có quyền cách chức và chịu trách nhiệm hoàn toàn về các vị trí dưới quyền mình. Rồi mối quan hệ giữa TƯ và địa phương? Cơ quan tiếp dân ở TƯ mỗi lần thấy dân đến khiếu kiện thì cử 1 cán bộ ra tiếp, nhận thư, đóng một cái dấu: "đã nhận được thư” rồi chuyển về địa phương, trong khi ở tỉnh đã không giải quyết được. Luẩn quẩn. Lẽ ra, nên quy định rõ: Dân của tỉnh nào, chủ tịch tỉnh ấy phải chịu trách nhiệm. Địa phương nào để dân kiện nhiều thì trước hết lãnh đạo tỉnh đó phải kiểm điểm trước TƯ. Các Bộ thì chỉ quản lý nhà nước. Quyết định là như thế nhưng Bộ vẫn giữ nhiều quyền, nhất là quyền bổ nhiệm cán bộ các đơn vị bên dưới. Hay tỉnh cũng thế, quyền ghê gớm lắm, nhưng nhiều việc thuộc quyền "anh" không làm vì sợ quyết định sai thì bị kỷ luật nên cái gì cũng xin ý kiến tập thể, xin ý kiến trên. Chúng ta vẫn thường nói: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ nhưng nhân dân làm chủ là thế nào, làm chủ lúc nào, làm chủ theo cơ chế thế nào? Chúng ta đôi khi hay hô khẩu hiệu: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Nhưng mà dân đến đâu mà kiểm tra? Kiểm tra lúc nào? Dân bàn lúc nào? Cái gì dân được bàn? Phải làm rõ ra!
  8. - Xin cảm ơn ông! • Đăng Việt (thực hiện) Cái "khó" của nghề Bộ trưởng hay chuyện cơ chế 13:06' 14/01/2007 (GMT+7)  (VietNamNet) - "Bộ trưởng có muốn bổ nhiệm một vụ phó cũng phải đưa ra Ban Cán sự Đảng trong khi nhận thức rất khác nhau. Đối với những người năng lực hạn chế, Bộ trưởng cũng không thay được", lời tâm sự rất thật của Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển cho thấy những ràng buộc của cơ chế đối với tổng tư lệnh ngành và ngay cả với người đứng đầu Chính phủ. Bộ trưởng Tuyển: Đảng phải làm sao phát huy hơn nữa vai trò chủ động của Nhà nước và sự năng dộng của người dân. Để giải quyết được những cái khó này, theo Bộ trưởng Tuyển, cần phải giải quyết vấn đề tổng thể hơn: xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng và quyền hạn, trách nhiệm quản lý của Nhà nước. "Đảng cần có một cơ chế tốt để lựa chọn được những cá nhân tốt, tận dụng được thời cơ tốt và phát huy được vai trò chủ động của nhà nước trong việc định ra và thực thi những chính sách kinh tế xã hội", đúc kết của một người từng là Bí thư Tỉnh uỷ và ngồi trên ghế Bộ trưởng hơn chục năm. VietNamNet trích đăng cuộc trò chuyện giữa nhà báo Nguyễn Anh Tuấn và Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển xoay quanh chủ đề trên. Bổ nhiệm một anh Vụ phó cũng phải đưa ra ban cán sự Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Với vai trò tổng tư lệnh ngành, ông có thấy là mình đã phát huy, tận dụng được hết và đầy đủ những quyền hạn mình có hay chưa, hay là đôi khi vẫn còn phụ thuộc vào những quyền lực khác và đôi lúc ông không quyết định được? Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Trong cuộc đời mình, tôi đã đảm nhận nhiều nhiệm vụ, nhưng tóm lại có ba giai đoạn tôi gánh vác những nhiệm vụ lớn. Thứ nhất, thời kỳ tôi làm Tổng Giám đốc của Petrolimex, Công ty Dầu khí VN, một Tổng công ty lớn nhất thời điểm đó, có quy mô toàn quốc, với
  9. hơn một vạn người. (Trầm ngâm) Tôi cảm thấy, thời kỳ làm Bí thư tỉnh ủy Nghệ An, tôi được chủ động hơn nhiều và cống hiến được nhiều, tất nhiên là vùng vẫy trong phạm vi của cơ chế chính sách, luật pháp. Hay, thời kỳ làm Tổng Giám đốc cũng thế. Nhưng đến khi làm Bộ trưởng thì khó hơn nhiều. Bởi làm Bộ trưởng thì còn vướng đến rất nhiều bộ khác. Khi đưa ra một chính sách không phải chỉ là chuyện của mình, đặc biệt những chính sách phát triển. Với các cơ quan cấp Bộ thì luôn luôn có hai việc, cơ chế quản lý và chính sách phát triển. Cơ chế quản lý của anh thế nào? Phải chuyển biến theo hướng ngày càng thông thoáng hơn, theo các chính sách phát triển. Mà đã phát triển thì phải cần nguồn lực. Bộ Thương mại thì không có gì. Thậm chí, ngay cả trong khâu bổ nhiệm cán bộ cũng thế, không phải Bộ trưởng quyết định cho tất cả. Bổ nhiệm một anh Vụ phó cũng đưa ra ban cán sự. Mà, trong ban cán sự nhiều khi các nhận thức rất khác nhau. Tôi không nói mình đúng nhưng rõ ràng có nhiều thời "Chúng ta cần tăng cường khả năng tranh điểm, nhận thức của chúng ta còn khác nhau. Như vậy, cử trong nội bộ Đảng thì các lựa chọn cần phải có một cơ chế tốt hơn trong khi vẫn giữ được vai mới tốt. Còn nếu để ai đấy lựa chọn thì trò lãnh đạo của Đảng. Có như vậy mới phát triển. nhiều thứ còn tồn tại lắm. Đảng không ngăn cấm điều này, nhưng Trong bối cảnh đó, tôi đã cố gắng xác định một số vấn trong cơ chế hoạt động lại chưa tạo ra đề. Tôi đã nói công khai với anh em trong Bộ và cả với DN. Đó là, chúng ta phải thay đổi khái niệm quyền lực. văn hóa ứng cử". Quyền lực gì? Đó là khả năng đáp ứng nhu cầu của người khác và buộc người khác phải cần đến mình. Người ta cần gì? Chủ yếu cần tiền, cần dự án. Tiền, thì "ông" Thủ tướng, ông bộ Tài chính mới có. Dự án thì bên bộ KHĐT, bên ông Giao thông, thậm chí Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình cũng có. Ngay cả Tổng cục Du lịch cũng rất nhiều, Ủy ban Thể dục Thể thao cũng có. Còn Bộ Thương mại không có đồng nào. Nhưng tôi nói với anh em, rằng phải quan niệm lại, phải xem thông tin cũng là quyền, kiến thức cũng là quyền. Vai trò quyền lực của tiền sẽ ngày càng giảm đi so với hai vấn đề này. Vậy Bộ Thương mại cần xây dựng là một bộ có kiến thức có thông tin. Tất nhiên, nói và muốn như vậy thôi nhưng không phải là đã làm ngay được. Và chúng tôi đang vận động theo xu hướng ấy. Cần từng bước tạo ra văn hóa tranh cử Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thưa ông, với cương vị một Bộ trưởng, như ông nói là cũng không dễ mà có được cơ chế bổ nhiệm cán bộ dưới quyền của mình. Nếu giả sử cho ông được quyền phát huy hết năng lực của mình và hoàn thành nghĩa vụ với đất nước khi giao cho ông trọng trách Bộ trưởng thì ông cần những quyền gì? Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Ở đây là chuyện của một dây chuyền chứ không phải làm tốt một khâu là hoàn toàn giải quyết được hết vấn đề. Giả sử, giao cho "anh" Bộ trưởng có quyền, cũng là chuyện rất tốt nhưng vấn đề là chọn Bộ trưởng thế nào? Nếu chọn bộ trưởng đúng thì yên tâm lắm, tất cả vì công việc, chí công vô tư. Trường hợp chúng ta chọn chưa đúng người có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân sau đây. Thứ nhất,
  10. do đánh giá không đúng, thứ hai, do động cơ không Nhân dân suy tôn sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng là hoàn toàn hợp lý. đúng. Nhưng từ cái toàn thể đó, những chuyện Muốn đánh giá đúng, anh phải là người hiểu biết, có khác chúng ta lại áp đặt vào làm giảm bớt trình độ. "Anh" không thể nhận xét trình độ người khác tính chủ động, sáng tạo của người dân. nếu trình độ anh kém. Tôi không nghĩ rằng anh có trình Đảng nên có sự lãnh đạo để người dân trở độ kém lại đánh giá được nhân viên tốt. Anh phải giỏi nên năng động hơn. hơn người khác mới đánh giá được người khác. Nếu không, chỉ là nói theo. Thứ hai, anh phải rất khách quan. Có thể, anh cũng đánh giá người này người nọ giỏi nhưng vì vướng víu một điều gì đó nên anh lại không công khai thừa nhận điều này. Cơ chế này cần phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Chúng ta cần tăng cường khả năng tranh cử trong nội bộ Đảng thì các lựa chọn mới tốt. Còn nếu để ai đấy lựa chọn thì nhiều thứ còn tồn tại lắm. Công khai tranh cử trong nội bộ Đảng. Tất nhiên, cũng không ai cấm, và trong điều lệ cũng khuyến khích. Nhưng thật ra, nếu có đó mà đứng ra ứng cử chúng ta vẫn xem là hiện tượng lạ. Đảng không ngăn cấm điều này, nhưng trong cơ chế hoạt động lại chưa tạo ra văn hóa ứng cử. Cần từng bước tạo ra văn hóa này. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Về thông tin, làm thế nào để người dân có đủ thông tin biết được về người tự đứng ra ứng cử đó để dân chọn lựa? Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Thế thì "anh" phải tự giới thiệu, dân chúng người ta đo lường được cả. Tôi nghĩ, nếu anh làm dở thì sẽ rất ngại. Tôi làm gì chưa được mà được tung hô, được tụng ca thì sẽ rất ngại. Thời điểm đàm phán WTO thành công, rất nhiều người ngợi ca, đánh giá tôi thế này thế kia, nhiều tung hô. Nhưng tôi đã phải đính chính lại rằng đây là công lao của tập thể. Sau khi kết thúc đàm phán với Hoa Kỳ, trên mạng, có rất nhiều bạn đọc đã tung hô tôi nên tôi đã viết ngay một bức thư để giải thích rằng đây là công lao của rất nhiều người và trước mắt vẫn còn những đàm phán đa phương... Tôi là người tự biết đánh giá mình, nếu tôi khá mà có ai đó bảo tôi dốt là tôi cãi đến cùng, tôi không chịu. Nhưng nếu như có ai đó tung hô bảo tôi giỏi ở mức này mức nọ chưa chính xác thì tôi cũng sẽ đính chính ngay chứ không nhận. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng rõ ràng, công tác tiếp xúc với công chúng để công chúng có được những thông tin minh bạch, đầy đủ trước khi từng người tự ra ứng cử là rất cần thiết phải không, thưa ông? Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Tôi nghĩ thông tin là rất quan trọng, không chỉ là thông tin chết cứng trên lý lịch, mà phải là thông tin sống động. Ông đã làm những gì và người ta đã nói về những việc ông làm như thế nào. Tất nhiên, những thông tin đó cần phải được sàng lọc, chí ít là nên cung cấp thông tin cho người dân tham khảo và có thời gian dài để tìm hiểm. Bởi vì, chúng ta quen dùng khái niệm Đảng cử dân bầu. Với toàn bộ quá trình lãnh đạo cách mạng vào sinh ra từ của các đảng viên thì niềm tin của dân chúng với Đảng là hoàn toàn tự nhiên. Nhân dân suy tôn sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng là hoàn toàn hợp lý. Nhưng từ cái toàn thể đó, những chuyện khác chúng ta lại áp đặt vào làm giảm bớt tính chủ động, sáng tạo của người dân. Đảng nên có sự lãnh đạo để người dân trở nên năng động hơn. Chúng ta nói nhiều về thành tựu, vị thế của hai mươi năm đổi mới, với những biến đổi, vị thế này khác.
  11. Nhưng phải khẳng định, chính sự đổi mới tạo ra một thế hệ trẻ năng động hơn, có trình độ, dám chấp nhận mạo hiểm và một đội ngũ doanh nhân trẻ. Đó là thành tựu lâu dài của hai mươi năm đổi mới và một thắng lợi quan trọng của hai mươi năm đổi mới. Đảng phải tạo ra một xã hội năng động. Thủ tướng còn chưa kỷ luật được hết nữa là ông Bộ trưởng - Phùng Tiến Thắng. Dia chi: 562 Nguyễn Văn Cừ- Long Biên - Hà Nội. Email: thangvieko@vnn.vn: Kính thưa Bộ trưởng, chúng tôi là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh XNK và thấy rằng, hiện nay ngay trong Bộ Thương mại có một số đội ngũ những cán bộ hoạch định chính sách thương mại có trình độ và năng lực thấp, tư duy không phù hợp với sự phát triển của thương mại thế giới nhưng vẫn làm việc? - Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Ngay cả những người tôi đánh giá năng lực hạn chế nhưng vẫn chưa thay được. Cơ chế thay người của chúng ta rất khó. Thứ nhất, việc điều chuyển nhân sự, nhưng nếu điều chuyển mà nơi khác không nhận nên không thể thải hồi được thì rất khó xử. Thứ hai, phải xác định đó là người nào, cụ thể. Hãy liên hệ với tôi và nói rõ ai là người đó. Có thể tôi chưa thay được nhưng tôi thấy được rằng anh nói đúng. - Nguyễn Hoàng Anh, TP.HCM: Thưa Bộ trưởng, chúng ta lâu nay có những phê phán và thậm chí, xử lý những cán bộ công chức đảng viên đi sai hướng hoặc có vấn đề tư tưởng, nhưng chúng ta chưa xử lý những người làm chậm tiến trình đổi mới? - Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Khuôn khổ đổi mới do Đảng đề ra. Bàn về nó nhanh hay chậm thì phải rất công phu, nhanh quá thì có thể đổ vỡ. Nhiều nước dùng liệu pháp sốc, tất nhiên sốc thì có thể gây ra đổ vỡ nhưng cũng sẽ được sắp xếp lại, chấn chỉnh sau vài chục năm. Chúng ta vừa có tổng kết 20 năm đổi mới và khẳng định đúng đắn. Nếu có khâu nào đó trì trệ, chúng ta phải có cơ chế và phương thức để xử lý anh trì trệ. Với phương thức hiện nay thì rất khó. Thủ tướng cũng nói Thủ tướng còn chưa kỷ luật được hết nữa là một ông Bộ trưởng. Ban chống tham nhũng có quyền đình chỉ nhưng nếu để đình chỉ thứ trưởng phải đưa ra Ban Bí thư. Cần tăng trách nhiệm cá nhân lên - Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: - Vậy theo Bộ trưởng, có nên để Bộ trưởng quyết định xử lý đối với Thứ trưởng không, hay chí ít cũng là Thủ tướng quyết định Thứ trưởng? - Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Để giải quyết vấn đề cụ thể ấy chúng ta phải làm được vấn đề lớn hơn. Tôi chưa trả lời nên hay không nên. Tôi cũng như anh và các bạn ở đây đều khẳng định phải tăng cường và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, điều đó không ai dám bác bỏ, nhưng phát huy ở đâu và khâu nào? Chúng ta phải giải quuyết tốt khâu này đã. Ví dụ, nói chung chung là nếu Đảng lãnh đạo thì quan trọng nhất phải nắm được cán bộ, vì sau khi có đường lối thì cán bộ quyết định tất cả. Hoặc nắm nhưng ở cấp nào, theo kiểu nào, công nghệ nào cũng là vấn đề. Do vậy, phải tăng cường lãnh đạo của Đảng, nhưng trong điều kiện kinh tế ngày càng phong phú, vận
  12. động nhanh như thế này thì phát huy ở khâu nào là vấn đề quan trọng. Cần tăng trách nhiệm cá nhân lên. Tôi thì nghĩ là nên giải quyết vấn đề tổng thể đã, trên cơ sở đó mới giải quyết cụ thể. Đảng phải phát huy vai trò chủ động của Nhà nước Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Hiện đang có nhiều luồng ý kiến bàn về vấn đề làm thế nào để đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, sao cho không bị chồng chéo với vai trò của nhà nước nhưng vẫn khẳng định được vai trò lãnh đạo. Vậy ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào? Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Đề tài này không trực tiếp liên quan đến thảo luận ngày hôm nay, nhưng vẫn liên quan đến việc chúng ta gia nhập WTO. Vấn đề làm thế nào để vượt qua thử thách. Hệ thống chính trị hoạt động thế nào để tận dụng tốt cơ hội và vượt qua được thách thức. Có một số vấn đề đặt ra như sau: vai trò lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm, quyền hạn quản lý của nhà nước, vai trò của người dân và tổ chức chính trị đại diện cho họ. Đây là ba thành tố cấu thành tổ chức chính trị của chúng ta. Đương nhiên, để đảm bảo sự phát triển theo định hướng XHCN mà chúng ta đã chọn, dứt khoát phải tăng cường và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng. Không có nghĩa Đảng phải làm tất cả và can thiệp vào mọi thứ. Thực tế, lâu nay Đảng cũng không can thiệp vào tất cả. Nhiều việc, Nhà nước đã làm. Điều quan trọng là Đảng phải nắm được vấn đề then chốt nhất, đặc biệt là chiến lược phát triển. Thời đại bây giờ tác động, biến đổi rất nhanh dưới tác động của khoa học công nghệ kỹ thuật. Tôi đã từng nói chưa bao giờ chúng ta cảm nhận được sự thay đổi như thời kỳ chống Mỹ và thời kỳ hiện nay, thế giới đương đại chúng ta đang sống. Không gian gần như co lại, thời gian gần như ngắn lại và sự vật vận động rất nhanh. Theo tôi, Đảng cần có một cơ chế tốt để lựa chọn được những cá nhân tốt, tận dụng được cơ hội thời cơ tốt và phát huy được vai trò chủ động của nhà nước trong việc định ra và thực thi những chính sách kinh tế xã hội. Nếu nhà nước không phát huy được tính chủ động thì hiệu quả thực tế sẽ không cao. Có một điều mà dường như tôi chưa từng nghe ai phát biểu, đó là ở vào thời đại của chúng ta khác những thời đại trước ở chỗ tư duy mạnh hơn kinh nghiệm. Kinh nghiệm có thể chiếm vai trò rất quyết định trong nền kinh tế nông nghiệp. Sang kinh tế công nghiệp cũng vẫn còn vai trò lớn, nhưng sang thời kỳ này kinh nghiệm không bằng tư duy. Đặc biệt, hiện nay, quy mô không bằng tốc độ. Tuổi thọ sản phẩm đang ngắn lại khi các sản phẩm mới liên tiếp ra đời. Một doanh nghiệp lớn, trong thời gian 5 năm, chắc gì đã phát triển bằng một anh doanh nghiệp nhỏ nhưng có tốc độ phát triển nhanh. Trong bối cảnh này, Đảng phải xác định nhiệm vụ mấu chốt là phát huy hơn nữa vai trò chủ động của nhà nước. Hội nghị TƯ 4 tới đây cũng sẽ có chương trình để bàn về việc này. • VietNamNet Hỗ trợ cho cán bộ, công chức lương thấp 12:45' 29/08/2008 (GMT+7)  - Trong tháng 9, Bộ Nội vụ sẽ trình Thủ tướng ban hành Quyết định về trợ cấp cho cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước có mức lương thấp, đời sống khó khăn. Phó Thủ tướng yêu cầu giải VPCP vừa thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng quyết dứt điểm số đói nghèo tại cuộc họp đánh giá việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội trong các năm qua. Ảnh: LAD ngày 14/8 vừa qua.
  13. Phó Thủ tướng lưu ý, phải gắn chính sách tiền lương với các chính sách an sinh xã hội, thực hiện việc rà soát, bổ sung đầy đủ các chính sách, chương trình phục vụ an sinh xã hội. Theo đó, phải tính toán và phân loại đối tượng hỗ trợ, chu kỳ hỗ trợ, xác định tổng nguồn cho vay theo khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước. Trước mắt, triển khai thực hiện khoản trợ cấp cho các đối tượng khó khăn do giá cả và lạm phát tăng cao. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính rà soát, cân đối, bố trí vốn cho các chương trình, dự án an sinh xã hội, có tính tới yếu tố trượt giá. Lưu ý bố trí đủ vốn cho các chương trình cho vay học sinh, sinh viên, đào tạo lao động nông thôn, chương trình 134, chương trình 135, xóa nhà tạm... Xem xét bổ sung vốn điều lệ cho NH Chính sách XH tăng dần theo tỷ lệ tăng thêm các chương trình phục vụ an sinh xã hội. Dự trù gân sách cấp bù lãi suất với các chương trình cho vay phục vụ an sinh của Ngân hàng này. Bộ LĐ-TB&XH làm đầu mối tổng hợp chung về các chinh sách an sinh xã hội, hệ thống lại các chính sách hiện có, đề xuất cơ chế mới. Trước mắt, trình Chính phủ ban hành các Nghị định điều chỉnh lương hưu và trợ cấp ưu đãi đối với người có công (thực hiện trước trong lộ trình cải cách chính sách tiền lương); điều chỉnh mức lương tối thiểu trong các DN. Nghiên cứu, tính toán, xác định chuẩn nghèo mới. Trong tháng 9, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng ban hành Quyết định về trợ cấp cho cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước có mức lương thấp, đời sống khó khăn. UB Dân tộc không đặt lại việc tính toán số lượng hộ khó khăn mới mà tập trung giải quyết dứt điểm trong hai năm số hộ khó khăn đã được điều tra. • L. Nhung "Để dân lựa chọn, dân sẽ tìm ra người xứng đáng" 05:04' 25/08/2008 (GMT+7)  - "Chúng ta nói dân làm chủ nhưng còn làm thay dân nhiều lắm. Bây giờ phải tin rằng dân có đủ khả năng, trình độ, sáng suốt chọn ra người đại diện cho mình", nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc nói về chủ trương thí điểm bầu trực tiếp chủ tịch xã. Không nên quy định cứng - Ông có nhận định gì về chủ trương thí điểm của Chính phủ để người dân tại 500 xã trực tiếp bầu chủ tịch? Xã là cấp thấp nhất của chính quyền, cấp mà người dân có thể hiểu rõ nhất người đứng đầu. Ông chủ tịch là người nằm ngay trong lòng Nguyên Bộ trưởng Tư pháp dân, hàng ngày tiếp xúc với dân nên ông là người thế nào dân cũng Nguyễn Đình Lộc: Tôi bầu biết. người có tư tưởng đổi mới. Ảnh: VA Năm 1946, khi bầu Quốc hội, có người không tin nhưng Bác Hồ nói phải tin dân, và thực tế đúng như vậy, dân đã chọn ra những người sau này trở thành những chính khách lỗi lạc của đất nước. Cho nên để dân lựa chọn thì dân sẽ tìm ra người xứng đáng. Có phải 1 - 2 người chọn đâu mà dân cả một xã chọn cơ mà. Vì thế không nên ngại, mà đây cũng không phải là việc làm xa lạ, nhiều nước làm
  14. như vậy. Mình thực ra có một cái dở: Nói dân làm chủ nhưng làm thay dân nhiều lắm. Chúng ta đã trải qua 20 năm đổi mới rồi, trình độ dân trí cao lên rất nhiều, bây giờ phải tin rằng dân có đủ khả năng, trình độ, sáng suốt để chọn ra người đại diện cho họ, nhất là với người đại diện trực tiếp chứ không phải ở đâu xa, người mà nếu không xứng đáng thì dân sẽ bãi miễn. Cho nên theo tôi, đây là việc rất đáng làm mà lẽ ra phải làm từ lâu rồi. - Giả sử trong quá trình đề cử vào chức chủ tịch, có người có năng lực nhưng không phải là đảng viên ra ứng cử, chúng ta có chấp nhận không? Không nên quy định "cứng" rằng ông chủ tịch xã phải là đảng viên. Sau khi người ta được dân tín nhiệm làm chủ tịch, chúng ta hoàn toàn có thể bầu họ và kết nạp họ. Vấn đề là người đó làm thế nào, người dân sẽ giám sát. Bao nhiêu năm nay chúng ta mong muốn có một bộ trưởng không phải "Điều mà tôi hơi tiếc là chúng ta là đảng viên thì ở cấp cơ sở, việc gì phải đòi hỏi cao thế. Bác Hồ từng có Học viện Hành chính nhưng nói rồi, Đảng chỉ có từng ấy người còn dân thì đông. 86 triệu dân biết chưa đào tạo theo chức danh, và bao người tốt mà chúng ta chưa kết nạp hoặc vì lý do nào đó mà họ lớn hơn nữa là trách nhiệm chưa vào Đảng. không rõ ràng. Lấy ví dụ thế này, anh quản lý cấp trên về xã, thấy - Cá nhân ông, nếu là một người dân bình thường ở một xã, được đi người ta bán thực phẩm chưa bầu thì ông sẽ bầu người như thế nào? qua kiểm dịch thì anh phạt dân, còn xã có quản lý không, mặc Tôi sẽ bầu người thật xứng đáng. Người có tư tưởng đổi mới, muốn làm kệ. tốt cho dân, có ý thức đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực. Làm chủ tịch xã mà không được như thế thì dân không nhờ được. Và tôi cần Các nước quản lý theo mô hình danh sách mấy người chứ không phải một người để tôi lựa chọn. khác. Cấp tỉnh mà cấm, về đến xã, đến huyện còn thấy thì phạt Dân đang có quá nhiều đại diện anh chủ tịch xã, huyện, bởi phạt dân là việc của các ông này". - Là thành viên Ban soạn thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2001, ông có đồng tình với việc thí điểm bỏ tổ chức HĐND ở huyện, quận, phường? Bỏ HĐND quận, huyện là chủ trương từ lâu, mỗi lần sửa Hiến pháp đều được đặt ra. Nên nhớ rằng chúng ta từng có Hiến pháp quy định rằng cấp huyện không cần HĐND. Đó chính là tư tưởng Hồ Chí Minh, được thể hiện trong Hiến pháp năm 1946: "Nước Việt Nam về phương diện hành chính gồm 3 bộ: Bắc, Trung, Nam, mỗi bộ chia thành tỉnh, mỗi tỉnh chia thành huyện, mỗi huyện chia thành xã. Ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã có HĐND". Tức là cấp bộ và huyện có tính chất trung gian thì không có HĐND. Nhưng năm 1959, chúng ta tổ chức lại theo mô hình Xô Viết. Tất cả các cấp chính quyền đều có đại biểu, nhưng có vấn đề chúng ta không tính hết là một người dân của xã cũng là người dân của huyện, tỉnh, nước. Một người dân cầm lá phiếu chọn ra 4 ông đại biểu, có quá nhiều đại diện của mình ở Nhà nước. Mà trên thực tế, vì có 4 ông nên không biết mỗi ông làm gì cả. Và vì vậy, nói cha chung không ai khóc thì không phải, nhưng mấy ông tiếp xúc cử tri thì cũng là phản ánh tình hình rồi vui vẻ về thôi, chứ không giải quyết những công việc cụ thể của dân. Bây giờ chúng ta cần xác định cho rõ cấp nào cần đại biểu, cấp nào dân cần đại diện của mình, và đã đại diện thì phải làm thật. Chứ việc đi bầu và duy trì bộ máy rất tốn kém. Bạn cần biết để bầu ra một ĐBQH khóa XI của tụi tôi, ngân sách chi rất nhiều, thế thì phải làm gì để xứng đáng với "đồng tiền bát
  15. gạo" mà dân đóng góp để bầu mình. - Tức là phải xác định cho rõ đại biểu ở trung ương làm gì cho dân, đại biểu ở tỉnh, huyện, xã thì làm gì? Đúng như vậy. Đại biểu là phải thiết thực đại diện cho dân. Chúng ta phải xem lại tính chất đại diện cho thật rõ, đại diện thì làm gì, cấp nào thì cần. Có nhiều người đại diện quá, nhưng cuối cùng dân lại hay tìm đến nhà báo bởi nói hôm trước hôm sau lên công luận rồi, hoặc đến gặp ĐBQH chứ không phản ánh với đại biểu HĐND. Mà ngay ĐBQH cũng bị xem như cái thùng thư mà. Ta lâu nay có cái dở. QH họp 1 năm 2 TIN LIÊN QUAN kỳ, đến HĐND phường cũng họp như • Trực tiếp bầu chủ tịch xã: Không loại trừ chuyện bè cánh vậy, thành ra rất chung chung, mà công việc ở phường thì rất cụ thể, lẽ ra phải • 500 xã chuẩn bị bầu trực tiếp chủ tịch họp 3 tháng 1 kỳ, có chuyện gì đột xuất dân bức xúc là phải họp bất thường ngay. Như chuyện ở đồng bằng sông Cửu Long có phân bón giả, hay mưa lụt... lẽ ra HĐND phải họp ngay. HĐND từng cấp phải giải quyết những việc cụ thể của địa phương đó, cấp càng cao thì vấn đề càng chung, còn ở dưới phải rất cụ thể, công việc hàng ngày của người dân. Không trái Hiến pháp - Việc bỏ tổ chức HĐND ở huyện, quận, phường có trái với Hiến pháp không, thưa ông? Hiến pháp năm 1980 quy định các đơn vị hành chính đều có HĐND nhưng đến Hiến pháp năm 1992, chúng ta thấy vấn đề không đơn giản như thế nên đã tính đến việc bỏ HĐND cấp huyện. Nhưng lúc đó có một số đồng chí băn khoăn, bảo: Cấp huyện to như thế mà người dân không có đại diện của mình à? Nói thế thì bức xúc quá còn gì. Kết quả là Hiến pháp 1992 ghi "Việc thành lập HĐND và UBND do luật định". Nghĩa là vấn đề này không do hiến định. Như vậy, chủ trương bỏ HĐND không trái Hiến pháp. Chính phủ trình ra UBTVQH một nghị quyết - quy phạm pháp luật ngang với luật - mà đây chưa phải là xóa mà chỉ cho làm thí điểm thôi. Cái cần cân nhắc là đạo lý của nó, có thực sự cần hay không cần. Theo thôi không chỉ phải bỏ HĐND cấp huyện mà còn phải xem xét lại tính chất đại diện của từng cấp là thế nào, nội dung đại diện đó là gì, để người dân thấy rõ rằng có vấn đề này thì tôi đến ông đại diện này, có vấn đề khác thì đến ông đại diện khác. • Vân Anh Trực tiếp bầu chủ tịch xã: Không loại trừ chuyện bè cánh 14:47' 22/08/2008 (GMT+7)  - Khẳng định chủ trương thí điểm trực tiếp bầu chủ tịch xã là "hợp lý", nhưng Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu lưu ý cần tránh việc người dân không công tâm, không vì lợi ích chung mà chỉ bỏ phiếu cho người cùng dòng họ...
  16. TIN LIÊN QUAN • Dân bầu Chủ tịch UBND xã, phường - Tại sao không? • 500 xã chuẩn bị bầu trực tiếp chủ tịch Đề cao trách nhiệm cá nhân Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu: Chính phủ phải có đề án trình QH, Thưa ông, Chính phủ đang giao Bộ Nội vụ xây dựng đề án thí điểm khi đó QH sẽ có Nghị quyết cho làm cho người dân trực tiếp bầu chủ tịch UBND xã. Nếu làm được điều thí điểm bầu trực tiếp chủ tịch này sẽ góp phần khắc phục được những hạn chế nào hiện nay khi vị xã. Ảnh: LN trí này là do HĐND bầu và cấp trên phê chuẩn? - Tôi nghĩ chủ trương này là hoàn toàn hợp lý. Vì vấn đề tổ chức HĐND, UBND và vấn đề dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện ấy thì chúng ta đã bàn ở nhiều kỳ rồi. Bây giờ, Trung ương đã có chủ trương tổ chức thí điểm thực hiện, sau đó một vài năm sẽ đánh giá, tổng kết, xem hiệu quả và tính hợp lý của nó như thế nào, lúc đó sẽ sửa luật. Để làm được điều này, Chính phủ phải có đề án trình với QH, khi đó QH sẽ có nghị quyết cho làm thí điểm. Chưa kể vấn đề này cũng liên quan đến Hiến pháp. Quốc hội phải có nghị quyết cho thí điểm việc đó để bảo đảm tính pháp lý. Lâu nay HĐND bầu, miễn nhiệm các chức danh của UBND, nay thí điểm không có HĐND cấp quận, huyện thì ai sẽ làm điều này? - Điều này những người lập đề án sẽ phải tính, có thể giao HĐND cấp trên, hoặc chủ tịch UBND cấp trên quyền bổ nhiệm các chức danh đó. Giả sử người được nhân dân bầu vào vị trí chủ tịch UBND xã không phải là đảng viên thì liệu điều này có ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của Đảng không? - Rõ ràng chúng ta thấy rằng những người giữ vị trí chủ chốt như vậy phải ở trong cấp ủy, trong thường vụ để có thể nắm vững được tất cả các chủ trương, chính sách triển khai, quán triệt ở địa phương mình. Vì sao khi xây dựng Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, UBND không đặt ra vấn đề này mà đến tận bây giờ mới có chủ trương thí điểm? - Đây là một quá trình đổi mới, cải cách. Khi xây dựng luật thì cũng có bàn tới nhưng lúc đó trách nhiệm cá nhân chưa được đề cao lắm.
  17. Người dân ở 500 xã sẽ thực hiện thí điểm bầu trực tiếp chủ tịch xã. Ảnh minh họa: VNN Đến thời điểm này, chúng ta đang tiến hành cải cách hành chính, muốn đề cao trách nhiệm, vai trò của một số vị trí như chủ tịch UBND cơ quan hành chính cấp xã. Có khuyến khích người dân ứng cử? Làm thế nào để chủ trương này phát huy hiệu quả, tránh được bệnh hình thức, thưa ông? - Bây giờ bầu cử trực tiếp thì người dân thể hiện ý chí của họ rồi, và trên cơ sở các điều kiện của chức danh đó, người dân sẽ bằng lá phiếu, lựa chọn ra người đại diện cho mình để quản lý, điều hành ở xã của mình. Ở xã, phường tồn tại rất nhiều dòng họ lớn, liệu điều này có dẫn tới tình trạng bè cánh, mất đoàn kết, hoặc ông chủ tịch xã chỉ đại diện cho một dòng họ thôi hay không? - Đây cũng đang là vấn đề được quan tâm. Làm thí điểm cũng là để tránh những trường hợp ở một số địa phương nào đó, không loại trừ đa phần dân cư ở đó thuộc một dòng họ, thuộc một gia tộc nào đó, nếu như người ta không công tâm, không vì lợi ích chung mà chỉ bỏ phiếu cho người thuộc dòng họ của người ta. • Lê Nhung ghi 500 xã chuẩn bị bầu trực tiếp chủ tịch 22:06' 16/08/2008 (GMT+7)  Theo ý kiến của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, 4 thành phố trực thuộc Trung ương và 6 tỉnh sẽ được lựa chọn để thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) ở huyện, quận, phường và 500 xã thí điểm nhân dân bầu trực tiếp chủ tịch ủy ban nhân dân. Phó Thủ tướng giao Bộ Nội vụ hoàn chỉnh thành đề án về thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường và thí điểm nhân dân bầu Ảnh minh họa: Internet trực tiếp chủ tịch UBND xã, đảm bảo tiến độ trình các cơ quan có thẩm quyền.
  18. Nội dung đề án cần tập trung làm rõ sự cần thiết, mục đích và yêu cầu của việc thí điểm, nhấn mạnh bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, hiệu quả trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và đề xuất được áp dụng những quy định thí điểm khác với Hiến pháp, các luật về tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND. Đề án phải bám sát tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa X, lồng ghép trong đề án nội dung thí điểm tổ chức chính quyền đô thị và thực hiện chế độ thủ trưởng trong các cơ quan hành chính nhà nước. Xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp trên, UBND và Chủ tịch UBND trong trường hợp không tổ chức HĐND cũng như quyền hạn, nhiệm vụ của chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị. Dựa trên tiêu chí về địa bàn đô thị, nông thôn, yếu tố địa lý và tính hiệu quả để xác định phạm vi thí điểm. 10 tỉnh, thành phố sẽ được lựa chọn thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. (Theo Cổng TTĐT Chính phủ) Tản quyền ­ mô hình tổ chức cho Hà Nội mới 09:09' 01/08/2008 (GMT+7)  - "Với địa bàn rộng lớn hiện nay, Hà Nội có thể lập những tổ công tác ở một vài huyện để nắm bắt kịp thời nhu cầu của dân, tránh "bệnh" quan liêu", GS. TS. Phạm Hồng Thái, Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật (Học viện Hành chính quốc gia) nói. >> Toàn cảnh Hà Nội sau ngày mở rộng Tiện lợi cho dân - Thưa ông, nhiều người đang lo lắng rằng sau khi sáp nhập với Hà Tây, số lượng công việc sẽ tăng lên nhiều đối với các cán bộ sở, ngành. Có cách gì để cán bộ có trụ sở làm việc ở Hà Nội, Hà Đông gần dân hơn, đặc biệt dân ở xa như huyện Ba Vì? Khi nhập Hà Tây vào Hà Nội thì tính chất lãnh thổ sẽ thay đổi, phạm vi, số lượng công việc tăng lên nhiều nên số người quản lý cũng phải GS. TS. Phạm Hồng Thái: "Các Sở tăng lên. Giao thông, Xây dựng, Tài nguyên môi trường nên đặt cán bộ ở một số Do vậy, có thể phân công công tác theo vùng, tức là có những người huyện". Ảnh: VA đặc trách trong một sở phụ trách các công việc ở vùng "Hà Tây". Trụ sở các sở, ngành đặt ở Hà Nội hay Hà Đông thì cũng chỉ là biển hiệu. Thành phố hoàn toàn có thể lập những tổ công tác, có thể chỉ gồm 1 - 2 người, ở một vài huyện để trực tiếp chỉ đạo công việc. Như thế sẽ tiện lợi cho người dân, còn đối với chính quyền, như thế sẽ nắm bắt kịp thời nguyện vọng của dân, tránh bệnh quan liêu, xa rời thực tiễn. Trước mắt, Sở Giao thông, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên môi trường là những cơ quan đầu tiên nên đặt cán bộ ở một số huyện. Nếu vẫn áp dụng mô hình quản lý tập trung, cán bộ chỉ ở trung tâm chỉ huy (trụ sở cơ quan) Hà Nội hay Hà Đông, tôi e rằng sẽ không thể gần dân và dẫn tới quản lý lỏng lẻo. - Chúng ta hay nói đến Chính phủ điện tử, giao ban trực tuyến... Nhưng chính tại Thủ đô Hà Nội - trung tâm hành chính của cả nước, công cụ này dường như chưa được phát huy. Địa bàn rộng lớn hiện nay có
  19. phải chính là cơ hội để Hà Nội phát triển hình thức này, nhằm giảm bớt việc đi lại cho cán bộ? Họp hành, giao ban trực tuyến, trao đổi công việc qua mạng thì tốt quá. Cán bộ các huyện xa sẽ không phải di chuyển mất thời gian, công sức, chi phí xăng xe... để tập trung vào công việc chính cho tốt. Điều này cũng giúp giải quyết vấn đề giao thông. Với địa bàn hoạt động 3.324,92 km2, 29 đơn vị hành chính quận, huyện, 575 đơn vị xã, phường, thị trấn, bộ máy chính quyền mới của Hà Nội sẽ gặp không ít thách thức. Ảnh: Tuổi Trẻ Tất nhiên, những vấn đề mang tính chất bí mật thì lãnh đạo thành phố phải chỉ đạo trực tiếp, không thể công khai tất cả được. Chọn mô hình chính quyền gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả - Trước đây, ông đã từng tham gia nghiên cứu đề tài khoa học nghiên cứu về Thiết lập mô hình chính quyền đô thị ở Hà Nội, trong đó đề xuất chia Hà Nội thành hai cấp. Đề án này có còn nguyên giá trị khi Hà Nội mở rộng như hiện nay không? "Thành phố Hà Nội đang trên đà Trên thế giới, chính quyền địa phương rất đa dạng, không nước nào phát triển mạnh về cả không gian giống nước nào, như Singapore, một quốc gia chỉ có mỗi quốc đảo, không chia thành quận, huyện mà vẫn tổ chức quản lý tốt, cả nước coi và quy mô. như một thành phố. Chính quyền nên tập trung và dành nhiều đầu tư hơn cho nghiên cứu Ở mình, chính quyền địa phương được Hiến định thành 3 cấp rồi. chiến lược, quy hoạch, trong đó chọn mô hình chính quyền gọn nhẹ, Do vậy, trong đề án, chúng tôi đề xuất chia Hà Nội thành hai cấp, cấp hiệu lực, hiệu quả là mục tiêu cần trên là thành phố còn cấp dưới gọi là quận cũng được, phường cũng hướng tới". được, chỉ cấp thành phố có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, còn cấp thứ hai không có hội đồng nhân dân, chỉ có cơ quan hành chính. Đó là áp dụng cho nội thành, còn ngoại thành thì tính chất tự quản nhiều hơn, đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá khác hơn so với cuộc sống đô thị nên vẫn giữ ba cấp, nhưng cấp huyện không có hội đồng nhân dân. Cấp trung gian: quận, phường sẽ được tổ chức lại cho phù hợp với đời sống đô thị. Hai cấp này chỉ cần thành lập cơ quan hành chính mà không cần thành lập hội đồng nhân dân.
  20. - Lợi ích của mô hình chính quyền hai cấp này là gì, thưa ông? Chúng tôi đề xuất như vậy là bởi ở nội thành, hội đồng nhân dân phường, quận thực chất chỉ mang tính hình thức. Phường không thể ra chính sách hay lên kế hoạch các vấn đề kinh tế - xã hội, văn hóa, an ninh trên địa bàn mà chỉ tổ chức triển khai, thực hiện. Quận cũng vậy, đây là cấp trung chuyển quyền lực, thực hiện các chính sách do thành phố ban hành. Tổ chức đô thị thì phải liên thông, nếu cứ duy trì kiểu quản lý như hiện nay theo địa bàn phường, quận thì có những điểm tích cực nhưng ở đô thị đang bộc lộ rất nhiều bất cập. Những vấn đề giao thông, môi trường, cấp thoát nước... nếu xảy ra ở địa phận giáp ranh thì phường nọ đẩy cho phường kia, quận nọ đẩy cho quận kia. Nhưng ở ngoại thành, cấp xã lại cần đến hội đồng nhân dân bởi tính chất tự quản cộng đồng. Vấn đề này không chỉ đang được xem xét ở Hà Nội mà còn ở TP. Hồ Chí Minh. Trước đây, từ năm 1997 đã có nhiều những công trình nghiên cứu về chính quyền đô thị, các nhà khoa học cũng đưa ra nhiều phương án khác nhau. Nhưng giữa nghiên cứu và thực tiễn còn có nhiều vấn đề nên cần làm thí điểm để rút kinh nghiệm dần và nhân rộng. Thành phố Hà Nội đang trên đà phát triển mạnh về cả không gian và quy mô. Chính quyền nên tập trung và dành nhiều đầu tư hơn cho nghiên cứu chiến lược, quy hoạch, trong đó chọn mô hình chính quyền gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả là mục tiêu cần hướng tới. • Vân Anh Bổ nhiệm cán bộ: "Con voi vẫn chui lọt lỗ kim" 19:36' 22/05/2008 (GMT+7)  - Tình trạng chạy chức, chạy quyền ở mọi cấp, mọi nơi gia tăng. Dù về mặt pháp lý, quy định đã khá chặt chẽ, qua nhiều cấp giới thiệu, phát huy dân chủ nhưng trên thực tế, "con voi vẫn chui lọt lỗ kim". ĐBQH Lê Văn Cuông nói tại phiên thảo luận sáng 22/5 về dự thảo Luật Cán bộ, công chức. Cần bổ sung nguyên tắc và phương thức bổ nhiệm Theo ông Cuông, nội dung bổ nhiệm cán bộ trong dự án luật còn " sơ sài’, " chung chung", khó điều chỉnh được bất cập và bức xúc trong cuộc sống hiện tại.
nguon tai.lieu . vn