Xem mẫu

  1. GIẢI PHÁP TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ ĐẤT CỤ THỂ PHỤC VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI (Ứng dụng tại phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội) Nguyễn Thị Hồng Hạnh Bùi Thị Cẩm Ngọc Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Tóm tắt Với mục tiêu đặt ra cần giải quyết là đánh giá các quy định, phương pháp, nguyên tắc về định giá đất theo luật đất đai 2013 nhằm xây dựng phần mềm định giá đất phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai. Nhóm tác giả đã tiến hành xây dựng phần mềm định giá đất LandValue và được thử nghiệm trên địa bàn phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Kết quả thử nghiệm cho thấy, giá đất thử nghiệm trong phần mềm hoàn toàn phù hợp với giá đất đã điều tra tại thực địa, các kết quả thu được đã tiến hành theo đúng các quy định, công thức của thông tư 36/2014/TT-BTNMT về nguyên tắc và phương pháp định giá đất. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng phần mềm định giá đất theo 3 phương pháp: phương pháp so sánh, phương pháp chiết trừ và phương pháp hệ số điều chỉnh. Các phương pháp này là những phương pháp thường xuyên được sử dụng trong công tác định giá đất nhưng hiện nay vẫn được tính bằng phương pháp thủ công mà chưa được áp dụng công nghệ thông tin. Vì vậy, phần mềm LandValue ra đời sẽ giúp cho các nhà quản lý cũng như người sử dụng có thể thực hiện các phương pháp trên một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác. Từ khóa: Định giá đất, giá đất, phường Xuân Phương. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, nhu cầu định giá đất đến từng thửa đất đang là một vấn đề khá bức bách. Việc ứng dụng các phương pháp truyền thống vào định giá đất vẫn được tiến hành một cách thủ công. Đây cũng là nguyên nhân gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền các cấp. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì sự xâm nhập và hỗ trợ của nó gần như trong tất cả các lĩnh vực kinh tế- xã hội và đời sống con người, công nghệ thông tin đối với quản lý Nhà nước về đất đai cũng như vậy. Trong đó công nghệ GIS với khả năng quản lý và thành lập bản đồ vùng giá trị đất đai và khả năng liên kết với các hệ thống thông tin liên quan từ đó có thể dễ dàng kết hợp bản đồ vùng giá trị và công tác định giá đất. Hệ thống này vừa giúp nhà quản lý, người sử dụng có thể tra cứu các thông tin cần thiết với cho việc định giá đất đúng, nhanh và chính xác. Cùng với đó, phần mềm định giá đất sẽ được tiến hành xây dựng dựa trên những nguyên tắc và phương pháp xác định giá đất theo thông tư 36/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, phần mềm này sẽ góp phần trong việc giúp công tác định giá đất tiết kiệm cả về mặt thời gian và kinh phí trong việc đưa ra những giá đất phù hợp. 461
  2. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập số liệu và tài liệu sơ cấp Ngoài tìm hiểu số liệu, tài liệu, văn bản pháp luật, có liên quan đến giá đất, vùng giá trị đất đai, các định hướng quy hoạch của địa bàn nghiên cứu cần thu thập các thông tin khác thông qua 2 nguồn: Ngoại nghiệp và nội nghiệp: Nội nghiệp: thu thập thông tin dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về các mặt điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội, các số liệu về đất đai (đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, tình hình sử dụng đất đai…), nguồn tư liệu thống kê đất của phường, bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng từ các cơ quan chuyên môn kết hợp kế thừa có chọn lọc. Thông tin ngoại nghiệp là thông tin thu được từ thực địa giúp cập nhật và xây dựng bổ sung các thông tin như tên ngõ, độ rộng ngõ, tình trạng ngõ, giá đất thị trường v.v. Gồm phương pháp điều tra, phỏng vấn người dân, phương pháp khảo sát thực địa 2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Tổng hợp các dữ liệu thu thập được theo bảng trên excel bao gồm cả số liệu dạng số và số liệu dạng chữ. Phân loại số liệu dạng số như giá đất, diện tích,v.v. dưới dạng bảng dễ hiểu và tiến hành mã hóa các dữ liệu thuộc tính dạng chữ Phương pháp thực nghiệm: thử nghiệm lấy các số liệu thực tế làm sáng tỏ cơ sở lý thuyết đưa ra. 2.3. Phương pháp bản đồ - Tiến hành chỉnh sửa, ghép các mảnh bản đồ địa chính lại với nhau; đồng thời bật tắt các lớp thông tin để có bản đồ địa chính hoàn chỉnh. - Sử dụng bản đồ giấy trong điều tra thực địa, cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung những thông tin biến động trên bản đồ. - Cập nhật chỉnh sửa, bổ sung bản đồ trên file số để có được bản đồ đúng như thực trạng của địa bàn nghiên cứu. 2.4. Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng modun định giá đất, ngôn ngữ sử dụng lập trình là ngôn ngữ Visual Basic, cơ sở dữ liệu được xây dựng trên nền Microsoft Access, thư viện lập trình bản đồ là MapObject 2.5. Phương pháp định giá đất hàng loạt (CAMA) Ứng dụng kỹ thuật CAMA trong định giá đất hàng loạt, góp phần định hướng giá đất của khu vực nghiên cứu [2,4] 2.6. Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, nghiên cứu, báo cáo khoa học đã được công bố. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 462
  3. 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Xuân Phương là một phường thuộc quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Phường được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 2014 trên cơ sở chia tách xã Xuân Phương cũ thành hai phường: Xuân Phương và Phương Canh, phường có vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp phường Phương Canh và quận Bắc Từ Liêm; - Phía Nam giáp phường Tây Mỗ; - Phía Đông giáp phường Cầu Diễn và Mỹ Đình 1 (bên kia sông Nhuệ); - Phía Tây giáp xã Vân Canh, thuộc huyện Hoài Đức. 3.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu định giá đất Cơ sở dữ liệu định giá đất được thiết kế gồm các bảng biểu như sau: bảng thửa đất, bảng định giá, bảng đơn vị hành chính, bảng báo cáo chứng thư, bảng mục đích sử dụng đất,…Các bảng này có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau, được thiết kế và thể hiện như hình 1 Hình 1. Mô hình quan hệ cơ sở dữ liệu định giá đất 3.3. Quy trình thành lập phần mềm định giá đất LandValue và kết quả định giá Để thành lập phần mềm định giá đất LandValue, nhóm tác giả đề xuất quy trình gồm các bước như hình 2 463
  4. Hình 2. Quy trình ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng phần mềm định giá đất Bước 1. Thu thập dữ liệu Dữ liệu thu thập được tại nơi nghiên cứu gồm có: bản đồ địa chính phường Xuân Phương, giá đất điều tra được 120 thửa, bảng giá đất nhà nước quy định tại phường Xuân Phương. Bước 2. Chuẩn hóa dữ liệu không gian Bản đồ địa chính phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội thu thập được gồm 24 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/1000 Việc chuẩn hóa các lớp dữ liệu bản đồ địa chính dựa trên Thông tư số 25/2014/TT- BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ TN&MT quy định về bản đồ địa chính. Hình 3. Bản đồ địa chính đã được chuẩn hóa 464
  5. Bước 3. Xử lý dữ liệu điều tra về giá đất Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã tiến hành điều tra 120 thửa đất, dữ liệu giá đất này được dùng để tiến hành định giá các thửa đất theo các phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp chiết trừ và phương pháp hệ số điều chỉnh Để định giá một thửa đất theo phương pháp so sánh ta cần ít nhất là 3 thửa đất có điều kiện gần tương đồng về các điều kiện và đã được giao dịch thành công trên thị trường.[1,3] Ví dụ thông tin về 1 thửa đất cần định giá và 3 thửa đất so sánh được thể hiện tại bảng 1: Bảng 1. Thông tin về thửa đất cần định giá và 3 thửa đất so sánh Thửa đất định 3 thửa đất so sánh giá 1 Thửa đất 1 Thửa đất 2 Thửa đất 3 SH bản đồ 11 14 14 14 SH thửa 379 381 384 389 2 2 Giá ? 25,45tr/m 24,07tr/m 25,5tr/m2 Nguyễn Tiến Nguyễn Văn Nguyễn Thị Tên chủ Trần Thị Vân Chiến Thanh Hiền Số 21, ngõ 303, Số 25, ngõ 303, Số 2, ngõ 289, Số 30, ngõ 289, Địa chỉ đường Xuân đường Xuân đường Xuân đường Xuân Phương Phương Phương Phương Bước 4. Định giá thửa đất theo phương pháp so sánh kết hợp phương pháp chiết trừ Để định giá thửa đất trên ta cần nhập đầy đủ thông tin vào form nhập liệu như sau Hình 4. Thông số của các thửa đất so sánh * Nhập dữ liệu về giá + Phần thông tin về tài sản định giá dữ liệu được lấy từ thửa đất như diện tích, tổng diện tích xây dựng + Phần dữ liệu về 3 tài sản so sánh nhập giá bán; diện tích đất, căn hộ chương trình tự tính ra đơn giá đất. Nếu có khấu hao tài sản nhập thêm đơn giá xây dựng; tổng diện tích xây dựng; tỷ lệ chất lượng còn lại thì chương trình tự tính ra giá trị công trình xây 465
  6. dựng [1] * Nhập dữ liệu về các yếu tố so sánh: Các yếu tố so sánh như: Pháp lý, giao thông, mặt tiền, diện tích, hình dạng, hạ tầng kỹ thuật, môi trường, giáo dục, y tế, an ninh, dân trí, phong thủy. Các thông số của các yếu tố so sánh được đi điều tra trên thực tế sau đó dùng tính tỷ lệ điều chỉnh. Công thức tính tỷ lệ điều chỉnh như sau [1] Tỷ lệ% của TĐ cần định giá – Tỷ lệ % của TĐ so sánh Tỷ lệ điều chỉnh = Tỷ lệ % TĐ so sánh Mức điều chỉnh = Tỷ lệ điều chỉnh(%) * Đơn giá đất (2) Các yếu tố so sánh ta nhập các giá trị hoặc chọn các giá trị theo danh mục đã được định nghĩa của tài sản định giá và tài sản so sánh. Sau khi nhập hoặc chọn các giá trị thì chương trình tự tính ra tỷ lệ %, tỷ lệ điều chỉnh và mức điều chỉnh của tài sản so sánh và định giá.[1] - Sau khi nhập, chọn xong các yếu tố so sánh phần mềm tính ra mức giá chỉ dẫn, số lần điều chỉnh, số lần điều chỉnh tuyệt đối, số lần điều chỉnh thuần của các tài sản so sánh 1,2,3 như hình dưới. - Lúc này ta chọn lại thông tin so sánh của tài sản 1. Nếu tất cả tài sản so sánh hợp lệ ta được kết quả định giá như sau: Kiểm tra giá của thửa đất cần định giá: bảo đảm chênh lệch với các giá đất ước 466
  7. tính không quá 10% thì được chấp nhận nếu không thì phải tìm các thửa đất so sánh tương đồng khác để định giá lại. Bảng 2. Kết quả so sánh thửa đất cần định giá và 3 thửa so sánh 3 thửa đất so sánh Thửa đất định giá 1 Thửa đất 1 Thửa đất 2 Thửa đất 3 SH bản Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ 11 11 11 11 đồ (%) (%) (%) SH thửa 379 381 384 389 Giá 23,06tr/m2 25,45tr/m2 9,4% 24,07tr/m2 4.2% 25,5tr/m2 9,5% Vậy giá đất của thửa đất cần định giá là: 23.06 triệu đồng/m2 Tương tự như cách thực hiện ở trên, đề tài tiến hành thử nghiệm 120 thửa đất đã đi điều tra giá đất để thực hiện định giá 40 thửa đất còn lại. Sau đây là kết quả một số thửa được tiến hành định giá theo phần mềm LandValue Bảng 3. Kết quả định giá đất của một số thửa Thửa đất định giá 3 thửa đất so sánh Thửa đất 1 Thửa đất 2 Thửa đất 3 Số Số Giá Số Số Giá Số Số Giá Số Số Giá tờ thửa (Tr/m2) tờ thửa (Tr/m2) tờ thửa (Tr/m2) tờ thửa (Tr/m2) 16 334 26.03 16 365 25.26 16 143 25.26 16 145 27.59 14 250 28.02 11 195 27.34 11 388 27.34 11 247 27.94 14 212 25.77 14 242 28.12 14 250 28.12 14 222 26.20 11 137 29.72 11 136 29.15 11 133 29.15 11 140 30.78 14 25 27.05 14 33 26.99 14 38 26.99 14 42 26.21 15 266 28.93 15 226 29.20 15 274 29.20 15 355 27.88 15 133 26.50 15 358 26.45 15 134 26.45 15 97 26.87 14 34 29.01 17 18 28.44 17 22 28.44 14 30 27.30 14 132 26.43 14 150 24.11 14 147 24.11 14 164 25.98 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 467
  8. 4.1. Kết luận Với mục tiêu đặt ra cần giải quyết trong đề tài này là đánh giá các quy định, phương pháp, nguyên tắc về định giá đất theo luật đất đai 2013 nhằm xây dựng phần mềm định giá đất phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai. Nghiên cứu đã tiến hành xây dựng phần mềm định giá đất LandValue và được thử nghiệm trên địa bàn phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Kết quả thử nghiệm cho thấy, nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với giá đất đi điều tra ngoài thực địa, các kết quả thu được đã được tiến hành theo đúng các quy định, công thức của thông tư 36/2014/TT-BTNMT về nguyên tắc và phương pháp định giá đất. Trong khuôn khổ của đề tài, nhóm tác giả đã tiến hành xây dựng phần mềm định giá đất theo 3 phương pháp: phương pháp so sánh, phương pháp chiết trừ và phương pháp hệ số điều chỉnh. Các phương pháp này là những phương pháp thường xuyên được sử dụng trong công tác định giá đất hiện nay nhưng vẫn được tính bằng cách thủ công mà chưa được áp dụng công nghệ thông tin. Vì vậy, phần mềm LandValue ra đời sẽ giúp cho các nhà quản lý cũng như người sử dụng có thể thực hiện các phương pháp trên một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn. Từ đó giúp cho công tác định giá đất ngày càng phát triển và thị trường ngày càng minh bạch hơn. 4.2. Kiến nghị Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả bước đầu đã giải quyết được là xây dựng phần mềm định giá đất LandValue, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở 3 phương pháp định giá đất là phương pháp so sánh, phương pháp chiết trừ và phương pháp hệ số điều chỉnh. Vì vậy nhóm tác giả kiến nghị cần phải mở rộng nghiên cứu, xây dựng thêm các phương pháp khác như: phương pháp thặng dư, phương pháp thu nhập,… nhằm hoàn thiện hơn phần mềm phục vụ công tác định giá đất tự động từng thửa riêng biệt. Ngoài ra cần ứng dụng công nghệ thông tin trong việc vừa áp dụng định giá đất hàng loạt và kết hợp với các phương pháp truyền thống. Đồng thời, có thể xây dựng một cơ sở dữ liệu giá đất dùng chung và công khai trên mạng Internet nhằm giúp cho công tác định giá đất ngày càng minh bạch và phát triển hơn nữa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Thông tư 36/TT-BTNMT quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất, ngày 30/6/2014. 2. TS. Trần Thanh Hùng. Đề tài khoa học cấp Bộ - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ định giá đất ứng dụng công nghệ WebGIS mã nguồn mở”, 2016 3. TS. Trịnh Hữu Liên. Đề tài khoa học cấp Bộ - Viện Khoa học đo đạc và Bản đồ “Nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp xây dựng vùng giá trị đất đai ”. Tháng 12/2009 4. TS. Phạm Anh Tuấn. Đề tài khoa học cấp Bộ - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. “Nghiên cứu phương pháp định giá đất hàng loạt dựa trên ứng dụng kỹ thuật CAMA và cơ sở dữ liệu địa chính tại Việt Nam”. 2016 468
nguon tai.lieu . vn