Xem mẫu

  1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC THAM GIA GIAO THÔNG ĐỐI VỚI HỌC SINH SỬ DỤNG XE ĐIỆN ThS. Tạ Thị Huệ ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Như Trường Đại học Giao thông vận tải TÓM TẮT: Thành phần tham gia giao thông rất nhiều và phức tạp. Trong đó, lực lượng tham gia lưu thông nhiều nhất là giới trẻ nói chung và cụ thể là lực lượng học sinh, sinh viên nói riêng là rất lơn. Các bạn học sinh, sinh viên tham gia giao thông với mục đích là đi học, đi làm thêm hoặc nhu cầu cá nhân khác.. Nếu lực lượng này thiếu hiểu biết về kiến thức luật lệ khi tham gia giao thông hoặc có hành vi giao thông không đúng sẽ gây mất an toàn cho bản thân và những người khác. Hiện nay, mỗi chúng ta có thể thấy hằng ngày, hằng giờ trên truyền thông có rất nhiều thông tin về những vụ tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả đáng buồn trong đó độ tuổi các bạn trẻ đang còn đi học đi làm thường có hành vi giao thông không đúng nhiều và gây tai nạn giao thông đáng thương tâm.Chính vì vậy chúng ta cần có những giải pháp nâng cao ý thức người tham gia giao thông đặc biệt là giới trẻ trong độ tuổi đang là học sinh, sinh viên. Từ khóa: An toàn giao thông, Tai nạn giao thông, ý thức người tham gia giao thông, học sinh. SUMMARY: Traffic participants are many and complex. In particular, the force that participates in circulation the most is young people in general and the force of students in particular is very large. Students, students participating in traffic for the purpose of going to school, part-time work or other personal needs.. If this force lacks understanding of the knowledge of laws when participating in traffic or has behavior. Improper traffic will cause unsafety for ourselves and others. Currently, each of us can see every day, every hour on the media there is a lot of information about traffic accidents that leave many consequences. The sad result is that the young people who are still going to school and work often have inappropriate traffic behavior and cause pitiful traffic accidents. That’s why we need solutions to raise people’s awareness. traffic participants, especially young people of school age. Key words: Traffic Safety, traffic accidents, awareness of traffic participants, student. 1. MỞ ĐẦU Thành phần tham gia giao thông tại các thành phố lớn rất phức tạp. Trong đó, nhóm đối tượng tham gia là học sinh, sinh viên chiếm một tỉ lệ lớn với mục đích đi học, làm thêm hoặc các mục đích khác cần tham gia giao thông. Không khó để bắt gặp học sinh điều khiển xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm, chạy xe lạng lách, phóng nhanh, vượt ẩu, dàn hàng ngang trên đường, điều khiển xe đạp điện, xe máy điện đi ngược chiều, đeo tai nghe... Gặp những tình huống như vậy, nếu không quan sát và xử lý kịp thời thì có thể 262
  2. xảy ra tai nạn giao thông bất cứ khi nào. Cùng với việc thiếu ý thức của một số người khi tham gia giao thông, điều đáng lo ngại là theo cơ quan chức năng, thời gian gần đây, xuất hiện trở lại tình trạng kinh doanh mặt hàng xe máy điện, xe đạp điện nhập lậu có dấu hiệu giả mạo, không bảo đảm chất lượng, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Điều đáng nói hiện nay, nhiều học sinh, sinh viên điều khiển xe đạp điện, xe máy điện đi quá nhanh, chủ quan coi loại phương tiện này không khác gì xe đạp thông thường, dẫn đến không thể xử lý các tình huống khẩn cấp xảy ra. Nguy hiểm hơn, loại phương tiện này không có tiếng động nên khi vượt lên, phương tiện lưu thông cùng chiều rất khó phát hiện để tránh, nhất vào buổi đêm... dễ dẫn đến xảy ra va chạm tại các ngã ba, ngã tư, ngõ, ngách, nơi khuất tầm nhìn. Bên cạnh đó, hầu hết các loại xe đạp điện không gắn gương chiếu hậu, còi, đèn xi-nhan yếu nên khi chuyển hướng cũng có thể xảy ra tai nạn nếu người tham gia giao thông thiếu cảnh giác. Xe máy điện được trang bị các thiết bị an toàn tốt hơn xe đạp điện, có vận tốc tối đa từ 25 km/h đến dưới 50 km/h. Tuy nhiên, độ ma sát của bánh xe với mặt đường kém nên rất dễ xảy ra tai nạn khi lưu thông với tốc độ cao. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 90% số vụ tai nạn giao thông trong những năm gần đây liên quan đến học sinh, ở độ tuổi 16-18, đối tượng chủ yếu đang sử dụng xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3, xe đạp điện. Có 70% số vụ tai nạn giao thông thương vong là do học sinh trung học cơ sở đi đạp điện, xe máy điện gây ra. Ngoài ra, hiện nay có trên 50% học sinh trung học phổ thông đến trường bằng xe đạp điện, xe máy điện, thậm chí cả xe máy nhưng các em lại không có giấy phép lái xe. Điều này cũng đồng nghĩa các em chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng lái xe, kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để tham gia giao thông an toàn. Chính vì vậy, Nhóm tác giả tham gia viết bài “Giải pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông đối với học sinh sử dụng xe điện”. 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG GIAO THÔNG VÀ Ý THỨC CỦA NGƯỜI THAM GIA GIAO THÔNG 2.1. Tình hình sử dụng phương tiện xe điện của học sinh Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, người đủ từ 16 tuổi trở lên được phép điều khiển xe gắn máy dưới 50cc (bao gồm xe máy điện) mà không cần có giấy phép lái xe. Tuy phân khối nhỏ nhưng tốc độ có thể đạt tới tối đa 60km/h, mỗi khi xuất hiện trên đường đều dễ khiến người dân bất an bởi đây là loại phương tiện không yêu cầu người điều khiển phải có bằng lái, nên phần lớn người đi xe đều là các thiếu niên chưa hiểu hết luật giao thông, ý thức tham gia giao thông chưa cao. Do đó, mấy năm gần đây, nhiều gia đình đã trang bị cho con, em mình những chiếc xe máy phân khối nhỏ (dưới 50cc) làm phương tiện để tới trường. 263
  3. Hình 1. Sân trường phần lớn là xe điện của học sinh. Tình trạng TNGT liên quan đến lứa tuổi thanh thiếu thiên trong thời gian qua cũng vẫn còn diễn biến phức tạp, trong năm 2020 có gần 800 người (sinh từ năm 2002 đến nay) liên quan đến các vụ TNGT ở độ tuổi dưới 18 tuổi. Đây thực sự là con số đáng báo động về sự an toàn của học sinh khi tham gia giao thông nhưng dường như nó vẫn chưa đủ sức để răn đe chính các em học sinh và phụ huynh? 2.2. Thực trạng tình hình tai nạn giao thông lứa tuổi học sinh. Theo báo cáo cuối năm của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho thấy tai nạn giao thông (TNGT) liên quan tới học sinh đã gia tăng theo cả 3 tiêu chí: số vụ, số học sinh bị chết và số học sinh bị thương. Học sinh cấp III là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, chiếm tới 90% các vụ TNGT liên quan tới trẻ em trong 3 năm gần đây. Tại TPHCM vào năm 2020 Tỉ lệ thiệt mạng do TNGT của học sinh cấp III là 7,39/100.000 học sinh. Tỉ lệ này cao hơn nhiều so với tỉ lệ trung bình của một số nước trong khu vực châu Á. Hình 2. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ số vụ tai nạn ở một số nước Thông qua Biểu đồ tại hình 1 thì số vụ tai nạn ở Việt Nam cao gấp 1,25 lần của Cambodia; 2,73 lần của Nhật Bản và 1,84 lần của Hàn Quốc. 264
  4. Tại TP HCM, số học sinh tử vong do TNGT liên tục tăng qua các năm. Hình 3. Biểu đồ thể hiện số trẻ tử vong vì TNGT Như vậy. học sinh tử vong vì tai nạn giao thông tăng lên qua các năm trong đó học sinh cấp 3 (16-18 tuổi) là đối tượng bị TNGT và tử vong cao nhất, trên 80% các vụ TNGT xảy ra khi học sinh đang cầm lái điều khiển phương tiện. Hạ tầng giao thông của nước ta đến nay vẫn chưa đồng bộ: Biển báo hiệu đặt chưa đúng quy đinh và còn bị che khuất, đường xá bị hư hại, tổ chức giao thông chưa hợp lý. Hình 4. Biển báo bị che khuất và đường giao thông bị hỏng Học sinh không chỉ bị thương hoặc tử vong vì TNGT, học sinh còn là nạn nhân của TNGT ở một góc độ khác, khi cha mẹ các em bị tử thần lấy mạng trên đường đi làm. 2.3. Thực trạng về ý thức tham gia giao thông của học sinh. Bất kỳ thời điểm nào trong ngày khi đi ra đường, bạn cũng sẽ dễ dàng bắt gặp những hiện tượng vi phạm luật lệ giao thông xảy ra với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Nào là việc nhiều người vẫn còn uống rượu bia khi tham giao thông; học sinh chưa đủ tuổi lái xe cũng tham gia điều khiển phương tiện giao thông; người tham gia giao thông lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, không chấp hành luật giao thông (đặc biệt là khi vắng mặt các chiến sỹ cảnh sát giao thông)... Đấy chính là những biểu hiện rõ ràng nhất của sự yếu kém về mặt ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông. 265
  5. Hình 5. Ý thức tham gia giao thông của học sinh và phụ huynh Ngoài ra phương tiện ngày nay học sinh sửa dụng phổ biến để tham gia giao thông là xe điện. Loại xe này dễ sử dụng nhưng lại không có tiếng ồn. Chính việc không có tiếng ồn của loại xe điện làm cho các dòng xe khác khi lưu thông không phát hiện ra có xe cần tránh tại các ngã rẽ hay khi tấp lề đường các lái xe không lường được có xe điện đến gần. Điều này đã gân nên nhiều tai nạn đáng tiếc. 3. NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG THAM GIA GIAO THÔNG CỦA HỌC SINH Nhìn nhận từ thực trạng hiện tại của thanh thiếu niên tham gia giao thông, tác giả nhận thấy hiểu biết của thanh thiếu niên về giao thông có thể bị hạn chế. Vì vậy, Ý thức của thanh thiếu niên khi tham gia giao thông không tốt. Để kiểm chứng cho việc hiểu biết và ý thức tham gia giao thông của học sinh. Nhóm tác giả tiến hành khảo sát trắc nghiệm đối với 300 sinh viên về các hoạt động và hiểu biết đối với luật lệ an toàn giao thông và ý thức tham gia giao thông như sau: + Câu 1: Mức độ hiểu hết ý nghĩa của các loại biển báo giao thông đường bộ Việt Nam: a. 100% b. 75% c. 25% d. 5% Nhận xét: Số lượng phiếu lựa chọn hiểu ý Đáp án Số phiếu nghĩa 25% chiến tỉ lệ cao a 2 nhất, như vậy nếu chỉ cắm biển báo giao thông để chỉ b 53 dẫn giao thông thì tỉ lệ vi c 217 phạm giao thông sẽ rất cao. d 28 Như vậy, đây cũng là một nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. Hình 6. Biểu đồ về mức độ hiểu biết ý nghĩa biển báo. 266
  6. + Câu 2: Phương thức bạn tiếp cận với luật lệ khi tham gia giao thông thông qua phương tiện nào: a. Học tập b. Báo chí c. Truyền hình d. Internet Nhận xét: Qua biểu đồ nhận thấy độ phủ rất rộng của internet. Như vậy sinh Đáp án Số phiếu viên biết và vận dụng luật lệ giao thông đường bộ a 43 thông qua internet chiếm b 1 tỉ lệ rất cao (78%) hơn c 22 các tiếp cận bằng đọc báo 78 lần, hơn cách tiếp cận d 234 bằng cách được giảng dạy 5,2 lần và hơn cách tiếp cận bằng cách xem ti vi là 11,14 lần. Hình 7. Biểu đồ về loại hình tiếp cận luật giao thông. + Câu 3: Mức độ hiểu ý nghĩa của các loại vạch sơn trên đường của đường bộ Việt Nam: a. 100% b. 75% c. 25% d. 5% Nhận xét: Vạch sơn trên đường có nhiều ý nghĩa rất quan trọng như không cho phép đi Đáp án Số phiếu xe lấn làn, vạch dừng đèn đỏ... Nhưng sự hiểu về ý nghĩa của a 0 các vạch sơn đối với các bạn sinh b 68 viên tham gia khảo sát có độ phủ c 182 rộng 73% là chỉ hiểu được 25% của các loại vạch sơn. Nhóm d 45 hiểu 75% ý nghĩa khi được hỏi làm sao biết được ý nghĩa thì được biết các bạn đã học để thi bằng lái xe A1 Hình 8. Biểu đồ về mức độ hiểu biết ý nghĩa vạch sơn. + Câu 4: Bạn muốn được sử dụng loại phương tiện giao thông nào với độ tuổi hiện tại của mình: a. Ô tô b. Xe máy c. Xe đạp d. Phương tiện công cộng 267
  7. Số Nhận xét: Thông qua khảo sát chúng Đáp án ta nhận thấy phương tiện phổ biến các phiếu bạn trẻ muốn sử dụng vẫn là xe máy a 3 (chiếm 62%). Các bạn trẻ cho rằng xe b 186 máy rất linh hoạt, tiện lợi phù hợp với hạ c 15 tầng của giao thông đường bộ Việt Nam và đặc biệt hỗ trợ các bạn đi làm thêm d 96 hoặc đăng kí làm Grad, Vato.... Hình 9. Biểu đồ Nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông. + Câu 5: Bạn muốn được sử dụng tốc độ lái xe máy là bao nhiêu khi tham gia giao thông: a. Lớn hơn 100 km/h b. Nhỏ hơn 100 km/h lớn hơn 80 km/h c. Nhỏ hơn 80 km/h lớn hơn 50 km/h d. Nhỏ hơn 50 km/h Nhận xét: Mong muốn được chạy xe với tốc độ cao (tốc độ lớn hơn 100km/h Số của các bạn sinh viên tham gia khảo sát Đáp án phiếu chiếm tỉ lệ cao nhất. Như vậy,bài toán tốc a 26 độ cao và an toàn vẫn là bài toán cấp thiết chúng ta cần giải quyết vì phóng nhanh sẽ b 39 gây ra vượt ẩu rồi lại tai nạn thương tâm c 112 xảy ra. Vì vậy, chúng ta cần cố gắng để d 123 đồng bộ được hạ tầng giao thông gắn với tốc độ giao thông giúp làm giảm thời gian đi lại và tăng hiệu quả sử dụng. Hình 10. Biểu đồ Nhu cầu sử dụng tốc độ lái xe. 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC THAM GIA GIAO THÔNG ĐỐI VỚI HỌC SINH Theo tác giả nhận định thì giải pháp cấp bách để giảm tai nạn giao thông thì chúng ta cần phải thực hiện tốt 3 yếu tố chính cấu thành nên hoạt động giao thông là: con người, cơ sở hạ tầng và khâu quản lý. Đặc biệt là nâng cao ý thức người tham gia giao thông. Giải pháp thứ nhất: Thực hiện giáo dục về thực hiện đúng luật lệ giao thông bằng cách đồng bộ giảng dạy luật lệ giao thông trong các cấp học đặc biệt là học sinh trung học và học sinh phổ thông trung học. Hình 11. Hoạt đông học tập và thực hiện giao thông. 268
  8. Giải pháp thứ hai: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tìm hiểu về an toàn giao thông. Ngày nay, chúng ta đều đang vận động để nắm bắt công nghệ 4.0 nhằm nâng cao chất lượng đời sống và đảm bảo an toàn cho bản thân đồng thời theo thống kê trên 300 học sinh ở câu hỏi thứ 2 thì chúng ta cần tăng cường tuyên truyền thực hiện đúng luật lệ an toàn giao thông đến với học sinh nói riêng hay toàn bộ người tham gia nói chung. Cụ thể như, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương, địa phương tập trung tuyên truyền theo chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông trong Thanh, Thiếu niên” với tinh thần “Tính mạng con người là trên hết”. Hình 12. Hoạt đông tuyên truyền giao thông. Nhà trường phối hợp với Honda Việt Nam tổ chức Lễ phát động chương trình đào tạo kiến thức và kỹ năng lái xe điện an toàn cho học sinh, Lễ trao giải An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai và An toàn giao thông cho nụ cười học sinh. Hình 13. Hoạt đông tuyên truyền ý nghĩa mũ bảo hiểm và thực hiện đội mũ bảo hiểm. Giải pháp thứ ba: Cần tăng cường công tác quản lý hoạt động tham gia giao thông. Để tăng cường quản lý hoạt động tham gia giao thông chúng ta cần nâng cao công tác tuần tra, 269
  9. thanh tra, kiểm soát và xử lý vi phạm tại những chốt giao thông chủ yếu như bến tàu, bến xe, các chốt giao thông (ngã ba, ngã tư) vào các giờ hay ngày cao điểm. 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Đề thực hiện được mục tiêu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong mọi người dân tham gia giao thông nói chung và an toàn giao thông của học sinh nói riêng. Chúng ta cần thực hiện đồng bộ, linh hoạt các giải pháp nêu trên để: + Giảm thiểu tai nạn giao thông về số vụ, số người bị thương và bị chết. + Cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm hay mưa bão. + Thực hiện tốt chủ chương hoạt động An toan giao thông đối với học sinh. 5.2. Kiến nghị Nhà nước cần hoàn thiện thể chế dự án luật lệ an toan giao thông đường bộ sửa đổi, bổ sung luật xử lý vi phạm hành chính, nghị định quy định bảo hiểm bắt buộc đối với người và xe điện... kịp thời triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành trên các phương tiên thông tin đại chúng nhanh nhất chính xác nhất để các em học sinh, phụ huynh biết và thực hiện. Tích cực xây dựng văn hóa giao thông cho toàn xã hội bằng cách liên tục đổi mới phương thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về luật lệ an toan giao thông thông qua các gameshow cho học sinh vừa được học luật giao thông vừa được chơi. Phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược gắn với tái cấu trúc phát triển không gian môi trường, cảnh quan. Phát triển và có chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống vận tải công cộng để kết nối vùng, miền và con người. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, phát triển giao thông thông minh để đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu quản lý, điều hành và sử dụng giao thông thuận lợi nhất, giúp công tác kiểm tra, tuần tra, giám sát và xử lý vi phạm kỉ luật an toàn giao thông diễn ra nhanh chóng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Luật giao thông đường bộ (2008);Luật số 23/2008/QH12 của Quốc hội về luật giao thông đường bộ. [2]. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2018; báo cáo số 474/ BC-CP ngày 19/10/2017. [3].https://www.google.com/ search?q= anh+ v%E1%BB%81+ hoat+ %C4%91%E1%BB%99ng+giao+th%C3%B4ng&source= lnms&tbm= isch&sa= X&ved= 0ahUKEwi3_8Db97ndAhXKro8KHa0RCfYQ_AUICigB&biw =1920&bih =926. 270
nguon tai.lieu . vn