Xem mẫu

  1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KỸ THUẬT AN TOÀN PHƯƠNG TIỆN ĐƯỜNG BỘ, LỘ TRÌNH KHÍ THẢI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ KS. Phạm Đức Long Phòng Kiểm định xe cơ giới - Cục Đăng kiểm Việt Nam TÓM TẮT: Bài báo cung cấp một số giải pháp nâng cao chất lượng kĩ thuật an toàn phương tiện tham gia giao thông, lộ trình kiểm soát khí thải phương tiện giao thông đường bộ, quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, đồng thời đề xuất phương án xử lý và kiểm soát môi trường do khí thải của xe cơ giới gây ra. Để đáp ứng lượng phương tiện ngày càng tăng cao và phòng ngừa nguyên nhân tai nạn giao thông do lỗi kỹ thuật thì việc nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật của phương tiện phải được các cơ quan quản lý nhà nước, người dân và doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Môi trường không khí ngày càng bị ô nhiễm, trong đó khí thải do phương tiện giao thông thải ra cũng là một trong các yếu tố cần phải kiểm soát. Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai công tác đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện, ngoài ra tác giả còn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kĩ thuật an toàn phương tiện và kiểm soát khí tải phương tiện giao thông. Từ khóa: an toàn phương tiện đường bộ, khí thải phương tiện, tiêu chuẩn khí thải, Luật Giao thông đường bộ, Đăng kiểm Việt Nam. NỘI DUNG: Chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần quan trọng bảo đảm an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông và tình trạng ô nhiễm môi trường. Thời gian vừa qua, Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) đã thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức thực hiện đăng kiểm đối với phương tiện giao thông vận tải, góp phần vào mục tiêu nâng cao chất lượng phương tiện, kiềm chế tai nạn giao thông. Hiện nay với hơn 4 triệu ô tô đang lưu hành, đến tháng 10 năm 2021 mạng lưới các trung tâm đăng kiểm đã có 252 trung tâm với 468 dây chuyền kiểm định trên 63 tỉnh, thành phố, toàn bộ các dây chuyền kiểm định sử dụng thiết bị đồng bộ do các Hãng MAHA - CHLB Đức, Actia-Muller - CH Pháp, Beissbarth - CHLB Đức, Ryme - Tây Ban Nha sản xuất. Toàn hệ thống có hơn 1800 đăng kiểm viên xe cơ giới là những người được đào tạo bài bản tham gia trực tiếp vào quá trình kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới. 1. CÔNG TÁC ĐẢM BẢO ATKT CỦA PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Những năm gần đây lượng phương tiện giao thông không ngừng tăng cao, Đảng, Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải luôn quan tâm đến vấn đề an toàn giao thông nói chung và chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông nói riêng. Cục ĐKVN được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng ATKT phương tiện giao thông, với sự cố gắng nỗ lực 205
  2. không ngừng củ toàn ngành đã đáp ứng yêu cầu của xã hội và người dân. Cục ĐKVN đã phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan không ngừng cải cách thể chế, xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng ATGT đã được các bộ, ngành ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác bảo đảm TTATGT. Cục ĐKVN đã tham gia và chủ trì xây dựng nhiều văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn để hiện đại hóa công tác kiểm định, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý như: tham gia sửa đổi Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 103:2019/BGTVT về đơn vị đăng kiểm xe cơ giới và rất nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vầ chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện; Xây dựng đề án, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 17/06/2010 về việc phê duyệt “Đề án kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố”;... Trong thời gian vừa qua Cục ĐKVN luôn bám sát chỉ đạo của Chính Phủ, Bộ Giao thông vận tải để triển khai các nhiệm vụ ATGT, Cục đã triển khai rất nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị đăng kiểm thực hiện đúng các Quy trình, quy định và tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật. Các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới hiện được trang bị thiết bị hoàn toàn tự động của các nước Châu Âu, có chương trình Quản lý kiểm định có tính bảo mật cao, mỗi dây chuyền kiểm định trang bị tối thiểu 03 camera giám sát được kết nối về Cục Đăng kiểm Việt Nam. Tại cơ quan Cục Đăng kiểm Việt Nam có hệ thống Camera giám sát trực tiếp tất cả các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên toàn quốc; luôn duy trì đường dây nóng để trả lời, giải đáp, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp liên quan đến công tác đảm bảo an toàn phương tiện giao thông. 2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ATKT PHƯƠNG TIỆN GTĐB Để phát huy những thành tích đã đạt được trong thời gian vừa qua, nhằm hoàn thành tốt hơn nữa chức trách và nhiệm vụ được giao, nâng cao hơn nữa vai trò của công tác đăng kiểm với đời sống xã hội, các cán bộ lãnh đạo, đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ và người lao động trong toàn ngành sẽ tiếp tục cố gắng, nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ: hoàn thiện thể chế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hiện đại hóa cơ sở vật chất, quy trình kiểm định. Để đạt được những mục tiêu đó, Cục ĐKVN sẽ triển khai những trọng tâm công tác sau đây: 2.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế Thể chế và pháp chế kỹ thuật là tiền đề, là điều kiện cơ bản nhất công tác đăng kiểm xe cơ giới thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện. Trọng tâm là: - Tập trung phối hợp với các cơ quan liên quan của Quốc hội, Chính phủ, Bộ GTVT hoàn thành có chất lượng cao dự án Luật Giao thông đường bộ sửa đổi để công tác đăng kiểm xe cơ giới có vị thế pháp lý chắc chắn trong quá trình thực thi nhiệm vụ. 206
  3. - Rà soát, bổ sung, sửa đổi các các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, hướng dẫn theo hướng hệ thống hoá, đồng bộ hoá, chuẩn hoá và hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế và khuyến nghị của CITA. - Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và triển khai công tác kiểm soát khí thải mô tô, xe máy tham gia giao thông tại các thành phố lớn... 2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Con người luôn được coi là yếu tố hàng đầu, thông qua đội ngũ đăng kiểm viên sẽ đánh giá được trình độ, uy tín của ngành đăng kiểm nói chung và đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ nói riêng, bởi đăng kiểm viên là người trực tiếp đánh giá kết quả kiểm tra phương tiện, tiếp xúc với khách hàng, là bộ mặt của đơn vị đăng kiểm. Đội ngũ đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ phải được chuẩn hoá, đủ sức để đáp ứng sự đòi hỏi của công tác đăng kiểm, sự phát triển khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế. Trong thời gian tới, cần tiếp tục đào tạo bổ sung, nâng cao, đào tạo lại đăng kiểm viên tăng cường tập huấn thực tế nghiệp vụ. Cục ĐKVN cũng sẽ tăng cường phối hợp, hợp tác với các tổ chức đăng kiểm quốc tế để trao đổi, học tập nâng cao trình độ cho cán bộ chuyên môn. Chú trọng việc tạo dựng đạo đức nghề nghiệp, phong cách làm việc chính quy hiện đại, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và hậu kiểm; áp dụng các công nghệ và kỹ thuật mới nhằm phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong hoạt động đăng kiểm. Tăng cường trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm người đứng đầu trong thực thi công vụ. 2.3. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế Trước sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và cách mạng công nghiệp 4.0 sự ứng dụng ngày càng tăng các công nghệ mới như robot tự động, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud computing), phân tích dữ liệu lớn (Big data analytic)... Công tác đăng kiểm xe cơ giới trong giai đoạn tới cũng cần có những cải tiến để đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ xã hội như sau: - Đẩy mạnh nghiên cứu, tiếp thu khoa học, xây dựng nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại trên nền tảng lưu trữ đám mây, đồng bộ kết nối hoạt động của các đơn vị đăng kiểm trên cả nước với hoạt động quản lý của các phòng chuyên môn và điều hành trong xu thế Cách mạng 4.0. - Hoàn thành xây dựng lại phần mềm Quản lý kiểm định xe cơ giới trên cơ sở ứng dụng điện toán đám mây và cơ sở dữ liệu lớn, tập trung, trực tuyến thời gian thực. - Ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật mới như công nghệ mô phỏng, nhận dạng phương tiện tự động, các kỹ thuật đo, chẩn đoán, quản lý rủi ro áp dụng vào nghiệp vụ đăng kiểm. - Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác quốc tế, duy trì, củng cố mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các tổ chức đăng kiểm quốc tế; tích cực tham gia vào các hoạt động của Tổ chức đăng kiểm ô tô quốc tế (CITA). 207
  4. 3. KIỂM SOÁT KHÍ THẢI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ Trong những năm gần đây vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đã ở mức đáng ngại, nguyên nhân gây ra thì có nhiều trong đó phương tiện giao thông cơ giới cũng là tác nhân góp phần gây nên ô nhiễm không khí. Ngày 01/6/2016 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016 của về Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 và ngày 28/3/2019 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 16/2019/QĐ-TTg “Quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ”, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg ngày 10/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Giao thông vận tải đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố nghiên cứu, xây dựng “Quyết định của Thủ tướng chính phủ quy định về lộ trình nâng cao mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô đang lưu hành, xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu” 3.1. Sự cần thiết ban hành Quyết định 3.1.1. Bảo vệ sức khỏe cộng đồng Ô nhiễm môi trường không khí gây ra những tác động trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ người dân ở các đô thị lớn mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí chiếm tỷ lệ khá cao. Ở nước ta, tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp ở các đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM cao hơn các đô thị khác. Ô nhiễm không khí cũng gây ra những thiệt hại về kinh tế do những chi phí bỏ ra để chữa trị bệnh tật và các chi phí gián tiếp do mất ngày công lao động của người bệnh và người chăm sóc. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG VẬN TẢI 208
  5. Tại các thành phố lớn, khí thải từ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (PTGTCGĐB) đóng góp nhiều nhất trong tổng lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí. Theo các báo cáo đánh giá chất lượng không khí, tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, các chỉ số NOx, CO - là các hợp chất có trong khí thải của PTGTCGĐB - đã vượt mức cho phép từ 1,2 - 1,5 lần, điều này đang gây tác động rất xấu đến sức khỏe người dân. 3.1.2. Đồng bộ với lộ trình kiểm soát khí thải xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Ngày 28/3/2019, ngày 28/3/2019 Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 16/2019/QQĐ-TTg quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải (TCKT) đối với PTGTCGĐB. Điều 4. Lộ trình áp dụng các mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông - Ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và ô tô lắp động cơ cháy do nén tham gia giao thông sản xuất trước năm 1999 được tiếp tục áp dụng Mức 1. - Ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và ô tô lắp động cơ cháy do nén tham gia giao thông sản xuất từ năm 1999 đến hết năm 2008 áp dụng Mức 2 từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. - Ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và ô tô lắp động cơ cháy do nén tham gia giao thông sản xuất sau năm 2008 áp dụng Mức 2 từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Điều 5. Lộ trình áp dụng các mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu - Ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức, động cơ cháy do nén đã qua sử dụng nhập khẩu áp dụng Mức 4 kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực. - Trường hợp ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu có thời điểm mở tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo Luật hải quan hoặc đã về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam trước ngày Quyết định này có hiệu lực thì được tiếp tục áp dụng quy định tại Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Bộ KHCN cũng ban hành Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6438:2018. PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - GIỚI HẠN LỚN NHẤT CHO PHÉP CỦA KHÍ THẢI Thành Phương tiện lắp động cơ cháy cưỡng bức Phương tiện lắp động cơ cháy phần gây Ô tô Mô tô, xe máy do nén ô nhiễm trong khí Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 1 Mức 2 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 thải CO (% thể 0,5 4,5 3,5 3,0 4,5 - - - tích) 0,3(3) 209
  6. Thành Phương tiện lắp động cơ cháy cưỡng bức Phương tiện lắp động cơ cháy phần gây Ô tô Mô tô, xe máy do nén ô nhiễm trong khí Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 1 Mức 2 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 thải HC (ppm thể tích) 300 1200 800 600 1500 1200 - Động cơ 200(3) 4 kỳ - Động cơ 7800 7800 7800 7800 10000 7800 2 kỳ - Động cơ 3300 3300 3300 3300 đặc biệt (1) 0,97- Lamđa (λ) 1,03(3) Độ khói (% 72 60 50 45 HSU) (2) 1) Là các loại động cơ như động cơ Wankel và một số loại động cơ khác có kết cấu đặc biệt khác với kết cấu của các loại động cơ có pít tông, vòng găng thông dụng hiện nay. 2) Giới hạn độ khói cũng có thể được xác định theo các giá trị của hệ số hấp thụ ánh sáng (m-1) tương đương với các giá trị độ khói nêu ở trên. 3) Áp dụng quy trình đo không tải có tăng tốc theo TCVN 6204:2008 (ISO 3929:2003). 3.1.3. Tiêu chuẩn khí thải của một số nước trong khu vực Tình hình kiểm soát khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông ở một số quốc gia như các biểu đồ. Qua so sánh tại các biểu đồ, mức TCKT hiện tại áp dụng tại nước ta là thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới và cần thiết phải nâng cao để giảm phát thải gây ô nhiễm, đảm bảo đáp ứng công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Tình hình kiểm soát khí thải đối với xe ô tô lắp động cơ cháy do nén tại một số quốc gia 210
  7. Tình hình kiểm soát khí thải đối với xe ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức tại một số quốc gia 3.2. Các giải pháp kiểm soát khí thải xe cơ giới 3.2.1. Nâng cao tiêu chuẩn khí thải đối với đối với các phương tiện cơ giới - Sự gia tăng nhanh chóng của các loại phương tiện cơ giới là một trong số những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra chất lượng không khí, đặc biệt tại các khu vực đô thị đã và đang giảm xuống mức thấp gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người dân. Nhận thấy tình hình đó, Bộ GTVT đã trình Chính phủ sửa đổi Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg ngày 10/10/2005 và chỉ đạo Cục ĐKVN xây dựng TCVN mới thay thế TCVN 6438:2005. - Tiếp tục xây dựng nâng cao tiêu chuẩn khí thải phù hợp với Tổ chức đăng kiểm ô tô quốc tế (CITA). 3.2.2. Nghiên cứu kiểm soát khí thải có tải với các phương tiện cơ giới Việc kiểm tra bằng phương pháp gia tốc tự do có một số nhược điểm như: lái xe dễ dàng điều chỉnh bơm nhiên liệu để đạt tiêu chuẩn khi kiểm tra, sau đó lại điều chỉnh trở lại; không mô phỏng sát quá trình hoạt động trên đường của phương tiện, do phương tiện bị phát hiện khi đang hoạt động trên đường. Do vậy đòi hỏi phải có phương pháp kiểm tra mới. Lựa chọn phương pháp kiểm tra khí thải trên thiết bị gia tải với những ưu điểm sau: - Mô phỏng sát với điều kiện hoạt động trên đường của xe; - Nâng cao tiêu chuẩn của hệ thống bảo dưỡng phương tiện. 3.2.3. Phát triển các phương tiện cơ giới công cộng và sử dụng năng lượng sạch Khuyến khích sự phát triển của các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch như khí thiên nhiên, khí hóa lỏng, cồn nhiên liệu, biodiesel và điện. Phát triển hệ thống giao thông công cộng, đảm bảo thuận lợi cho người dân đi lại, nhằm giảm thiểu số lượng xe máy và ô tô cá nhân; 211
  8. 4. KẾT LUẬN Vì mục tiêu an toàn là trên hết, toàn thể Ngành Đăng kiểm đã cố gắng không ngừng vượt qua khó khăn để có những sản phẩm an toàn, chất lượng đáp ứng nhu cầu của xã hội và người dân. Để năng cao chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện, kiểm soát khí thải phương tiện giao thông đường bộ ngoài sự cố gắng của cơ quan quản lý nhà nước cần có sự đồng hành của người dân và doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 quy định về kinh doanh kiểm định xe cơ giới. [2]. Quyết định số 16/2019/QĐ-TTg ngày 28/3/2019 Quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu. [3]. Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg ngày 10/10/2005 Quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. [4]. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6438:2018 Phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải. [5]. Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT ngày 12/08/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. 212
nguon tai.lieu . vn