Xem mẫu

GIẢI PHÁP CỦNG CỐ, PHÁT HUY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI TS. BÙI QUANG XUÂN Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng của quá trình đầu tư phát triển của xã hội. Đây còn là nguồn lực đặc biệt bởi nó vừa là nhân tố tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội nhưng cũng lại chính là đối tượng tiêu dùng những sản phẩm đó. Hơn nữa, tài nguyên con người là nhân tố cần có cách quản lý và khai thác khác hẳn so với những tài nguyên khác. Vì vậy, vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực cũng mang nhiều đặc điểm khác biệt so với hoạt động đầu tư phát triển nói chung. Việc nghiên cứu về đầu tư phát triển nguồn nhân lực cũng là một trong những vấn đề cần thiết cấp bách, vì vai trò quyết định của nguồn nhân lực đối với xã hội nói chung, và sự sống còn của các doanh nghiệp nói riêng. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một trong những nội dung của đầu tư phát triển những tài sản vô hình. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm những nội dung cơ bản sau: đầu tư cho hoạt động đào tạo lực lượng lao động, đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe y tế, đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc của người lao động. 1. Nguồn nhân lực từ giáo dục đào tạo là động lực phát triển kinh tế ­ xã hội Cùng với khoa học – công nghệ, vốn đầu tư, nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến sự thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế – xã hội ở nước ta. Chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người. Không thể không khẳng định vai trò của con người trong việc sáng tạo ra công cụ lao động, rồi vận hành và cải tiến chúng trong quá trình lao động, từ đó thúc đẩy quá trình sản xuất. Nguồn lực của con người chính là tổng hợp năng lực được huy động vào trong quá trình sản xuất. Năng lực đó chính là động lực quan trọng cho sự phát triển. Đặc biệt, đối với nước ta có nền kinh tế đang phát triển, với dân số đông,và dân số trẻ là tiềm năng cho nguồn nhân lực dồi dào. Nếu biết khai thác hợp lý nó sẽ tạo nên một động lực to lớn cho sự phát triển. Có thể khẳng định, khả năng cạnh tranh cũng như thu hút đầu tư của nền kinh tế đất nước phụ thuộc phần lớn vào chất lượng nguồn nhân lực. Và giáo dục – đào tạo có vai trò quyết định đối với việc hình thành quy mô và chất lượng nguồn nhân lực. Riêng với tỉnh Đồng Nai, mặc dù con số thống kê cho thấy tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 là 65% (trong đó đào tạo nghề là 50%). Tuy 1 nhiên, chất lượng nguồn nhân lực, nhất là lao động kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng được cho nhu cầu phát triển. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, UBND tỉnh đã ban hành “Chương trình Tổng thể đào tạo phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai”. Mục đích của chương trình là đào tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và sự hợp lý về cơ cấu trình độ, ngành chủ lực, mũi nhọn của tỉnh, tạo bước đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế ­ xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh trong giai đoạn 2016 ­ 2020. Có 7 mục tiêu chính được đề ra trong chương trình, bao gồm: Một là: Ðào tạo lao động kỹ thuật có tay nghề cao theo chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế ­ xã hội trên địa bàn tỉnh; từng bước nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động kỹ thuật đảm bảo xu thế hội nhập quốc tế. Hai là: Ðào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao, chất lượng cao, hình thành đội ngũ chuyên gia giỏi (trước đây là chương trình 2 ­ đào tạo sau đại học). Ba là: Ðào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở trong nước, nước ngoài về thể thao thành tích cao hướng đến mục tiêu giành huy chương tại Ðại hội thể dục thể thao toàn quốc và Ðại hội thể thao Ðông Nam Á. Bốn là: Ðào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công vụ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế ­ xã hội và hội nhập quốc tế, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh. Năm là: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông đảm bảo chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, đồng bộ về cơ cấu giữa các cấp học, giữa các bộ môn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Sáu là: Ðào tạo, bồi dưỡng nhân lực Bệnh viên Ða khoa Ðồng Nai và đào tạo y, dược theo địa chỉ sử dụng cùa ngành Y tế. Bảy là: Ðào tạo, phát triển đội ngũ doanh nhân tỉnh Ðồng Nai có năng lực, trình độ để lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp hoạt động có chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Với quan điểm giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu được khẳng định từ nhận thức sâu sắc vai trò của giáo dục trong quá trình phát triển đất nước, là nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Việc đầu tư cho giáo dục – đào tạo sẽ thực hiện theo các hướng: đầu tư cho chương trình giảng dạy bởi đây là những nội dung, kiến thức mà người học sẽ trực tiếp thu nhận. Đầu tư cho chương trình 2 giảng dạy nên bắt đầu ngay từ cấp giáo dục mầm non xuyên suốt cho đến chương trình giáo dụ đại học và sau đại học. Nội dung quan trọng nữa trong đầu tư cho giáo dục – đào tạo chính là đầu tư đội ngũ cán bộ giảng dạy có đầy đủ kiến thức chuyên môn, trình độ sư phạm, và đạo đức nghề nghiệp; và phương pháp dạy học phù hợp. Đầu tư về đội ngũ giáo viên và phương pháp giảng dạy là nhân tố quan trọng cho việc phát triển giáo dục đào tạo, rất cần sự quan tâm của nhà nước. Bên cạnh đó, quan tâm đến đào tạo chất lượng nguồn lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Một số giải pháp đầu tư cho giáo dục – đào tạo cần tập trung thực hiện đó là: đổi mới chương trình giảng dạy, chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở, tạo ra nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học. Trong đó đối với giáo dục đại học, đầu tư thay đổi chương trình giảng dạy phù hợp với yêu cầu nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp, ngoài các kiến thức cần giảng dạy thêm kỹ năng nghề nghiệp; đồng thời có các chính sách khuyến khích đối với sinh viên giỏi, sinh viên nghèo vượt khó như: chế độ học bổng , miễn giảm học phí cho các đối tượng thuộc chính sách xã hội, học bổng cho các sinh viên học giỏi... Ngoài ra, chăm lo và đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD; đổi mới mới cơ chế tài chính của nền GD, thực hiện xã hội hoá; thực hiện phân cấp quản lý theo tiêu chí chất lượng 2. Giải pháp củng cố, phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai Từ thực trạng nguồn nhân lực cũng như quy hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội của tỉnh Đồng Nai hiện nay thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh để từ đó phát huy và khai thác có hiệu quả lợi thế nguồn nhân lực phục vụ quá trình CNH ­HĐH và đặc biệt là vấn đề tái cấu trúc lại nền kinh tế sau khủng hoảng là một yêu cầu cấp thiết. Trong các chương trình và chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, một mặt cần phải bảo đảm nguồn nhân lực từ trình độ thấp chuyển sang nguồn nhân lực có học vấn, có kỹ năng và có chuyên môn kỹ thuật cao. Nhà nước cần có chương trình đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật cho các ngành đang chịu sự tác động lớn của sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; tích cực đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Mặt khác, nguồn nhân lực làm công tác giáo dục, đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân phải được đặc biệt quan tâm và phát triển, đây là yếu tố quyết định tới chất lượng của nguồn nhân lực nói chung. Nguồn nhân lực làm chức năng quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý văn hóa ­ xã hội phải được đào tạo cơ bản, toàn diện, đòi hỏi phải có kiến thức sâu, rộng, có phẩm chất đạo đức trong sáng để hoàn thành tốt chức năng và trách nhiệm của mình; đẩy mạnh khuyến học, khuyến tài đi đôi với nâng cao vai trò quản lý nhà nước về giáo dục ­ đào tạo. Đồng Nai hiện có 5 trường đại học, 9 trường cao đẳng và cao đẳng nghề, 8 trường trung cấp và 10 trung tâm đào tạo nghề làm nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình CNH – HĐH của tỉnh. Phát triển các hình thức đào tạo nghề theo 3 hướng liên kết với các cơ sở liên doanh. Đào tạo nghề gắn với nhu cầu thị trường, cung cấp đội ngũ công nhân tay nghề tinh thông, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp. Sự gắn kết giữa đào tạo ­ nghiên cứu­ sản xuất, kinh doanh; thiết lập quan hệ hợp tác giữa các tổ chức KH&CN trong vùng theo mô hình 3 nhà “Nhà nước, nhà trường và nhà đầu tư” sẽ góp phần khắc phục điểm yếu hiện nay là đào tạo không có địa chỉ cũng như khó khăn về kinh phí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu mới của nhà đầu tư. Mô hình này đang được áp dụng khá tốt tại các trường lớn là Đại học Đồng Nai, Đại học Lạc Hồng, Đại học Công nghệ Đồng Nai và Cao đẳng Vinatex, đặc biệt là sự gắn kết giữa nhà trường và đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp tại Tỉnh. Xây dựng trung tâm đào tạo chất lượng cao và trung tâm dạy nghề, có phương án liên doanh với nước ngoài. Nghiên cứu xây dựng trung tâm khoa học và chuyển giao công nghệ có tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế qua việc xây dựng Đại học Công nghệ Nai. Cao đẳng Sonadezi … là nơi cung cấp nhân lực trình độ cao cho Tỉnh và cả vùng Đông Nam Bộ. Đông Nam bộ là nơi tập trung nhiều cơ sở đào tạo nên lượng sinh viên học tập trên địa bàn là rất lớn, nhưng chủ yếu ở TP.HCM. Vùng này có nhiều cơ hội làm việc, do đó sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có nguyện vọng làm việc tại một số địa phương có nền kinh tế phát triển như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai nên Tỉnh cần thực hiện cơ chế phát hiện nhân tài ngay khi còn là sinh viên trong các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu. Tỉnh cũng cần chú trọng hơn nữa trong việc đào tạo nhân tài đặc biệt là nguồn học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, đầu tư và nâng cấp trường THPT Long Khánh thành trường chuyên và xây dựng các trường THPT chất lượng cao tại các huyện. Song song với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nước, việc chú trọng thúc đẩy quá trình đào tạo ngoài nước, đưa các sinh viên xuất sắc, giáo viên, cán bộ quản lý học tập, tu nghiệp ở các trường đại học, viện nghiên cứu quốc tế có uy tín sẽ góp phần tích cực trong việc xây dựng nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ đất nước trong tương lai. Tiếp tục tăng cường đào tạo giáo dục đại học, ưu tiên các ngành khoa học và công nghệ (bao gồm cả nông nghiệp). Giáo dục trung học tập trung vào việc tăng cường chất lượng và hướng nghiệp hơn là việc đơn thuần dành nhiều chỗ cho những học sinh đã tốt nghiệp tiểu học. Giáo dục tiểu học cần được nâng cao chất lượng và mở rộng để đạt yêu cầu phổ cập giáo dục. Thực hiện giáo dục và đào tạo trên những nguyên tắc mới: xã hội hóa, dân chủ hóa và nhân văn hóa. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa giáo dục và thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo nhân lực, khắc phục cách thị trường hoá nhà trường và dạy học kiếm lợi nhuận. Hình thành thị trường đào tạo nhân lực gắn với thị trường lao động ­ việc làm. Xây dựng hệ thống các chuẩn đào tạo trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp. Bảo đảm sự thích ứng giữa đào tạo và sử dụng. Thực hiện xã hội hoá giáo dục. Tăng cường đầu tư 4 cho giáo dục từ nhiều nguồn. Nhà nước, xã hội, doanh nghiệp, hỗ trợ quốc tế, tính đủ chi phí đào tạo các loại hình để bảo đảm chất lượng. Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích phát triển các loại hình giáo dục ngoài công lập. Tăng cường sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội ­ nghề nghiệp trong sự nghiệp phát triển giáo dục, đặc biệt là trong công tác hướng nghiệp, đào tạo và bồi dưỡng nghề nghiệp. Khuyến khích phát triển lao động kỹ thuật Tập trung đầu tư phát triển hệ thống đào tạo nghề (bán lành nghề, lành nghề, trình độ cao), bậc đào tạo từ sơ cấp đến trung học, cao đẳng và đại học nghề, củng cố, sắp xếp hệ thống đào tạo nghề hiện có của Đồng Nai cần phải đi tiên phong trong việc liên kết và tăng cường đào tạo công nhân kỹ thuật gắn với nhu cầu sử dụng của các khu công nghiệp. Thực hiện tốt đào tạo liên thông trong hệ thống đào tạo nghề và liên thông với các bậc đào tạo khác, để tạo điều kiện cho công nhân hiện có ở các khu công nghiệp nâng cao trình độ cũng như khả năng tiếp cận với kỹ thuật ngày càng hiện đại của các dây chuyền công nghệ. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một yêu cầu tất yếu khách quan của quá trình CNH ­ HĐH ở tỉnh Đồng Nai. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa khai thác được lợi thế trong phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa phục vụ hiệu quả mục tiêu phát triển theo chiều sâu và nâng cao năng lực cạnh tranh của cả tỉnh. Các sở, ban, ngành tỉnh Đồng Nai cần phối hợp để thực hiện hiệu quả các giải pháp trên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tỉnh: Sở Lao động – thương binh và xã hội, cục Thống kê Đồng Nai cần có những điều tra nhu cầu nguồn nhân lực hằng năm để xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực chính xác, có quy hoạch và phù hợp với thực tiễn yêu cầu phát triển của quá trình CNH – HĐH. Sở giáo dục đào tạo, các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề phải gắn việc đào tạo với nhu cầu lao động của xã hội. Xây dựng chương trình học tập thực tế sâu sát đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Ngoài việc dạy nghề, cần phải chú trọng đào tạo nhân cách người lao động, nâng cao tác phong công nghiệp, các kĩ năng xã hội để sản phẩm đào tạo sẵn sàng hòa nhập cùng sự phát triển của xã hội. UBND Tỉnh cần chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh thể lực và phẩm chất, đạo đức của người lao động, có những chương trình, đề án cụ thể để phát triển nguồn nhân lực toàn diện vì đây là điểm yếu của nguồn nhân lực Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kỷ yếu hội thảo văn hoá, con người và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI (Hội đồng lý luận TW và Viện KHXH Việt Nam, Hà Nội 2004) 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn