Xem mẫu

  1. Giải cứu doanh nghiệp để tránh 'phá hủy tai hại' Một trong những thách thức đang nổi lên của kế hoạch tái cấu trúc nền kinh tế là sức khoẻ của cộng đồng doanh nghiệp yếu dần. Trong các nguyên nhân, có những lý do nội tại của doanh nghiệp, song nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bất ổn của kinh tế vĩ mô... Số lượng doanh nghiệp theo đăng ký tính đến nay là trên 663.800, trong khi số doanh nghiệp đang hoạt động là hơn 468.600, bằng 70,6% tổng số doanh nghiệp đăng ký. Số doanh nghiệpđang hoạt động hiện nay nhiều gấp 4,1 lần năm 2006 và gấp 10,9 lần năm 2000. Không chỉ lớn lên về số lượng, các chỉ tiêu liên quan, như lao động, vốn sản xuất - kinh doanh, giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn, doanh thu thuần, lợi nhuận nộp ngân sách cũng có sự chuyển dịch quan trọng về cơ cấu. Đó là, trong khi tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh, thì tỷ trọng doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại tăng nhanh và chiếm chủ yếu. Quan trọng hơn, tính “doanh nghiệp” trong nền kinh tế thị trường khác hẳn với thời kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Đặc biệt, nếu trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, Nhà nước phải đi vay nợ để “nuôi” doanh nghiệp, thì nay doanh nghiệp đã “nuôi” lại Nhà nước. Năm 2009, các doanh nghiệp còn có nguồn lực được tích lũy từ những năm tăng trưởng cao, cộng với hỗ trợ lãi suất (4%) và lãi suất vay ngân hàng còn ở mức thấp (10%), nên lãi suất thực trả thấp (6%). Nhưng từ năm 2011 đến
  2. nay, do lạm phát, lãi suất vay cao, tăng trưởng tín dụng thấp, nguồn lực được tích lũy từ các năm trước bị cạn kiệt, cộng thêm tồn kho tăng cao và diễn ra ở hầu hết các ngành, lĩnh vực…, nên riêng năm 2011, đã có 50.000 doanh nghiệp ngừng sản xuất, phá sản, chiếm trên 10% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động; 7 tháng đầu năm 2012, có thêm trên 30.000 doanh nghiệp ngừng sản xuất, phá sản. Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả năm 2012, số doanh nghiệp ngừng sản xuất, phá sản có thể lên đến 50.000. Tăng trưởng kinh tế quý I/2012 ở mức thấp nhất so với tốc độ tăng của cùng kỳ 3 năm qua. Mặc dù tốc độ tăng trưởng quý II cao hơn quý I, nhưng nếu tính chung 6 tháng đầu năm nay, lại có mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây. Sự suy giảm tăng trưởng, doanh nghiệp ngừng sản xuất và phá sản, đẩy tồn kho tăng cao, nợ xấu lớn, tăng thêm và người lao động mất và thiếu việc làm, càng làm cho sức mua giảm, lại dẫn đến tồn kho cao, nợ xấu lớn. Trước thực trạng trên, việc cứu doanh nghiệp là rất cấp bách. Tuy nhiên, việc cứu doanh nghiệp hiện cũng có sự khác biệt lớn về nhiều mặt. Sự khác biệt lớn nhất là về tư duy. Nhiều người cho rằng, việc phá sản trong kinh tế thị trường là bình thường, thậm chí về lý thuyết đó còn là “sự hủy diệt sáng tạo”. Về thời gian, tình trạng khó khăn của doanh nghiệp đã kéo quá dài, tác động xấu tới nền kinh tế. Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Lâm Đồng, ông Nguyễn Bá Thuyên trong kỳ họp Quốc hội mới đây nhận xét: “Cử tri cho rằng, nền kinh tế cũng như cơ thể con người. Nếu bị hắt hơi, xổ mũi chỉ cần uống thuốc là khỏi ngay. Còn để đến khi người đã chết, hoặc ốm nặng mới
  3. đổ xô vào cứu, thì người chết không bao giờ sống lại được và ốm nặng thì cũng chậm phục hồi”. Đề cập giải pháp cứu doanh nghiệp hiện nay, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM, ông Trần Du Lịch ví von: “Giống như động thái cho người mù cặp kính”. Gọi là “đổ xô”, nhưng vẫn chỉ là “kỳ vọng” đối với tuyên bố của các nhà quản lý điều hành chính sách vĩ mô. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, “doanh nghiệp nên cố gắng trong thời điểm khó khăn hiện tại, vì sau giai đoạn khó khăn, sẽ có lối ra ổn định, bền vững…”. Bộ trưởng Bộ Công thương cũng hứa hẹn: “Chúng tôi sẽ tổng hợp và trình ngay Chính phủ, cũng như gửi các bộ, ngành để xem xét và ban hành những giải pháp cụ thể gỡ khó cho doanh nghiệp”. Cũng do sự khác biệt về tư duy giải cứu, mà về giải pháp và liều lượng, đối tượng cũng có nhiều điểm khác nhau. Thứ nhất, về giải pháp, xu hướng là tập trung cho việc hạ lãi suất (mà chủ yếu và trước hết là hạ lãi suất huy động - có tính gián tiếp, sau mới đến hạ lãi suất cho vay rất chậm và chênh lệch giữa lãi suất cho vay với lãi suất huy động còn rất lớn), trong khi điều kiện cho vay có xu hướng chặt chẽ hơn để giảm nợ xấu và điểm nghẽn về tiêu thụ chưa được quan tâm. Thứ hai, về liều lượng, nghiêng về hỗ trợ nhiều hơn là giải cứu và kích cầu. Về đối tượng, tuy nông, lâm nghiệp - thủy sản là ưu tiên, nhưng dư nợ tín dụng cuối tháng 4/2012 của nhóm ngành này giảm 0,54% và chỉ chiếm 8,83%, thấp xa so với tỷ trọng 22% trong GDP… Tư duy “sự phá hủy sáng tạo” về mặt lý thuyết chỉ có ý nghĩa trong thực tế đối với những doanh nghiệp vì lý do chủ quan, còn những doanh nghiệp gặp khó khăn chủ yếu do nguyên nhân khách quan mà bị ngừng việc, phá sản thì
  4. đó là “phá hủy tai hại”. Hơn nữa, số lượng doanh nghiệp bị ngừng hoạt động, phá sản chiếm 10 - 20% tổng số, thì đó là sự nguy hiểm. Nguy hiểm đối với tăng trưởng kinh tế (nếu cả năm tăng dưới 5,32%, thì tăng trưởng năm 2012 không chỉ là “đáy” từ năm 2010, mà còn là “đáy” từ nă m 2000); nguy hiểm đối với các ngân hàng thương mại khi nợ xấu đã cao, lại còn tăng lên (cũng đã ở mức trên 10%); nguy hiểm đối với người lao động, vừa là vấn đề sức mua có khả năng thanh toán, tức là tiêu thụ, giảm tồn kho, vừa là vấn đề an sinh xã hội… Vì vậy, các giải pháp phải mang tính trực tiếp. Trực tiếp giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, trong đó có cơ cấu lại nợ, thực sự giảm lãi suất về dưới 15% đối với nợ cũ. Giảm thuế giá trị gia tăng để doanh nghiệp giảm giá bán. Cẩn trọng trong việc tăng giá đầu vào, nhất là giá điện, giá xăng dầu, tỷ giá VND/ngoại tệ. Doanh nghiệp giảm giá bán để tăng tiêu thụ, giảm tồn kho. Giảm thuế thu nhập cá nhân để tăng sức mua có khả năng thanh toán. Đẩy mạnh kiên cố hóa kênh mương, kiên cố hóa mặt đường và những công trình theo chương trình xây dựng
nguon tai.lieu . vn