Xem mẫu

PGS. TS. THÁI VĨNH THẮNG TỈ CHỨCVÀKIẾMSOÁT QUYỀN Lực NHÀ NƯỚC (Sách chuyên khảo) NHÀ XUẤT BẢN Tư PHÁP HÀ NỘI - 2011 LỜI GIỚI THIỆU Trong tác phẩm “i?à/7 \`ề khế ước xã hội” (Du contrat social) viết năm 1762, khi bàn về việc tổ chức và kiểm soát quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước, Jean Jacques Rousseau đã từng viết; “Nếu các thiên thần cai quản thì không cần phải có sự kiểm soát đối với chính quyền từ bên ngoài và bên trong... Điều khó khăn nhất là ờ chỗ: trước hết, chính quyền phải có khả năng kiểm soát những người bị quản lý, kế tiếp, chính quyền phải có nghĩa vụ íiểm soát lẫn nhau”. Mặc dù nhận định trên đây được Rousseau đưa ra cách đây 249 năm nhưng đến nay nó vẫn còn giá trị. Khoa học về quản lý nhà nước ngày nay đã tiến bộ vưọt bậc nhưng công nghệ tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước vẫn còn nhiều điều bất cập. ở nước này hay nước khác, quyền lực nhà nước vẫn còn bị lạm dụng, nạn tham nhũng trong bộ máy nhà nước vẫn tồn tại là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân không kiểm soát được đầy đủ quyền lực nhà nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đà chỉ rõ “nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Suy cho cùng, phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước cũng là dể cho bộ máy nhà nước hoại động nhịp nhàng, quyền lực nhà nước được thống nhất và thông suốt, nhờ đó mà bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cao, hạn chế được sự lạm dụng quyền lực và tham nhũng. Với tư duy như vậy, tác giả cuốn sách: “Tớ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước’` muốn phân tích và lý giải cách thức tồ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước trong các kiểu và mô hình nhà nước khác nhau nhằm tìm ra những nguyên lý, những bài học kinh nghiệm để phục vụ công cuộc xây dựng và hoàn thiện việc tô chức bộ máy nhà nước ta phù họp với các đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhà xuất bản Tư pháp trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách này và mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng góp và phê bình của bạn đọc để việc tái bản lần sau được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, íháng 6 năm 2011 NHÀ XUẤT BẢN T ư l’HÁP LỜI TÁC GIẢ Trong nhiều năm miệt mài làm công tác nghiên cửu và giảng dạy các chuyên đề sau đại học tại Đại học Luật Hà Nội, vấn đề tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước là vấn đề tôi đặc biệt quan tâm. Nhất là gần đây, khi được tham gia đề tài khoa học cấp nhà nước: “ Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ờ Việl Nam” do GS.TS. Trần Ngọc Đường làm chủ nhiệm đề tài, tôi được giáo sư phân công viết phần về nhà nước phong kiến, tư sản, Liên Xô cũ và các nước Trung, Đông Âu. Nhờ đó, tôi đã tích lũy được nhiều tài liệu trên lĩnh vực này. Càng nghiên cứu tôi càng thấy vấn đề tố chức và kiểm soát quyền lực nhà nước là vấn đề phức tạp và hấp dẫn từ khi nhà nước ra đời cho đến tận ngày nay, Vì vậy, việc nghiên cứu chủ đề trên đây là bước tiếp chặng đường mà các nhà khoa học đi trước đã dày công nghiên cứu. Đến lượt mình, tôi cũng mong rằng những thông tin có trong cuốn sách này có thể là sự gợi m ở cho các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, phát hiện, khám phá để góp phần xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nhân dịp xuất bản cuốn sách này, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu săc tới GS.TS. Trần Ngọc Đường, người đã khích lệ và giúp đỡ để tôi hoàn thành công trình này; xin chân thành cảm ơn Nhà 7 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn