Xem mẫu

TS. NGUYỄN ĐỨC CHÍNH (Chủ biên) Tố CHỨC THỪA PHÁT LẠI NHÀ XUẤT BÀN Tư PHÁP HÀ NỘI - 2006 TẬP THỂ TÁC GIẢ: 1. TS. Nguyễn Đức Chính {Chủ biên) 2. TS. Chu Hải Thanh, Học viện Tư pháp 3. Ngô Minh Hồng, sở Tưpháp thành phô Hồ Chí Minh 4. ThS. Đỗ Thu Thuỷ, Bộ Tư pháp 5. ThS. Nguyễn Trí Hoà, sở Tư pháp thành phô` Hồ Chí Minh 6. Luật sư Điền Đức Thành, cựu thừa phát lại LỜI GIỚI THIỆU Đối với thê hệ cán bộ, công chức của chúng ta hiện nay, chế định thừa phát lại hình như nghe có vẻ xa lạ. Còn đôi với các nưóc thì thừa phát lại tồn tại đã từ lâu (ví dụ: ồ Pháp trên 100 năm) và thừa phát lại hiện diện ở phần lớn các quốc gia trên thế giới. Tại nưốc ta, chế định thừa phát lại cũng đã có dưới thời Pháp thuộc và ỏ miền Nam Việt Nam trưốc năm 1975. ở Việt Nam, tổ chức thừa phát lại chính thức được ghi nhận: - ở Nam kỳ bởi “Bộ dân sự tố tụng Nam Việt" ban hành kèm Nghị định ngày 16/3/1910. - ở Trung kỳ bởi “Bộ dân luật Trung năm 1936 ■1939”, ban hành kèm Bộ hộ sự, thương sự tô" tụng Trung Việt năm 1942. - ở Bắc kỳ bởi “Bộ dân luật Bắc 1931", ban hành kèm Bộ dân sự tô" tụng Bắc năm 1917. Tuy được quy định ở các bộ luật khác nhau ở 3 miền và dưới các tên gọi khác nhau như: chưởng toà, mõ toà, thừa phát lại nhưng tổ chức thừa phát lại đều có nhiệm vụ giốhg nhau, đó là: - Tại phiên toà, họ là hiệu địch viên, thừa tác viên, làm công việc báo tin Toà đăng đường, Toà bê mạc hay trong khi xét xử gọi tên các đương sự, nhân chứng và thi hành mệnh lệnh giữ trật tự của Thẩm phán. - Ngoài pháp đình, thừa phát lại có bổn phận lập các chứng thư để làm chứng cứ, thi hành mọi giấy tò về tư pháp, tống đạt trát đòi hoặc triệu hoán trạng ra trước Toà án để dự phiên xử, tông đạt giấy đòi nỢ, đuổi nhà, vi chứng thi hành án trục xuất, phát mại tài sản... ở miền Bắc, chế định thừa phát lại biến mất cùng với việc thua trận, rút quân của quân đội Pháp. 0 miền Nam, thừa phát lại cũng không tồn tại đã 30 năm kể từ khi giải phóng miền Nam năm 1975. Trước đây, ỏ miền Bắc cũng như cả nước Việt Nam nói chung sau ngày giải phóng đất nước, đã tồỉi tại nền kinh tế tập trung, việc phân chia sản phẩm lao động xã hội chủ yếu theo cơ chế bao cấp, nên các tranh chấp dân sự, kinh tê không đáng kể, ít phức tạp. Cơ quan nhà nước thưòng can thiệp vào các giao dịch dân sự, kinh tế, thậm chí khi có tranh chấp thì nhà nước cũng giúp luôn việc cử người bào chữa. Hiện nay, khi nhà nước thực hiện cơ chế thị trường, các quan hệ kinh tế thị trường phát triển rất mạnh mẽ, kéo 6 theo cic tranh chấp cũng xáy ra khá đa dạng, phức tạp, làm nảy sinh nhiều nhu cầu pháp lý khác nhau. Từ các nhu cầu này, nhà nưổc đã hình thành nhiều tổ chức có nhiệm vụ hồ trỢcho các cơ quan pháp luật cũng như cung cấp dịch vụ pháp lý cho xã hội, cụ thể như tổ chức luật sư, tổ chức công dứng, các văn phòng tư vấn pháp luật, tổ chức trọng tài thưíng mại, tổ chức giám định tư pháp... Bên cạnh đó, cũng co thể nói, trong lĩnh vực dân sự, tô" tụng dân sự của nưổc ti hiện tại hầu như gánh nặng điều tra, thu thập chứng ;ứ, xác minh hiện trạng, lấy lòi khai, tiến hành dàn xếp h(» giải... đến việc cung cấp, tống đạt các văn bản tô" tụng (Ên sự đều do các cơ quan nhà nước bao cấp thực hiện. Chính gánh nặng này và với bộ máy chưa đầy đủ về nhân iự, phương tiện làm việc còn thiếu thốh, năng lực chuyêr môn chưa đáp ứng yêu cầu nên tình trạng tồn đọng, cuá hạn, sự bất cập của các cơ quan nhà nước so vối yêu cầi của xã hội là điều khó tránh khỏi. Năĩi 1995, khi Bộ luật dân sự đầu tiên của nước ta đưỢc bin hành, Bộ Tư pháp đã giao cho sở Tư pháp thành phô" Hc Chí Minh nghiên cứu đề tài: “Những cơ sở lý luận và thw tiễn về định chế thừa phát lại”. Đề tài đã được nghiện thu, xếp loại xuất sắc. Gần đây, Bộ Chính trị tiếp tục có Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cá cách tư pháp đến năm 2020, giao cho ngành tư pháp rghiên cứu đề xuất để thành lập tổ chức thừa phát lại, trién khai ứng dụng trong thực tế đòi sông xã hội. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn