Xem mẫu

114

Thưxyng m ại điện tử

C hương 3

CÁC HÌNH THỨC TRONG
GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỦ






3.1. TỐNG QUAN VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ
Theo luật Giao dịch điện tử của nước Cộng hòa xà hội chủ
nghĩa Việt Nam: '"Giao dịch điện tử là giao dịch có sử dụng thông
điệp dữ liệu được thực hiện bằng phương tiện điện từ. ”

-Phân loại thương mại điện tử theo mục tiêu ứng dụng:
+ Mua - bán hàng hoá và dịch vụ - chợ điện tử
+ Tạo điều kiện cho trao đổi thông tin hợp tác ciữa các doanh
nghiệp và nội bộ doanh nghiệp
+ Cung cấp dịch vụ khách hàng

-Phân loại theo bản chất giao dịch:
Giao dịch thưong mại điện tử (Elecữonic commerce ừ-ansaction),
với chữ “thương mại” được hiểu với đầy đủ các nội dung đã ghi
trong Đạo luật mẫu về Thương mại điện tử cúa Liên Họp quốc,
diễn ra bên trong và giữa ba nhóm tham gia chủ yếu: (I) doanh
nghiệp (Business), (2; chính phù (Government), (3) người tiêu
dùng (Consumer).
Các giao dịcỉi ỈÌCÌV được tiên hành ở nhiều cap đô khác nhau,
bao gồrn:
+ B2C - Giữa doanh nghiệp với người liêu thụ; Mục dicn CLIÓI
cùng là dẫn tới việc người tiêu thụ có thể mua hàng tại nhà mà
không cần tới cửa hàng (home shopping).

Chương 3 - Các hình thức trong giao dịch thương mại điện tử _______ 115

+ B2B - Giữa các doanh nghiệp với nhau: Trao đổi dữ liệu,
mua bán và thanh toán hàng hoá và lao vụ, mục đích cuối cùng là
đạt được hiệu quà cao trong sản xuất và kinh doanh.
+ B2G - Giữa doanh nghiệp với các cơ quan chính phủ: Nhằm
vào các mục đích (1) mua sắm chính phủ theo kiểu trực tuyến
(online govemment procurement), (2) các mục đích quản lý (thuế,
hải quan V.V.), ( 3 ) th ông tin.

+ C2G - Giữa người tiêu thụ với các cơ quan chính phủ: Các vấn
đề về (1) thuế, (2) dịch vụ hải quan, phòng dịch v.v.. ( 3 ) ửiông tin.
+ G2G - Giữa các chính phủ: Trao đổi thông tin.
+ P2P (Peer - to - Peer): Việc kinh doanh thương mại điện tử
giữa hai nhóm đối tượng trong đó người bán và người mua đều
là cá nhân. Ví dụ như VVebsite đấu giá trực tuyến www.ebay.com
hay các Website rao vặt... là nơi mà người mua và người bán đều là
cá nhân.
Trong các cấp độ giao dịch nói trên, giao dịch giữa các doanh
nghiệp với nhau là dạng chủ yếu của giao dịch thương mại điện tử,
và giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau chủ yếu dùng phương
thức trao đổi dữ liệu điện tử, tức trao đổi dữ liệu điện tử.
Cần lưu ý rằng, nếu chỉ xuất phát từ góc độ thuần tuý buôn bán
kinh doanh, và nhìn nhận thương mại điện tử chỉ như một thị
trường, thì hoạt động thương mại điện tử sẽ đóng khung trong mối
quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng và giữa các doanh
nghiệp và bao gôm bốn nhóm lớn:
-Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp;
-Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng;

116

_________ Thương m ại điện tử

-Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và chính phủ;
-Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng và chính phủ.
ở đây, chúng ta sẽ xem xét lần iượt cả bốn loại hình thương
mại điện tử kể trên nhưng sẽ tập trung chủ yếu vào hai hình thức:
Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (B2B), thương mại điện
tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C), hai hình thức đang
được triển khai rộng rãi frên thế giới và có tác dụng trực tiếp đến sự
phát ưiển cùa doanh nghiệp.
3.2. GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP
3,2.1. Khái niệm
ơ) Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp: Là hình thức
thương mại điện tử thực hiện giữa các doanh nghiệp trong đỏ các
giao dịch thương mại được thực hiện với sự hỗ trợ của các thiết bị
điện toán và mạng truyền thông, người ta còn gọi là e-B2B hay
thưòmg gọi là B2B. Thực ra vấn đề này không có gi mới bởi vì rất
nhiều giao dịch mà các doanh nghiệp thực hiện từ những năm 1980
ở Việt Nam và từ những năm 1950 trên thế giới đã sử dụng hình
thức trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange). Trong
thương mại điện tử, B2B chiếm tỷ trọng doanh số lớn, thường từ
80% - 90% doanh số.
Khi tham gia thưcmg mại điện tử B2B, các bên tham gia giao
dịch là doanh nghiệp mua, doanh nghiệp bán và doanh nghiệp trung
gian trực tuyến. Đây là bên thứ 3 thực hiện môi giới giao dịch trực
tuyến giữa người mua và người bán, nhà môi giới này có thể là ảo
hoặc có thể vừa truyền thống kết họp với ảo.
b)
Trao đổi dữ liệu điện tử trao đối dữ liệu điện tử: Là một
hình ứiức sơ khai của B2B và mạng Internet là một làn sóng mới.

Chương 3 - Các hình thức trong giao dịch thương m ại điện tử _______ 117

Từ những năm 1980 các doanh nghiệp đã sử dụng hình thức trao
đổi dữ liệu điện tử để điện tử hoá việc chỉ đạo và quản lý các giao
dịch kinh doanh. Một số trong các giao dịch đó bao gồm việc gửi
nhận các đơn đặt hàng, hoá đơn và các vận đơn hàng hoá. Trao đôi
dữ liệu điện tứ là một hình thức để làm mở rộng hiệu quả và tận
dụng năng lực của các phương tiện vi tính cùa các tố chức kinh
doanh. Nhưng chi phí lớn cho việc bảo tri các thiết bị mạng của
hinh thức này nằm ngoài tầm với của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thêm vào đó, các hệ thống này không được mềm dẻo, khi kết nối
thêm các doanh nghiệp mới vào mạng thì giá cả để cải tạo lại mạng
là rất lớn. Với sự ra đời của mạng Internet, các công ty (không kể
lớn nhò) có thể liên lạc với nhau trong môi trường điện tử với chi
phí thấp hơn rất nhiều. Các công ty có thể thực hiện việc giao dịch
đó theo nhiều cách, tuỳ theo họ là các nhà sản xuất hay nhà cung
cấp (mặc dù các khái niệm này đôi khi có thể lẫn lộn, nhà sản xuất
cũng có thể vừa là nhà cung cấp),
3.2.2. Các hoạt động
Khi ứng dụng thương mại điện từ giữa các tổ chức thương mại
có thể thích hợp với các loại hình kinh doanh sau:
a) Quàn Ịỷ nhà cung cấp:
Việc ứng dụng công nghệ điện tử giúp cho các công ty giảm
bớt số lượng các nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh tương ứng
bằng việc giảm bớt các hợp đồng mua hàng (PO), chi phí xử lý và
số lần quav vòne và bàng cách tãna số lượng hợp đồng mua hàng
với một vài người.
h) Quan lý hàng tồn kho:
Việc ứng dụng công nghệ điện tử đã rút ngắn chu kỳ; Đặt
hàng, chuyển giao, lập hoá đơn, thanh toán. Nấu những đối tác

118_____________________________________________ Thương m ại điện tử

quan trọng nhất cùa doanh nghiệp được kết nối bằng điện tử thì các
thông tin trước kia phải gửi bằng thư điện tử hoặc Fax thì bây giờ
có thể truyền đưa thường xuyên. Các doanh nghiệp do đó cũng có
thể theo dõi các giấy tờ của mình và được bảo đảm chắc chắn là
chúng đã được tiếp nhận và do vậy mà hoàn ửiiện được khả năng
kiểm toán. Điều này sẽ giúp giảm bớt công việc kiểm kê, cải thiện
được tình trạng hàng tồn kho và loại bỏ được việc xuất hiện lệch
kho.
c) Quản lý phán bổ nguồn lực doanh nghiệp;
Công nghệ điện tử đáp ứng được yêu cầu truyền đưa các tài
liệu, giao hàng như các vận đơn, các hợp đồng mua bán, thông báo
trước khi giao hàng, các khiếu nại thương mại và cung cấp khá
năng quản lý nguồn lực đủ tốt bằng việc bảo đảm bản thân các giấy
tờ chuẩn xác hơn.
d) Quản lý kênh thông tin:
Các ứng dụng điện tử cho phép nhanh chóng phát tán những
thông tin về các điều kiện tác nghiệp đang thay đổi đến các đối tác
thương mại.
Các thông tin về kỹ thuật, sản phẩm, giá cước trước khi được
yêu cầu ỉặp đi lặp lại qua một cuộc đàm thoại và nhiều giờ lao động
căng thắng bây giờ có thể dễ dàng tìm thấy trên bảng tin điện tử
tóm tẳt.
Bằng việc kết nối thông tin giữa nhà sản xuất với các nhà phân
phổi quốc tế và mạng các nhà bán lại, các doanh nghiệp có thể loại
bỏ hàng ngàn giờ lao động và bảo đảm việc chia sẻ thông tin một
cách chuẩn xác hơn nhiều.

nguon tai.lieu . vn