Xem mẫu

  1. 13 CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN VỚI GIÁ THẤP HƠN GIÁ MUA CÓ PHẢI NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN KHÔNG? Tình huống: Ông H làm công nhân cho Công ty sản xuất Da giày BT gần 30 năm. Trong thời gian này, ông đã dành dụm được 800 triệu đồng dự định gửi tiết kiệm để dưỡng già. Tuy nhiên, tháng 3/2018, ông H nhận thấy khu vực huyện B nơi ông ở giá nhà, đất có xu hướng tăng lên chóng mặt. Cách nhà ông 59
  2. khoảng 400m có căn nhà cuối năm 2016 bán 1,2 tỷ đồng, nhưng đến tháng 8/2017, đã bán lại được 2 tỷ đồng. Ông nhẩm tính, với đà tăng giá bất động sản như trên thì lợi nhuận từ việc mua bán bất động sản cao gấp mấy lần tiền lãi gửi ngân hàng. Vì vậy, ông quyết định đầu tư vào bất động sản. Sau gần một tháng tìm hiểu, ông được người bạn giới thiệu có lô đất mặt tiền đường hẻm 5m trên đường K, thị trấn T, huyện B, diện tích 100m2, được rao tin chuyển nhượng với giá 800 triệu đồng. Thấy lô đất này hợp túi tiền và được nhiều người tư vấn là giá đất còn tăng trong thời gian tới, nên ông quyết định đồng ý chuyển nhượng vào tháng 9/2017. Sau 1 tháng làm các thủ tục, giấy tờ, lô đất nêu trên đã được sang tên cho ông H. Ngay lúc này, đã có người tìm ông và trả giá 1 tỷ đồng để ông sang nhượng lô đất đó, nhưng ông chưa đồng ý vì tin rằng giá sẽ còn tăng. Tuy nhiên, tháng 5/2018, vợ ông phát hiện bị bệnh ung thư phổi. Bác sĩ tư vấn là gia đình cần có số tiền lớn để chạy chữa cho bà. Ông quyết định rao tin muốn chuyển nhượng lô đất trên. Tuy vậy, lúc này, cơn sốt khu đất trên đã hạ nhiệt. Có một người đồng ý mức chuyển nhượng, nhưng chỉ trả giá 750 triệu đồng cho lô đất này. Vì muốn nhanh chóng có tiền trị bệnh cho vợ, ông H đành đồng ý mặc dù biết rằng giá như vậy là thấp hơn lúc ông mua lô đất trước đó. 60
  3. Khi làm thủ tục sang tên lô đất, cơ quan thuế yêu cầu ông H nộp thuế thu nhập cá nhân cho hoạt động chuyển nhượng bất động sản nêu trên. Ông H không đồng ý vì cho rằng lúc đầu ông phải trả 800 triệu đồng và giờ chuyển nhượng với giá 750 triệu đồng là bị lỗ, nên ông không có thu nhập. Vậy trong trường hợp này, ông H có phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho hoạt động chuyển nhượng bất động sản không? Trả lời: Thu nhập của ông H trong trường hợp trên là thu nhập có được từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Đây là thu nhập được tính thuế thu nhập cá nhân theo Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2014, vậy nên thu nhập này phải chịu sự điều chỉnh của thuế thu nhập cá nhân. Lập luận của ông H sẽ đúng nếu đối chiếu với các quy định pháp luật thuế áp dụng từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2014. Trong khoảng thời gian này, theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân có 2 cách tính thuế thu nhập cá nhân cho thu nhập có được từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản của cá nhân là1: 1. Tham khảo các Điều 14, 23 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (khi luật này chưa được sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2014). 61
  4. Cách 1: Thuế thu nhập cá nhân = (Giá bán - giá mua - chi phí liên quan) x 25% Theo cách tính này, ông H mua 800 triệu đồng và bán 750 triệu đồng nên không có thêm thu nhập từ lợi nhuận bán bất động sản và không phải nộp thuế. Cách 2: Thuế thu nhập cá nhân = Giá chuyển nhượng bất động sản x 2% Theo cách tính này, Nhà nước không quan tâm đến giá mua trước đây mà chỉ quan tâm, quản lý phần giá bán bất động sản. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2015, khoản 6 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế năm 2014 đã thay đổi cách tính thuế đối với thu nhập có được từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản như sau: “Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định là giá chuyển nhượng từng lần”. Do vậy, lập luận của ông H trong trường này là chưa chính xác. Theo đó, trong trường hợp này, cách tính thuế thu nhập cá nhân của ông H như sau: Thuế thu nhập cá nhân = Giá chuyển nhượng bất động sản x 2% = 750 triệu đồng x 2% = 15 triệu đồng Lưu ý: Trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá đất hoặc giá đất trên hợp 62
  5. đồng chuyển nhượng thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng đất là giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai. 63
  6. 14 TÀI SẢN CÓ ĐƯỢC KHI LY HÔN CÓ CHỊU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN KHÔNG? Tình huống: C và D là cặp đôi “thanh mai, trúc mã” trong thị trấn B, huyện H, tỉnh Đ. Tháng 6/2013, C và D nên vợ, nên chồng. Để tạo điều kiện cho vợ chồng C và D làm ăn sinh sống, gia đình anh C đã cho họ 64
  7. một nền đất diện tích 150m2 trên đường Q, còn gia đình chị D cho 500 triệu đồng để xây nhà và làm vốn kinh doanh. Hai vợ chồng anh C dành ra 250 triệu đồng để xây trên đó một căn nhà nhỏ và mở tiệm tạp hóa kinh doanh. Sau 4 năm chí thú làm ăn, hai vợ chồng đã mở rộng tiệm tạp hóa thành đại lý phân phối mặt hàng sữa các loại cho toàn thị trấn. Tuy nhiên, từ ngày có chút tài chính, anh C đã không còn quan tâm nhiều đến vợ nữa vì chị D chỉ biết buôn bán và lo con cái, không chịu chăm sóc mình, lại không sinh được con trai cho anh C. Anh C ngày càng mải mê chơi bời, buông thả bản thân. C sau đó tán tỉnh và gặp gỡ L, một cô gái 19 tuổi. C đồng ý cấp dưỡng cho L mỗi tháng 20 triệu và một số sinh hoạt phí phát sinh khác. L trở thành “bà nhỏ”, ngày càng được C chiều chuộng hơn khi L mang thai và được xác định là con trai thì L thay đổi hẳn. Cô không cam chịu thân phận “bà nhỏ” mà muốn có danh phận rõ ràng. C quyết định nộp đơn ly dị để dễ dàng đến với L và chính thức chăm lo cho con trai của mình. Tại Tòa khi giải quyết ly hôn, C và D đã thỏa thuận chia cho D căn nhà trước đây được tạo lập từ tiền hai bên cho và 2 tỷ đồng tiền mặt, còn C sẽ nhận 2 tỷ đồng cùng với lô đất trên đường quốc lộ. Tuy nhiên, lô đất trên đường quốc lộ lại do chị D đứng tên nên khi chia thì chị D đã làm thủ tục 65
  8. chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho anh C. Vậy khi làm thủ tục này, anh C có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? Trả lời: Theo quy định của pháp Luật thuế thu nhập cá nhân, chị D chuyển nhượng quyền sử dụng đất sang cho anh C thì hoạt động này sẽ làm phát sinh thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, về bản chất, việc chị D chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ chị D sang cho anh C không phải là hành vi mua, bán chuyển nhượng đất phát sinh lợi nhuận, mà là hoạt động chuyển nhượng đất để thực hiện thỏa thuận khi ly hôn đối với tài sản chung của vợ và chồng. Vậy nên, theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì: “Trường hợp bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) do vợ hoặc chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản này thuộc diện được miễn thuế”. Do vậy, trong trường hợp này, anh C không phải thực hiện việc nộp thuế thu nhập cá nhân. 66
  9. 15 GIẢM TRỪ GIA CẢNH KHI TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Tình huống: Anh X đang là Giám đốc của một công ty cổ phần tại Việt Nam, có mức lương ổn định là 30 triệu đồng/tháng. Hiện nay, anh X đang phụng dưỡng mẹ già 80 tuổi và nuôi 2 con còn nhỏ (3 tuổi và 15 tuổi). Vợ anh X chỉ ở nhà chăm sóc mẹ và 2 con nên không có thu nhập. Ngày 10/12/2017, khi 67
  10. bộ phận nhân sự của công ty thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho anh X thì chỉ xác định mẹ và 2 con của anh X là người phụ thuộc để thực hiện thủ tục giảm trừ gia cảnh cho anh X. Anh X thắc mắc thì nhân viên phòng nhân sự trả lời rằng, mặc dù vợ anh X không có thu nhập nhưng vẫn trong độ tuổi lao động, không bị khuyết tật, không bị mất khả năng lao động nên không phải là người phụ thuộc của anh X. Anh X cho rằng việc trả lời trên là chưa đúng, vì việc vợ anh không đi làm là do phải lo chăm sóc mẹ già và con nhỏ chứ không phải là không muốn đi làm. Vì vậy, việc vợ anh phải phụ thuộc vào anh là hoàn toàn đúng. Vậy khi tính thuế thu nhập cá nhân, anh X sẽ được giảm trừ gia cảnh như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2014 và Điều 12 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP thì giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm 2 phần: - Giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế: 9 triệu đồng/tháng. - Giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc: 3,6 triệu đồng/tháng. 68
  11. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế. Theo quy định hiện hành, người phụ thuộc bao gồm: - Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) dưới 18 tuổi;  - Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật không có khả năng lao động;  - Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông mà không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức thu nhập 1 triệu đồng/tháng;  - Người ngoài độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị khuyết tật không có khả năng lao động mà không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức thu nhập 1 triệu đồng/tháng, bao gồm: Vợ hoặc chồng của người nộp thuế; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ nuôi hợp pháp, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của người nộp thuế; Cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng. 69
  12. Như vậy, trường hợp của anh X vẫn được giảm trừ gia cảnh, cụ thể như sau: - Giảm trừ cho bản thân người nộp thuế: 9 triệu đồng/tháng. - Giảm trừ cho người phụ thuộc: + Mẹ (80 tuổi): Trường hợp này do anh X chưa nêu rõ về mức thu nhập của mẹ anh nên chưa đủ cơ sở để xác định mẹ anh có phải là người phụ thuộc của anh hay không. Bởi vì, cho dù bà đã ngoài độ tuổi lao động, nhưng nếu có thu nhập trên 1 triệu đồng/tháng thì bà vẫn không được coi là người phụ thuộc của anh X. + Hai con (3 tuổi và 15 tuổi): Do con anh X đang dưới 18 tuổi nên vẫn có thể là người phụ thuộc của anh X. + Vợ: Trường hợp này cũng chưa rõ các thông tin nên rất khó xác định vợ anh X có phải là người phụ thuộc của anh hay không. Bởi vì, dù vợ của anh không có thu nhập, nhưng nếu vợ anh vẫn còn trong độ tuổi lao động, không bị tàn tật dẫn đến không có khả năng lao động thì vẫn không được coi là người phụ thuộc của anh X. Vợ anh chỉ được coi là người phụ thuộc khi mặc dù còn trong độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động và không có thu nhập vượt quá mức quy định hiện nay là 1 triệu đồng/tháng. 70
  13. 16 XÁC ĐỊNH THU NHẬP ĐƯỢC GIẢM TRỪ GIA CẢNH ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CÓ NHIỀU KHOẢN THU NHẬP Tình huống: Hiện nay, anh Đ đang làm Trưởng phòng kiểm định chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp với mức lương 20 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, anh Đ còn góp vốn với một số người bạn thành lập 2 công ty trồng cà phê và tiêu. Sau mỗi năm, anh Đ được trả lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng từ 2 công ty này. Anh Đ có được giảm trừ gia cảnh khi 71
  14. nộp thuế thu nhập cá nhân không? Nếu có thì mức giảm trừ gia cảnh được tính như thế nào? Trả lời: Căn cứ quy định tại Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2014 và Điều 12 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, thì trong trường hợp này, anh Đ có hai khoản thu nhập là thu nhập từ tiền lương của trưởng phòng và thu nhập từ việc đầu tư vốn vào 2 công ty. Tuy nhiên, khi tính giảm trừ gia cảnh thì pháp luật hiện hành chỉ cho phép giảm trừ gia cảnh đối với thu nhập từ tiền lương. Còn thu nhập từ đầu tư vốn vào công ty thì không được giảm trừ gia cảnh. Do tình huống trên không trình bày cụ thể hoàn cảnh gia đình anh Đ nên chỉ có thể xác định thu nhập giảm trừ của anh Đ cơ bản như sau: - Giảm trừ gia cảnh cho bản thân anh Đ là: 9 triệu đồng/tháng. - Ngoài ra, tùy thuộc vào trường hợp cụ thể của gia đình anh Đ, ví dụ: nếu anh Đ có con, cha, mẹ, vợ (chồng) và có các chủ thể khác thỏa mãn các điều kiện tại Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2014, Điều 12 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP thì sẽ được giảm trừ cho mỗi người là 3,6 triệu/tháng mà không bị giới hạn người phụ thuộc. 72
  15. 17 XÁC ĐỊNH NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ NỘP THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRONG TRƯỜNG HỢP CHƯA CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Tình huống: Tháng 12/2017, vợ chồng anh T được chuyển nhượng 1 mảnh đất diện tích 100m2 ở tại trung tâm thành phố R, tỉnh K. Hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do bên chuyển nhượng đất cho gia đình anh T 73
  16. phải ra nước ngoài trong vòng 6 tháng nên anh Đ chưa làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy khi sử dụng mảnh đất này vợ chồng anh Đ có phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không? Trả lời: Theo quy định Điều 4 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 và Điều 3 Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì thông thường, người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì người nộp thuế được xác định như sau: Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau: - Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì người thuê đất ở là người nộp thuế; - Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì người nộp thuế được 74
  17. xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp thuế; - Trường hợp đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đang có tranh chấp, thì trước khi tranh chấp được giải quyết, người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất; - Trường hợp nhiều người cùng có quyền sử dụng một thửa đất thì người nộp thuế là người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng thửa đất đó; - Trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì pháp nhân mới là người nộp thuế. Như vậy, căn cứ theo các quy định pháp luật nêu trên, trong trường hợp này, gia đình anh T tuy chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng là người thực tế đang sử dụng mảnh đất đó thì gia đình anh Đ vẫn là người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. 75
  18. 18 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP CÓ TRANH CHẤP THÌ AI LÀ NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ NỘP THUẾ? Tình huống: Chị A có một mảnh đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng do không có nhu cầu sử dụng nên vẫn để không hơn 5 năm qua. Chỗ ở của chị A hiện nay cũng cách xa vị trí mảnh đất đó, nên chị cũng không lui tới trông coi. Gần đây, chị phát hiện ông B ở gần đó đã chiếm dụng mảnh đất này để làm nơi kinh doanh vật liệu xây dựng. 76
  19. Khi chị A yêu cầu ông B trả lại đất, thì ông B không đồng ý. Ông B cho rằng trong thời gian qua, ông B là người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho mảnh đất đó, nên ông phải là người có quyền sử dụng và điều này đã được Nhà nước thừa nhận. Chị A là người có quyền sử dụng đất, nhưng ông B lại là người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, như vậy có đúng không? Việc ông B nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho Nhà nước có đồng nghĩa với việc Nhà nước đã thừa nhận quyền sử dụng hợp pháp của ông B hay không? Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 và khoản 3 Điều 3 Thông tư số 153/2011/TT-BTC, thì người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là: Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau: 77
  20. - Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì người thuê đất ở là người nộp thuế; - Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp thuế; - Trường hợp đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đang có tranh chấp thì trước khi tranh chấp được giải quyết, người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất; - Trường hợp nhiều người cùng có quyền sử dụng một thửa đất thì người nộp thuế là người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng thửa đất đó; - Trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 thì pháp nhân mới là người nộp thuế. Như vậy, trường hợp của chị A thuộc trường hợp đất đã được cấp Giấy chứng nhận, nhưng đang có tranh chấp, thì theo quy định của pháp luật hiện hành, trước khi tranh chấp được giải quyết, người 78
nguon tai.lieu . vn