Xem mẫu

ThS. NGUYỄN NGỌC SƠN PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM ____ •___________•__________________________________________ NHỮNG VẤN ĐỀ LỸ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NHÀ XUẤT BẢN Tư PHÁP HÀ NÔI - 2005 LÒI NÓI dXu Hội nhập kinh tê quốc tê tạo ra cho Việt Nam nhiều cơ hội đểphát triển nhưng đồng thời củng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn. Những khó khăn mà chúng ta gặp phải không chỉ do năng lực cạnh tranh còn hạn chế mà còn do những biểu hiện không lành mạnh trong quan hệ thương mại quốc tếtừ các đối tác nước ngoài. Một trong những biểu hiện bất chính phổ biến được các định chế kinh tế quốc tê củng như các quốc gia quan tám là hành vi bán phá giá hàng nhập khẩu. Trong khoảng thờigian trên dưới một thế kỷ qua, pháp luật thương mại quốc tế củng như pháp luật của các quốc gia đã không ngừng hình thành và hoàn thiện chếđịnh pháp lý về việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá nhằm xây dựng một thị trường chung lành mạnh và ổn định. Vi thế, hiện nay, việc xăy dựng và áp dụng pháp luật chống hán phá giá không chỉ để đáp ứng nhu cầu bảo hộ ngành sản xuất trong nước mà còn là đòi hỏi bắt buộc mà các quôh gia đang phát triển phải thực hiện nếu muốn gia nhập vào thị trường chung. Trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập, vấn đề phá giá ở Việt Nam mới chỉ được quan tám trong một vài năm gần đây. Và cho đến tháng 4 năm 2004, chúng ta mới có văn bản pháp luật quy định một cách toàn diện vềphá giá cũng như thủ tục điều tra và áp dụng các biện pháp chổng bón phá giá. Đó là Pháp lệnh chổng hán phá giá hàng nhập kháu do Uy ban thường vụ Quốc hội thông qua vào ngày 29 tháng 4 năm 2004, có hiệu lực vào ngày 01 tháng 10 cùng năm. Sự ra đời của Pháp lệnh chông bán phá giá cóý nghĩa rất lớn đòi với sự nghiệp phát triển kinh tế đối ngoại nói riêng và sự nghiệp đổi mới nói chung. Các quy định của Pháp lệnh là công cụ pháp lý hữu hiệu để Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý đảm bảo sự lành mạnh của thị trường, là cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp tự vệ trước những tính toán không lành mạnh của các đối tác trong sự cạnh tranh cuả nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, do lần đầu tiên xáy dựng pháp luật vé vấn đề này nên Pháp lệnh chông bán phá giá còn nhiều vấn để cần được hướng dẫn cụ thê, nhất là cần xáy dựng một cơ chê thực thi có hiệu lực, hiệu quả. Sự phức tạp và nhạy cảm trong các quan hệ thương mại quốc tể cùng sự sáng tạo không mệt mỏi của con người trong kinh doanh với những tính toán tim kiếm lợi nhuận dã làm cho việc chống bán phá giá trở nên phức tạp. Trong điều kiện còn thiếu kinh nghiệm thực thi pháp luật vé chống bán phá giá, cộng thêm sự thiếu thôn về cán hộ có trinh độ trong lĩnh vực này, Việt Nam sẽ gặp nhiều vấn đề phải giải quyết về tổ chức thực hiện Pháp lệnh chống bán phá giá. V/ vậy, nhận thức một cách toàn diện những vấn đề lý luận cơ bản củng như những vấn đề đặt ra từ thực tiễn của thị trường Việt Nam, từ đó chuẩn bị các yêu cầu cần thiết cho việc thực thi Pháp lệnh đè góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng cùa pháp luật chống bán phá giá trong thực tiễn, trước hết là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp. Nhà xuất bản Tư pháp trán trọng giới thiệu cuốn sách: "Pháp luật chông bán phá giá hàng nhâp khẩu tại Việt Nam - những vấn đê lý luân và thực tiễn "của tác giả Nguyễn Ngọc Sơn - Giảng ưiên Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh - ưới mong muốn cung cáp cho những người làm công tác thi hành pháp luật chống bán phá giá và các doanh nghiệp những thông tin bô ích, góp phần năng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Hà Nộỉ, tháng 4 năm 2005 NHÀ ẰUẤT BẦN Tư PHÁP ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn