Xem mẫu

PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM (Sách tham khảo) Thoithuânhanchếphẩtbiển kỹ thuâtcôngnghệ, hạn chế đầu tư Thoả thuận hạn ch ếphát triển kỹ thuật, công nghệ là việc thông nhất mua phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghệ để tiêu hủy hoặc không sử dụng; Thỏa thuận han ch ế dầu tư là việc thông nhất không đưa thêm vốn để mờ rộng sản xuất, cải tiến chất lượng hàng hoá, dịch vụ hoặc đê nghiên cứu phát triển khác. Thoả thuận hạn chê phát triển kỹ thuật công nghệ, hạn chê đầu tư hàm chứa trong nó khả náng kìm hãm sự phát triển khoa học kỹ thuật hoặc kìm hãm mức độ đầu tư trên thị trường. Bình luận về bản chất hạn chê cạnh tranh của loại thoả thuận này, khoa học pháp lý cho ràng, việc các doanh nghiệp tham gia thoả thuận thống nhất mua các giá trị kỹ thuật công nghệ mỏi được phát minh để tiêu hủy hoặc không sử dụng đã làm cho thị trường không có cơ hội thụ hưởng những thành quả sáng tạo của con ngưòi, làm 2 8 2 Chương III. Pháp luật về thoả thuận hạn chè cạnh tranh cho khoa học, công nghệ và kỹ thuật khó có thế phát triển những bưốc tiếp theo. Như vậy, bằng thoả thuận các doanh nghiệp tham gia đã loại trừ khả năng cạnh tranh giữa họ vê công nghệ, kỹ thuật. Ngoài ra, việc hạn chê mức độ đầu tư làm giảm đi khả năng phát triển trên thị trưòng liên quan, từ đó khả năng cạnh tranh và mở rộng quy mô kinh doanh sẽ bị kìm hãm không phải từ năng lực thực có của thị trường mà từ thoả thuận có tính chiến lược kìm hãm của các doanh nghiệp. Thoithuậnápđătchodoanh nghiệpkhácđiểukiện kýkết hợp đổngmua,bánhànghoả, địch vụ hoăc buộc doanh nghiêp khác chấp nhận các nghĩa vu không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hỢpđổng Dựa vào quy định trong Luật cạnh tranh, Điểu 18 Nghị định sô` 116/2005/NĐ-CP đã chia thoả thuận này thành hai thoả thuận cụ thể, đó là: 283 PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM (Sách tham khảo) Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hỢp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ là việc thông nhất đặt ra một hoặc một sô điều kiện tiên quyết trước khi ký kết hỢp đồng. Thoả thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng là việc thống nhát ràng buộc doanh nghiệp khác khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ với bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia thoả thuận phải mua hàng hoá, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc thực hiện một hoặc một sô`nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết đê thực hiện hỢp đồng. Dưới góc độ lý thuyết và thực tiễn thị trưòng, có thể đưa ra những điểm bình luận về các quy định nói trên như sau: Thứ nhất, thoả thuận giữa các doanh nghiệp đặt ra những điều kiện ký kết hỢp đồng hoặc các nghĩa vụ không liên quan đến đôi tượng của hỢp đồng là sự nhất trí của các doanh nghiệp đang kinh doanh trên 284 Chương III. Pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh cùng thị trường liên quan nhằm đặt ra các điêu kiện ký kết hoặc các nghĩa vụ mà từng doanh nghiệp tham gia sẽ phải áp dụng trong những hỢp đồng vối khách hàng trong tương lai. Thứ hai, về nội dung của thoả thuận, các doanh nghiệp tham gia nhất trí đặt ra những điều kiện tiên quyết trưóc khi ký kết hỢp đồng mà khách hàng buộc phải chấp nhận (giai đoạn tiền hỢp đồng) hoặc đặt ra các nghĩa vụ trong nội dung của hỢp đồng không liên quan đến hỢp đồng. Luật cạnh tranh đã liệt kê các nội dung của điêu kiện ký kết hợp đồng hoặc nghĩa vụ mà các doanh nghiệp tham gia đã thống nhất sẽ áp dụng trong tương lai cho các giao dịch của mình vói khách hàng. Theo ỡỉều 18 Nghị định sô 116/2005/NĐ-CP, các điểu kiện tiên quyết cho việc ký kết hỢp đồng là: a) Hạn chế về sản xuất, phân phôi hàng hoá khác; mua, cung ứng dịch vụ khác không liên quan trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp luật về đại lý; b) Hạn chế về địa điếm bán lại hàng hoá, trừ những hàng hoá thuộc danh mục mặt 285 PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM (Sách tham khảo) hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chè kinh doanh theo quy định của pháp luật; c) Hạn chế về khách hàng mua hàng hoá đê bán lại, trừ những hàng hoá quy định tại điếm b khoản này; d) Hạn chế về hình thức, sốlượng hàng hoá được cung cấp. Các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đội tượng của hợp đồng là: “khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ với bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia thoả thuận phải mua hàng hoá, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chi định trước hoặc thực hiện thêm một hoặc một sô nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết đê thực hiện hỢp đồng". Thứ ba, đôi với thoả thuận áp đặt các điều kiện ký kết hỢp đồng, cơ quan có thẩm quyền chỉ cần xác định có sự tồn tại của một thoả thuận về việc định ra điều kiện ký kết hỢp đồng mà các doanh nghiệp tham gia phải áp dụng với khách hàng là đủ để kết luận về hành vi vi phạm. Luật cạnh tranh không đòi hỏi phải xác định các điều kiện ấy có hay không có liên quan đến đối tượng của hỢp đồng. So sánh vói hành vi lạm 286 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn