Xem mẫu

  1. NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB) DỰ ÁN TƯ VẤN KỸ THUẬT "PHÁT TRIỂN TRẺ THƠ TRONG CÁC GIA ĐÌNH NGHÈO Ở VIỆT NAM" (TA VIE-4205) BÁO CÁO BAN ĐẦU Tháng 5/2004 Tiến sỹ Haniya Kamel
  2. Bản báo cáo này bao gồm 3 phần phác thảo ban đầu dự án tư vấn kỹ thuật do ADB tài trợ (TA- VIE 4205). Bản báo cáo do nhóm chuyên gia tư vấn chuẩn bị qua đợt công tác lần thứ nhất (20/3-24/4/2004), bản báo cáo được viết bởi Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn, chuyên gia tư vấn trong nước: bác sỹ Nguyễn Văn Hùng và Lê Văn Hồi, ông Simon Fraser, và qua thảo luận với cán bộ phụ trách Dự án của ADB, ông Erik Bloom. Phần đầu bản báo cáo tóm tắt kết quả làm việc của chuyến công tác đầu tiên về bối cảnh phát triển trẻ thơ (ECD) ở Việt Nam. Phần thứ hai bao gồm các vấn đề về quản lý và hành chính. Phần cuối trình bày kế hoạch công việc của dự án, phương pháp và các hoạt động tiếp theo. Phụ chương trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu kỹ thuật sơ bộ. Chuyến công tác đầu tiên của Đoàn bao gồm việc tìm hiểu làm quen với ECD ở Việt Nam của Trưởng nhóm với mạng lưới chuyên sâu, các ban ngành liên quan chính (phụ lục 1), và một bản tổng quan sơ bộ các tài liệu về ECD (phụ chương 1). Bối cảnh ECD ở Việt Nam Mục đích của Dự án hiện nay là tiến hành phân tích sâu và toàn diện về nhu cầu Phát triển trẻ thơ của trẻ em nghèo ở Việt Nam. Mục đích của phân tích này là phân tích tình hình về nhu cầu chăm sóc, giáo dục và sức khoẻ của trẻ thơ, đồng thời đề xuất các khuyến nghị về chính sách và chiến lược cho các nhà quản lý quốc gia và quốc tế để xây dựng một kế hoạch hành động quốc gia về ECD. Đầu ra của Dự án sẽ là tập hợp các lựa chọn về chương trình và chiến lược để tập trung cung cấp ECD tốt hơn cho trẻ em nghèo. Chính phủ Việt Nam cam kết xây dựng nền tảng công bằng về vốn con người. Việt Nam đã đạt những tiến bộ nhanh chóng về phát triển con người qua nhiều chỉ báo , bao gồm giảm tỷ lệ tử vong mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi, giảm tỷ lệ tăng dân số, đạt giáo dục phổ cập tiểu học và giảm tỷ lệ nghèo đói xuống hơn một nửa trong một thập kỷ. Tuy nhiên, dưới thời kỳ đổi mới, trong khi trình độ vốn con người có sự cải thiện đáng kể, thì chính sách “xã hội hoá” cũng làm giảm đáng kể ngân sách nhà nước dành cho các dịch vụ chăm sóc trẻ thơ. Chính sách Nhà nước khuyến khích mở rộng dịch vụ tư nhân chăm sóc trẻ thơ đã làm cho người nghèo lâm vào hoàn cảnh khó khăn, vì phải phụ thuộc vào nguồn ngân sách hạn chế. Trong khi việc mở rộng sự tham gia của khu vực tư nhân trong cung cấp dịch vụ ECD mang lại lợi ích cho người khá giả ở các thành phố và các trung tâm đô thị, thì các vùng nghèo nhất, và các dân tộc thiểu số khó khăn lại không được hưởng lợi từ dịch vụ tư nhân có chất lượng. Mặc dù có trợ cấp của Chính phủ, thì sự chi trả của cộng đồng hay sự đóng góp của các hộ gia đình vẫn cần thiết cho các dịch vụ phụ thêm. Điều này có nghĩa là những người nghèo thường không được hưởng lợi từ ECD để nâng cao trình độ vốn con người và họ không thoát được khỏi vòng đói nghèo. Do đó, trong số các nhóm dân số nghèo nhất, mặc dù có các chính sách của Chính phủ hỗ trợ các vùng nghèo (vd: các chính sách về giáo viên mầm non, hỗ trợ cơ sở hạ tầng,…) tuy nhiên việc thiếu hụt ngân sách làm cho việc cung cấp ECD thường có chất lượng thấp, không tiếp cận được, hoặc hoàn toàn thiếu. Ngoài ra, trẻ từ 0-3 tuổi đặc biệt ít được chăm sóc ở các vùng nghèo. Bên cạnh các thách thức này, Đoàn công tác nhận thấy tiềm năng lạc quan liên quan đến sự phát triển nền tảng bình đẳng đối với lĩnh vực cung cấp ECD ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cam kết rõ ràng về việc phát triển bình đẳng vốn con người. Do đó, nhiều chính sách khuyến khích người nghèo đã được xây dựng để giải quyết sự thiếu cân bằng đang tồn tại trong lĩnh vực mức thu nhập, giáo dục và sức khoẻ. Quyết định 161 đưa ra sáng kiến mới của Chính phủ để mở rộng cung cấp ECD cho người nghèo ở những vùng sâu, vùng xa. Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường nhanh chóng tại Việt Nam đã tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nhanh với mức tăng trưởng hiện tại khoảng 7-8%. Điều này gắn liền với việc
  3. giảm tỷ suất sinh và già hóa dân số. Điều này có nghĩa là hiện nay Việt Nam đã sẵn sàng nguồn lực để giải quyết tình trạng thiếu cân bằng tại giai đoạn phát triển sớm vốn con người. Cuối cùng, sự gia tăng tài trợ trong lĩnh vực ECD như là phương tiện phá vỡ vòng đói nghèo. Một số sáng kiến đang được các nhà tài trợ triển khai, họ bắt đầu hỗ trợ các nỗ lực của Chính phủ trong lĩnh vực này. Hiện tại, Ngân hàng Thế giới đang quản lý 1.9 tỷ quỹ JSDF để phát triển ECD thông qua Save the Children Anh, Nhật Bản và Mĩ. Ngoài ra, UNICEF và Enfant et Development cũng đang có các chương trình tiền học đường tích cực và các thử nghiệm hợp tác với Bộ Giáo dục -Đào tạo và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Tiếp theo Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em thiệt thòi, với khả năng lồng ghép ECD vào các sáng kiến trong tương lai, Ngân hàng Thế giới đã thiết lập một nhóm các nhà tài trợ để tham gia vào những hoạt động còn trống trong lĩnh vực này. Trong khi đây là một cơ hội để Việt Nam củng cố cam kết của mình về ECD, có một vài yếu tố thách thức đối với vấn đề này và cả với việc phát triển của dự án hiện tại. Cơ cấu dọc của các bộ ngành hiện nay là một thách thức đặc biệt đối với việc xây dựng thành công các chương trình quốc gia về ECD. Điều này đặc biệt đúng tại cấp trung ương. Tại cấp huyện và xã, có nhiều hoạt động được lồng ghép hơn, dù chưa phải là các chương trình lớn. Do đó, cơ cấu dọc tại các cấp trung ương đòi hỏi phát triển một khung chính sách đa ngành, lồng ghép về ECD. Thứ hai, cấu trúc của hệ thống lập kế hoạch và quản lý ECD giữa cấp TW và địa phương chưa rõ ràng. Trong khi chính sách về phân cấp hành chính của chính phủ nhằm nâng cao năng lực địa phương để chủ động giải quyết các nhu cầu của địa phương, đây là một bước tiến đúng hướng, cần nâng cao năng lực địa phương để đạt được mục tiêu này. Hiện tại, việc thiếu sự hợp nhất các chỉ báo ECD từ cấp xã tới cấp trung ương đưa ra một thách thức đặc biệt đối với việc thu thập và phân tích thông tin từ các hộ gia đình cho đến các cơ sở cung cấp dịch vụ ECD dựa vào trung tâm và gia đình. Khái niệm phát triển trẻ thơ, và đặc biệt là khái niệm lồng ghép phát triển trẻ thơ chưa được hiểu đầy đủ trong phạm vi quốc gia. Do đó, giữa các bộ ngành vẫn làm việc đơn lẻ, nội bộ đối với việc triển khai thực hiện các chương trình, mà ít chú ý đến việc phối hợp và cơ chế lập kế hoạch để hỗ trợ lẫn nhau trong việc cung cấp dịch vụ cho trẻ thơ. Thêm vào đó, ngoài các tổ chức cơ quan nghiên cứu, chuyên ngành, hiện nay kiến thức đầy đủ về các nhu cầu nhiều mặt của trẻ còn yếu (bao gồm nhu cầu về tâm lý xã hội). Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em có năng lực đối với các vấn đề về dân số và gia đình hơn đối với các vấn đề trẻ thơ. Lợi ích tiềm năng của UBDSGĐTE trong giai đoạn này là nâng cao khả năng của UB trong việc hợp tác với các bộ ngành đối với các vấn đề về ECD, và (ii) cơ quan này sẽ có thể tiếp cận được toàn bộ các dữ liệu, nguồn lực được thu thập qua Dự án, (iii)nâng cao nhận thức về ECD cho các đơn vị của UBDSGĐTE qua việc tham gia các hội thảo. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tham gia và kết hợp đóng góp của nhiều người, và đặc biệt là sự hợp tác chặt chẽ với Bộ GD-ĐT, Uỷ ban Dân tộc-Miền núi, Hội LHPNVN, và Bộ LĐTBXH. Cần nhấn mạnh rằng sáng kiến hiện nay không phải là một dự án thực hiện đầy đủ, mà là một nghiên cứu phân tích và dựa vào nó có thể chuẩn bị cho một dự án tiềm năng ở giai đoạn sau. Cố gắng đầu tiên hiện nay là tiến hành phân tích sâu và toàn diện về ECD đối với các gia đình nghèo, điều này có thể đưa ra cho các nhà quản lý quốc gia và quốc tế các phương hướng trong tương lai để phát triển chính sách và đầu tư về ECD. Quản lý và hành chính
  4. Nhân sự Việc tuyển chọn các chuyên gia tư vấn còn lại cho Dự án đã được thực hiện. Cả chuyên gia tư vấn về giáo dục trẻ thơ và chuyên gia tư vấn về sức khoẻ trẻ thơ được xác định và tuyển chọn trong thời gian diễn ra chuyến công tác đầu tiên của Đoàn. Hiện nay ADB đang xem xét lần cuối để ký hợp đồng với hai chuyên gia này. Sau khi tổng quan các tài liệu và các cuộc điều tra hiện có, phương pháp thực hiện Dự án được sửa đổi. Điều tra hộ gia đình về ECD sẽ không tiến hành trong gia đoạn Dự án hiện nay. Quyết định lồng ghép điều tra hộ gia đình vào giai đoạn thực hiện dự án sau. Do đó, chính thức hoãn hoạt động của chuyên gia tư vấn về điều tra khỏi các hoạt động hiện tại của dự án từ 04/3/04- 05/3/05. Chuyên gia tư vấn về phát triển xã hội, người có nhiệm vụ chính về mặt chất lượng của cuộc điều tra cũng không được tuyển chọn trong giai đoạn này. Thay vào đó, nghiên cứu về các nhóm dân tộc thiểu số và các nhóm thiệt thòi sẽ là nhiệm vụ chính của chuyên gia tư vấn về giáo dục trẻ thơ cùng với sự hỗ trợ của Trưởng nhóm chuyên gia. Nhóm chuyên gia tư vấn của ADB sẽ bổ sung các đầu vào kỹ thuật như tiến độ của Dự án và như các nhu cầu cụ thể đã được xác định. Phối hợp và sắp xếp về hành chính Một vài cuộc họp giữa UBDSGĐTE, cán bộ Ban quản lý dự án, Giám đốc BQLDA và Phó Chủ nhiệm UBDSGĐTE Phùng Ngọc Hùng đã được tổ chức. Đại diện Vụ Quan hệ Quốc tế, cán bộ BQLDA, nhóm chuyên gia tư vấn ADB, và cán bộ phụ trách dự án của ADB, ông Erik Bloom đã thảo luận về phương hướng để đảm bảo Dự án thành công và tạo ra được môi trường chính sách phù hợp về ECD ở Việt Nam. Dự án này, đúng ra là một giai đoạn nghiên cứu để tạo ra sự hiểu biết về ECD cho tất cả các nhà quản lý ở Việt Nam, đòi hỏi có một môi trường ECD đa lĩnh vực và liên ngành. Tầm quan trọng của việc này được nhấn mạnh trong nghiên cứu các vấn đề ECD trong phạm vi UBDSGDTE và trong môi trường chính sách rộng lớn hơn của Việt Nam. Sự cần thiết lồng ghép và phối hợp đã được thảo luận, và đã nhận được sự ủng hộ khuyến khích và phản hồi tích cực từ Phó Chủ nhiệm Hùng và Giám đốc BQLDA - TS. Chiến. Đoàn ghi nhận sự hỗ trợ và việc tổng quan tài liệu của Viện KHDS và yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa nhóm chuyên gia tư vấn ADB với BQLDA. Điều khoản tham chiếu nhằm nâng cao hỗ trợ của BQLDA được cụ thể hoá và đã tham khảo ý kiến Giám đốc BQLDA (Phụ lục 3). Ban Điều hành liên bộ Sau khi các hướng dẫn khái niệm hỗ trợ kỹ thuật hoàn thành, Ban Điều hành dự án liên bộ sẽ được thành lập để chỉ đạo kỹ thuật cho Dự án. Điều khoản tham chiếu đã được soạn thảo (Phụ lục 4) và đã tham khảo ý kiến Phó Chủ nhiệm Phùng Ngọc Hùng. Thêm hai cơ quan được đề nghị tham gia vào Ban Điều hành dự án: Hội LHPNVN và Uỷ ban Dân tộc - Miền núi. Hội LHPNVN có lợi ích tiềm năng trong việc mở rộng cung cấp ECD cho các gia đình nghèo, đặc biệt đối với việc cung cấp chăm sóc ECD dựa vào gia đình và tập trung vào nhóm trẻ 0-3 tuổi. Uỷ ban Dân tộc - Miền núi (CEMA) (nay là Uỷ ban Dân tộc - CEM) phụ trách các vấn đề về dân tộc thiểu số góp phần bổ xung kiến thức và đề xuất kiến nghị nhằm tập trung can thiệp về ECD tốt hơn cho nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất ở Việt Nam, trẻ em dân tộc thiểu số.
  5. Phương pháp và kế hoạch công việc Phương pháp nghiên cứu Phân tích dựa trên một số các nguồn dữ liệu được phác thảo sau đây. Nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính dựa trên một số cuộc điều tra định tính về Kiến thức, Thái độ và Hành vi (KAP) về ECD do các tổ chức quốc tế khác nhau tiến hành; UNICEF, Save the Children Anh, Enfant & Development. Thảo luận nhóm tập trung tại cấp tỉnh và huyện sẽ cung cấp thêm số liệu định tính. Đối với thành phần định lượng, nghiên cứu này dựa vào 3 nguồn tài liệu: 1. Phân tích cấp vĩ mô: Nghiên cứu của các cơ quan trong nước và quốc tế đã tiến hành về tình hình chăm sóc, giáo dục và sức khỏe trẻ thơ ở Việt Nam. Rất nhiều tài liệu trong số này trình bày mô tả sơ lược phân tích tình hình ECD ở Việt Nam, tập trung đặc biệt vào các vấn đề liên quan đến trẻ em nghèo và thiệt thòi nhất. Các bộ ngành và Tổng cục Thống kê sẽ được yêu cầu hợp tác trong việc cung cấp số liệu. 2. Phân tích cấp vi mô: Một số các cuộc điều tra cấp quốc gia quan trọng đã được tiến hành ở Việt Nam và cung cấp nguồn thông tin đầy đủ. 3 tập hợp số liệu liên quan đến vấn đề ECD sẽ giúp phân tích sâu hơn về xu hướng phát triển ECD tại các hộ gia đình và cho phép so sánh giữa các nhóm dân số khác nhau. Bao gồm Điều tra mức sống dân cư (1993, 1998 và 2003), Điều tra Y tế Việt Nam(2004), Điều tra nhân khẩu và sức khoẻ (2002). Ngoài ra, với việc mới thành lập SMOET, một hệ thống quản lý thông tin giáo dục (EMIS) sẽ cung cấp các chỉ số chi tiết chăm sóc tiền học đường xuống tới cấp quận huyện. Phân tích cấp vi mô sẽ tập trung vào việc chuẩn bị và kết nối các tập hợp số liệu ở những nguồn có thể. 3. Sẽ tiến hành tìm hiểu việc chi tiêu về ECD đến tuyến huyện. Làm thử ở hai tỉnh để hiểu rõ hơn việc chi tiêu nguồn ngân sách của Chính phủ về ECD xuống tới hộ gia đình, và để xác định mức độ đóng góp của cha mẹ trong việc quyết định khả năng tiếp cận nguồn cung cấp ECD trên cơ sở trong hoặc ngoài ngân sách TW. Kế hoạch công việc Vì việc tuyển chọn chuyên gia tư vấn chậm trễ do thủ tục tuyển chọn chuyên gia của ADB, thời gian thực hiện dự án đã được sửa đổi. Dự án sẽ có thời gian hoạt động từ 04/3/04-05/3/05. Một kế hoạch công việc chung về tiến độ nghiên cứu của Dự án đã được xây dựng (Phụ lục 4). Chuyến công tác lần thứ hai của Đoàn vào khoảng tháng 7,8. Đoàn tạm thời sẽ tập trung vào: 1. Tổ chức một hội nghị với sự tham gia của các thành viên Ban Điều hành Dự án để kêu gọi sự hợp tác và ủng hộ về kỹ thuật cho dự án nghiên cứu. 2. Phân tích cấp vi mô. 3. Các hội thảo ECD về giáo dục và sức khoẻ/dinh dưỡng và các dịch vụ ECD lồng ghép. Các hoạt động tiến hành trước chuyến công tác lần thứ hai của Đoàn 1. Thống nhất về cơ cấu và thành phần Ban Điều hành Dự án vào 15/6/2004. 2. ADB Manilla cung cấp số liệu của Cuộc điều tra mức sống dân cư 1998 và mua số liệu của cuộc điều tra mức sống dân cư 3/2002 vào 01/7/04. 3. ADB Manilla mở Tài khoản tạm ứng cho các hoạt động của Dự án tại ADB Việt Nam vào 1/5/2004.
  6. 4. Viện Khoa học dân số, gia đình và trẻ em cung cấp số liệu về tài chính vào 01/7/2004: Nhóm chuyên gia yêu cầu tập hợp thông tin về tài chính, thông tin cần thiết cho việc phân tích chi phí-lợi ích về ECD. Yêu cầu cung cấp các số liệu thô từ các nguồn đã xác định (xem danh sách kèm theo).
  7. Danh sách số liệu yêu cầu UBDSGĐTE cung cấp Các số liệu sau là các số liệu bổ sung cần thu thập và phân tích trước chuyến công tác lần thứ 2 của Đoàn. Việc nhận được trước các thông tin này sẽ hạn chế tối đa thời gian Đoàn ở Việt Nam và giúp xây dựng các mô hình nguồn vốn khác nhau. Số liệu: • Phân bổ ngân sách phụ thuộc vào số học sinh- công thức dựa trên số dân và học sinh. Tôi đã nghe thấy điều này nhưng điều này có hay không và nó được thực hiện như thế nào. • Sự phân chia giữa công lập và ngoài công lập trong chi tiêu và tham gia vào giáo dục và ECD như thế nào. • Lương của các giáo viên khác (ví dụ tiểu học) và giáo viên về ECD. • Chi tiêu - định kỳ và vốn - số lượng đã được phân bổ chủ yếu là gì và tiếp theo. • Sự phân bổ chi tiêu giáo dục và dự đoán dân số tại cấp trung ương/tỉnh và huyện. So sánh sự phân bổ cấp quốc gia với chi tiêu tại cấp tỉnh/ huyện về ECD. • Với vốn, chi phí định kỳ và số học sinh mẫu giáo (tại các lứa tuổi khác nhau) chúng ta có thể tính toán chi phí cho mỗi học sinh và cho mỗi lớp học. Đây là một tính toán cấp vĩ mô chung tuy áp dụng hạn chế nhưng nó cung cấp sự so sánh chung giữa các tỉnh. • Tỷ lệ bỏ học và lưu ban tiểu học. • Số giáo viên mẫu giáo trên toàn quốc - thời gian đào tạo, lương và phân bố theo địa lý. • Số trường mẫu giáo và phân bố theo địa lý. • Chương trình mẫu giáo-đảm trách điều gì - dinh dưỡng, học tập. • Các kiểu trường mẫu giáo hiện tại - số trường công lập, bán công lập và địa điểm- tiến hành một số chuyến thực địa và xem xét sự khác nhau (nếu có). Xem xét lý do có sự khác nhau về chất lượng. • Tỷ lệ giáo viên học sinh ở các trường tư và công. • Đóng góp của cha mẹ ở tỉnh, huyện và xã - thực tế dựa vào hướng dẫn của Bộ trưởng. Các gia đình đang chịu áp lực gì và được miễn gì. • Nghiên cứu chính sách xây dựng ít nhất một mô hình trường học ở mỗi huyện. Rủi ro từ chính sách này là kinh phí cho những trường cần và ít được trang bị sẽ bị giảm. • Xây dựng hệ số vùng cho các nhóm khó khăn, nhóm ở vùng sâu, vùng xa, nhóm dân tộc thiểu số nghèo. • Tìm hiểu vai trò của Hội LHPH cấp huyện và Hội chữ thập đỏ cấp tỉnh trong việc cung cấp ECD. Họ có thể là nguồn lực tốt hơn? • ước tính chi phí đơn vị cho trẻ thơ khu vực công có thể nhận được từ 2 nguồn thông tin. Một là từ số liệu chi phí giáo dục quốc gia và một là từ chi phí mẫu giáo. Nguồn thứ nhất sẽ cung cấp cho chúng ta chi phí đơn vị ước tính chưa được tập hợp của giáo dục mẫu giáo. Nhìn vào chi phí công và rút ra các con số này.
  8. PHỤ LỤC 1 PHÁT TRIỂN TRẺ THƠ TRONG CÁC GIA ĐÌNH NGHÈO Ở VIỆT NAM TỔNG QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU Bản tóm tắt sau dựa trên tổng quan các tài liệu về phát triển trẻ thơ (ECD) và thảo luận với các cơ quan cung cấp dịch vụ xã hội, bao gồm các bộ ngành liên quan, các nhà tài trợ quốc tế, các tổ chức phát triển quốc tế và các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại Việt Nam. Bản tóm tắt đưa ra khung khái niệm cho nghiên cứu hiện tại, cũng như một số phát hiện chính về thực trạng ECD ở Việt Nam. Các cơ hội và thách thức được xác định cho việc phân tích sâu hơn trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu này. ĐỊNH NGHĨA VÀ KHUNG KHÁI NIỆM Phát triển trẻ thơ (ECD) Phát triển trẻ thơ là giai đoạn phát triển trong cuộc đời của trẻ từ 0 đến 8 tuổi. Đây là lĩnh vực tương đối mới và được phát triển dựa trên cơ sở lĩnh vực tâm lý phát triển, quyền trẻ em và sự kết hợp của các lĩnh vực sức khoẻ, dinh dưỡng, phát triển cộng đồng, xã hội học, kinh tế. Sự quan tâm quốc tế về chăm sóc và giáo dục trẻ thơ (ECCD) đã phát sinh từ nhận thức rằng sự phát triển về sức khoẻ thể chất, tri thức, tình cảm, tinh thần và văn hoá có mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong cuộc sống của trẻ thơ. Do đó chăm sóc và phát triển trẻ thơ có thể được xác định như sau: Chăm sóc và phát triển trẻ thơ bao gồm tất cả các hỗ trợ cần thiết cho mọi trẻ em để các em nhận thức được quyền của mình về quyên được sinh tồn, bảo vệ và chăm sóc để đảm bảo sự phát triển tối ưu cho trẻ từ lúc sinh ra đến khi đạt 8 tuổi. (Early Childhood Counts,2000) Để phục vụ cho mục đích của nghiên cứu này, ECD chỉ tính giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi và chỉ tập trung đặc biệt vào sự phát triển thể chất, dinh dưỡng, tình cảm, nhận thức và tâm lý xã hội của trẻ. Mặc dù các yếu tố khác như nước, vệ sinh và môi trường trước sinh (prenatal envỉronment ) có mối liên quan nội tại đến tình trạng khoẻ mạnh của trẻ, nhưng phân tích này chỉ đề cập đến các khía cạnh như đã nêu. Cách tiếp cận ECD đã nêu được dựa trên các bằng chứng nghiên cứu có sức thuyết phục và các chương trình thành công trên toàn thế giới. Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những năm đầu đời đối với khả năng học tập và làm việc sau này của trẻ. Quan niệm này hoàn toàn nhất trí với việc coi sự sinh tồn, lớn mạnh, phát triển và bảo vệ trẻ thơ có mối quan hệ phụ thuộc nhau và rất cần thiết nhằm đạt Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về xoá đói giảm nghèo và đảm bảo cho trẻ hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2015. Do đó những ưu tiên trong thời kỳ trẻ thơ sẽ bao gồm: ◙ Tập trung vào khái niệm toàn diện về phát triển thể chất và xã hội của trẻ trong suốt cuộc đời trên cơ sở tâm lý phát triển và quyền trẻ em ◙ Phối hợp đa ngành, đa lĩnh vực để thúc đẩy phát triển trong giai đoạn đầu đời ◙ Kết hợp hỗ trợ phát triển lòng tự trọng và khả năng học hỏi của trẻ thơ ◙ Tập trung vào việc nâng cao năng lực của gia đình và những người tham gia chăm sóc ban đầu cho trẻ nhỏ ◙ Thực hiện các chương trình và các can thiệp bổ xung dựa trên các bằng chứng tốt nhất sẵn có về các hoạt động có thể can thiệp trong lĩnh vực đói nghèo
  9. ECD có thể được coi như là một phần của vốn con người (human capital) về sức khoẻ và mức học vấn của từng cá nhân. Nâng cao vốn con người liên quan mật thiết với việc giảm nghèo và làm nổi bật nhu cầu đầu tư liên tục trong lĩnh vực này để tăng thu nhập và phúc lợi trong tương lai, đặc biệt cho người nghèo (Bushan & cộng sự, 2001). Luận điểm này nhấn mạnh tầm quan trọng của ECD như là việc đầu tư một nguồn vốn. Phân tích ở phần sau sẽ xem xét vai trò của các chương trình ECD trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Nghèo Nâng cao nguồn vốn con người liên quan mật thiết với giảm nghèo. Ngân hàng Phát triển Châu Á định nghĩa nghèo đói như sau: Nghèo là tình trạng mất đi các tài sản và cơ hội thiết yếu mà mọi người dân đều có quyền được hưởng. Tất cả mọi người cần được tiếp cận với giáo dục và chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Các hộ gia đình nghèo có quyền duy trì cuộc sống bằng việc hưởng lợi chính đáng từ chính công sức lao động của mình, đồng thời có sự bảo hộ từ môi trường bên ngoài (ADB, 1999) Có nhiều tổ chức khác nhau đưa ra định nghĩa về nghèo hoặc người nghèo (Ví dụ: người nghèo là những người có mức sống dưới ngưỡng nghèo hoặc dưới giá trị của một nhóm chuẩn tối thiểu), và cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về ngưỡng nghèo cùng tồn tại. Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội (MOLISA) xác định ngưỡng nghèo dựa vào mức thu nhập tối thiểu cần thiết để mua lương thực và một số thiết yếu khác. Đơn vị ngưỡng nghèo về lương thực được tính bằng kilogram trong một tháng. Tổng cục Thống kê (GSO) và Ngân hàng thế giới định nghĩa nghèo lương thực dựa trên cơ sở nhu cầu 2.100 calo cho một người/ngày. Đối với mức nghèo toàn diện, bên cạnh chỉ số nghèo lương thực, các yếu tố khác được tính thêm (giá trị nhà ở sử dụng, hàng hoá và dịch vụ) để thiết lập nên định nghĩa về nghèo trên phương diện tiền bạc. Mô hình khái niệm Trung tâm của mô hình ECD dựa vào hai nguyên tắc chính: 1. Các quyền được sống, lớn lên, bảo vệ và phát triển toàn diện khả năng của trẻ dựa trên tình trạng trẻ a) được nuôi dưỡng tốt và khoẻ mạnh, và b) cảm giác an toàn và chủ động học hỏi. 2. Tạo nên những quyết định và hành vi cần có từ phía các gia đình và các hộ gia đình dể theo đuổi các mục tiêu phát triển trẻ thơ. Có thể coi đây chính là "thực hành chăm sóc" trẻ như gửi trẻ đi học mẫu giáo, tìm các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu khi trẻ ốm, đầu tư một phần thu nhập của gia đình vào việc mua đồ chơi và giáo cụ ban đầu cho trẻ, dành thời gian giao tiếp với trẻ, vv. Do đó điểm nhấn mạnh ở đây chính là các hoạt động của cá nhân và gia đình nhằm duy trì và thúc đẩy phúc lợi toàn diện cho trẻ bao gồm cả các yếu tố cần như nhu cầu và sử dụng các dịch vụ xã hội, đảm bảo môi trường lành mạnh, tạo động lực từ hộ gia đình và cộng đồng.
  10. Các mức độ về vốn con người: Khoẻ mạnh, được nuôi dưỡng tốt, chủ động học hỏi và cảm giác an toàn Thực hành chăm sóc của gia đình và cộng đồng Đặc điểm hộ gia đình: Cấp tài chính cho Cung cấp/tiếp cận Các đặc điểm về 1. Thu nhập các dịch vụ các dịch vụ và hàng môi trường và 2. Kiến thức, thái độ, hoá có chất lượng cộng đồng sở thích 3. Tiêu dùng/an toàn Cơ cấu chính trị, kinh tế và xã hội và các chính sách công cộng Mô hình này là sự kết hợp của hai khung khái niệm, khung khái niệm lồng ghép về ECD (UNICEF, 2002) và khung khái niệm về nguồn vốn con người và đói nghèo (ADB, 2001). Về bản chất, hai khung khái niệm này có nhiều điểm tương đồng và cùng làm nổi rõ tầm quan trọng của hộ gia đình và gia đình với vai trò trung tâm trong việc đưa ra quyết định đối với phát triển trẻ thơ hoặc tĩch luỹ vốn con người. Tiền đề trung tâm của mô hình này là coi kết quả giáo dục, sức khoẻ của trẻ thơ vừa là loại "hàng hoá được sản xuất" nhưng lại không thể mua bán trực tiếp trên thị trường bởi những người cung cấp dịch vụ cung cấp. Vốn con người chính là mức độ về sức khoẻ và giáo dục, hay chính là phát triển trẻ thơ. Một đứa trẻ khoẻ mạnh và có khả năng học tập tốt là kết quả của quá trình tương tác giữa khả năng cá nhân trong môi trường sống sạch (đủ nước, vệ sinh, vv.), được tiếp cận với chăm sóc có chất lượng và kích thích xã hội (như nhà trẻ, trường tiểu học), dịch vụ sức khoẻ ban đầu, được nuôi dưỡng tốt, và sống trong môi trường gia đình ổn định về tình cảm và chăm sóc. Do đó, thực hành chăm sóc của gia đình và cộng đồng (hoặc hành vi phát triển vốn con người) là những hoạt động nhằm duy trì sự phát triển tối ưu cho trẻ để chúng phát triển toàn diện khả năng của mình. Những hoạt động này bao gồm việc đảm bảo sinh tồn, lớn mạnh, phát triển và bảo vệ cho trẻ, cũng như việc sử dụng các dịch vụ ECD của các hộ gia đình. Thực hành chăm sóc gồm thực hành chăm sóc sức khoẻ tại nhà và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; thực hành vệ sinh gia đình, sử dụng nước và công trình vệ sinh; nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gồm nuôi con bằng sữa mẹ và chuẩn bị thức ăn sam; chăm sóc tâm lý xã hội và sử dụng các dịch vụ chăm sóc trẻ; chăm sóc và bảo vệ trẻ em gái và phụ nữ.
  11. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thực hành chăm sóc như điều kiện cho trẻ đi học, mức học vấn của bố mẹ, nguồn lực của cộng đồng và thu nhập của hộ gia đình. Ngoài ra còn có các yếu tố khác được nhắc đến ở phần trên, bao gồm các đặc điểm môi trường ảnh hưởng đến nhu cầu dịch vụ xã hội. Sự cung cấp, tính sẵn có và khả năng tiếp cận các dịch vụ ECD có chất lượng là yếu tố quan trọng đối với khả năng chăm sóc trẻ em của các gia đình. Cộng đồng vùng sâu ít có khả năng tiếp cận các dịch vụ, dù là các dịch vụ cơ bản nhất vì một loạt điều kiện khó khăn. Đặt các trung tâm y tế ở vùng chiến lược và cung cấp các dịch vụ có chất lượng là yếu tố quyết định chính trong việc cung cấp dịch vụ có hiệu quả với đối tượng có nhu cầu. Tính sẵn có của nguồn ngân sách cho các dịch vụ cũng ảnh hưởng đến dịch vụ. Mặc dù có sự hỗ trợ của nhà nước nhưng phần đóng góp chính của các hộ gia đình với dịch vụ ECD đã tạo nên gánh nặng cho người nghèo. Vấn đề cung cấp tài chính cho các điểm dịch vụ ECD như các trung tâm giáo dục chăm sóc trẻ thơ, cơ sở chăm sóc sức khoẻ ban đầu hoặc can thiệp tại nhà cũng đóng vai trò quyết định nhu cầu đối với các dịch vụ này. Các chính sách của nhà nước nêu bật sự cam kết mạnh mẽ với mục tiêu hoặc nguồn lực trong việc đem lại phúc lợi cho người nghèo và giảm bất công. Kiến thức, thái độ và thực hành là các yếu tố quyết định đến các mức độ ECD ở cấp độ gia đình. Học vấn của bố mẹ đã chứng minh có mối liên quan đến kết quả học tập, sức khoẻ và dinh dưỡng tốt hơn cho trẻ. Bên cạnh đó, việc những người chăm sóc ban đầu nắm rõ các nhu cầu tình cảm, sức khoẻ của trẻ còn quan trọng hơn cả kiểu hành vi chăm sóc, kiểu dịch vụ ECD họ tìm kiếm và sẵn sàng chi trả. Do đó, mức học vấn và nhận thức của gia đình về nhu cầu gì cần phát triển ở trẻ đóng vai trò quan trọng trong hành vi thúc đẩy chăm sóc phát triển trẻ thơ. Các chính sách chính trị tác động đến việc cung cấp và tính thích hợp của các dịch vụ ECD. Qui mô, tính đầy đủ và cách phân phối chi tiêu công cộng và hoạt động của các lĩnh vực công cộng liên quan có tầm quan trọng quyết định, dù không phải là tất cả, đến thực trạng ECD. TÓM TẮT Việt Nam là nước thứ 2 trên thế giới và đầu tiên của Châu Á phê chuẩn Công ước Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990. Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 9 đã chỉ rõ "Chính sách bảo vệ và chăm sóc trẻ em tập trung vào việc thực hiện quyền trẻ em, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ sống trong một môi trường lành mạnh và an toàn, đạt sự phát triển thể chất, tâm thần, tinh thần và phẩm giá; và trẻ tàn tật, mồ côi sống trong điều kiện đặc biệt khó khăn được có cơ hội học hành và phát triển"1. Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam đã thể chế hoá điểm cơ bản về cam kết và chính sách chăm sóc sức khoẻ và giáo dục trẻ em bằng các văn bản luật và dưới luật. Việc thể chế hoá này có thể thấy rõ qua một số hướng dẫn chính sách chính, bắt đầu từ Quyết định số 973/QĐ-TTg, 1997 về việc trợ cấp cho giáo viên, bao gồm giáo viên của hệ thống giáo dục ban đầu trong khu vực công; lần đầu tiên, Luật giáo dục- có hiệu lực từ tháng 1 năm 1999, qui định giáo dục trẻ thơ là một phần của hệ thống giáo dục quốc gia; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em (2001-2010) do Thủ tướng phê duyệt tháng 2 năm 2001 và tiếp theo là Kế hoạch hành động quốc gia phổ cập giáo dục 2003-2010 xác định sâu hơn mục tiêu của Chính phủ về giáo dục và chăm sóc; cuối cùng là Quyết định 161 của Thủ tướng về giáo dục tiền học đường (số 161/2002 QĐ/TTg), chủ yếu là giáo dục và chăm sóc trẻ thơ ở các vùng đặc biệt khó khăn.
  12. Luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em banh hành năm 1991đã chỉ rõ trẻ dưới 6 tuổi được miễn phí các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám và điều trị bệnh ở các cơ sở y tế công; được hướng dẫn phòng tránh bệnh và khám sức khoẻ định kỳ. Chiến lược bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn 2001-2010 tập trung vào đối tượng bà mẹ và trẻ em nhằm giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi xuống dưới 25 trên 1.000 trẻ sinh ra sống, tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi dưới 32 trên 1.000 trẻ sinh ra sống, tỷ lệ trẻ sinh ra thấp cân dưới 6%, tỷ lệ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi dưới 20%, và giảm tỷ lệ tử vong mẹ dưới 70 trên 1.000 trẻ sinh ra sống vào năm 2010.2 Bối cảnh kinh tế vĩ mô Thành tự đạt được của Việt Nam về giảm nghèo là một trong những thành công xuất sắc trong phát triển kinh kế thời kỳ hiện đại. Từ năm 1993 đến năm 2002, tỷ lệ nghèo đã giảm một nửa. Cách đây 10 năm, 58% dân số chi tiêu dưới mức có thể đảm bảo một cuộc sống đầy đủ. 5 năm sau, đói về lương thực đã giảm xuống còn 37%, và tiếp tục giảm xuống còn 29% vào năm 20021. Giảm tỷ lệ nghèo ở Việt Nam có liên quan mật thiết với sự tăng trưởng nhanh về kinh tế trong thời kỳ Đổi mới. Chuyển đổi nền kinh tế kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục và y tế. Thành tựu đạt được về giáo dục và y tế ở Việt Nam khá hơn các nước có cùng mức độ phát triển. Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn giữa người giàu và người nghèo. Bằng chứng đã chỉ ra rằng nghèo đói ngày càng tập trung vào nhóm những người có trình độ học vấn thấp và chăm sóc sức khoẻ kém. Người nghèo có xu hướng thường không đi khám khi bị bệnh, họ chỉ đến cơ sở y tế khi bệnh đã nặng. Trẻ em là nhóm đối tượng chịu gánh nặng nhiều nhất và cũng là nhóm dễ bị tác động của tình trạng bất bình đẳng. Tình trạng sức khoẻ của trẻ chính là một trong những điểm nổi bật. Khả năng mắc suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi trong nhóm dân số nghèo nhất cao gấp 3 lần trong nhóm dân số giàu nhất. Tự chi trả, bằng cách chính thức hoặc không chính thức, phí chăm sóc sức khoẻ và giáo dục đang trở thành phương thức chính. Tăng trông chờ vào nguồn vốn địa phương và sự bùng nổ kinh tế thị trường trong các lĩnh vực xã hội và dẫn đến hậu quả người dân ngày càng phải tự chi trả các chi phí dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và giáo dục. Hệ quả là người nghèo không thể thoát khỏi tình trạng nghèo vì họ không đủ khả năng đầu tư cho vốn con người về giáo dục và chăm sóc sức khoẻ. Đặc điểm nghèo theo vùng địa lý hiện nay chính là một thách thức đặc biệt cho các nhà hoạch định chính sách. Điểm tương phản giữa mức độ nghèo và tỷ lệ nghèo đã chỉ ra một thực tế là công tác giảm nghèo ở những vùng có mức độ nghèo nhất sẽ rất tốn kém vì đây là những vùng ít dân nên có thể không được đầu tư đáng kể. Tuy nhiên, nghèo theo đặc tính địa lý cũng đang có những thay đổi. Những vùng trước đây có mức độ nghèo trầm trọng (Tây Nguyên) có xu hướng nghèo nhẹ đi. Còn những vùng có tỷ lệ nghèo cao lại có xu hướng tái nghèo. Nếu không có can thiệp đáng kể và có đối tượng mục tiêu thì rất nhiều người sẽ không thoát khỏi đói nghèo dù sự tăng trưởng kinh tế đang diễn ra. Chính sách Đổi mới đang tạo những ảnh hưởng khác nhau lên nhóm dân số khác nhau. Những người có tiềm lực kinh tế (được đào tạo cao, dân thành thị, những người sở hữu đất nông nghiệp) có khả năng tạo nguồn thu nhập cần thiết để chi trả cho các dịch vụ xã hội. Còn các nhóm dân tộc thiểu số, những người có trình độ học vấn thấp, sống ở vùng sâu vùng xa lại 1 Báo cáo về đói nghèo của Việt Nam năm 2004
  13. không có khả năng bắt kịp nhịp độ phát triển kinh tế và dẫn đến bị tụt hậu. Dự đoán tỷ lệ nghèo ở Việt Nam vào năm 2010 là 21%. Trong đó, 37% số người nghèo sẽ là nhóm dân tộc thiểu số. Tỷ lệ này cao hơn 2 lần so với năm 1993 và gần 3 lần so với tỷ lệ dân thiểu số/tổng dân số2. Chính sách Đổi mới cũng ảnh hưởng đến chất lượng và tính sẵn có của khu vực tư nhân đối với các dịch vụ, và do đó có tác động đến nhu cầu các dịch vụ này. Như đã nêu ở trên, trong thời kỳ Đổi mới, nguồn tài chính địa phương đã trở thành yếu tố mấu chốt đối với tính sẵn có và chất lượng của cung cấp các dịch vụ xã hội. Trước Đổi mới, cộng đồng dựa chính vào việc đóng thuế của các doanh nghiệp quốc doanh. Khi cơ cấu chuyển dịch sang khu vực tư nhân thì nguồn đóng góp này bị giảm đáng kể. Bên cạnh đó nguồn ngân sách chính phủ lại không đủ bù đắp sự thiếu hụt đó. Chất lượng dịch vụ xã hội giảm dẫn đến giảm nhu cầu, đặc biệt là các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và giáo dục ban đầu. Chăm sóc và giáo dục trẻ thơ Việt Nam đã đạt được mức phổ cập giáo dục tiểu học.3 Trong năm 2001-2002, tỷ lệ nhập học chung (Gross Enrollment Rate) là 106% so với 102% của các nước có OECD và 104% của các nước có thu nhập mức trung bình thấp. Tuy nhiên hệ thống giáo dục tiểu học đang vướng mắc một số vấn đề có tính kinh niên. Hiệu quả giáo dục tiểu học thấp với tỷ lệ bỏ học và lưu ban cao, nhất là trong các nhóm dân số chịu thiệt thòi. Giáo dục trẻ thơ tiền học đường khó tiếp cận với những người có trình độ học vấn kém. Trong khi đó, thông qua tỷ lệ lưu ban, tỷ lệ trẻ bỏ học, tỷ lệ hoàn thành chương trình học có thể thấy rằng giáo dục tiền học đường có tác động tích cực đến nâng cao hiệu quả của hệ thống đào tạo sau này. Phần lớn các chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ thơ đều diễn ra ở các thành phố lớn. Các dịch vụ xã hội này rất ít ở vùng nông thôn. Trẻ từ 3 tháng tuổi có thể được gửi ở nhà trẻ cho đến 2-3 tuổi. Còn trẻ từ 3 đến 6 tuổi được học ở trường mẫu giáo. Trong vòng 6 năm gần đây, từ khi Nghị quyết 90 của chính phủ ra đời năm 1997 về việc xã hội hoá giáo dục và Nghị quyết 161 về mở rộng giáo dục và chăm sóc trẻ thơ, tỷ lệ nhập học lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo ngày càng tăng một cách đều đặn. Tỷ lệ nhập học tiền học đường năm 2003 đạt 90,25%, cao hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực. Tỷ lệ nhập học của trẻ 3-5 tuổi tăng từ 39,28% năm 1996 lên 60% năm 2002/2003. Tuy nhiên có sự chênh lệch lớn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc giáo dục trẻ thơ (ECEC) của nhóm trẻ từ 0-2 tuổi. Tỷ lệ học ở các nhà trẻ cho trẻ 0-2 tuổi giảm từ 27% năm 1986/1987 xuống 13% vào năm 1991/1992. Trong thực tế, giữa khoảng thời gian 1985-1995, số trẻ 0-2 tuổi nhập học giảm từ 1,152 triệu xuống còn 433.737 trẻ. Sau đó, tỷ lệ này tăng nhẹ lên 14,5% vào năm 2002/2003. Điều này có nghĩa là hơn 85% trẻ trong độ tuổi 0-2 vẫn chưa được tiếp cận với bất kỳ mô hình nào trong hệ thống chăm sóc và giáo dục. Sự bất bình đẳng trong thời kỳ Đổi mới đã ảnh hưởng đến mức độ chăm sóc và giáo dục trẻ thơ. Tư nhân hoá hay "xã hội hoá" các dịch vụ ECEC có nghĩa là những người nghèo ít có khả năng tiếp cận các dịch vụ có chất lượng. Tăng nhanh hình thức bán công dịch vụ ECEC (thường dựa trên cơ sở sự thuận tiện, khoảng cách gần và linh động) đã trở thành trọng tâm trong mở rộng các dịch vụ này. Trong ECEC bán công, sự đóng góp của bố mẹ và địa phương chiếm trên một nửa các chi phí. Hiện tại, chi phí công cộng cho ECEC rất thấp, khoảng 2,9% chi phí giáo dục công cộng trong năm 2001/2002. Năm 2001/2002, trong tổng số trẻ đi nhà trẻ 2 Nghèo. Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2003 3 Phổ cập giáo dục được coi đạt được tại tỉnh đồng bằng khi 90% trẻ 14 tuổi ở 80% xã hoàn thành giáo dục tiểu học, và tại tỉnh miền núi khi 80% trẻ 14 tuổi ở 70% xã hoàn thành giáo dục tiểu học.
  14. (14,5%), chỉ có 24% trẻ đến các cơ sở nhà nước, còn lại 76% học ở các cơ sở ngoài nhà nước. Bên cạnh đó, chỉ có 39% trẻ đi học mẫu giáo công. Điều này dẫn đến tình trạng các chương trình ECEC nhiều hơn ở những vùng có nhu cầu và khả năng chi trả cho các dịch vụ này. Con số trẻ đi nhà trẻ (0-2 tuổi) và mẫu giáo (3-4 tuổi) rất khác nhau giữa các vùng địa lý. Tỷ lệ này thấp nhất ở Tây Nguyên (4,3%), Đồng bằng sông Mê Kông (5,5%) và Duyên hải miền trung (5,76%) so với 40% ở Đồng bằng sông Hồng và 20% ở các thành phố lớn. Tỷ lệ trẻ học mẫu giáo cũng có mô hình tương tự với tỷ lệ thấp nhất ở Đồng bằng sông Mê Kông (44,86%), Vùng tây bắc (45%) và Duyên hải miền trung (53%) so với 80% ở Đồng bằng sông Hồng và 72% ở các thành phố lớn. Sự phân bố và chất lượng của các dịch vụ dẫn tới sự khác biệt lớn về tỷ lệ nhập học. Nhà trẻ và mẫu giáo ở thành thị rất khác với vùng nông thôn, đặc biệt khác với nhà trẻ và mẫu giáo ở khu vực nghèo và vùng sâu. Mở rộng khu vực tư nhân, được Chính phủ khuyến khích và đang trở thành nguồn cung cấp ECEC quan trọng, lại quá tốn kém cho người nghèo. Do đó kiểu mở rộng này cũng không hiệu quả để đáp ứng nhu cầu. Sự chênh lệch nhiều nhất diễn ra ở những vùng tập trung dân tộc thiểu số, chủ yếu là vùng Tây Nguyên, Tây Bắc và các vùng miền núi. Có một số yếu tố tác động đến tỷ lệ sử dụng dịch vụ ECEC ở các vùng này. Nhà trẻ và mẫu giáo không sẵn có, ít hấp dẫn vì cơ sở hạ tầng nghèo nàn và chất lượng thấp; thu nhập gia đình thấp do đó bố mẹ không có khả năng chi trả; địa điểm nhà trẻ và mẫu giáo ở xa; khan hiếm giáo viên có chất lượng, đặc biệt giáo viên mẫu giáo địa phương ở vùng sâu. Khó thu hút giáo viên có chất lượng ở miền xuôi vì lương thấp. Do dân số rải rác nên việc tổ chức các dịch vụ ECEC dễ tiếp cận cho tất cả trẻ em là rất khó và tốn kém. Ở vùng sâu, trình độ văn hoá của bố mẹ hạn chế nên nhận thức về tầm quan trọng của thời kỳ trẻ thơ kém và do đó nhu cầu về dịch vụ ECEC cũng thấp. Ngôn ngữ và văn hoá cũng là những yếu tố làm hạn chế việc tiếp cận ECEC của trẻ em thiểu số. Dịch vụ ECEC tốn kém khiến cho các gia đình nghèo không đáp ứng được. Dù chưa có số liệu chính thức nhưng có thể thấy rằng người nghèo chỉ dành ra một phần nhỏ thu nhập cho ECEC do đó họ cũng chỉ nhận được dịch vụ ECEC chất lượng thấp. Kết quả là sự khác biệt về cơ sở và đầu tư ECEC giữa nhóm nghèo và không nghèo ngày càng gia tăng. Cở sở hạ tầng nghèo nàn, thiếu giáo cụ là đặc điểm của các cơ sở ECEC khu vực ngoài thành thị. Trong vòng 10 năm qua, chất lượng giáo viên nói chung có sự cải thiện rõ rệt, bao gồm cả giáo viên cho giáo dục tiền học đường. Trong năm 2003, có 67,2% cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Tuy vậy, vẫn có sự khác nhau lớn về chất lượng và số lượng đội ngũ giáo viên. Để đạt chiến lược chăm sóc giáo dục trẻ thơ năm 2010, Việt Nam cần bổ xung thêm 40.000- 50.000 giáo viên. Dưới 10% giáo viên ECEC đạt trình độ đại học trong năm 2003. Chế độ ưu đãi không đủ thu hút giáo viên có chất lượng nên không thể giải quyết được tình trạng mất cân bằng đội ngũ giáo viên ECEC có chất lượng giữa thành thị và nông thôn. Trợ cấp nhà nước không đủ để mở rộng ECEC có chất lượng. Quyết định 161, qui định về ngân sách chi trả cho lương giáo viên, chưa được thực hiện trên toàn quốc và dù có như vậy thì việc thực hiện ở cấp cơ sở cũng bị cản trở do có sự phân cách giữa đầu tư công cộng và chi phí, cũng như giữa việc lập kế hoạch cấp trung ương, tỉnh với phân bổ kinh phí cấp huyện. Dù trợ cấp nhà nước cho ECEC không đủ, vẫn có nhiều cơ hội hứa hẹn. Tỷ lệ sinh ngày càng giảm có nghĩa là giảm gần 3 triệu trẻ cấp giáo dục tiểu học. Bên cạnh đó, tổng thu nhập gia tăng sẽ tạo điều kiện có thêm nguồn chi đảm bảo cho các dịch vụ có chất lượng và công bằng cho trẻ em.
  15. Sự hoà hợp các hoạt động ECD như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, hoạt động xã hội còn rất hạn chế nhưng mở ra nhiều cơ hội quan trọng cho tương lai. Có rất nhiều hoạt động kết hợp giữa các cán bộ y tế và giáo viên ECE, tuy vẫn còn rải rác và thường là các dự án thí điểm, chiến dịch hơn là một chiến lược tốt cho việc lồng ghép bền vững. Các chương trình đào tạo cho bố mẹ được xem là cơ chế đặc biệt hiệu quả nhằm nâng cao năng lực của họ trong việc hỗ trợ phát triển trẻ thơ, bao gồm cả những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản, dinh dưỡng và các chương trình khác. Hoạt động này cần được tiến hành với phương pháp tích hợp nhằm tăng tối đa nguồn nội lực trong ECEC và bù sang cho một số hoạt động chi phí cao của các trung tâm chăm sóc trẻ thơ. Sức khoẻ và dinh dưỡng trẻ thơ Thành công về giáo dục và kinh tế của Việt nam phản ánh những thành tựu ấn tượng trong việc nâng cao tình trạng sức khoẻ dân số. Cải thiện quan trọng thể hiện trong giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi, tỷ lệ tử vong và bệnh tật của trẻ nói chung. Tử vong trẻ dưới 1 tuổi giảm khoảng 37% trong thời gian từ 1993 đến 2002. Việt Nam có tỷ lệ sinh giảm nhanh nhất trong số các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người, và hiện nay là nước có tỷ lệ sinh thấp nhất trong khu vực. Mặc dù tiến bộ nói chung đạt được nhưng cũng như giáo dục, bất bình đẳng trong y tế cũng gia tăng. Trong khi nhóm dân số giàu được hưởng lợi về mặt sức khoẻ thì nhóm dân số nghèo vẫn đang chịu gánh nặng về bệnh tật. Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi (IMR) của nhóm có thu nhập thấp nhất là 34,9 so với 17,4 của nhóm có thu nhập cao nhất (tính theo 5 mức thu nhập). Tình trạng này cũng diễn ra đối với tử vong trẻ dưới 5 tuổi (U5MR) (50,9 so với 18,9 của hai nhóm tương đương). IMR và U5MR ở vùng nông thôn cao gấp 2 lần so với thành thị, và cao nhất ở Miền núi phía bắc, Bắc trung bộ và Tây nguyên, đặc biệt tập trung ở nhóm dân tộc thiểu số. Mô hình tương tự cũng diễn ra với tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD). Mặc dù tỷ lệ SDD giảm đáng kể nhưng tỷ lệ SDD trẻ dưới 5 tuổi vẫn nằm ở mức cao nhất trong khu vực (33,1%), chỉ thấp hơn Cam-pu-chia (45,9%), Lào (40%) và Miến Điện (36%). Hơn thế nữa, SDD tập trung cao ở nhóm dân số nghèo nhất, đặc biệt ở người nghèo vùng nông thôn tỷ lệ là 34% so với 7% nhóm dân số giàu thành thị, và trong nhóm dân tộc thiểu số, vùng miền núi chiếm 50%. Trong năm 2002 tỷ lệ các thể SDD trong 10 tỉnh cao nhất là 37-41% thể cân nặng/tuổi (so với 30% toàn quốc), 46-49,8% thể chiều cao/tuổi (tỷ lệ toàn quốc là 33%), và 7,6 -11% thể cân nặng/chiều cao (tỷ lệ toàn quốc là 7,9%). SDD cũng tác động không đồng đều đến các nhóm tuổi. Năm 1998, tỷ lệ SDD tăng mạnh ở nhóm 0-2 tuổi, một lần nữa nhấn mạnh tình trạng thiếu dịch vụ và mục tiêu chăm sóc cho nhóm tuổi này ở cấp gia đình và hộ gia đình. Ở Việt Nam, tiếp cận dịch vụ y tế thay đổi theo thời gian. Hiện nay, tỷ lệ GDP chi cho dịch vụ y tế thấp hơn ở những nước có thu nhập thấp lân cận. Bên cạnh đó, một số chính sách mới như phí dịch vụ, bảo hiểm y tế cùng với sự bất bình đẳng trong kinh tế dẫn đến bất bình đẳng trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Tương tự, chỉ có13,9% tổng dân số có bảo hiểm y tế, trong đó 8% là đóng bảo hiểm bắt buộc và một phần nhỏ bảo hiểm miễn phí cho người nghèo. Dù trẻ dưới 6 tuổi được miễn phí các dịch vụ y tế nhưng chỉ có trẻ được gửi từ các tuyến dưới mới thực sự hưởng lợi từ tư vấn miễn phí và điều trị. Mở rộng khu vực tư nhân, với chính sách "xã hội hoá", chỉ diễn ra ở thành thị và trung tâm lớn. Trẻ em ở những gia đình khá giả có cơ hội tiếp cận cao các dịch vụ y tế tư nhân hơn trẻ ở cộng đồng nghèo. Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em, đặc biệt ở miền núi, vẫn dựa chính vào hệ thống y tế nhà nước. Khoảng 70% cơ sở y tế tư nhân ở thành thị trong khi 80% dân số sống ở vùng nông thôn.
  16. Chất lượng chăm sóc sức khoẻ ở Việt Nam giảm nhiều trong những năm 1980 và 1990 với sự mở rộng mạng lưới y tế và giảm ngân sách công cộng với y tế trong những năm 1980. Trong những năm 1990, dân số thành thị, những người có khả năng chi trả, được hưởng lợi từ các dịch vụ y tế có chất lượng khi nhà nước khuyến khích cạnh tranh và đầu tư nhiều hơn cho y tế. Do đó dịch vụ y tế tư nhân trong những năm gần đây đã tạo cơ hội lựa chọn cho nhóm dân số giàu có, trong khi chất lượng dịch vụ y tế lại không đạt mức chuẩn ở nhiều vùng dân nghèo. Chi phí cơ hội tìm kiếm dịch vụ y tế vẫn đang ở mức quá cao cho người nghèo. Ngân sách nhà nước thấp đang hạn chế các hộ gia đình tiếp cận, sử dụng và chi trả cho các dịch vụ y tế. Đầu tư của nhà nước chỉ chiếm 20% trong tổng chi phí chăm sóc sức khoẻ. Hộ gia đình phải trả 80% chi phí còn lại. Đầu tư thấp của nhà nước về y tế dẫn đến các dịch vụ y tế có chất lượng thấp và khả năng tiếp cận kém, đặc biệt ở vùng sâu và miền núi, nơi dân số sống rải rác trên diện rộng do đó sử dụng dịch vụ y tế đòi hỏi người sử dụng trả chi phí cao. Người nghèo ít sử dụng các dịch vụ y tế công cộng, ít chi phí hơn cho y tế, và tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng kém hơn. Trong khi các xã đều có trung tâm y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu thì bệnh viện chỉ có ở thành phố và thị trấn, rất xa với địa bàn sống của những người dân nghèo. Lồng ghép các dịch vụ y tế và dinh dưỡng với các dịch vụ chăm sóc khác cho nhóm trẻ nghèo vẫn chưa đạt hiệu quả và không tạo được cơ hội nâng cao tình trạng sức khoẻ trẻ em qua các phương thức thay thế, đặc biệt chăm sóc tại nhà. Các vấn đề chính Một số cơ hội và thách thức tồn tại trong công tác phát triển trẻ thơ ở Việt Nam: 1. Ở rất nhiều trường hợp, không có cơ chế phối hợp rõ ràng trong hỗ trợ phát triển trẻ thơ, lĩnh vực cần sự điều phối chặt chẽ giữa nhiều khu vực khác nhau như y tế, chăm sóc tại gia đình và cộng đồng, giáo dục. Chính sách lồng ghép ECD và cơ chế phối hợp rõ ràng là cần thiết cho việc mở rộng ECD có chất lượng và hiệu quả 2. Chương trình giáo dục cho các bậc cha mẹ được xem là cơ chế đặc biệt hiệu quả nhằm nâng cao năng lực của họ trong việc hỗ trợ trẻ thơ lớn mạnh và phát triển trong những năm đầu đời. Các chương trình này bao gồm các dịch vụ y tế cơ bản, chương trình dinh dưỡng và các chương trình khác. Các chương trình này cần được lồng ghép để nâng cao tối đa nguồn nội lực trong việc chăm sóc sức khoẻ và giáo dục trẻ thơ. 3. Tài trợ của chính phủ cần bù đắp các dịch vụ ECD có chi phí cao cho người nghèo. Cần phân bổ lại nguồn vốn nhằm giảm gánh nặng tài chính cho các hộ nghèo để họ tiếp cận được các dịch vụ ECD có chất lượng. Phương hướng này có cơ hội thực hiện vì số trẻ em đến tuổi đi học ngày càng giảm và sự tăng trưởng kinh tế ngày càng tạo thêm nguồn thu.
  17. CHĂM SÓC TRẺ THƠ TRONG GIA ĐÌNH NGHÈO Ở VIỆT NAM: KẾ HOẠCH HỖ TRỢ KỸ THUẬT (3/2004- 3/2005) Thời Hoạt động Thành Kết quả Thành Kết quả gian phần B phần D và C 3/04 Giai đoạn 1: Khời đầu • Chuẩn bị cho đợt công • Tuyền dụng chuyên gia • Khung khái niệm tác 4/04 • Tổng quan tài liệu ECD và định nghĩa ban • Tổng quan tình hình • Gặp gỡ các ban, ngành liên đầu ECD quan • Phân tích ban đầu • Xem xét các khía cạnh về các bên liên tài chính và đầu tư quan ECD, xác định các chỉ • Kế hoạch nghiên báo cho việc phân tích cứu lợi ích kinh tế 5/04- Giai đoạn 2: Thu thập số liệu • Khung khái niệm kinh 6/04 cấp vĩ mô, phân tích, viết báo Đợt 1 tế ECD: Xác định và lý cáo giải đầu tư tài chính, • Đánh giá chung và phân tích kinh tế trong ECD cho tình hình cụ thể về giáo dục/ người nghèo chắm sóc sức khoẻ trẻ thơ và dinh dưỡng dựa trên các tài liệu sẵn có • Xác định các bên liên quan • Chuẩn bị khung nghiên trong chăm sóc, giáo dục và • Dự thảo báo cáo cứu sự bền vững tài dinh dưỡng cho trẻ thơ giai đoạn 1 về nội chính trong đầu tư • Xác định các nhu cầu chưa dung nghiên cứu ECD cho người nghèo, được đáp ứng về chất lượng của thành phần B bao gồm nguồn ngân và phân bổ các chương trình và C sách nhà nước, sự đóng giáo dục/y tế và dinh dưỡng góp của cộng đồng và sự sẵn sàng của hộ gia đình chi trả các dịch vụ có chất lượng 7/04- • Họp ban điều hành dự án • Xây dựng cơ chế Đợt 2 Làm việc với Chuyên gia tư 8/04 liên bộ ngành phản hồi vấn trong nước và các bên • Hội thảo ban đầu • Hội thảo liên quan để xác định nguồn • Phân tích ECEC nhân lực và ngân sách ECD cấp vi mô (EMIS/ trong các hộ nghèo. Chỉ rõ VLSS/ VHS). Phân ảnh hưởng và các hậu quả tích các số liệu sẵn lâu dài của đói nghèo đối có về y tế, giáo dục với đầu tư ECD và tài chính Trưởng nhóm làm việc với các thành viên của nhóm tư vấn, đánh giá chi phí cho các nhu cầu chưa được đáp ứng và kiến nghị phương thức hỗ trợ tài chính • Xác định cụ thể chi tiêu cấp vi mô • Hoàn tất số liệu 9/04- Giai đoạn 3: Phân tích cấp vi mô: • Chuyên gia kinh tế Đợt 3 • Phân tích lợi ích chi 10/04 Phân tích sâu về các nội dung của đánh giá các yếu tố phí, tình hình đầu tư, thành phần B,C và D cung và cầu vói nguồn nhân lực. Ma (i) Phân tích và đánh giá chương mỗi thành phần ở trận cấp tỉnh. Phân tích trình học tiền học đường, y tế, cấp hộ gia đình bên liên quan dinh dưỡng hiện nay, bao gồm • Tích hợp phân tích • Hội thảo các kết quả việc đào tạo cán bộ y tế ECEC cấp tỉnh vào ban đầu (ii) Đưa ra các kiến nghị về mặt báo cáo B • Chuẩn bị báo cáo chính sách để cải thiện chất lượng • Năng lực thực hiện và tiếp cận các dịch vụ giáo dục, của các bên liên y tế và dinh dưỡng cho người quan đến ECD nghèo • Hội thảo về các kết quả ( kinh tế, ECEC, y tế) 11/04 Giai đoạn 4: Dự thảo báo cáo • Dự thảo báo cáo và • Dự thảo báo cáo cuối
  18. cuối cùng kiến nghị cuối cùng cùng D • Tổng hợp phản hồi vào báo về báo cáo tài cáo chính B và C • BÁO CÁO DỰ THẢO CUỐI CÙNG HOẠT ĐỘNG B, C 12/04 Hiệu đính báo cáo Hiệu đính và chỉnh sửa Bản báo cáo chỉnh sửa báo cáo 12/04 TRÌNH CÁC BÁO CÁO CHO ADB 2/05 - Giai đoạn 5: Tổng kết dự án • Sửa đổi cuối cùng • Bản sửa đổi cuối cùng 3/05 • Báo cáo cuối cùng • Báo cáo cuối cùng • Báo cáo cuồi cùng D B và C
nguon tai.lieu . vn