Xem mẫu

CHÍNH PHỦ NƢỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHƢƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LIÊN HỢP QUỐC DỰ ÁN “HỖ TRỢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2007- 2011" (SPAR HCMC, 2007-2011) Tóm tắt Dự án Những đô thị lớn là những đầu tàu phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội, đóng vai trò quan trọng đối với sự thịnh vượng của một quốc gia. Quá trình đô thị hoá nhanh chóng đang đặt ra yêu cầu các thành phố của Việt Nam phải tăng cường năng lực quản lý hành chính để kiểm soát có hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội và môi trường. Mục đích của dự án là nhằm tăng cường năng lực cho chính quyền thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) trong công tác lập kế hoạch và quản lý để đạt được sự tăng trưởng kinh tế xã hội mang tính công bằng và có sự tham gia của người dân, và sự phát triển bền vững về môi trường. Dự án do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, nhằm hỗ trợ xây dựng và thực hiện thí điểm mục tiêu Mô hình chính quyền đô thị mới. Với những nỗ lực của TP HCM trở thành một thành phố hiện đại, đóng vai trò là đối tác chủ chốt trong khu vực, dự án sẽ trợ giúp thành phố huy động và tận dụng có hiệu quả các kinh nghiệm quốc tế. Những bài học rút ra tại TP HCM với vị trí là địa bàn thí điểm có thể được điều chỉnh và áp dụng cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của các địa phương khác. Dự án được thực hiện trong thời gian 48 tháng (2008-2011). Tổng ngân sách dự án là 3.652.000 US Đô la bao gồm cả đóng góp của Chính phủ. TRANG BÌA Quốc gia: Mục tiêu UNDAF : Mục tiêu/ Đầu ra dự kiến: Lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ Đối tác thực hiện quốc gia: Minh Đối tác khác: Giai đoạn chương trình: 2007- 2011 Tên dự án: „Hỗ trợ Cải cách Hành chính tại thành phố Hồ Chí Minh” Mã số dự án: ______________ Thời hạn dự án: 4 năm Phương thức quản lý: Quốc gia Điều hành Việt Nam Một hệ thống quản trị quốc gia dựa trên các nguyên tắc cơ bản về trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, sự tham gia của người dân và sự công bằng, và phù hợp các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền và dân chủ. Năng lực các cơ quan hành chính Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác lập kế hoạch và quản lý được tăng cường để đạt được sự tăng trưởng kinh tế xã hội mang tính công bằng và có sự tham gia của người dân, và phát triển bền vững về môi trường Cải cách Hành chính Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Khu vực tư nhân, các hiệp hội và các tổ chức phi chính phủ Ngân sách US$ Phí hỗ trợ quản lý chung US$ Tổng ngân sách : 3.652, 000 US$ Nguồn lực phân bổ : UNDP : 3.317.000 US$ Chính phủ : 335.000 US$ Thường xuyên ____________ Các nguồn khác: o Nhà tài trợ ____________ o Nhà tài trợ_____________ Đóng góp bằng hiện vật: US$ Ngân sách chưa được tài trợ : 1,452,000 US$ KÝ KẾT Đại diện TP HCM:__Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch thường trực UBNN Ngày: Đại diện (UNDP): Setsuko Yamazaki, Giám đốc Quốc gia UNDP Ngày: 2 PHẦN I: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HIỆN TẠI Từ năm 2001, Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc cải cách hành chính (CCHC) mang tính toàn diện và lâu dài, có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Quá trình CCHC của Việt Nam đã được thể hiện trong Chương trình Tổng thể CCHC (2001 – 2010), được thực hiện theo từng giai đoạn với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Chương trình CCHC, bao gồm 4 lĩnh vực cải cách (thể chế, tổ chức, nguồn nhân lực và tài chính), nhằm xây dựng một hệ thống hành chính công mạnh và có hiệu quả hoạt động trên cơ sở những nguyên tắc pháp quyền. Các nội dung cải cách của Chương trình là phương tiện quan trọng trong chuyển đổi nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời là điều kiện thiết yếu nhằm đạt những mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế. Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số đông và kinh tế phát triển nhất cả nước, được Chính phủ đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong cải cách hành chính. Một số mô hình thí điểm CCHC như cơ chế một cửa, „Tổ Công tác Liên ngành‟, „Tổ Nghiệp vụ Hành chính„ Và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 đã được áp dụng ở thành phố. Những sáng kiến cải cách này đã đóng góp đáng kể trong hợp lý hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chính quyền, đồng thời tăng cường chất lượng các dịch vụ công cho doanh nghiệp và nhân dân trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội và hội nhập. Trong giai đoạn 2001-2005, mức tăng trưởng kinh tế của TP HCM đạt 11%/ năm. Mức tăng trưởng trung bình giai đoạn 2006 - 2010 ước tính là trên 12%/ năm. Sự tăng trưởng về kinh tế, một mặt đem lại nhiều lợi ích, nhưng mặt khác cũng kéo theo những thách thức về xã hội và môi trường. Do vậy, đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo năng lực cạnh tranh của các ngành kinh tế trong tương lai ngắn hạn và dài hạn là những mục tiêu mang tính chiến lược của thành phố. Đồng thời, việc xây dựng một môi trường quản lý hiệu quả, ổn định và bền vững để hỗ trợ đắc lực cho việc đạt được các mục tiêu trên là vấn đề quan trọng cần quan tâm. Những thách thức chủ yếu. Đô thị hoá và quản lý đô thị Các thành phố ở Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh1. Hiệu quả kinh tế của khu vực đô thị cao hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn. Bộ Tài chính ước tính rằng khu vực đô thị hiện nay đóng góp khoảng 70% tổng nguồn thu của cả nước và chiếm khoảng 47% tổng chi tiêu quốc gia. Các số liệu cũng cho thấy thành phố Hồ Chí Minh đóng góp gần 30% cho GDP toàn quốc. Ước tính đến năm 2010, dân số khu vực đô thị sẽ đạt 30 triệu (chiếm 33% tổng dân số cả nước), và đến năm 2020 sẽ là từ 45 đến 50 triệu (tương đương 45-50%). Vì các thành phố là những đầu tầu trong phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội, những yếu kém trong hiệu quả quản lý của các thành phố này có thể gây nên nhiều vấn đề kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế sự phát triển lâu dài. Thách thức đặt ra ở đây là phải quản lý các thành phố một cách hiệu quả và bền vững. 1 Mới đây báoViet Nam News đưa tin những thành phố đô thị của Việt Nam đang phát triển nhanh nhất thế giới và gây ra những “vấn đề ngày càng nghiêm trọng” 3 Tốc độ tăng trưởng nhanh về kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh là một kết quả ấn tượng, song đồng thời cũng gây nên những thách thức ngày càng tăng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy sự phân tầng giữa những nhóm xã hội khác nhau ngày càng tăng, dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Bên cạnh những tiến bộ quan trọng về kinh tế, thành phố đang gặp phải nhiều khó khăn mới trong quá trình đô thị hoá, trong đó có thể kể đến là y tế và giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu sự phát triển quá nhanh của kinh tế, môi trường nước và các điều kiện vệ sinh, những vấn đề nóng bỏng về nhà đất và xây dựng, mất trật tự trong không gian và kiến trúc, những vấn đề giao thông đô thị và quy hoạch đô thị kém hiệu quả. Một nghiên cứu gần đây của UNEP (Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc) thực hiện ở 22 thành phố châu Á kết luận rằng những vấn đề đe doạ chủ yếu đến sức khoẻ và cuộc sống tập trung nghiêm trọng nhất ở những thành phố sau: Bắc Kinh, Dhaka, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Jakarta, Kathmandu, Kolkata, New Delhi và Thượng Hải. Để đáp ứng nhu cầu phát triển một đô thị như TP HCM, thành phố đã thống nhất tại đại hội Đảng bộ thành phố VIII về việc nghiên cứu và thử nghiệm một mô hình chính quyền đô thị riêng cho thành phố. Việc thí điểm thành công mô hình này ở TP HCM sẽ là ví dụ tốt, để triển khai ra các địa phương khác trong cả nước. Hiện nay, TP HCM đang xây dựng đề án về mô hình chính quyền đô thị này nhằm trình lên Chính phủ, Quốc hội và Bộ Chính trị để xem xét và thông qua. Nếu được phê chuẩn, đề án này sẽ được Dự án CCHC mới hỗ trợ trong để thực hiện thí điểm các thành tố trong đó có sự hỗ trợ về vận dụng kiến thức và kinh nghiệm quốc tế. Trên cơ sở thực trạng cũng như vai trò của thành phố Hồ Chí Minh trong sự phát triển chung của Việt Nam, đồng thời xét đến những tiềm năng cũng như những thách thức hiện tại của thành phố, việc xây dựng một hệ thống quản lý dựa trên các nguyên tắc cơ bản về trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, sự tham gia của người dân và sự công bằng, và phù hợp các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền và dân chủ để đạt được sự tăng trưởng kinh tế xã hội mang tính công bằng và có sự tham gia của người dân, và phát triển bền vững về môi trường, là một yêu cầu quan trọng. Chính sách xã hội hóa Trong những năm qua, TP HCM đã có những nỗ lực và sáng kiến trong thực hiện chính sách Xã hội hoá của Chính phủ nhằm mục đích huy động nguồn lực của các khu vực ngoài quốc doanh cho các công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Một số sở ngành đã triển khai xã hội hóa trên một số lĩnh vực như thu gom rác thải, huy động vốn cho xây dựng và bảo dưỡng các công trình hạ tầng. Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề này chƣa đƣợc triển khai rộng khắp các ngành, các cấp. Hơn nữa, hiện nay thành phố đang thiếu một chính sách mang tính chiến lược cũng như các quy chế rõ ràng để phối hợp thực hiện trên lĩnh vực này. Bối cảnh nêu trên cho thấy việc phát triển một "cơ cấu hạ tầng mềm" về quản lý, nhằm tạo được một môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn lực từ khu vực tư nhân để cung cấp tài chính cho xây dựng các "cơ sở hạ tầng cứng" như đường xá, giao thông công cộng, năng lượng, và viễn thông cũng như các dịch vụ khác cho sự nghiệp phát triển xã hội là nhiệm vụ quan trọng. 4 Hệ thống Thông tin Quản lý và Quảng bá thành phố Việc tăng cường chất lượng các quyết định quản lý, tăng cường phối hợp và sự tham gia của các cơ quan, đơn vị có liên quan phụ thuộc rất lớn vào khả năng tiếp cận thông tin đầy đủ một cách dễ dàng và có hệ thống. Một vài sáng kiến đã được triển khai tại các Sở ngành của TP HCM, nhưng không đồng bộ với nhau. Ngoài ra, nhiều thông tin trong hệ thống còn thiếu hoặc không được cập nhật thường xuyên. Quá trình phát triển đô thị và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng yêu cầu cần phải cập nhật thông tin thường xuyên và đảm bảo thông suốt thông tin. Dự án cần hỗ trợ TP HCM nâng cao năng lực hệ thống thông tin toàn thành phố, trong đó có bổ sung và cập nhật những thông tin còn thiếu. Hệ thống này sẽ cung cấp thông tin cập nhật để phục vụ cho công tác lập kế hoạch và ra quyết định và cả những đối tác khác có liên quan, thông qua việc chia sẻ thông tin một cách hệ thống. Để thực hiện được yêu cầu này, cần hoàn thiện và hiện đại hoá hệ thống thông tin nối mạng hiện hành, để các cơ quan cùng sử dụng và cùng có trách nhiệm cập nhật thông tin. Ngoài ra, các thành phố hiện đại không những phải phục vụ công dân theo định hướng khách hàng theo đó công dân có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin, sử dụng các dịch vụ và khiếu nại nếu cần. Một thành phố hiện đại cũng cần liên tục quảng bá hình ảnh của mình để thu hút các nhà đầu tư và cải thiện hình ảnh của mình. Tăng cƣờng hiệu quả và chất lƣợng thực thi công vụ của bộ máy hành chính Sau giai đoạn đầu tiên của cải cách với tư duy đổi mới, nền công vụ của thành phố Hồ Chí Minh có những tiến bộ quan trọng. Tuy nhiên, nền hành chính vẫn gặp không ít thách thức. Cơ cấu hành chính hiện hành chưa phát triển đủ mạnh để đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng về phát triển đô thị và tăng trưởng kinh tế. Trong một số trường hợp, vẫn còn có sự trùng lắp và chồng chéo về chức năng trong các chính sách quản lý và trong sự phối hợp giữa các sở ngành. Các cơ chế và thủ tục hành chính chưa đầy đủ do còn thiếu sự phân biệt rõ ràng giữa quản lý đô thị và quản lý nông thôn. Do vậy, chương trình cải cách hành chính cần thiết và tất yếu phải thực hiện việc cải cách và hợp lý hoá các cơ cấu quản lý hiện hành, thiết lập phương thức giúp lãnh đạo thành phố quản lý được việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Trong những năm gần đây, vơi sự hỗ trợ của UNDP, thành phố Hồ Chí Minh đã đi đầu trong việc triển khai Hệ thống quản lý theo kết quả PMS ở Việt Nam. Tuy nhiên, TP HCM cũng đang gặp phải nhiều trở ngại trong việc tiếp tục phát triển hệ thống này. Đó là: nhu cầu áp dụng và sử dụng thành thạo hệ thống PMS còn hạn chế, sự hợp tác và phối hợp còn yếu kém; những thay đổi nhân sự ở những vị trí đầu tầu trong cải cách, thiếu các khuôn khổ chính sách triển khai thưc hiện PMS ở cấp trung ương; và nếp văn hoá hiện nay chưa thực sự tạo thuận lợi cho việc thực hiện PMS. Đặc biệt, những thách thức trong việc thiết kế và xây dựng PMS ở TP HCM là rất lớn và không thể xem nhẹ. Xây dựng hệ thống PMS là một công việc nghiêm túc, đòi hỏi nỗ lực và quyết tâm cao chứ không thể đạt kết quả một sớm một chiều. Tuy nhiên, mô hình thí điểm PMS tại thành phố Hồ Chí Minh cần phải có tổng kết đánh giá đúnh đắn của mô hình mới để triển khai thực hiện. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn