Xem mẫu

  1. ĐÓNG GÓP CỦA CÁC KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HẠT NHÂN VÀ LIÊN QUAN HƯỚNG ĐẾN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CHO CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP Ở LÂM ĐỒNG Lê Tất Mua, Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Mộng Sinh, Viện Nghiên cứu Hạt nhân, Viện NLNTVN Đặc điểm, tình hình sản xuất lương thực thực phẩm tại Lâm Đồng Tình hình sản xuất rau -hoa tại Lâm Đồng 1. Diện tích – sản lượng Diện tích rau, hoa: 27 000 ha trong đó diện tích trồng rau là 25 000 ha, hoa là 2 000 ha, tập trung chủ yếu tại Đà Lạt, Lạc Dương ở độ cao 1 200 – 1 500m so với mực nước biển và vùng canh tác Đức Trọng –Đơn Dương ở độ cao 900 – 1000m so với mực nước biển. Tại Đà Lạt diện tích rau là 7000 ha, sản lượng là 180 ngàn tấn; diện tích hoa là 750 ha sản lượng là 320 triệu cành. Chủng loại bao gồm các loại rau hoa ôn đới và á nhiệt đới bao gồm: - Về rau có: bắp cải, xà lách các loại, cần tây, khoai tây, cà rốt, pó xôi, đậu Hà Lan….và một số giống mới nhập khẩu như củ hồi, rau mùi tây…. - Về hoa có: hoa cúc, layon, hoa hồng, hoa cẩm chướng, hoa ly, kiết tường, hồng môn, cymbidium, phalaenopnis… Sản lượng rau hoa năm 2004:
  2. - Rau 620 ngàn tấn chủ yếu là rau thuộc họ thập tự (như cải bắpn, cải thảo, pó xôi) chiếm 55%; rau ăn củ ăn quả (cà rốtc, củ cải, khoai tây, cà chua, củ dền và các loại đậu) chiếm 15%-20% các loại, còn lại là các loại rau ăn lá khác. 2. Thị trường tiêu thụ: Chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường nội địa và tham gia xuất khẩu khoảng 12-15% sản lượng rau chủ yếu là rau đông lạnh và sấy khô; 80% sản lượng hoa đến thị trường các nước Châu á. 3. Quản lí chất lượng: Vùng rau hoa Lâm Đồng đang thực hiện quyết định số 67/1998/QĐ-BNN-KHCN về việc quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn. UBND Tỉnh đã có quyết định số 06/2004/QĐ-UB ngày 14/01/2004 quy định tạm thời về sản xuất, kinh doanh rau an toàn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đóng góp của kỹ thuật phân tích hạt nhân và liên quan đến công tác quản lí chất lượng. Viện Nghiên cứu Hạt nhân (NCHN) toạ lạc trên địa bàn thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng từ lâu đã xây dựng và phát triển ứng dụng các kỹ thuật phân tích hạt nhân và liên quan trong kiểm tra đánh giá thành phần đất trồng, nước tưới và nhiều chỉ tiêu chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao các giá trị nông sản vốn đã nổi tiếng trên thương trường. Mặc dù đã có những chủ trương qui định của các cấp quản lý địa phương về sản xuất rau an toàn, tuy nhiên trong thực tế việc quản lý sự sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) trong sản xuất nông nghiệp còn rất khó khăn. Phòng thí nghiệm phân tích vết và độc tố thuộc Trung tâm phân tích và môi trường Viện NCHN hiện đang thực hiện tốt việc kết hợp các quy trình phân tích hạt nhân (NAA) với các kỹ thuật phân
  3. tích khác như sắc kí khí để phân tích thành phần nguyên tố, các kim lọai nặng, các hợp chất hữu cơ kim loại, các hợp chất hữu cơ có độc tính cao, kiểm định HCBVTV trên sản phẩm rau hoa xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, phục vụ công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Các phương pháp phân tích sử dụng trong kiểm nghiệm là: 1. Phương pháp kích hoạt neu tron: Xác định hàm lượng các kim lọai nặng Zn, Cu, Ni, Cd, Hg… 2. Phương pháp cực phổ xác định hàm lượng: Sn; Cd; Pb 3. Phương pháp IC xác định các ion: NO2-, NO3-, SO42- 4. Phương pháp GC /ECD-FID: xác định dư lượng HCBVTV. Các phương pháp hạt nhân NAA và các phương pháp hóa lí khác hỗ trợ mạnh mẽ trong kiểm nghiệm nguyên tố vi lượng, kim loại độc. Phương pháp sắc kí khí với các đầu dò thích hợp phân tích các hợp chất, đặc biệt là các hợp chất hữu cơ như thuốc trừ sâu các loại, các hợp chất hữu cơ kim loại như methyl thủy ngân, các hợp chất hữu cơ của Se, As… Trong những năm gần đây vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được xem xét một cách cẩn thận để có thể tránh được những rủi ro nghiêm trọng đối với người tiêu dùng. Đặc biệt, khi rau hoa Đà Lạt được xuất khẩu ra các thị trường ngoài nước vớiự những yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng thì vấn đề kiểm soát được đặt ra một cách bức thiết. Để có một sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, có tồn dư HCBVTV đạt chuẩn MRL, ngoài sự tuân thủ các quy trình sản xuất, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật cho phép và đúng cách, các biện pháp IPM của nhà nông, nhà doanh nghiệp cần sự cảnh báo chính xác, hữu hiệu và tức thời về các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm. Các hoạt động phân tích kiểm tra bao gồm:
  4. 1. Kiểm nghiệm tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật: Phòng thí nghiệm được trang bị hệ thống máy sắc kí khí với các đầu dò thích hợp để phân tích các hợp chất cơ clo, cơ phosphor, các hợp chất carbamat. Các thiết bị làm sạch (clean up); Máy li tâm tốc độ cao; Máy lắc; máy nghiền… Các hóa chất, dung môi tinh khiết phân tích. Cột sắc kí các lọai; cột SPE. 2. Các quy trình tách chiết, làm giàu, làm sạch thích hợp cho từng hoạt chất hoặc nhóm hoạt chất. · Quy trình phân tích HCBVTV nhóm clo hữu cơ: nhóm Aldril, DDT, HCH… · Quy trình phân tích các hoạt chất nhóm lân hữu cơ: Parathion, Chlorpyrifos, · Quy trình phân tích các hoạt chất pyrethroid: Cypermethrin, · Quy trình phân tích các hoạt chất diphenoconazol…, 3. Đánh giá dư lượng TBVTV trong rau quả thực phẩm Một số hoạt động kiểm nghiệm HCBVTV trong những năm gần đây của phòng thí nghiệm: 6 tháng cuối năm 2004 số lượng mẫu phân tích đạt trên 3000 mẫu với các chủng lọai rau pó xôi, sú, cải thảo, khoai tây, đậu nành lông, ớt ngọt, cà chua trong đó rau pó xôi, đậu nành lông, khoai tây là các mặt hàng xuất khẩu. Khách hàng là các công ty xuất khẩu rau quả Đài loan, Việt nam, trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh Lâm Đồng, các hợp tác xã sản xuất rau an toàn. Thị trường tiêu thụ là Nhật bản, Hồng Kông, Đài Loan, EU, úc, Singapore…Trong 06 tháng đầu năm 2005, phòng TN chúng
  5. tôi càng tăng cường công tác QA /QC trong lĩnh vực phân tích dư lượng HCBVTV và đã kiểm nghiệm trên 2000 mẫu rau củ quả các lọai, thêm vào đó các lọai mẫu nước quả ép, gia vị, trà, dược thảo, cà phê…cũng được kiểm nghiệm. Từ đó, chúng tôi đưa ra một số đánh giá như sau: Tồn dư HCBVTV như dimethoat, cypermethrin, phenvalerate, phenthoate, chlorpyrifos có trong các sản phẩm rau quả xuất khẩu ở dưới mức MRL (>90%). ở mức MRL hoặc lớn hơn có thể tìm thấy trong rau thương phẩm tiêu thụ tại thị trường trong nước. · HCBVTV được sử dụng một cách rộng rãi, khó kiểm soát trên các sản phẩm rau quả của các hộ nông dân sản xuất nhỏ, lẻ không cóự hợp đồng sản xuất. · HCBVTV trên sản phẩm rau quả sản xuất theo các hợp đồng sản xuất với các công ty, theo chương trình rau an toàn v.v…có thể bảo đảm ở mức mức dư lượng tối đa cho phép (MRL). 4. Hiệu quả kinh tế Bằng cách kiểm nghiệm HCBVTV ngay ở khâu nguyên liệu, lọai bỏ phần lớn các nguyên liệu rau củ không đạt chất lượng, giúp nhà điều chỉnh sản xuất, chế biến rau củ quả xuất khẩu. Hàng xuất vào các thị trường khó tiựnh như EU, Nhật mà chưa gặp bất kì sự cố về chất lượng, lời kêu ca phàn nàn nào. - Bảng tổng kết hàng hoá xuất khẩu của các Cty Năm Cty Mẫu Mẫu thành Tiền nguyên liệu phẩm xuất (USD) (tấn, sản khẩu phẩm tươi) (tấn, sản
  6. phẩm đông lạnh) - Rau nhà 3500 tấn » 1000 tấn 1,200,000 Xanh 7000 tấn » 2000 tấn 2,400,000 2004 - Oriental lion 9000 tấn >2500 tấn 3,000,000 - Nông sản Thực Phẩm 2005 - Rau nhà Xanh 10.500tấn S= 3000tấn 3,600,000 - Oriental lion - Nông sản Thực Phẩm MRL- mức dư lượng tối đa cho phép (mg/kg) Kết luận Qua thực tiễn kiểm nghiệm dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và kim lọai nặng trong các mẫu nông sản thực phẩm tại địa phương Lâm Đồng cho thấy rằng các kĩ thuật phân tích hạt nhân và liên quan là những công cụ hữu hiệu trong việc kiểm tra nông dược, HCBVTV trong thực phẩm phục vụ chương trình vệ sinh an tòan thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
nguon tai.lieu . vn