Xem mẫu

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO KIẾN THỨC QUẢN LÝ KINH TẾ CHO CÁN BỘ CẢNH SÁT KINH TẾ TẠI CHDCND LÀO INNOVATING KNOWLEDGE TRAINING OF ECONOMIC MANAGEMENT FOR ECONOMIC POLICE OFFICERS IN THE LAO PEOPLE’S DEMOCRATIC REPUBLIC NCS. Khonesavanh Chounraphanith Trường Đại học Kinh tế Quốc dân emotionoflove9@gmail.com Tóm tắt Thông qua việc đi sâu phân tích ý kiến của cán bộ cảnh sát được đào tạo kiến thức quản lý kinh tế tại CHDCND Lào, bài viết đã làm rõ những hạn chế trong công tác đào tạo cho cán bộ, từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm đổi mới công tác đào tạo trong thời gian tới. Cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đều được áp dụng. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn của Bộ An Ninh và Bộ Nội Vụ. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ mẫu gồm 225 cán bộ cảnh sát kinh tế đã tham gia học chương trình về quản lý kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) trong những năm gần đây, khâu tổ chức đào tạo đã được đầu tư lớn hơn, đã có sự thay đổi về nội dung và phương pháp đào tạo; (2) các học viên cảnh sát kinh tế đánh giá rất cao các khía cạnh về chủ trương, chính sách đào tạo; nội dung và phương pháp đào tạo. (3) Ngược lại, vấn đề về cơ sở vật chất, trang thiết bị; động cơ và thái độ của học viên vẫn được xem là vấn đề yếu kém nhất trong hoạt động đào tạo hiện nay. Từ khóa. Đổi mới đào tạo, kiến thức quản lý kinh tế, cảnh sát kinh tế, Lào. Abstract Through the analysis of secondary data reflecting the current general situation, and deeply analyzing the opinions of trained polices, the research has clarified the limitations of current training activities. From which proposing recommendations for improving training in the coming time. Both qualitative and quantitative research methods are applied. Secondary data is collected from various sources from the Ministry of Security and the Ministry of the Interior. Primary data is collected from a sample of 225 economic police officers who have participated in the economic management program. The research results show that: (1) in recent years, there has been a greater investment in the training organization, and there has been a change in the content and method of training; (2) the economic police trainees highly appreciate the aspects of training guidelines and policies; content and training methods. (3) by contrast, the problem of facilities and equipment; The motivation and attitude of trainees is still considered the weakest issue in current training activities. Keywords. Improving training activities, economic management knowledge, economic police, Laos. 75
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 1. Giới thiệu Trong suốt 41 năm xây dựng và phát triển nước CHDCND Lào, đặc biệt là trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua, nền kinh tế nước CHDCND lào đã có những bước phát triển ngoạn mục. Kinh tế Lào luôn tăng trưởng liên tục với tốc độ cao. Năm 1980, GDP bình quân đầu người của Lào chỉ đạt 118 USD/người, nhưng đến năm 2019, con số này đã lên đến 2.542 USD/người, gấp gần 21 lần so với năm 1985 (Niêm giám thống kê Lào, 2020). Đi kèm với sự phát triển kinh tế đó là các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý, giám sát các chủ thể kinh tế hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Kinh tế càng phát triển thì sẽ nảy sinh những tiêu cực của nó, ngày càng nhiều đơn vị kinh doanh chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, làm mọi việc để kiếm được lợi nhuận cao hơn. Chẳng hạn như buôn lậu, buôn hàng trái pháp luật, trốn thuế, lừa đảo,… Thực tế số vụ gian lận kinh tế ở Lào đã có sự gia tăng đột biến trong những năm gần đây, từ 109 vụ năm 2017, lên 238 vụ năm 2019 (Sengsathit, 2015). Bên cạnh đó, sự đầu tư của các doanh nghiệp lớn nước ngoài cũng đòi hỏi những kiến thức quản lý kinh tế mới nhằm ngăn chặn những hành vi như chuyển giá, lợi dụng những lổ hổng pháp luật Lào để trục lợi, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh tế nói riêng, và hoạt động xã hội nói chung ở Lào (Xinh Khăm Phôm Ma Xay, 2001). Đi cùng xu hướng này, ngày càng nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề đổi mới đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế. Trong đó, các nghiên cứu chủ yếu tập trung làm rõ các khía cạnh liên quan đến công tác xây dựng nội dung chương trình đào tạo, gắn với định hướng phát triển chung của Đảng, nhà nước (Hoa, 2002). Vẫn chưa có nhiều nghiên cứu làm rõ các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế. vẫn chưa có thang đo lường thống nhất các khía cạnh ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế. Các chỉ tiêu đánh giá đa phần bị ảnh hưởng bởi bối cảnh nghiên cứu và ý chí chủ quan của nhà nghiên cứu (Sơn, 2005). Với đặc thù của một nước đang phát triển thì đặc thù công tác đào tạo cũng rất khác biệt. Điều này đòi hỏi mô hình nghiên cứu và thang đo đánh giá cần có sự khác biệt nhất định. Xuất phát từ thực trạng trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm hai mục tiêu chính: Phân tích đánh giá về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế ở CHDCND lào . Đề xuất các kiến nghị nhằm đổi mới công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế tại Lào. 2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan Đào tạo là quá trình tổ chức giảng dạy và học tập trong nhà trường, gắn việc giáo dục đạo đức nhân cách với việc cung cấp các kiến thức cơ bản cùng các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nhằm trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết giúp họ thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận một sự phân công lao động nhất định (Knoon, 2006). Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế có cùng một mục đích là trang bị kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế. Nhưng đào tạo là quá trình truyền thụ kiến thức mới để người cán bộ quản lý kinh tế có một trình độ cao hơn. Còn bồi dưỡng là quá trình hoạt động làm tăng thêm những kiến thức đòi hỏi với những người mà họ đang giữ một chức vụ nhất định. Tóm lại, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế là các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ cảnh sát kinh tế trong việc đóng góp vào hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước (Parry, 1998). 76
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức đội ngũ cảnh sát kinh tế dựa trên các quan điểm chung về quản lý kinh tế phù hợp với đặc điểm, tình hình của thế giới và địa phương (Liên, 2009), cụ thể: Đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các thành viên trong hệ thống chính trị đảm bảo tính thống nhất từ trung ương đến địa phương. Đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế phải xuất phát từ những đặc điểm, đặc thù riêng của đơn vị công tác trong đó đặc biệt quan tâm sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan quân sự tỉnh với các cơ quan tại địa phương. Đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế là một quá trình phải làm tốt các khâu: Lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng; nâng cao nội dung, chương trình đào tạo; hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ đào tạo; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng. Đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế nhằm mục tiêu chính là nâng cao kiến thức kinh tế cho cán bộ cảnh sát, giúp cán bộ cảnh sát kinh tế hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình thực thi công vụ cũng như nâng cao ý thức đạo đức công vụ qua đó tăng sự hài lòng của người dân (Viêng Khăm Phông Sa Văn, 2009). Thông qua việc tổng lược các nghiên cứu có liên quan ở trong và ngoài nước, một số khoảng trống nghiên cứu có thể nhận ra, bao gồm: Thứ nhất, hầu hết các nghiên cứu về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới tuy nhiên các nghiên cứu tại Lào hiện vẫn rất hạn chế. Với đặc thù của một nước đang phát triển thì đặc thù công tác đào tạo cũng rất khác biệt. Điều này đòi hỏi mô hình nghiên cứu và thang đo đánh giá cần có sự khác biệt nhất định. Thứ hai, đa phần các nghiên cứu hiện nay chỉ mới tập trung làm rõ các khía cạnh về đào tạo kiến thức cho cán bộ quản lý nói chung. Vẫn chưa có nhiều nghiên cứu làm rõ các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế. Thứ ba, vẫn chưa có thang đo lường thống nhất các khía cạnh ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế. Các chỉ tiêu đánh giá đa phần bị ảnh hưởng bởi bối cảnh nghiên cứu và ý chí chủ quan của nhà nghiên cứu. Từ những kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm đào tạo đã được đề cập ở trên, nghiên cửu này tiếp tục phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, phân tích và đánh giá thực trạng công tác đào tạo kiến thức quản lý cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ An ninh Lào, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng công tác đào tạo, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, vấn đề đổi mới hoạt động đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán 77
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 bộ cảnh sát kinh tế tại CHDCND Lào được tiếp cận dưới 4 góc độ khác nhau, bao gồm: thông qua tiếp cận chính sách, chế độ đào tạo; tiếp cận từ nhu cầu thực tiễn; tiếp cận từ người học; và tiếp cận từ người quản lý đào tạo, giảng dạy. Trên cơ sở đó, tùy thuộc vào từng giai đoạn nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập và phân tích cả hai nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ vấp. Cụ thể, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của các Cục Đào tạo trực thuộc Bộ An Ninh Lào, từ Sở Nội vụ thủ đô Viêng Chăn, Bộ Nội vụ Lào,… Từ đó giúp làm rõ thực trạng hoạt động bồi dưỡng kiến thức nói chung và kiến thức quản lý kinh tế của cán bộ cảnh sát kinh tế Lào hiện nay. Tiếp đó, bước nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm phân tích đánh giá của các cán bộ cảnh sát kinh tế được tham gia đào tạo, nhằm có cái nhìn khách quan và chính xác về những mặt mạnh, mặt yếu và những vấn đề cần đổi mới trong công tác đào tạo hiện nay. Cụ thể, để hình thành nên thang đo đánh giá chính thức, bước phỏng vấn sâu chuyên gia được thực hiện dựa trên phương pháp Delphi. Thang đo likert được sử dụng với 5 mức độ, tương ứng từ rất không đồng ý đến rất đồng ý với những ý kiến được đưa ra. Tiếp đó, mẫu chính thức được chọn bằng phần mềm Excel, theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản từ danh sách được cung cấp từ trước. Qua đó, đảm bảo tính khách quan và tin cậy của dữ liệu thu thập. Trong tổng số 230 bảng hỏi được phát ra, sau khi sàng lọc, có 225 bảng hỏi thu về hợp lệ. Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 1. Độ tuổi Tần số (%) 2. Giới tính Tần số (%) Dưới 35 tuổi 65 28,9 Nam 184 81,8 Từ 36 đến 50 tuổi 108 48,0 Nữ 41 18,2 Trên 50 tuổi 52 23,1 4. Thâm niên Tần số (%) công tác 3. Trình độ học vấn Tần số (%) Dưới 5 năm 27 12,0 Phổ thông trung học 5 2,2 5 – 10 năm 88 39,1 Trung cấp, cao đẳng 31 13,8 10 - 25 năm 81 36,0 Đại học 115 51,1 Trên 25 năm 29 12,9 Thạc sỹ 49 21,8 5. Vị trí công Tần số (%) tác Tiến sỹ 25 11,1 Quản lý 36 16,0 Nhân Viên 189 84,0 Đặc điểm mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng 1 trên đây, trong đó đa phần cán bộ cảnh sát kinh tế được tham gia đào tạo là nam (chiếm 81,8%), có độ tuổi từ 36 đến 50 (chiếm 48,0%), có trình độ Đại học (51,1%), thâm niên công tác dao động trong khoản 5 đến 25 năm 78
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 (75,1%) và làm việc ở vị trí nhân viên (84%). Điều này phản ánh tính chất đặc thù của cán bộ cảnh sát kinh tế ở Lào hiện nay. Cũng như nêu bật các khía cạnh thuận lợi và thách thức cho công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế tại các đơn vị. 4. Kết quả và thảo luận Nhằm tạo tiền đề cho việc đưa ra các đề xuất đổi mới công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại CHDCND Lào. Tác giả tiến hành phân tích đồng thời cả các thông tin thứ cấp phản ánh thực trạng chung hiện nay, và đi sâu vào phân tích ý kiến của cán bộ được đào tạo. 4.1. Hiện trạng công tác tổ chức đào tạo và kết quả đào tạo 4.1.1. Tổ chức đào tạo Về đội ngũ giáo viên, số liệu ở bảng 2 cho thấy, số lượng giáo viên và các số đào tạo quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế ở CHDCND lào đã có sự gia tăng cả về số lượng và trình độ chuyên môn qua 3 năm. Đáng chú ý, tỷ lệ giáo viên nữ đã tăng mạnh từ 25% lên 46%. Bảng 2. Số lượng, cơ cấu giảng viên tại các cơ sở đào tạo giai đoạn 2017 – 2019 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lượng giảng viên Số lượng Số lượng Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) (Người) (Người) (Người) 100% 23 100% 28 100% Tổng số giảng viên Theo giới tính - Nam 18 75% 17 74% 15 54% - Nữ 6 25% 6 26% 13 46% Theo trình độ chuyên 20 83% 20 87% 25 89% môn - Thạc sĩ - Tiến sĩ 4 17% 3 13% 3 11% Về cơ sở vật chất, tại Lào hiện có 5 cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo đều có phòng học lý thuyết, phòng thực hành, giảng đường, phòng làm việc, thư viện (đến năm 2019, đã có 8.009 đầu sách giáo trình và tài liệu tham khảo với 118.533 cuốn được quản lý bằng phần mềm quản lý thư viện. Về nội dung chương trình đào tạo, được xây dựng dựa trên các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng nhằm đáp ứng linh hoạt nhu cầu công việc thực tế của cán bộ nhân viên trong ngành. Ngoài ra, các kiến thức về chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiến thức, kĩ năng quản lý kinh tế, quản lý chuyên ngành; văn hóa công sở và kĩ năng giao tiếp… cũng được trang bị. Đồng thời, nhằm đảm bảo tính thích hợp và cập nhật, chương trình đào tạo của cảnh sát kinh tế liên tục được rà soát định kỳ 2 năm/lần. Về phương pháp đào tạo, cách thức “thầy nói, trò ghi” đang dần được loại bỏ, thay bằng việc tăng sự chủ động của học viên, chú trọng tính tự học, tự nghiên cứu, tăng sự trao đổi thảo luận và khảo sát thực tế. Đồng thời, để khuyến khích việc áp dụng những phương pháp giảng 79
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 dạy hiện đại, các cơ sở đào tạo đã mở nhiều lớp tập huấn ở trong và ngoài nước dành cho các giảng viên. Về kinh phí đào tạo, được trích từ nguồn ngân sách, các dự án tài trợ nước ngoài, nguồn đóng góp của các tổ chức cử cán bộ đi học và bản thân người học (chiếm khoảng 10% đến 15%). Bên cạnh đó, nhà nước cũng có các quỹ ưu đãi, khuyến khích nhân tài, đào tạo tài năng trẻ để hỗ trợ thêm kinh phí cho hoạt động khen thưởng cán bộ có kết quả đào tạo tốt và hỗ trợ kinh phí cho cán bộ giỏi đi đào tạo ở các bậc cao hơn. 4.1.2. Kết quả đào tạo Về số lượng, qua 3 năm, đã có 350 lượt cán bộ cảnh sát kinh tế Lào đã tham gia chương trình đào tạo kiến thức quản lý kinh tế. Trong đó tập trung vào nhóm cán bộ chuyên viên, có trình độ đại học, cao đẳng (Xem bảng 3). Về chất lượng, các khóa đào tạo nhìn chung đã đạt được 3 mục tiêu ban đầu: Một là, đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị và quản lý kinh tế; Hai là, Đào tạo kiến thức pháp luật về kinh tế; Ba là, đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học, kiến thức quản lý kinh tế liên quan hội nhập kinh tế quốc tế và các kiến thức bổ trợ khác. Bảng 3. Số lượng cán bộ được đào tạo trong giai đoạn 2017 - 2019 Dựa trên chức vụ công tác Số lượng Dựa trên trình độ học vấn Số lượng Đào tạo cán bộ quản lý 30 người Đào tạo cho cán bộ đại học, 285 người cao đẳng Đào tạo cán bộ chuyên viên 265 người Đào tạo cho cán bộ trung cấp 38 người Đào tạo cán bộ mới 55 người Đào tạo khác 27 người 4.2. Phân tích đánh giá về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế ninh nước CHDCND Lào Nhằm làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp cụ thể đổi mới công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế hiện nay, nghiên cứu tiến hành bước kiểm định One sample t-test đối với 27 biến quan sát, thuộc 6 nhóm thang đo, dựa trên cặp giả thuyết: H0: Giá trị trung bình đánh giá của các cán bộ được tham gia đào tạo bằng 4 H1: Giá trị trung bình đánh giá của các cán bộ được tham gia đào tạo khác 4 Bảng 4. Kiểm định One sample t-test đánh giá của học viên về công tác đào tạo 1. Chủ trương, chính Mean Sig. 2. Nội dung và phương Mean Sig. sách đào tạo pháp đào tạo Cơ chế, chính sách đào 4.0000 1.000 Nội dung đào tạo phù hợp 4.0178 .794 tạo được quy định rõ với trình độ chuyên môn và ràng và phù hợp vị trí công việc của mỗi học viên khác nhau 80
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Thông tin đào tạo được 4.0133 .825 Nội dung đào tạo chính xác và 4.3111 .000 cung cấp đầy đủ đến học khoa học viên Xác định rõ nhu cầu đào 3.7200 .000 Nội dung lý thuyết và thực 4.2178 .002 tạo cho mỗi học viên hành được phân chia hợp lý Đảm bảo đủ số lượng 3.8178 .005 Nội dung đào tạo đáp ứng tốt 4.3067 .000 giáo viên giảng dạy yêu cầu thực tiễn Thời gian đào tạo là phù 3.5156 .000 Phương pháp đào tạo hợp lý 3.8978 .125 hợp với vị trí công việc của mỗi học viên Thực hiện đầy đủ việc 3.9378 .287 Phương pháp đào tạo linh hoạt 3.9289 .244 giám sát, đánh giá chất và thực tiễn lượng đào tạo 3. Đội ngũ giảng viên Mean Sig. 5. Hoạt động kiểm tra, Mean Sig. đánh giá Kiến thức của giảng viên 3.5289 .000 Phương pháp kiểm tra đánh 3.6444 .000 chuyên sâu và thực tiễn giá phù hợp Giảng viên có thái độ ân 3.3244 .000 Hoạt động kiểm tra, đánh giá 3.6267 .000 cần, nhẹ nhàng với học được thực hiện thường xuyên viên và hợp lý Giảng viên có phương 3.6489 .000 Phương pháp và quy trình 3.4489 .000 pháp, cách thức truyền kiểm tra đánh giá khách quan, đạt dễ hiểu và phù hợp công bằng và minh bạch Giảng viên biên soạn và 3.7467 .000 Kết quả kiểm tra, đánh giá 3.4089 .000 hỗ trợ tài liệu đầy đủ và được phản hồi kịp thời cho thiết thực học viên Giảng viên áp dụng kinh 3.8889 .088 nghiệm thực tiễn vào giảng dạy 4. Cơ sở vật chất, trang Mean Sig. 6. Động cơ và thái độ Mean Sig. thiết bị của học viên Giáo trình, tài liệu tham 3.2444 .000 Học viên có động cơ và nhu 3.4311 .000 khảo được cung cấp đầy cầu học tập rõ ràng đủ Phòng học đáp ứng tốt 3.1333 .000 Học viên có thái độ học tập 3.1067 .000 yêu cầu giảng dạy và học tích cực và chủ động tiếp thu tập kiến thức Trang thiết bị phục vụ 3.0133 .000 Học viên và giảng viên có sự 3.3289 .000 học tập đầy đủ và hiện hỗ trợ lẫn nhau tốt trong quá đại trình dạy và học 81
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Kết quả kiểm định cho thấy, hầu hết các biến quan sát đều có mức ý nghĩa bé hơn giá trị kiểm định 0,05 (Trọng và Ngọc, 2005). Trong đó một số nhóm nhân tố có giá trị trung bình biến quan sát rất cao, như những đánh giá về chủ trương, chính sách đào tạo (dao động từ 3,5156 đến 4,0133 – trên thang đo likert 5 mức độ); nội dung và phương pháp đào tạo (từ 3,8978 đến 4,3111). Ngược lại, một số nhóm nhân tố có giá trị trung bình biến quan sát tương đối thấp, như cơ sở vật chất, trang thiết bị (từ 3,0133 đến 3,2444); động cơ và thái độ của học viên (từ 3,1067 đến 3,4311). 5. Kết luận và khuyến nghị giải pháp Đào tạo kiến thức quản lý kinh tế là nhiệm vụ chiến lược trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế tại Lào. Hiện nay với xu thế toàn cầu hóa, ngày càng nhiều mánh khóe kinh doanh của thương nhân quốc tế được thực thi ở thị trường nội địa Lào, việc thường xuyên cập nhật, nâng cao kiến thực cho cán bộ lại càng trở nên quan trọng (Sengsathit, 2015). Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hoá các cơ sở lý thuyết và nghiên cứu có liên quan ở trong và ngoài nước để phác thảo nên được 6 nhóm thang đo đánh giá 6 khía cạnh của công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cảnh sát kinh tế Lào. Tiếp đến, trên cơ sở phân tích các dữ liệu thứ cấp về thực trạng chung, phân tích định lượng về đánh giá của 225 mẫu cán bộ về 27 chỉ tiêu phản ánh các khía cạnh công tác đào tạo hiện nay, cũng như phân tích các nội dung điều tra định tính về hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế, có 6 nhóm đề xuất đổi mới dưới đây được kiến nghị, gồm: Thứ nhất, đổi mới về chủ trương, chính sách về đào tạo. Trong đó, cần hoàn thiện các quy định về chế độ học phí; hoàn thiện cơ chế phân cấp, các quy định về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo. Tăng cường công tác dự báo và kế hoạch hóa nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức đào tạo. Thứ hai, đổi mới về nội dung và phương pháp đào tạo. Các chương trình đào tạo cần phải thực hiện theo nguyên tắc đan xen giữa lý thuyết và thực hành, sát với công việc dự kiến được áp dụng sau khi đào tạo xong, giúp học viên có thể vận dụng kiến thức vào thực tế trong công tác điều tra hình sự kinh tế và các vấn đề kinh tế liên quan. Bên cạnh đó, cần sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy hiện đại kết hợp với truyền thống, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào giảng dạy. Đặc biệt, cần đưa ra các bài tập tình huống, các chủ đề thảo luận gắn với thực tế hoạt động của đơn vị cảnh sát kinh tế Lào. Thứ ba, đổi mới về chất lượng đội ngũ giáo viên. Thường xuyên đánh giá giáo viên từ người học và có hình thức xử lý kịp thời với những giáo viên vi phạm trách nhiệm của nhà giáo. Xây dựng đội ngũ giảng viên có cơ cấu hợp lý, có trình độ lý luận và kiến thức thực tiễn, kiến thức và kinh nghiệm về quản lý kinh tế. Thứ tư, đổi mới về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện, website. Trang bị các dụng cụ, máy móc, máy tính, màn hình chiếu cho các phòng học. Ưu tiên nguồn lực xây dựng các mô hình thực tập cho học viên. Thứ năm, đổi mới khâu quản lý, giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo. Thu thập thông tin đánh giá của học viên sau khóa học vào các phiếu điều tra hoặc phỏng vấn trực tiếp ngay trong và sau khóa học. Tổ chức các buổi tổng kết định kỳ về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế. Qua đó, các bên tham gia sẽ cùng nhìn vào những hoạt động thực tế, những kết 82
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 quả đạt và chưa đạt trong thời gian qua để có thể phản biện, đóng góp ý kiến, xây dựng giúp công tác này ngày càng hiệu quả hơn nữa. Thứ sáu, đổi mới cách thức nâng cao động cơ, thái độ học tập của học viên. Lựa chọn các hình thức dạy học phát huy tính tích cực của học viên, như: dạy học qua dự án, dạy học nêu vấn đề, học thông qua hành động, học qua trải nghiệm thực tế,... Đồng thời, cần có các biện pháp răn đe, khen thưởng xử phạt xứng đáng để khích lệ tinh thần học viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Tổ chức Thủ đô Viêng Chăn, Báo cáo tổng kết công tác đào tạo công chức năm 2018, 2019, xu hướng đào tạo công chức nòng cốt tại Thủ đô Viêng Chăn, Viêng Chăn, Lào. 2. Đặng Thị Bích Liên, (2009), “Mô hình quản lý cơ sở đào tạo bồi dưỡng chính trị cấp huyện trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ, Đại học giáo dục – Đại học quốc gia Hà Nội. 3. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu với SPSS, Nhà xuất bản Thống kê. 4. Knoon, B. (2006), Competenct Guide, Iowa Department of Administrative Services – Human Resources Enterprise, Newyork. 5. L.M Spencer and S.M Spencer (1993), Competence at work: models for superior per- formance, Newyork. 6. Niêm giám thống kê CHDCND Lào 2017 - 2019. 7. Nguyễn Bắc Sơn (2005), Nâng cao năng lực đội ngũ CCHC Nhà nước đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 8. Nguyễn Minh Đường, (2013), “Đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh mới”. 9. Nguyễn Tiến Long (2002), “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ trì ban chỉ huy quân sự các huyện miền núi phía Bắc trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ, khoa học lịch sử, Trương Đại học Khoa học xã hội và nhân văn 10. Parry, S.B. (1998), Jusst what is a competency? And why should you care, Training. 11. Phạm Quỳnh Hoa, (2002), Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước (tập 2), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Sengsathit Vitchitlasy, (2015), “Năng lực công chức hành chính nhà nước cấp tỉnh - Nghiên cứu tại Thủ đô Viêng Chăn”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 13. Sở Nội vụ Thủ đô Viêng Chăn (2011-2019), Báo cáo số lượng chất lượng CCHC Nhà nước từ năm 2011, Viêng Chăn, Lào 14. Viêng Khăm Phông Sa Văn, (2009), “Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ ở Học viện Công an nhân dân trong giai đoạn mới”, Tạp chí lý luận chính trị - hành chính quốc gia Lào, (số 12/2009). 15. Xinh Khăm Phôm Ma Xay, (2001), “Thực trạng và những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của Lào”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 10/2011). 83
nguon tai.lieu . vn