Xem mẫu

  1. Doanh nghiệp bán lẻ: Tự bơi hay nương bóng? Có cùng nhận định về sự ưu ái mà nhiều địa phương dành cho các "đại gia bán lẻ" đến từ nước ngoài, bà Hoàng Hồng Hạnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Intimex Việt Nam cũng cho biết, có địa phương rất hờ hững khi doanh nghiệp nội tìm đến, đề nghị thuê một vị trí cụ thể để mở siêu thị, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đã thấy doanh nghiệp FDI khai trương siêu thị ở đúng vị trí đó. Cho rằng, "mình phải tự cứu mình", ông Nguyễn Ngọc Hòa vẫn rất trăn trở về việc tạo ra một hệ thống bán lẻ nội địa lớn mạnh, cụ thể là tạo quỹ đất cho các doanh nghiệp bán lẻ nội có chỗ phát triển kinh doanh, mở rộng mạng lưới. "Phát triển mạng lưới là nhu cầu sống còn của bán lẻ, nhưng doanh nghiệp nội hiện gặp khó khăn vì chủ trương của các địa phương là giao đất phải nộp tiền ngay 1 lần. Như vậy, nguồn lực của doanh nghiệp nội không đủ. Ấy là chưa kể giá đất phải theo thị trường", ông Hòa nói và cho biết, Saigon Co.op đã được TP.HCM tạo điều kiện khi giới thiệu một lô đất có diện tích khoảng 3.000 m2 ở khu vực đông dân, giao thông thuận tiện. Nhưng nếu tính tiền đất phải nộp ngay thì cũng mất tới khoảng 600 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp chỉ dám làm từ từ, từng vị trí một và ở quy mô vừa phải, cỡ 3.000 - 4.000 m2 trở xuống ở một vị trí chứ không dám làm liền 5-7 địa điểm một lúc. Việc có được một trung tâm thương mại diện tích 2 ha tại TP.HCM hay Hà Nội chỉ là mơ ước! "Nếu địa phương vận dụng cho thuê đất để làm siêu thị thì còn dễ, chứ áp dụng cứng hình thức giao đất thu tiền một lần thì doanh nghiệp khó khăn", ông Hòa nói.
  2. Bên cạnh khó khăn về mặt bằng, việc bị khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị ở mức 10% (đối với các doanh nghiệp trong nước còn vốn nhà nước) cũng được Saigon Co.op coi là "bó tay, bó chân doanh nghiệp nội". Trong khi đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vốn được sự hậu thuẫn hùng mạnh về quảng bá của tập đoàn mẹ với mục tiêu nhanh chóng giành thị phần lại không hề bị khống chế. Bởi vậy, có một thực tế là "cứ mỗi siêu thị hay trung tâm thương mại của doanh nghiệp FDI được mở ra, thì nỗi lo sụt giảm doanh thu của các doanh nghiệp nội lại dấy lên", là tâm sự của một doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Hay nương bóng đại gia? Trong một nhận xét mới đây, Bộ Công Thương có ước tính doanh thu của Big C Thăng Long - trung tâm thương mại được xem là lớn nhất trong hệ thống Big C - khoảng 20 triệu USD/năm, tương đương khoảng 400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên với con mắt trong nghề, các doanh nghiệp bán lẻ nội địa cho rằng, doanh thu thực tế bình quân của trung tâm này phải lên tới 3 tỷ đồng/ngày. 5 năm sau ngày Việt Nam gia nhập WTO, Big C đã mở thêm được 13 cơ sở mới. Metro Cash & Carry cũng mở thêm được 10 trung tâm (trên tổng số 17 trung tâm đang hoạt động). Parkson mở thêm 7 trong số 8 trung tâm thương mại đang có… Vẫn dốc sức để phát triển thị phần, mở rộng mạng lưới bán lẻ của riêng mình nhưng chính các doanh nghiệp nội cũng đang trăn trở với câu hỏi: đi tiếp một mình hay nương bóng đại gia? Một doanh nghiệp tâm sự rất thật lòng: "Giờ đang còn giá thì bán cho các doanh nghiệp nước ngoài, chứ sau
  3. này họ lấp đầy bản đồ địa điểm phân phối rồi thì có bán cũng chẳng ai mua hoặc không thể được giá như bây giờ",
nguon tai.lieu . vn