Xem mẫu

  1. KHOA HỌC - ỨNG DỤNG  ThS.KTS (*) Bài viết này trình bày những hiện trạng biến đổi khí hậu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay đang là vấn đề cấp bách cần được giải quyết và tầm quan trọng của phát triển đô thị bền vững trước biến đổi khí hậu tại ĐBSCL. Từ đó, bài viết này tổng hợp đưa ra một số giải pháp cần xem xét khi thiết kế đô thị bền vững, đồng thời cũng là các xu hướng chung cho các dự án phát triển đô thị bền vững hiện nay. Đó chính là giải pháp địa điểm xây dựng bền vững, không gian xanh, hiệu quả sử dụng nước, hiệu quả sử năng lượng, và hiệu quả sử vật liệu xây dựng…Tất cả những giải pháp này nhằm đáp ứng bốn tiêu chí luôn được lấy làm căn cứ để nghiên cứu và đánh giá đô thị bền vững đó là: đô thị bền vững về môi trường, đô thị bền vững về xã hội, đô thị bền vững về kinh tế và đô thị bền vững về kỹ thuật khoa học công nghệ. : biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, đô thị bền vững, kiến trúc bền vững. SUMMARY This article presents current climate changing situations in the Mekong Delta that are urgent issues that need to be solved and the importance of sustainable urban development in the face of climate change in the Mekong Delta. From that, this article presents some solutions that need to be considered when designing urban sustainability as well as general trends for sustainable urban development projects. It is a sustainable building site solution with green space, efficient use of water, energy use efficiency, and efficient use of building materials ... All these solutions meet four criteria. as the basis for sustainable urban research and assessment: environmental sustainable urban, social sustainable urban, economical sustainable urban and scientific technological technical sustainable urban. Key words: climate change, sustainable development, sustainable urban, sustainable architecture. 1. Giới thiệu Hơn một th kỷ nay, sự phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nước đã làm cho cuộc sống và môi trường cư trú của con người thay đổi nhanh chóng và vượt bậc về chất lượng. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này dẫn đến sự đối mặt với những hệ quả của sự ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Hiệu ứng nhà kính gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm không khí vượt tiêu chuẩn cho phép tại các đô thị, khu sản xuất, tầng Ozone đang bị phá hủy, nguồn nước bị ô nhiễm. Sa mạc hóa đất đai, rừng bị suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng, số lượng chủng loại động thực vật giảm. Rác thải, chất thải gia tăng về số lượng và mức độ độc hại nhưng không được xử lý đúng quy trình. Bài này trình bày một số giải pháp cần xem xét khi thiết kế đô thị bền vững cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và Long An nói riêng, đồng thời cũng là các xu hướng chung cho các dự án phát triển đô thị bền vững hiện nay trên thế giới. 2. 2.1 Hiện trạng biến đổi khí hậu tại ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm 13 tỉnh và thành phố, trong đó có 11 tỉnh sát biển. ĐBSCL có diện tích khoảng 40.000km², chiếm 12,3% diện tích của cả nước. Hàng năm, 50% diện tích vùng ĐBSCL bị ngập lũ từ 3-4 tháng, 40% diện tích bị ảnh hưởng xâm nhập mặn. Dân số vùng KT-CN TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 59
  2. KHOA HỌC - ỨNG DỤNG ĐBSCL là 18 triệu người, chiếm 20% dân số cả nước, trong đó có trên 80% dân số sống ở vùng nông thôn. ĐBSCL có địa hình thấp và bằng phẳng, phần lớn có cao độ trung bình từ 0,7-1,2m so với mực nước biển và là vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi (BĐKH), chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi triều và xâm nhập mặn. Bảng 1: Bảng thống kê dự báo số dân bị ảnh hưởng bởi mặn trong điều kiện Biến đổi khí hậu Theo kịch bản Biến đổi khí hậu (BĐKH) do Bộ Tài nguyên-Môi trường xây dựng và công bố năm 2012 cho thấy BĐKH ở ĐBSCL như sau: Về nhiệt độ: vùng Nam bộ (trong đó có ĐBSCL) có mức tăng nhiệt độ trung bình năm là 0,3 đến 0,5oC vào năm 2020, từ 0,8 đến 1,4 vào năm 2050 và 1,6 đến 2,6 vào năm 2100; Về mưa: ĐBSCL cũng có xu thế tăng lượng mưa năm nhưng lượng mưa trong mùa khô và đầu mùa mưa lại giảm, đến 2020 giảm khoảng 3% và đến 2050 giảm đến 8%; Về mực nước biển dâng: Mực nước trung bình biển Đông vùng ĐBSCL tiếp tục tăng thêm 30cm vào năm 2050 và 75cm vào năm 2100. Bảng 2: Bảng thống kê dự báo số dân bị ảnh hưởng ngập lũ trong điều kiện Biến đổi khí hậu TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 60
  3. KHOA HỌC - ỨNG DỤNG 2.2 Đô thị phát triển bền vững - hướng đi bền vững trước biến đổi khí hậu tại ĐBSCL. Biến đổi khí hậu đã hiện diện thực tế, ĐBSCL đang bị nước mặn xâm nhập, đất đai bị mặn hóa. Thảm họa này ngày càng gia tăng bởi tác động kép của biến đổi khí hậu do nước biển dâng cao và do việc tích nước hàng loạt tại các đập thủy lợi, thủy điện của các quốc gia lân cận ở thượng nguồn, làm giảm cao độ mực nước hệ thống sông Cửu Long vào mùa khô. Nhìn từ góc độ kiến trúc – xây dựng, một trong những nguyên nhân là quá trình đô thị hóa tại khu vực ĐBSCL, kèm theo là sự phát triển của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, việc sử dụng năng lượng điện, năng lượng hóa thạch, hóa chất… ngày càng tăng. Chính vì vấn đề trên, vấn đề quy hoạch xây dựng đô thị phát triển bền vững tại khu vực ĐBSCL đã trở nên cấp bách. Khái niệm “phát triển bền vững” có thể được xét dưới nhiều góc độ và quan điểm khác nhau, tuy nhiên một quan điểm cơ bản được thế giới công nhận về phát triển bền vững là: Đảm bảo những điều kiện phát triển tốt nhất vì con người trong thời đại ngày nay nhưng không làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững trong mọi lĩnh vực cần đáp ứng 4 yêu cầu cơ bản: Bền vững về môi trường; Bền vững về xã hội; Bền vững về kinh tế; Bền vững về kỹ thuật, khoa học công nghệ. Các tiêu chí trên đều liên quan mật thiết với nhau, có ảnh hưởng qua lại và tác động trực tiếp lẫn nhau. Trong phạm vi của bài này chỉ phân tích ở góc độ đô thị bền bao gồm những tiêu chí sau: Đô thị bền vững về mặt môi trường: Đảm bảo sự cân bằng sinh thái, cân bằng giữa môi trường tự nhiên và nhân tạo, không tác động ảnh hưởng tới môi trường thiên nhiên, bảo vệ hệ sinh thái. Sử dụng tài nguyên, năng lượng, đất đai, nguồn nước có hiệu quả thiết thực. Bảo đảm môi trường đô thị xanh, sạch đẹp, giảm thiểu ô nhiễm gây ra bởi sản xuất, sinh hoạt, giao thông… Đô thị bền vững về mặt xã hội: Đảm bảo sự phát triển hài hòa cân đối về mặt xã hội, đảm bảo công bằng xã hội giữa các cộng đồng, sự phát triển các nhu cầu vật chất, tinh thần đa dạng, phong phú của mọi tầng lớp xã hội, đảm bảo sự phát huy tối đa mọi tiềm lực con người trong môi trường đô thị… Đô thị bền vững về mặt kinh tế: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, thu nhập ngày càng tăng cho người dân, sự công bằng xã hội. Giảm thiểu sự phân hóa giàu nghèo. Khai thác hiệu quả nguồn lực con người. Tạo công ăn việc làm cho mọi người dân phù hợp với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tài năng. Đảm bảo cán cân thu chi phục vụ phát triển đô thị… Đô thị bền vững về mặt kỹ thuật, khoa học công nghệ: Đảm bảo sự ứng dụng kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến, công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện khách quan, cụ thể của Việt Nam trong môi trường đô thị trên mọi lĩnh vực như xây dựng và quản lý dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật đô thị. 2.3. Các giải pháp của phát triển đô thị bền vững tại ĐBSCL Do yêu cầu cấp bách trong việc bảo vệ môi trường trong giai đoạn biến đổi khí hậu, các nhà khoa học cũng như các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đề ra khái niệm “Phát triển bền vững”. Năm 1972 tại Stockholm, Hội nghị Liên Hiệp Quốc về môi trường đã đề nghị một khái niệm mới là “phát triển tôn trọng môi sinh” với chủ trương bảo vệ môi trường, tôn trọng môi sinh, quản lý hữu hiệu tài nguyên thiên nhiên, thực hiện công bằng và ổn định xã hội. Do đó, phát triển đô thị bền vững tại ĐBSCL không nằm ngoài khái niệm phát triển bền vững đề cập ở các mục trên. Nội dung của khái niệm phát triển bền vững ở trên được đặt trong khung cảnh phát triển bền vững của kiến trúc. Hướng tới mục tiêu phát triển đô thị bền vững, trên thế giới hình thành và phát triển nhiều mô hình kiến trúc tiên tiến như kiến trúc xanh, sinh thái, thông minh… TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 61
  4. KHOA HỌC - ỨNG DỤNG Đô thị bền vững có thể được đánh giá 5 tiêu chí cơ bản sau: 2.3.1 Địa điểm xây dựng bền vững Khai thác và tận dụng tối đa điều kiện cụ thể thuận lợi của địa điểm phục vụ xây dựng công trình, không hủy hoại, làm biến đổi đặc điểm môi trường hiện hữu. Bảo tồn và khôi phục đa dạng sinh thái, đảm bảo tỷ lệ cây xanh cao trong khu vực xây dựng. Đảm bảo tối ưu việc sử dụng đất đai xây dựng có hiệu quả, đảm bảo giao thông cơ giới, xe đạp, đi bộ được quy hoạch hợp lý. Hình thành những khu dân cư hay khu đô thị sinh thái. Mở rộng cơ sở hạ tầng khu dân cư xanh, bền vững cho toàn bộ cộng đồng cùng có thể chung tay mang tới những hiệu quả sâu rộng hơn vì lợi ích môi trường và xã hội. Tương tự như những chứng chỉ xanh dành cho công trình xây dựng, các nhà phát triển đang mong muốn ghi nhận nỗ lực của các khu phố, khu dân cư dành cho phát triển vùng lân cận. Một lợi thế của công trình bền vững ở quy mô cộng đồng có thể mang lại cơ hội tiếp cận công trình xanh dành cho các gia đình với mức thu nhập thấp và những đối tượng khác không đủ khả năng tiếp cận. 2.3.2 Không gian xanh Đô thị xanh là có nhiều không gian xanh, có chất lượng môi trường xanh, sạch (môi trường không khí, nước, đất). Giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và những nguyên nhân làm suy thoái môi trường. Chất lượng môi trường trong và ngoài nhà, tăng cường thông gió tự nhiên, kiểm soát ô nhiễm hóa học, tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên, tiện nghi vi khí hậu, âm thanh… Đô thị xanh không chỉ là những quy hoạch công viên, lá phổi của thành phố, mà còn là những công trình được phủ xanh trên mái, một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ trong xây dựng bền vững. Mái xanh làm giảm chi phí cho việc sưởi ấm và làm mát, lọc nước mưa và giảm tốc độ dòng chảy, cải thiện chất lượng không khí và đồng thời kéo dài tuổi thọ cho kết cấu mái. Ngoài ra, mái xanh còn đóng góp không nhỏ vào tính thẩm mỹ cho công trình. Mái xanh không phải là phương thức sử dụng cây cối duy nhất để tăng tính bền vững cho công trình đang được áp dụng trong bối cảnh hiện tại. Ngoài cây xanh trồng trên mái, còn có thể sử dụng cây xanh bên trong và trên mặt đứng công trình, điều hòa vi khí hậu, đảm bảo sức khỏe và hấp thụ khí thải CO2. Thêm vào đó, sự gia tăng nhu cầu các sản phẩm địa phương ngẫu nhiên đã dẫn tới việc khám phá ra nhiều phương thức để tích hợp giữa sản xuất thực phẩm với môi trường đô thị, điều này được thực hiện ngay trong chính bản thân ngôi nhà. Các công trình trong đô thị có thể vận dụng để tạo ra các khu vườn trên mái, vườn rau hoa quả được trồng bằng công nghệ hiện đại, giúp giải quyết vấn đề tự chủ về lương thực, thực phẩm sạch. 2.3.3 Hiệu quả sử dụng nước Tiết kiệm nước trong sinh hoạt, sản xuất, trồng trọt. Tăng cường việc kiểm soát, lưu giữ và sử dụng nước mưa, giảm dùng nước sạch tưới cây, áp dụng công nghệ xử lý nước thải để tái sử dụng. Bên cạnh đó việc bảo tồn và phục hồi nguồn nước cũng rất quan trọng, do đó nhận thức về vấn đề khủng hoảng nguồn nước trên quy mô toàn cầu hiện đang được nâng cao. Bên cạnh các thiết bị lưu lượng sử dụng thấp và các biện pháp bảo tồn thông thường, hiện nay giải pháp hiệu quả sử dụng nước đang hướng tới việc thu, xử lý và tái sử dụng nguồn nước ngay tại công trình. 2.3.4 Hiệu quả sử dụng năng lượng Tăng cường tối đa sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện cho chiếu sáng, điều hòa không khí, thông thoáng, vận hành công trình. Sử dụng năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt với mục tiêu giảm được từ 30% đến 50% năng lượng có nguồn gốc hóa thạch. Sử dụng thiết bị kiểm soát năng lượng, và không tiêu tốn năng lượng trong xây dựng những công trình với lượng tiêu thụ năng lượng thực bằng không TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 62
  5. KHOA HỌC - ỨNG DỤNG được xem như là một phương tiện để giảm lượng khí thải Carbon và giảm sự phụ thuộc vào việc khai thác các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt. 2.3.5 Hiệu quả sử dụng vật liệu xây dựng Tăng cường sử dụng vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, vật liệu có sẵn tại địa phương. Vật liệu xây dựng phải phù hợp với đặc điểm khí hậu của mỗi khu vực địa lý khác nhau. Tránh lạm dụng quá nhiều kính trong việc thiết kế mặt ngoài công trình để giảm thiểu tác hại tăng nhiệt độ công trình do hiệu ứng “nhà kính”. Lưu giữ, thu gom, tái chế vật liệu, rác thải sinh hoạt, sản xuất, tái sử dụng cấu kiện, quản lý chất thải xây dựng…Vật liệu xây dựng hiện không còn bị giới hạn bởi các vật liệu thông thường được đặt hàng từ các xưởng sản xuất hay nhà máy. Ngày càng có nhiều sự lựa chọn, từ vật liệu tự nhiên như rơm, vật liệu tái chế hay các container vận chuyển cũ cho tới các vật liệu tiên tiến sử dụng công nghệ chuyển pha. Việc sử dụng những vật liệu tái chế, vật liệu thân thiện với môi trường sẽ giảm lượng rác thải sẽ gây ô nhiễm môi trường. 3. Với các ảnh hưởng của biến đổi môi trường và khí hậu hiện nay, ngay từ bây giờ cần phải thay đổi quan niệm truyền thống, cộng thêm vào đó là phải có các hành động cụ thể để phát triển bền vững. Đẩy mạnh việc nghiên cứu các giải pháp và hành động cụ thể để đô thị bền vững ngày càng phổ biến và trở thành xu hướng chung cho sự phát triển của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chung và Long An nói riêng. [1]. Bộ Tài nguyên môi trường (2009, 2011, 2012), Kịch bản Biến đổi khí hậu – Nước biển dâng cho Việt Nam. [2]. Đoàn Thu Hà (2013), Báo cáo đề tài Đánh giá ảnh hưởng của B đến cấp nước nông thôn vùng ĐBSCL và đề xuất giải pháp ứng phó. [3]. Đoàn Thu Hà và (2013), Báo cáo dự án Quy hoạch cấp nước nông thôn vùng ĐBSCL trong điều kiện B . [4]. IPCC (2007), Báo cáo đánh giá . [5]. Nguyễn Thu Hòa, Phạm Đức Nguyên, Trần Quốc Bảo (2009), Các giải pháp kiến trúc khí hậu Việt Nam, NXB Khoa học kĩ thuật [6]. Trần Văn Khải (2016), Kiến trúc bền vững. [7]. Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam (2012), Báo cáo Quy hoạch thủy lợi ĐBSCL trong điều kiện BĐKH-NBD. : 28/9/2017 : 27/10/2017 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 63
nguon tai.lieu . vn