Xem mẫu

ĐÔ THỊ HÓATHANHHÓA. I. Khái niệm đô thị hóa: Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về ĐTH như sau: Đô thị hoá là một quá trình tập trung dân cư đô thị. Đồng thời đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng. Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại, không gian đô thị mở rộng. Trong đó, dân cư đô thị là một điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị. Nói một cách đầy đủ hơn thì đô thị hoá là một quá trình biến chuyển kinh tế-xã hội-văn hoá và không gian, gắn liền với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của xã hội loài người, trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự chuyển đối lối sống ngày càng văn minh hơn cùng với sự mở rộng không gian thành hệ thống đô thị, song song với việc tổ chức ranh giới hành chính lãnh thổ và quân sự. Ở những nước có trình độ phát triển kinh tế xã hội càng cao thì tỷ lệ đô thị hoá càng cao. II. Đặc điểm của đô thị hóa Quá trình đô thị hoá thể hiện ở ba đặc điểm chính: - Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị - Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn Số lượng các thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều. Hiện nay, toàn thế giới có hơn 270 thành phố từ 1 triệu dân trở lên, 50 thành phố có số dân vượt quá 5 triệu người. - Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hoá, lối sống thành thị được phổ biến rộng rãi và có ảnh hưởng đến lối sống của dân cư nông thôn về nhiều mặt. 2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỈNH THANH HÓA. Vị trí địa lý Ngày nay, theo số liệu đo đạc hiện đại của cục bản đồ thì Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18` Bắc đến 20°40` Bắc, kinh tuyến 104°22` Đông đến 106°05` Đông. Phía bắc giáp ba tỉnh:Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192 km; phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km. Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.106 km², chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km². Dân số. Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, Thanh Hóa có 3.400.239 người, đứng thứ ba Việt Nam, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. [8] Trong tổng dân số năm 2009, nữ giới có 1.717.067 người, dân số thành thị là 354.880 người Kinh tế Công nghiệp Cũng như Việt Nam, nền công nghiệp Thanh Hóa đang phát triển. Theo số liệu của tổng cục thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2009, chỉ số phát triển công nghiệp của toàn tỉnh tăng 8,2%, đây là mức tăng cao so với mức tăng bình quân của cả nước là 4,6%. Tính đến thời điểm năm 2009, Thanh Hóa có 6 khu công nghiệp tập trung và phân tán. Một số khu công nghiệp: • Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thị xã Bỉm Sơn • Khu công nghiệp Nghi Sơn (nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn) -Huyện Tĩnh Gia • Khu công nghiệp Lễ Môn - Thành phố Thanh Hóa • Khu công nghiệp Đình Hương (Tây Bắc Ga) - Thành phố Thanh Hóa • Khu công nghiệp Lam Sơn - Huyện Thọ Xuân • Khu công nghiệp Hoàng Long Hiện tại khu kinh tế Nghi Sơn là một trung tâm động lực của vùng Nam Thanh Bắc Nghệ đang được quy hoạch, cũng được đánh giá là trọng điểm phát triển phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đồng thời là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan. Nông nghiệp Thống kê đến năm 2004, toàn tỉnh có 239.843 ha đất nông nghiệp đang được sử dụng khai thác. • Năm 2002, tổng sản lượng lương thực cả tỉnh đạt 1,408 triệu tấn • Năm 2003, tổng sản lượng nông nghiệp cả tỉnh đạt 1,5 triệu tấn: nguyên liệu mía đường 30.000 ha; cà phê 4.000 ha; cao su 7.400 ha; lạc 16.000 ha; dứa 1.500 ha; sắn 7.000 ha; cói 5.000 ha... Lâm nghiệp Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng 436.360 ha, trữ lượng khoảng 15,84 triệu m³ gỗ. Rừng Thanh Hóa cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: voi, hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim... Đặc biệt ở phía nam của tỉnh có vườn quốc gia Bến En, phía bắc có vườn quốc gia Cúc Phương, phía tây bắc có khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, phía tây nam cókhu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên là những nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien, động vật, thực vật quý, đồng thời là những điểm du lịch hấp dẫn. Ngư nghiệp Ngư nghiệp Thanh Hóa có nhiều điều kiện phát triển Thanh Hóa có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền ra vào. Vì vậy Thanh Hóa có điều kiện phát triển ngư nghiệp rất tốt. Dịch vụ Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, thương mại Thanh Hóa đã có bước phát triển quan trọng. Trên địa bàn đã hình thành hệ thống bán buôn, bán lẻ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, tạo điều kiện lưu thông thuận tiện hàng hóa phục vụ nhu cầu đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm, năm 2000 đạt trên 30 triệu USD, năm 2001 đạt 43 triệu USD và năm 2002 đạt 58 triệu USD. III. THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA THANH HÓA. - Tính đến nay, toàn tỉnh có 33 đô thị, trong đó có 1 thành phố loại II, 2 thị xã loại IV, 24 đô thị là thị trấn huyện lỵ loại V, 6 thị trấn công nghiệp, dịch vụ loại V, dân số trên 400.000. Cụ thể: ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn