Xem mẫu

HỌC VIỆN TƯ PHÁP ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHIÊN TOÀ SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ (6 tiết) Ths. Trần Minh Tiến A.VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. Bộ luật Tố tụng Dân sự Chương XIV 2. Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết tại Toà án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng Dân sự; B. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự, Học viện Tư pháp, năm 2006, 2. Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự, Trường Đại học Luật Hà nội, năm 2005 3. Tạp chí Nghề Luật, Học viện Tư pháp, số ..., năm 2005 4. Sổ tay Thẩm phán, Toà án nhân dân tối cao, 5. http ://www.sotaythamphan.gov.vn C. NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG 1. VAI TRÒ CỦA PHIÊN TOÀ SƠ THẨM - Đối với tiến trình tố tụng - Đối với các đương sự 2. NHỮNG NGUYÊN TẮC QUAN TRỌNG TRONG PHIÊN TOÀ SƠ THẨM - Nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục 1 HỌC VIỆN TƯ PHÁP - Nguyên tắc xét xử công khai: Xử lý các tình huống đương sự yêu cầu xét xử không công khai; điều kiện và thủ tục giải quyết yêu cầu cho ghi âm, ghi hình các diễn biến tại phiên toà, đảm bảo quyền tranh tụng dân chủ, công khai của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự tại phiên toà. 3. CHUẨN BỊ MỞ PHIÊN TOÀ - Giới thiệu khái quát các công việc Thẩm phán cần tiến hành để chuẩn bị cho việc mở phiên toà dân sự sơ thẩm. - Ấn định ngày mở phiên toà và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm; - Xác định các đối tượng cần phải triệu tập tham gia phiên toà sơ thẩm và tống đạt hợp lệ quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm cho các đối tượng đó (Tống đạt giấy triệu tập tham gia phiên toà cho những người tham gia tố tụng. Thông thường việc này do thư ký toà án sẽ thực hiện, tuy nhiên thẩm phán phải kiểm tra xem việc triệu tập có hợp lệ không, có bỏ sót người tham gia tố tụng không), cách thức tống đạt hợp lệ và xử lý những tình huống nảy sinh trong thực tiễn như địa chỉ của đương sự thay đổi, đương sự hoặc người làm chứng có biểu hiện không tham gia phiên toà, có căn cứ để thay đổi người tiến hành tố tụng - Chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát (trong trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên toà). - Mời Hội thẩm nhân dân, tạo điều kiện cho Hội thẩm nhân dân nghiên cứu hồ sơ vụ án; - Giải quyết yêu cầu tiếp cận nghiên cứu hồ sơ vụ án của đương sự, người đại diện cho đương sự tham gia tố tụng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự; - Chuẩn bịđề cương các câu hỏi có thể phải sử dụng tại phiên toà sơ thẩm; - Các công tác chuẩn bị khác như: Phòng xử án, chuẩn bị các văn bản pháp luật có thể phải sử dụng trong quá trình tiến hành phiên toà, sắp xếp các bút lục trong hồ sơ vụ án để có thể dễ dàng tra cứu tại phiên toà, dự kiến hướng xử lý một số tình huống có thể phát sinh tại phiên toà. 4. ĐIỀU KHIỂN PHIÊN TOÀ SƠ THẨM 4.1. Thành phần tham gia phiên toà dân sự sơ thẩm 2 HỌC VIỆN TƯ PHÁP + Hội đồng xét xử: thành phần Hội đồng xét xử, thay thế thành phần Hội đồng xét xử; + Thư ký phiên toà; + Đại diện Viện kiểm sát (trong một số trường hợp); + Người giám định, người phiên dịch (nếu có); + Các đương sự hoặc người đại diện cho các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự; thay đổi địa vị tố tụng của đương sự theo quy định tại Điều 219 BLTTDS, hậu quả của việc thay đổi địa vị tố tụng. + Người làm chứng. Mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ tố tụng của các đối tượng nêu trên; hậu quả của việc vắng mặt một, một số đối tượng được triệu tập đến phiên toà dân sự sơ thẩm. 4.2. Điều khiển phiên toà sơ thẩm - Giới thiệu khái quát trình tự phiên toà dân sự sơ thẩm - Giới thiệu rất vắn tắt về các điểm riêng trong kỹ năng điều hành phiên toà sơ thẩm để giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại hoặc lao động so với các phiên toà dân sự thuần tuý khác, ví dụ như cách xưng hô tại phiên toà khi đương sự thường là các doanh nghiệp; tính phức tạp và đa dạng của hồ sơ vụ án; sự am hiểu pháp luật và kiến thức kinh doanh của đại diện các bên đương sự tham gia phiên toà. 4.2.1. Thủ tục bắt đầu phiên toà - Xác định trình tự tại thủ tục bắt đầu phiên toà: đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử ->Kiểm tra sự có/vắng mặt và căn cước của những người tham gia phiên toà -> Phổ biến quyền và nghĩa vụ tố tụng -> Giới thiệu những người tiến hành tố tụng -> Giải quyết đề xuất thay đổi những người tiến hành tố tụng, người giám định (nếu có) - Xác định tác phong, cách thức đi lại trong phần thủ tục bắt đầu phiên toà. - Xác định những kỹ năng cần thiết trong từng nội dung thủ tục: cách xưng hô, cách thức kiểm tra căn cước, cách thức và nội dung phổ biến quyền và nghĩa vụ tố tụng. 3 HỌC VIỆN TƯ PHÁP - Kinh nghiệm giải quyết các tình huống nảy sinh tại thủ tục bắt đầu phiên toà như yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; yêu cầu hoãn phiên toà. Lưu ý đến căn cứ hoãn phiên toà hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng; thời hạn hoãn phiên toà; thẩm quyền quyết định hoãn phiên toà hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng; quyết định hoãn phiên toà - Cách xử lý những bất cấp trong quy định pháp luật về thủ tục bắt đầu phiên toà 4.2.2. Thủ tục hỏi tại phiên toà * Chỉ rõ sự thay đổi của BLTTDS liên quan đến trình tự hỏi tại phiên toà; ý nghĩa của các thay đổi đó đối với việc mở rộng quyền tranh tụng của các bên tại phiên toà. * Xác định yêu cầu của đương sự tại phiên toà; xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút lại yêu cầu của đương sự và xử lý các trường hợp thay đổi địa vị tố tụng của đương sự. * Tạo điều kiện cho các bên đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các bên đương sự nếu họ hoà giải được với nhau. * Nghe lời trình bày của đương sự: + Thứ tự trình bày của các đương sự; + Một số định hướng của Hội đồng xét xử để các đối tượng có liên quan trình bày nội dung vụ việc một cách ngắn gọn và đúng trọng tâm. * Hỏi tại phiên toà: + Xác định các vấn đề chưa rõ hoặc có mâu thuẫn và đặt các câu hỏi bổ sung; + Xác định đối tượng cần được hỏi; + Thứ tự đặt câu hỏi. + Cách thức đặt câu hỏi * Công bố các tài liệu của vụ án, xem xét, đánh giá chứng cứ tại phiên toà. * Kỹ năng đặt câu hỏi của Thẩm phán 4.2.3. Thủ tục tranh luận tại phiên toà 4 HỌC VIỆN TƯ PHÁP - Xác định điều kiện đảm bảo cho việc điều hành tranh luận thuận lợi (xác định khả năng các nội dung nào sẽ cần tập trung tranh luận và xác định căn cứ thực tế, căn cứ pháp lý tương ứng để điều hành phần tranh luận) và nêu khái quát trong từng loại án cụ thể - Trình tự tham gia tranh luận trong từng trường hợp cụ thể (có luật sư bảo vệ quyền lợi cho đương sự hay không có luật sư; trường hợp có yêu cầu độc lập hay không có yêu cầu độc lập) - Cách thức điều khiển phần tranh luận tương ứng với từng trường hợp - Phát biểu của đại diện Viện kiểm sát (nếu có) - Thủ tục trở lại việc hỏi (điều kiện, cách thức, nội dung) - Kết luận về nghiệp vụ điều hành tranh luận chung và những vấn đề cần lưu ý trong thủ tục tranh luận 4.2.4. Thủ tục nghị án 4.2.5. Tuyên án - Cách thức tuyên án - Nội dung tuyên án - Kỹ năng xử lý một số tình huống thường gặp trong thực tiễn xét xử 5. CÔNG VIỆC SAU PHIÊN TOÀ SƠ THẨM - Hoàn chỉnh bản án; - Cấp trích lục bản án; - Tiếp nhận đơn kháng cáo phúc thẩm. Kết thúc bài giảng - Kết luận lại các vấn đề chính học viên cần nắm vững từ bài học. - Xác định yêu cầu về nhà đối với học viên khi nghiên cứu hồ sơ để tạo định hướng cho việc chuẩn bị các bài học tình huống tiếp theo như tập soạn thảo một số văn bản tố tụng có thể phải sử dụng tại phiên toà sơ thẩm. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn