Xem mẫu

HỌC VIỆN TƯ PHÁP ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN DÂN SỰ (6 tiết) Ths. Trần Minh Tiến A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. Bộ luật Tố tụng dân sự 2. Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất « Những quy định chung » của BLTTDS 3. Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai « Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án tại cấp sơ thẩm » của BLTTDS 4. Các văn bản pháp luật nội dung phù hợp với từng lĩnh vực B. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự, Học viện Tư pháp, năm 2006, 2. Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự, Trường Đại học Luật Hà nội, năm 2005 3. Tạp chí Nghề Luật, Học viện Tư pháp, số ..., năm 2005 4. Tạp chí Toà án nhân dân, số ... 5. Sổ tay Thẩm phán, Toà án nhân dân tối cao, 6. http ://www.sotaythamphan.gov.vn C. NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG 1. Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ - Là công việc mà Thẩm phán phải thường xuyên tiến hành trong suốt tiến trình tố tụng - Giúp cho Thẩm phán xác định được đường lối xét xử 2. CÁC NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU 1 HỌC VIỆN TƯ PHÁP 2.1. Các vấn đề về tố tụng 2.1.1. Xác định tính hợp lệ của việc khởi kiện - Ý nghĩa của nghiên cứu lại tính hợp lệ của việc khởi kiện. - Xác định lại tính hợp lệ của việc khởi kiện, trong đó chú ý đến những điều kiện : - Nghiên cứu về thẩm quyền: + Giảng viên chỉ rõ cho học viên cách thức xác định, nhận biết thẩm quyền trong hồ sơ vụ án để làm rõ việc xác định thẩm quyền theo hồ sơ là đúng hay sai. Giải thích lý do tại sao phải nghiên cứu các bút lục đó. + Các nội dung cụ thể trong những bút lục đó cần chú ý nghiên cứu. - Nghiên cứu về thời hiệu khởi kiện: + Áp dụng thời hiệu khởi kiện theo pháp luật nội dung hay BLTTDS? Tại sao lại xác định như vậy? + Nội dung nào trong hồ sơ phản ánh điều này? 1.2. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp - Ý nghĩa của việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong nghiên cứu hồ sơ VADS, từ đó chỉ ra hậu quả pháp lý khi xác định sai quan hệ pháp luật tranh chấp. - Phương pháp xác định quan hệ tranh chấp. Giảng viên cũng cần lưu ý cho học viên những điểm mấu chốt khi gặp những trường hợp ráp gianh trong các vụ án dân sự theo nghĩa hẹp (tranh chấp quyền sử dụng đất, vụ án ly hôn), trong các vụ án kinh doanh - thương mại (Tranh chấp hợp đồng, tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ hay tranh chấp trong nội bộ công ty? Tại sao lại xác định như vậy? Nếu là tranh chấp hợp đồng thì hợp đồng giữa các bên là loại hợp đồng gì: Mua bán hàng hoá, đại lý, uỷ thác, xây dựng, vận chuyển, tín dụng hay liên kết kinh tế...? Hợp đồng có rơi vào các trường hợp vô hiệu hay không?) và trong các vụ án lao động (tranh chấp lao động hay tranh chấp dân sự, tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ hay tranh chấp sa thải...) 2 HỌC VIỆN TƯ PHÁP 1.3. Xác định tưcách đương sự - Ý nghĩa của việc xác định tư cách đương sự và hậu quả pháp lý của việc xác định sai tư cách đương sự - Phương pháp xác định tư cách đương sự - Các trường hợp xác định sai tư cách đương sự, đặc biệt trong một số tranh chấp thường xuyên có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan như các tranh chấp về quyền sử dụng đất 2. Các vấn đề về nội dung 2.1. Xác định luật áp dụng Trên cơ sở xác định được quan hệ tranh chấp, giảng viên cần nêu rõ cho học viên thấy được cách xác định được nguồn luật điều chỉnh (Luật nội dung mà Toà án áp dụng để giải quyết tranh chấp). - Cách thức lựa chọn luật, nguyên lý áp dụng luật - Nguyên tắc áp dụng phối hợp các văn bản pháp luật: Luật chung, Luật chuyên ngành đối với một số quan hệ đặc thù. - Áp dụng các văn bản có giá trị pháp lý khác nhau trong cùng nhóm luật chung hoặc cùng nhóm luật chuyên ngành; - Hiệu lực về thời gian và không gian của các văn bản pháp luật. - Những sai sót thường gặp trong thực tiễn xét xử khi xác định sai luật áp dụng trong các vụ án dân sự, vụ án kinh doanh - thương mại, vụ án lao động và cách khắc phục. 2.2. Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung vụviệc 2.2.1. Xác định các vấn đề liên quan đến vụ việc cần được làm rõ Khi nghiên cứu làm rõ các vấn đề liên quan đến nội dung vụ việc cần bám sát vào các yêu cầu cụ thể của đương sự. Phụ thuộc vào từng loại vụ án mà các vấn đề cần làm rõ về mặt nội dung có thể khác nhau. Một cách khái quát nhất, giảng viên cần yêu cầu học viên nghiên cứu làm rõ các vấn đề sau đây: - Quyền và nghĩa vụ cụ thể của từng bên khi tham gia quan hệ là gì? 3 HỌC VIỆN TƯ PHÁP - Mức độ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên như thế nào? Bên nào vi phạm nghĩa vụ, hành vi vi phạm xảy ra. Nguyên nhân dẫn đến vi phạm? - Những thiệt hại xảy ra cho bên bị vi phạm? Cách xác định các thiệt hại đó như thế nào? Mối liên hệ giữa hành vi vi phạm và các thiệt hại thực tế phát sinh như thế nào? - Bên vi phạm có lỗi trong việc vi phạm không? 2.2.2. Xác định yêu cầu của đương sự - Nêu rõ vai trò của việc xác định chính xác yêu cầu cụ thể của các đương sự trong vụ án dân sự đối với cách làm việc khoa học của Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án. - Xác định yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn (Yêu cầu này là gì? Cơ sở pháp lý để giải quyết các yêu cầu này? Người đưa ra yêu cầu có chứng cứ gì chứng minh cho những yêu cầu của mình? Còn thiếu chứng cứ gì? Những người bị yêu cầu có ý kiến như thế nào về những nội dung của người đưa ra yêu cầu? Có chứng cứ gì chứng minh để bảo vệ quan điểm của mình?) - Yêu cầu phản tố của bị đơn (Khi nào một yêu cầu của bị đơn được coi là yêu cầu phản tố; điều kiện để Toà án chấp nhận xem xét yêu cầu phản tốcủa bịđơn) - Yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (Khi nào một yêu cầu của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được coi là yêu cầu độc lập; thời hạn và thủ tục yêu cầu độc lập; điều kiện để Toà án chấp nhận xem xét yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan). 2.2.3. Xác định các vấn đề cần chứng minh, nghĩa vụ chứng minh của đương sự và các chứng cứ để chứng minh - Mục đích, ý nghĩa của việc xác định các vấn đề cần chứng minh, nghĩa vụ chứng minh của đương sự và các chứng cứ để chứng minh trong việc đề cao quyền tự định đoạt của đương sự và tinh thần tôn trọng tranh tụng như những tư tưởng mới của BLTTDS. - Các vấn đề cần chứng minh trong vụ án là gì, việc chứng minh các vấn đề đó thuộc nghĩa vụ của ai? 4 HỌC VIỆN TƯ PHÁP - Các tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa cho việc chứng minh mà Toà án có thể hướng dẫn cho các bên đương sự hoặc yêu cầu đương sự nộp cho Toà án là gì? Lưu ý: Để làm rõ các nội dung trên, giảng viên có thể giới thiệu cho học viên phương pháp làm việc khoa học bằng cách lập bảng tổng hợp, đối chiếu các yêu cầu của đương sự; các vấn đề đã được các bên tranh chấp thống nhất ý kiến; các vấn đề cần tiếp tục làm rõ; nghĩa vụ chứng minh của từng bên đương sự và các chứng cứ có ý nghĩa cho việc chứng minh. 2.2.4. Đánh giá chứng cứ - Tính đầy đủ và hợp pháp của chứng cứ; - Giá trị chứng minh của chứng cứ; - Vai trò của từng chứng cứ và mối liên hệ giữa các chứng cứ trong việc làm rõ các tình tiết của vụ án; - Các vấn đề cần tiếp tục được làm rõ và các chứng cứ cần thu thập bổ sung để làm rõ các vấn đề đó. 2.2.5. Làm trích yếu hồ sơ - Cách làm trích yếu hồ sơ - Phương pháp tóm lược các nội dung chủ yếu của hồ sơ vụ án; - Cách dẫn chiếu đến các bút lục trong hồ sơ vụ án. Kết thúc bài giảng - Tóm lược lại các vấn đề chính học viên cần nắm vững từ bài học. - Giới thiệu các yêu cầu về nhà đối với học viên khi nghiên cứu hồ sơ để tạo định hướng cho việc chuẩn bị các bài học tình huống tiếp theo. - Yêu cầu học viên chuẩn bị cho các bài học tình huống của bài nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn