Xem mẫu

  1. Đặt tên thương hiệu - Những điều cần tránh Bạn tôi sinh con đầu lòng, đến lúc đặt tên quả là một cực hình. Đủ thứ phải kiêng, đủ điều phải tránh.... Bạn có nghĩ là những tên Dũng như tôi (vốn được cho là rất đẹp và rất nhiều người trùng tên) có một ý nghĩa không mấy đẹp đẽ trong Tiếng Anh không? Doanh nghiệp cũng vậy, sinh ra sản phẩm nhưng đặt tên cho thương hiệu thì có những cái tên thật đẹp nhưng bên cạnh đó cũng có những cái tên thật ngây ngô... Dưới đây là một số điều cần tránh khi đặt tên cho thương hiệu. 1. Xu hướng chết yểu: còn nhớ những năm 2000, cả thế giới sục sôi chủ đề Sự cố máy tính năm 2000. Khi đó những bài báo hàng ngày cảnh báo một nguy cơ thiệt hại hàng triệu hàng tỷ đô la do sự cố máy không nhận dạng được con số 00 nhập vào của máy năm 2000. Mọi chuyện ồn ào, ầm ĩ rồi chẳng thấy gì nữa vì đơn giản là người ta chỉ việc định nghĩa năm theo cách 4 chữ số như bây giờ! Vào lúc đó, cái tên Y2K là một cái mốt thời thượng. Và Băng vệ sinh của Bạch Tuyết có một thương hiệu Y2K! Chỉ sau một vài năm thì trào lưu tắt ngấm và cái tên trở nên vô nghĩa, sống sượng!
  2. 2. Quá thông dụng và dễ bị triệt tiêu: Những cái tên thông dụng quá mức không thể phân biệt ranh giới đâu là tên thương hiệu đâu là tên sản phẩm! Thời bao cấp mà tàn dư còn đến bây giờ như Công ty công trình xây dựng số 1 (có hàng loạt công ty xây dựng số 1 số 2 như thế...) hay như công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm! 3. Không liên quan gì cả: Những cái tên nghe rất kêu, rất hay nhưng không liên quan gì cả. Chẳng hạn như nước mắm @ (A còng)! Những cái tên đọc lên cứ như có cảm giác thiếu kiến thức, thiếu am hiểu văn hóa, hay đơn giản là chạy theo người khác vô tội vạ. 4. Khó đọc khó nhớ: Nước khoáng Đảnh Thạnh là một ví dụ. Bạn thử nói vài lần xem có trẹo quai hàm không! Một số sản phẩm mang từ nước ngoài vào cũng có những trường hợp tương tự. Thậm chí một công ty bự xự cũng đã phải dùng quảng cáo dạy người ta đọc tên thương hiệu nước ngọt Scheeppez (không biết tôi nhớ có chính xác tên này không nữa). Kết quả là mấy ai khi uống nước ngọt kêu được cái tên này! 5. Những cái tên thông dụng, dễ dãi: Những cái tên Tiếng Anh thông dụng, bình dân thì khả năng trùng lắp là rất cao. Đã có một thời lấy tên tiếng Anh đặt tên cho thương hiệu. Và những cái tên mạnh dạn ra đời như: Lucky, Happy, Gold... Chưa kể khi ra thị
  3. trường rất nhiều khả năng đã được bảo hộ thì với thị trường văn hóa cao Châu Âu, Bắc Mỹ chẳng hạn thì sẽ chẳng ai để ý! 6. Dị ứng văn hóa, ý nghĩa tiêu cực: một bài báo gần đây trên saga có trích dẫn trường hợp xe hơi Nova vào thị trường Tây Ban Nha. Nova vốn là một cái tên hay theo xu hướng văn hóa Latinh cùng với các tên đẹp và hay khác như Nouvo, Corona, Cielo, Mondeo... Tuy nhiên, khi dịch ra tiếng Tây Ban Nha thì Nova có nghĩa là không chạy. Mà xe hơi không chạy thì...Tóm lại, một cái tên ngộ nghĩnh của một người nào đó đôi khi là những pha chọc ghẹo, trò cười giữa đám đông thì một cái tên thương hiệu trên thị trường còn thể hiện am hiểu văn hóa và nó đáng để doanh nghiệp đầu tư.
nguon tai.lieu . vn