Xem mẫu

  1. Đánh thức những ý tưởng bỏ quên… trong ngăn kéo Ý tưởng xây dựng một công ty kinh doanh các sản phẩm tiêu dùng trực tuyến với tiêu chí: sản phẩm cho mọi người, do mọi người thiết kế và xây dựng đến với Ben Kaufman hết sức tình cờ. Đó là vào một ngày năm 2005. Kaufman đang đi trên tàu điện ngầm ở thành phố New York. Anh bỗng bắt gặp một cô gái không quen biết đi cùng chuyến tàu đang đeo đôi tai nghe mà anh đã thiết kế trong thời gian làm ở Mophie – công ty chuyên sản xuất phụ kiện cho iPod do Kaufman sáng lập vào đúng ngày anh tốt nghiệp cấp ba. "Cảm giác được nhìn thấy thứ mình phát minh ở ngoài đời thực là cảm giác tuyệt vời nhất” – Kaufman thổ lộ. “Đó chính là lúc tôi thấy mình phải giúp người khác trải nghiệm cảm giác tương tự”. Bốn năm sau, Kaufman khai trương công ty Quirky. “Chúng tôi giúp các sáng kiến đến gần hơn với người tiêu dùng” – Kaufman nói khi đưa chúng tôi đi thăm văn phòng công ty ở tầng ba một toà nhà thuộc khu vực bán lẻ nhộn nhịp nhất New York - SoHo. “99% các ý tưởng sáng tạo chỉ nằm yên một chỗ vì người chủ của chúng thường là thiếu thời gian, tiền bạc hay kỹ năng để có thể biến chúng th ành hiện thực”. Mục tiêu của Quirky là thay đổi điều này và xa hơn nữa là trở thành nơi tất cả mọi người tìm đến khi họ muốn có phát minh của riêng mình. Văn phòng của Quirky nhìn khá vui mắt. Nó giống một xưởng thiết kế với đủ các thứ lỉnh kỉnh, từ chiếc bồn tắm và toilet cỡ đại để thử nghiệm sản phẩm cho đến
  2. chiếc ấm trà bị cắt banh ra, trong chứa đầy móng tay… Rõ nhất là một chiếc bảng nam châm khổng lồ mô tả quy trình của từng sản phẩm, tiếp đến là những dãy bàn vẽ, những màn hình biểu thị thông tin mới nhất về tình hình tài chính và những chiếc máy tính Apple sành điệu. Nhưng ấn tượng nhất là một chiếc máy in 3-D Bertha đời mới nhất lúc nào cũng hoạt động hết công suất. Để nhét được chiếc máy “hàng khủng” này vào, Quirky phải dỡ một bức tường khu văn phòng và huy động cả cần cẩu nâng nó lên. Sức mạnh cộng đồng Cộng đồng mạng Quirky (gồm 65.000 thành viên, mỗi tháng con số này tăng 20%) là trọng tâm trong nỗ lực của Kaufman nhằm xã hội hóa các phát minh, sáng chế. Mỗi tuần có hàng trăm thành viên trình bày ý tưởng của mình trên mạng Quirky. Trong số đó, không ít ý tưởng đang được xây dựng thành những sản phẩm hữu dụng chưa từng có mặt trên thị trường như bát tự động khuấy không cần thìa có chức năng tỏa hơi nước, bộ lắp ghép lều sử dụng chăn và gối tựa, thảm yoga có khóa dính. Để quá trình phát triển sản phẩm được dễ dàng, các phát minh tiềm năng phải có giá bán lẻ thấp hơn 150 USD và không đòi hỏi tích hợp phần mềm. Các ý tưởng sau khi được gửi lên sẽ được cộng đồng mạng Quirky (chủ yếu là dân thích sáng tạo, thiết kế sản phẩm, sinh viên, người đã về hưu) bỏ phiếu đánh giá. Mỗi tuần, hai ý tưởng có nhiều phiếu ủng hộ nhất sẽ được chuyển cho nhóm kỹ sư và thiết kế trong công ty nghiên cứu và tạo mẫu. Trong mọi công đoạn, từ thiết kế, chọn màu cho đến đặt tên, xây dựng logo, cộng đồng mạng đều được tham gia đề xuất, đóng góp ý kiến. Những đề xuất hay nhất sẽ được tiếp thu và chủ những đề xuất đó sẽ được hưởng một phần doanh thu khi sản phẩm bán ra thị tr ường. Nếu một sản phẩm đạt đủ chỉ tiêu về doanh số trong giai đoạn “bán thử”, nó sẽ được Quirky sản xuất hàng loạt.
  3. "Để quy trình đi đúng hướng, bạn phải tìm được đúng người, hỏi được đúng thứ cần hỏi và tìm được đúng thị trường cần tìm” – Jeremy Brown, CEO của công ty tư vấn sáng tạo Sense Worldwide cho biết. Ông cũng nói thêm rằng thành công của Quirky là tạo diễn đàn cho cộng đồng tham gia và thấy thoải mái khi chia sẻ ý tưởng trên mạng. "Gặp mặt trực tiếp rất quan trọng, minh bạch cũng rất quan trọng” – Kaufman cho biết. Quirky có cả một bộ phận chuyên phục vụ các nhà sáng chế. Công ty thường xuyên tổ chức các cuộc gặp ảo với cộng đồng mạng của mình, mời họ đăng nhập vào trang web và đặt câu hỏi. Trên YouTube có rất nhiều các đoạn video giới thiệu về tiểu sử của nhà sáng chế, đánh giá ngắn gọn về sản phẩm. Thậm chí, Kaufman còn vào mạng lúc tờ mờ sáng để thông tin về việc Quirky được lên báo New York Times. “Đó là vì chúng tôi muốn mọi người cảm thấy họ trao ý tưởng của mình cho nơi đáng tin cậy chứ không phải những kẻ chỉ nói mà không làm”. Đúng như Kaufman nói. Ý tưởng làm ra chiếc ổ cắm rời kiểu mắt xích để vừa với mọi phích cắm đến với Jake Zien từ hồi cấp ba nhưng nó bị nhét vào ngăn kéo mãi tới khi Zien phát hiện ra Quirky khi anh học năm thứ ba của tr ường Thiết kế Rhode Island. Chưa đầy một năm sau, ổ cắm Pivot Power đã ra đời và đang được tung ra bán trên mạng. Tuần bán hàng đầu tiên, Zien nhận được tấm chi phiếu 28.000 USD - khá là hời so với 10 USD đã bỏ ra để nộp ý tưởng (nhằm loại bớt những kẻ không nghiêm túc). Kaufman nhận định: để triển khai ý tưởng sản phẩm nào đó, bạn phải mất khoảng 200.000 USD để xin các loại giấy tờ và làm phiên bản đầu tiên. Trong khi đó, nguy cơ không bán được hàng là rất lớn. Chính vì thế, hầu như mọi người chỉ cất xó các ý tưởng sáng tạo của mình. Nếu họ được một ai đó dẫn đường, chỉ lối - chỉ
  4. một lần đầu thôi - rất có thể họ sẽ có cảm hứng để tự mình sáng chế các sản phẩm tiếp theo. Thủ lĩnh sáng tạo Quirky là công ty thứ ba của Kaufman. Công ty đầu tiên là Mophie – công ty sản xuất ra loại tai nghe đeo cổ sành điệu của iPod. “Lúc ấy tôi là cậu học sinh hư đốn. Chiếc iPod mới ra đời và tôi chỉ muốn tìm cách để nghe nhạc trong giờ học mà không bị thầy giáo phát hiện” – Kaufman thổ lộ. Và thế là cậu thanh niên 18 tuổi lúc bấy giờ thuyết phục bằng được các vị phụ huynh thế chấp lại ngôi nhà để vay 185.000 USD đem sang Trung Quốc tìm một nhà sản xuất nhận làm chiếc tai nghe (sau này đặt tên là Song Sling). Vài tháng sau, Mophie giành giải trình diễn ấn tượng nhất của Macworld. Kaufman quyết định gác lại sự nghiệp học hành để bắt tay làm kinh doanh.
nguon tai.lieu . vn