Xem mẫu

Nguyễn Thị Nhâm Tuất và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

112(12)/1: 155 - 159

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG KHAI THÁC
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM
Nguyễn Thị Nhâm Tuất*, Ngô Văn Giới
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu cho thấy Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá
dồi dào, nhưng chưa được chú trọng khai thác. Nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam được phân
bố trên khắp cả nước. So với tiềm năng thì khai thác năng lượng tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn,
như điện tái tạo chiếm 1,8% trong tổng sản xuất điện quốc gia, nhiệt tái tạo và năng lượng sinh học
thì không đáng kể và hầu như chưa có trên thị trường. Ngoài ra, đối với thuỷ điện nhỏ, hiện nay
cũng mới chỉ khai thác được 300MW/4000MW tiềm năng, năng lượng mặt trời trên một m2:
1,5MW/5kWh tiềm năng; năng lượng gió mới chỉ thu được 1,5MW/8% diện tích lãnh thổ (khoảng
1800 MW), năng lượng sinh khối mới chỉ khai thác được 150 MW/800 MW tiềm năng. Đối với
năng lượng tái tạo từ địa nhiệt, thuỷ triều, rác thải sinh hoạt, hay nhiên liệu sinh học như xăng sinh
học, diezel sinh học thì hầu như chưa khai thác được nhiều…
Từ khóa: Năng lượng, tái tạo, khai thác, Việt Nam, đánh giá.

MỞ ĐẦU*
Năng lượng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu
của mỗi quốc gia. Ngày nay, khi con người đã
tận thu gần như cạn kiệt nguồn tài nguyên
không thể phục hồi, con người bắt đầu nghiên
cứu những phương án sử dụng nguồn năng
lượng mới và tái tạo ít gây ô nhiễm môi trường,
như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng
lượng thủy triều, năng lượng địa nhiệt, năng
lượng sinh học và năng lượng hạt nhân nhằm
đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình.
Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn tài
nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào,
nhưng chưa được chú trọng khai thác. Theo
số liệu của Bộ Công thương, tỉ lệ tăng trưởng
nhu cầu năng lượng ở Việt Nam hiện tăng ở
mức gấp đôi so với tỉ lệ tăng trưởng GDP.
Trong khi đó, ở các nước phát triển, tỉ lệ này
chỉ ở mức dưới 1. Tiêu thụ năng lượng của
Việt Nam ngày càng gia tăng, gấp gần 5 lần
trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004
(từ mức 4,21 triệu tấn dầu qui đổi lên 19,55
triệu tấn theo thứ tự), với một mức tăng trung
bình hằng năm trong giai đoạn này là
11,7%/năm. Dự kiến, Việt Nam sẽ trở thành
nước nhập khẩu năng lượng từ năm 2015 [2].
*

ĐT: 0984194079; Email: tuatmt@gmail.com

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với
nhiều vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu,
khủng hoảng năng lượng và suy thoái kinh tế.
Việt Nam cũng trong tình trạng ngày càng cạn
kiệt các nguồn nhiên liệu hóa thạch, giá dầu
thế giới tăng cao và sự phụ thuộc ngày càng
nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới, khả
năng đáp ứng năng lượng đủ cho nhu cầu
trong nước ngày càng khó khăn và trở thành
một thách thức lớn. Như vậy, việc nghiên cứu
tiềm năng và thực trạng khai thác năng lượng
tái tạo của Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan
trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh lượng thực
và phát triển bền vững, nhằm định hướng và
xây dựng chính sách phát triển năng lượng
bền vững và sử dụng hiệu quả các nguồn năng
lượng tái tạo.
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI
THÁC CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI
TẠO CỦA VIỆT NAM
1. Năng lượng Mặt Trời
Việt Nam là một trong số các quốc gia có
tiềm năng khá đáng kể về năng lượng mặt
trời. Các địa phương ở phía Bắc bình quân có
khoảng từ 1800 đến 2100 giờ nắng trong một
năm, còn các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng
trở vào) bình quân có khoảng từ 2000 đến
2600 giờ nắng trong một năm. Bức xạ mặt
155

Nguyễn Thị Nhâm Tuất và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

trời trung bình nhận được tại mặt đất dao
động trong khoảng từ 3,54 đến
5,15
2
kWh/m /ngày, tiềm năng lý thuyết được đánh
giá khoảng 43,9 tỷ TOE/năm.
Tuy nhiên tỷ trọng của năng lượng mặt trời
trong cán cân năng lượng chung của toàn đất
nước vẫn còn rất nhỏ bé. Cho đến nay, tổng
công suất điện mặt trời đã được lắp đặt trên
phạm vi toàn quốc chỉ vào khoảng 1,2MWp.
Các hoạt động nghiên cứu và sử dụng năng
lượng mặt trời ở Việt Nam hiện nay thường
tập trung vào các lĩnh vực như: Cung cấp
nước nóng dùng trong sinh hoạt và phát điện
ở qui mô nhỏ; sấy, nấu ăn, chưng cất nước... ở
qui mô thử nghiệm nhỏ, chưa đáng kể. Đây là
những hệ thống nhỏ lẻ, không nối lưới,
thường được sử dụng trực tiếp ở dạng điện
một chiều để thắp sáng, trong một số trường
hợp có thể được biến thành điện xoay chiều
để sử dụng cho các nhu cầu khác.
2. Năng lượng gió
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt
đới gió mùa, mỗi năm có 2 mùa gió chính.
Vùng có tiềm năng gió tốt chỉ chiếm 2% diện
tích lãnh thổ, chủ yếu là các vùng bờ biển
hoặc vùng cao nguyên. Trên mặt đất, tiềm
năng năng lượng gió của Việt Nam nhìn
chung nhỏ; phần lớn lãnh thổ có tổng năng
lượng gió cả năm không vượt quá
200kWh/m2.
Tiềm năng năng lượng gió tăng nhanh theo độ
cao: so với độ cao 10m, tiềm năng năng
lượng gió ở độ cao 20m tại phần lớn các vùng
trên lãnh thổ cao gấp 2-2,5 lần; ở độ cao 40m
là 2-5 lần; ở độ cao 60m là 2-6,6 lần.
Theo kết quả khảo sát của chương trình đánh
giá về năng lượng cho Châu Á của Ngân hàng
Thế giới (WB), Việt Nam có tiềm năng gió
lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng tiềm
năng điện gió ước đạt 513.360MW, lớn gấp
200 lần công suất của nhà máy thuỷ điện Sơn
La và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của
ngành điện Việt Nam năm 2020.
Các dự án điện gió đang được đăng ký triển
khai ở nhiều vùng khác nhau, tập trung ở các
các tỉnh Miền Trung (Ninh Thuận, Bình
156

112(12)/1: 155 - 159

Thuận, Bình Định), Nam Bộ (Cà Mau, Kiên
Giang) và các vùng đảo (Trường Sa, Côn
Đảo, Phú Quốc...). Cho đến nay, cả nước đã
có 42 dự án điện gió tại 12 tỉnh (chủ yếu tập
trung ở miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam
bộ) với tổng công suất lắp máy 3.906 MW.
Tuy nhiên, các dự án đều chậm triển khai,
thậm chí có dự án điện gió Tuy Phong sau khi
đưa vào vận hành năm 2009 vẫn chưa thỏa
thuận được giá bán được điện với EVN.
Bảng 1. Tiềm năng về năng lượng gió tại một số
vùng lãnh thổ ở Việt Nam [2].
STT
1
2
3
4
5

Vùng lãnh thổ
Duyên hải
Nam Trung Bộ
Đảo Trường Sa
Bạch Long Vĩ
Côn Đảo
Phú Quốc

Tổng năng lượng gió
kWh/m2
300-400
2058
3064
302
440

3. Năng lượng thủy điện nhỏ
Ở Việt Nam, hiện tại khái niệm xác định thuỷ
điện nhỏ chưa được phân cấp rõ rệt theo một
tiêu chí nhất định. Trước đây thuỷ điện có
công suất dưới 10 MW được coi là thuỷ điện
nhỏ. Năm 2007, Bộ Công Thương xác định
các nhà máy thuỷ điện có công suất dưới 30
MW là thuỷ điện nhỏ. Việt Nam cũng còn có
khoảng trên 1 triệu điểm có thể phát triển
thuỷ điện cực nhỏ (công suất từ 200 W-100
kW). Với tổng công suất 4.015,1MW, thủy
điện nhỏ Việt Nam là một trong các nguồn
năng lượng tái tạo đáng kể để sản xuất điện
sinh hoạt khu vực nông thôn.
Tính đến năm 2010, toàn quốc đã xây dựng
và đưa vào khai thác trên 500 trạm thuỷ điện
nhỏ có quy mô công suất từ 510.000kW/trạm, với tổng công suất lắp đặt
khoảng 106MW, sản lượng điện hàng năm
vào khoảng 120-150 triệu kWh/năm. Tuy
nhiên, những công trình có quy mô công suất
từ 5-100kW hiện nay đã ngừng hoạt động
(chủ yếu do hỏng thiết bị hoặc các công trình
thuỷ công như đập dâng, kênh dẫn bị hỏng
hoặc do không có người quản lý, vận hành
hay do khu vực đã có điện lưới quốc gia nên

Nguyễn Thị Nhâm Tuất và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

các công trình này cũng ngừng hoạt động).
Các trạm thuỷ điện nhỏ, có công suất từ 100
KW đến dưới 10.000 kW, có 117 trạm nhưng
chỉ còn có 55/117 trạm đang hoạt động (chiếm
47%). Ngoài ra, các trạm và tổ máy thuỷ điện
cực nhỏ, với công suất từ 0,2- 5kW do các gia
đình tự quản lý đang được khai thác tại những
vùng chưa có lưới điện quốc gia (khoảng
100.000 -150.000 trạm) vẫn hoạt động tốt,
cung cấp điện cho sinh hoạt, sản xuất góp
phần nâng cao đời sống cho đồng bào vùng
sâu, vùng xa đang còn nhiều khó khăn.
4. Năng lượng sinh học
Năng lượng sinh học là loại năng lượng có
nguồn gốc từ các sinh vật, bao gồm năng
lượng sinh khối (biomass energy), nhiên liệu
sinh học (biofuel) và khí sinh học (biogas).
Năng lượng sinh học có thể được tạo ra từ
nhiều loại sản phẩm nông nghiệp khác nhau
như thân, cành, vỏ, quả cây, các sản phẩm
dư thừa khi chế biến nông, lâm sản, gỗ củi,
rác thải, phân gia súc và bã phế thải hữu cơ
công nghiệp...
Nhiên liệu sinh khối (biomass) là vật liệu hữu
cơ dự trữ năng lượng ánh sáng mặt trời dưới
dạng năng lượng hoá học. Khi được đốt cháy,
năng lượng hoá học này được giải phóng dưới
dạng nhiệt. Việt Nam là nước thuộc vùng
nhiệt đới ẩm, có sự đa dạng về điều kiện khí
hậu và đất đai cho các loại cây trồng cung cấp
nguyên liệu cho sản xuất cồn nhiên liệu như
lúa, ngô, sắn, khoai lang, mía. Về nguyên liệu
chế biến dầu sinh học, Việt Nam có thể trồng
được các loại cây như: đậu tương, lạc, cây
trẩu, cây sở, cây dầu mè (Jatropha), dừa và
mỡ cá basa, cá tra có hàm lượng dầu, chất béo
cao. Đặc biệt các loại cây như cây sở, cây
dầu mè có thể trồng được ở những vùng có
khí hậu khắc nghiệt như khô hạn, đất cằn cỗi,
rất phù hợp với các tỉnh miền Trung và các
vùng trung du miền núi.
Tuy nhiên, mâu thuẫn lớn nhất trong phát
triển vùng nguyên liệu chính ở nước ta là sự
cạnh tranh với các loại cây trồng khác để đảm
bảo an ninh lương thực. Ngoại trừ lúa, sản
lượng hiện nay của các loại cây lương thực

112(12)/1: 155 - 159

mới chỉ đủ cho sản xuất và tiêu dùng, do đó
nếu muốn sản xuất cồn quy mô lớn, tập trung
thì không thể đủ nguyên liệu. Năng suất cây
trồng cũng thấp hơn rất nhiều so với thế giới.
Nếu chỉ tính riêng từ phụ phẩm nông nghiệp
và chất thải chăn nuôi thì hàng năm nước ta
có thể sản xuất 4.844 triệu m3 khí sinh học,
tương đương với hơn 2 triệu tấn dầu; khí sinh
học mới chỉ được sử dụng làm nhiên liệu đun
nấu cho dân cư nông thôn, phần còn lại thải ra
môi trường.
Việt Nam đã khởi công xây dựng 4 nhà máy
sản xuất Etanol từ tinh bột sắn, công suất mỗi
nhà máy 100 triệu lít cồn một năm. Như vậy,
là quá nhỏ so với tiềm năng của nước ta. Mặt
khác, do nhiều nguyên nhân mà mỗi năm có
hàng chục triệu tấn phế phụ phẩm nông nghiệp
(rơm rạ, thân cây ngô, đậu, v.v.) chưa được
chú trọng khai thác mà bị đốt tại nhiều vùng
nông thôn gây ô nhiễm môi trường khu vực.
Trong vài năm trở lại đây, nguồn nhiên liệu
sinh học đã được nhắc đến nhiều hơn tại Việt
Nam. Giải pháp sản xuất cồn sinh học thay
thế cho nhiên liệu động cơ đang được tiến
hành thử nghiệm do Việt Nam có tiềm năng
về một số loại cây trồng cung cấp nguyên liệu
sản xuất cồn như lúa, ngô, sắn, khoai và mía.
Nhiều vùng có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu
thích hợp với các loại cây này. Ước tính nếu
việc điều chỉnh diện tích, sản lượng các loại
cây có hạt, cây mía, các cây có củ đạt kết quả
tích cực, Việt Nam có thể sản xuất khoảng 5
tỷ lít cồn/năm.
Tương tự như vậy, Việt Nam rất có tiềm năng
cho sản suất dầu diesel sinh học từ dầu thực
vật, mỡ động vật. Mỡ cá da trơn, dầu ăn phế
thải là nguồn nguyên liệu cho sản xuất diesel
sinh học sẽ giúp giải quyết được vấn đề môi
trường cho ngành chế biến thuỷ sản và chế
biến thực phẩm.
Tiềm năng về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu
thích ứng với các loại cây như dừa, cây dầu
mè có thể cho phép thành lập các vùng
nguyên liệu tập trung. Ước tính nếu việc quy
hoạch và tổ chức thực hiện các vùng trồng
cây nguyên liệu theo hướng sử dụng triệt để
quỹ đất, tạo được giống năng suất cao, làm
157

Nguyễn Thị Nhâm Tuất và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

chủ được công nghệ thu hồi dầu từ nguyên
liệu, Việt Nam có thể sản xuất khoảng 500
triệu lít biodiesel/năm.
5. Năng lượng địa nhiệt và thuỷ triều
Việt Nam đang bỏ trống nguồn tài nguyên
năng lượng xanh, sạch, vĩnh cửu còn rất nhiều
tiềm năng là địa nhiệt với hơn 300 nguồn
nước khoáng nóng có nhiệt độ bề mặt từ 30oC
đến 105oC, tập trung nhiều tại Tây Bắc, Trung
Bộ. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy,
tổng công suất những nhà máy địa nhiệt nếu
được xây dựng ở Việt Nam có thể lên tới
khoảng trên 400 MW. Riêng vùng Đồng bằng
sông Hồng, nơi vốn bị hạn chế về nguồn năng
lượng gió và năng lượng Mặt trời bởi yếu tố
khí hậu thì nghiên cứu cho thấy năng lượng
địa nhiệt lại tương đối ấn tượng, các dấu hiệu
địa nhiệt khá phong phú, gồm bồn địa nhiệt
vùng Đông Nam-Tây Bắc với nhiệt độ đạt tới
160oC tại độ sâu 4km (có khả năng sinh điện
vào khoảng 1,16% tổng sản lượng điện của
Việt Nam sản xuất năm 2006), đới địa nhiệt
đứt gãy Sông Lô-Vĩnh Ninh có nhiệt độ trung
bình khoảng 114oC, các nguồn nước địa nhiệt
40-50oC ở các điểm Hưng Hà, Phù Cừ, Hải
Dương, Ba Vì (Hà Nội)…Theo tính toán của
các nhà khoa học, chỉ riêng sử dụng bơm địa
nhiệt dùng cho điều hòa không khí ở Hà Nội
cũng sẽ tiết kiệm được khoảng 800 tỉ
đồng/năm về mặt kinh tế và hơn thế nữa là
giảm mức phát thải CO2 ở mức tương đương
với 252.000 tấn do sử dụng khí thiên nhiên.
Bên cạnh đó, việc khai thác và sử dụng nước
nóng ở vùng đồng bằng sông Hồng với nhiệt
độ 40-50oC là hoàn toàn khả thi trong các qui
hoạch xây dựng đô thị mới, công viên du lịch
và khu vui chơi, nghỉ dưỡng…[3]
Về điện năng thuỷ triều, trữ lượng của Việt
Nam chỉ vào khoảng 1,6 tỷ KWh/năm và tập
trung chủ yếu ở vùng bờ biển tỉnh Quảng
Ninh (~1,3 tỷ KWh/năm), ngoài ra còn vào
khoảng ~ 0,2 tỷ KWh/năm có thể được khai
thác với công suất nhỏ trong vùng hạ lưu của
hệ thống sông Cửu Long.
Việt Nam có tiềm năng khai thác nguồn năng
lượng thủy triều cao bởi có rất nhiều vũng,
158

112(12)/1: 155 - 159

vịnh, cửa sông, đầm phá và đặc biệt là có
đường bờ biển dài trên 3200km. Theo đánh
giá sơ bộ, vùng biển Quảng Ninh có tiềm
năng điện thủy triều lớn nhất cả nước, ước
tính khoảng 3,65GWH/km2 (1GW = 1 triệu
KW). Tiềm năng này giảm dần dọc theo ven
biển từ phía Bắc vào đến miền Trung, đến
Nghệ An là khoảng 2,48GWH/km2 và khu
vực Thừa Thiên - Huế nhỏ nhất (vào khoảng
0,3GWh/km2). Tuy nhiên, nguồn năng lượng
thủy triều lại tăng dần khi vào sâu những tỉnh
phía Nam, đặc biệt tại Phan Thiết đạt khoảng
2,11GWh/km2 và đạt cực đại tại khu vực Bà
Rịa - Vũng Tàu với 5,23GWh/km2. Do đặc
điểm địa hình và chế độ thủy triều thì vùng
biển Đông Bắc thuộc địa phận tỉnh Quảng
Ninh và TP. Hải Phòng là khu vực có tiềm
năng phát triển điện thủy triều lớn nhất nước
với công suất lắp máy có thể lên đến 550MW,
chiếm 96% tiềm năng kỹ thuật nguồn điện
thủy triều của Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn
năng lượng này chưa được quan tâm khai
thác, mới ở giai đoạn nghiên cứu sơ khai,
chưa có những ứng dụng cụ thể phát điện từ
nguồn năng lượng này.
KẾT LUẬN
Nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam được
phân bố trên khắp cả nước. So với tiềm năng
thì khai thác năng lượng tái tạo vẫn còn ở
mức khiêm tốn, như điện tái tạo chiếm 1,8%
trong tổng sản xuất điện quốc gia, nhiệt tái tạo
và năng lượng sinh học thì không đáng kể và
hầu như chưa có trên thị trường. Ngoài ra, đối
với thuỷ điện nhỏ, hiện nay cũng mới chỉ khai
thác được 300MW/4000MW tiềm năng, năng
lượng mặt trời trên một m2: 1,5MW/5kWh
tiềm năng; năng lượng gió mới chỉ thu được
1,5MW/8% diện tích lãnh thổ (khoảng 1800
MW), năng lượng sinh khối mới chỉ khai thác
được 150 MW/800 MW tiềm năng. Đối với
năng lượng tái tạo từ địa nhiệt, thuỷ triều, rác
thải sinh hoạt, hay nhiên liệu sinh học như
xăng sinh học, diezel sinh học (có thể khai
thác từ sắn, ngô, dầu nấu ăn, mỡ cá tra/basa
và cây có dầu khác) thì hầu như chưa khai
thác được nhiều…

Nguyễn Thị Nhâm Tuất và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam là
một quốc gia có khả năng tiềm tàng cho năng
lượng tái tạo. Tuy nhiên, đến nay việc phát
triển năng lượng tái tạo vẫn rất khiêm tốn.
Việc khai thác còn mang nặng tính tự phát,
thiếu quy hoạch tổng thể và chưa tương xứng
với tiềm năng. Một trong những nguyên nhân
của tình hình này là Việt Nam chưa có
những công nghệ phù hợp, tiên tiến để sản
xuất hiệu quả năng lượng tái tạo. Bên cạnh
đó, cơ chế chính sách chưa đủ mạnh để hỗ trợ
phát triển, các giải pháp thực hiện vừa yếu,
vừa thiếu, lại chưa đồng bộ nên chưa hấp dẫn
được các nhà đầu tư... Bởi vậy cần có kế
hoạch và đầu tư thích đáng cho điều tra bổ
sung các số liệu tiến tới quy hoạch, phân vùng
các dạng năng lượng này để có kế hoạch đầu
tư, khai thác hợp lý. Tăng cường tuyên truyền
sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo
cho vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Lồng ghép sử dụng năng lượng mới và tái tạo
vào chương trình tiết kiện năng lượng và các
chương trình mục tiêu quốc gia khác như

112(12)/1: 155 - 159

chương trình điện khí hóa nông thôn, trồng
rừng, xóa đói giảm nghèo, nước sạch, VAC...
Hỗ trợ đầu tư cho các chương trình điều tra,
nghiên cứu, chế thử, xây dựng điểm điển hình
sử dụng năng lượng mới và tái tạo; ưu đãi thuế
nhập thiết bị, công nghệ mới, thuế sản xuất,
lưu thông các thiết bị; bảo hộ quyền tác giả cho
các phát minh, cải tiến kỹ thuật có giá trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thường, Sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả ở Việt nam. Báo cáo tổng
hợp khoa học đề tài KHCN cấp nhà nước
KCDL 95 04-12/1997.
[2]. AIT-ADEME team, Survey of energy uses
and assessment of Energy saving potential in
Vietnam’s industries, September 1995.
[3]. Nguyen Thuong, Energy development in
Vietnam, SPENA Newsletter vol.3, No 2,
December 2001.
[4]. International Energy Efficiency Conference,
London
2-3
November
2005,
(http://olive360.com/defra/energyefficiency)
Chairs’ summary, DEFRA London.

SUMMARY

ASSESSING POTENTIAL AND STATE
OF EXPLOITING RENEWABLE ENERGY IN VIETNAM
Nguyen Thi Nham Tuat*, Ngo Van Gioi
College of Sciences – TNU

The result has shown that Vietnam is plentiful renewable energy resources, but they have not been
focused exploitation. Renewable energy sources in Vietnam are distributed across the country.
Compared with the potential to exploit renewable energy remains at modest levels, such as
renewable electricity accounted for 1.8% of national electricity production, renewable heat and
bio-energy is negligible and almost not available on the market. Also, for small hydroelectric
plant, are only now being 300MW/4000MW exploitation potential, solar energy on a square metre:
1.5 MW/5kWh potential, wind energy gained 1.5 MW / 8% of land area (about 1,800 MW),
biomass energy exploitation is only 150 MW MW/800 potential. For renewable energy from
geothermal, tidal, waste, or biofuels such as bio-fuel, biodiesel remain largely untapped…
Key words: Energy, renewable, exploitation, Vietnam, assessing.

Phản biện khoa học: TS. Dương Nghĩa Bang – Trường Đại học Khoa học - ĐHTN

*

ĐT: 0984194079; Email: tuatmt@gmail.com

159

nguon tai.lieu . vn