Xem mẫu

  1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, MÔI TRƯỜNG, VÀ XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH CANH TÁC TRÊN ĐẤT SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA HƯỚNG TỚI CẢI THIỆN SINH KẾ NÔNG DÂN TẠI HUYỆN HẢI HẬU, NAM ĐỊNH Nguyễn Hữu Dũng Bộ môn Kinh tế Tài nguyên. Đại học Kinh tế Quốc dân Email: dungfuv@yahoo.com. Điện thoại: 0961151148 Nguyễn Hải yến Sinh viên K57 Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân Email: yen.tiny6@gmail.com. Điện thoại: 0364906456 Tóm tắt Đất nông nghiệp rất quan trọng cho phát triển sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam. Gần đây Nhà nước có chính sách dồn điển đổi thửa nhằm tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nâng cao sinh kế cho người nông dân. Bài viết này đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, và môi trường của một số mô hình canh tác trên đất sau dồn điền đổi thửa hướng tới cải thiện sinh kế nông dân tại Huyện Hải Hậu. Kết quả cho thấy, sau dồn điền đổi thửa tại Hải Hậu có 3 loại hình canh tác sử dụng đất (LHCT) phổ biến được người dân sử dụng là LHCT 2 lúa, LHCT 2 lúa – màu, LHCT 2 màu – lúa. Hiện tại, các hộ dân sử dụng LHCT 2 lúa chiếm tỷ lệ lớn (66,67% tổng số hộ điều tra) còn lại là hộ dân trồng lúa và màu. Xét về mặt xã hội, LHCT 2 lúa – màu có mức đầu tư lao động bình quân lớn nhất (836,21 công) bởi có kết hợp giữa lúa với một số cây màu. LHCT 2 lúa có giá trị GO/LĐ (mức đầu tư trên lao động) và VA/LĐ (thu nhập bình quân trên ngày công lao động) thấp nhất (tương ứng 163,69 nghìn đồng, 81,98 nghìn đồng). Xét về mặt kinh tế, LHCT 2 lúa – màu có giá trị sản xuất (GO) và giá trị tăng (VA) có cao nhất (tương ứng188,77 triệu đồng/ ha và 102,25 triệu đồng/ ha), LHCT 2 lúa có giá trị sản xuất (GO) và giá trị gia tăng (VA) nhỏ nhất (tương ứng 86,38 triệu đồng/ha, và 43,26 triệu đồng/ha). Đồng thời, LHCT 2 màu – lúa đạt HQĐV (tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian) cao nhất là 1,18 lần, tiếp đến là LHCT 2 Lúa – màu có HQĐV đạt 1,05 lần, và thấp nhất là loại hình 2 lúa với HQĐV 1,00 lần. Rõ ràng, nông nghiệp của huyện Hải Hậu nên tập trung vào phát triển mở rộng diện tích cây hoa màu và chỉ duy trì một diện tích ít cây lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên, xét theo hiệu quả môi trường thì LHCT 2 màu – lúa lại đòi hỏi lượng phân bón lớn nhất trong khi LHCT 2 lúa đòi hỏi ít hơn. Do đó, để sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững sau dồn điền đổi thửa, Hải Hậu có thể lựa chọn mô hình LHCT 2 màu - lúa đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao nhưng phải chú trọng vốn đầu tư và quan tâm công tác giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường để đảm bảo sinh kế cho nông dân bền vững. Từ khóa: Dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, sinh kế nông dân, mô hình canh tác 411
  2. 1. Đặt vấn đề Đất nông nghiệp vừa là tư liệu sản xuất, vừa là nguồn lực không thể thay thế quan trọng cho phát triển sản xuất của Việt Nam. Tuy nhiên, gần đây việc sử dụng đất tại nhiều nơi gặp một số bất cấp như chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp làm cho diện tích đất nông nghiệp bị giảm nhanh, khai thác tiềm năng đất nông nghiệp không hợp lý làm cho đất bạc màu dẫn đến năng suất nông sản kém về sản lượng và chất lượng. Hiện nay Việt Nam có diện tích đất nông nghiệp là 9.598,8 nghìn ha, chiếm 28,99% so với diện tích đất tự nhiên của cả nước. Trong thời gian qua Việt Nam mất khoảng 0,4% tổng diện tích canh tác, riêng đất trồng lúa có tỷ lệ giảm cao hơn khoảng 1%/năm. Không những thế, với sự phát triển của đô thị và công nghệ thì diện tích đất đai này sẽ còn ngày càng giảm đi. Đáng chý ý là những khu vực bị chuyển đổi hầu như lại là vùng đất có chất lượng đất tốt phù hợp cho sản xuất nông nghiệp như đất dọc Quốc lộ 5 qua tỉnh Hải Dương, Hưng Yên; quốc lộ 6 qua huyện Chương Mỹ - Hà Nội, hay các khu công nghiệp ở Hoài Đức – Hà Nội. Vì thế, trong thực trạng đất sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm, cần phải đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất để đảm bảo an ninh lương thực. Gần đây Nhà nước có những chính sách giao đất cho hộ nông dân, coi hộ nông dân như một trong những đơn vị kinh tế tự chủ để nông dân có thể tự đưa ra cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp và đem lại hiệu quả nhất trên đất được giao đây chính là tiền đề để các gia đình, các xã, huyện và tỉnh lựa chọn cơ cấu sản xuất thích hợp. Từ những thay đổi đó thay vì độc canh lúa như lúc trước, nhiều trang trại chuyển sang chuyên canh nông sản hàng hóa, do đó số hộ độc canh lúa đã giảm đi. Nông dân được hỗ trợ tiếp cận tín dụng ngân hàng nhờ chính sách đất nông nghiệp. Bằng cách cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp” cho nông dân, đất nông nghiệp đã được hợp thức hóa quyền sử dụng cho người dân, giúp việc giao dịch quyền sử dụng đất, cho thuê, góp vốn sản xuất hay việc sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn ngân hàng được an toàn và thuận tiện hơn. Chính sách đất nông nghiệp đã từng bước cho thấy rõ hiệu quả từ khuyến khích nông dân tích tụ, tập trung đất với mục tiêu giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Nông dân có thể tập trung diện tích đất nông nghiệp liền khoảnh, quy mô lớn bằng cách thuê mướn, chuyển đổi và chuyển nhượng theo đúng quy định pháp lý để áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật và thâm canh. Đối với hộ dân khác có sở hữu quyền sử dụng đất nông nghiệp nhưng lại không hoặc không đủ khả năng sản xuất nông nghiệp hiệu quả có thể cho thuê. Nhờ đó, quá trình chuyên môn hóa ngành nghề và sàng lọc để tìm ra người làm nông nghiệp giỏi được thúc đẩy nhanh hơn. Chính sách đất nông nghiệp cũng đem lại tác động đến việc kích hoạt thị trường bất động sản ở nông thôn, nhờ đó đất nông nghiệp được phân bố một cách hiệu quả, giúp cho nông thôn hình thành nhiều ngành nghề mới. Ở nông thôn nhờ các chính sách này đã giúp thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp hình thành, giúp cho chi phí 412
  3. giao dịch được giảm đi. Kết quả là đất đai cũng được sử dụng hiệu quả hơn theo tín hiệu của thị trường, nhờ đó thúc đẩy quá trình phân bổ lại đất đai giữa trồng trọt, thủy sản và chăn nuôi, đồng thời góp phần khôi phục và phát triển làng nghề. Mặc dù đạt được một số thành tựu như trên, một số nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp như tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ của Nguyễn Minh Tuấn (2005); hoặc nghiên cứu về tác động của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp đến hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội của Mai Thị Xoan (2014) và một số công trình nghiên cứu khác cho thấy quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa của các địa phương theo NĐ 64 vẫn còn nhiều hạn chế. Tình trạng đất đai manh mún, mặt bằng bị phá vỡ, canh tác theo qui mô nhỏ chưa hình thành được cơ cấu sản xuất lớn trên diện rộng. Đối với từng vùng, từng địa phương vẫn phải tiếp tục xây dựng kế hoạch dồn điền đổi thửa một cách linh hoạt để hướng đến mục tiêu số lượng thửa ruộng nhỏ hẹp manh mún giảm đi tối đa và góp phần xây dựng các vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gia tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích canh tác. Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả một số mô hình canh tác sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa và tác động của chúng đến sinh kế nông dân tại Huyện Hải Hậu. Bài viết được kết cấu như sau. Sau phần đặt vấn đề là phần Địa điểm nghiên cứu. Phần 3: Kết quả nghiên cứu về hiệu quả một số mô hình canh tác sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa tác động đến sinh kế nông dân tại Huyện Hải Hậu. Phần cuối là Kết luận. 2. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng số liệu đất đai tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Theo số liệu kiểm kê của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hải Hậu, tính đến 31/12/2014, huyện Hải Hậu có diện tích tự nhiên là 22.895,59 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 15.635,87 ha chiếm 68,29%, tổng diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 7.010,66 ha chiếm 30,62%, và 1,09% diện tích đất chưa sử dụng (249,06 ha). Số liệu hiện trạng biến động đất nông nghiệp của huyện Hải Hậu được tóm tắt trong Bảng 1. 413
  4. Bảng 1. Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hậu Năm 2018 So sánh với năm 2014 Mục đích STT Mã Diện tích sử dụng đất Cơ cấu Tăng (+) Diện tích (ha) năm 2010 (%) giảm (-) (ha) Đất nông nghiệp NNP 15.635,87 100,00 15.870,84 -234,97 Đất sản xuất nông SXN 1 13.263,58 84,83 13.499,81 -236,23 nghiệp Đất trồng cây hàng CHN 1.1 11.454,52 73,26 11.688,86 -234,34 năm 1.1.1 Đất trồng lúa LUA 10.827,20 69,25 11.072,59 -245,39 Đất có dùng vào COC 1.1.2 0 0 0 0 chăn nuôi Đất trồng cây hàng HNK 1.1.3 627,32 4,01 616,27 11,05 năm khác Đất trồng cây lâu CLN 1.2 1.809,06 11,57 1.810,95 -1,89 năm 2 Đất lâm nghiệp LNP 68,69 0,44 37,11 31,58 2.1 Đất rừng sản xuất RSX 0 0 0 0 2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 68,69 0,44 37,11 31,58 2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0 0 0 0 Đất nuôi trồng NTS 3 1.867,91 11,95 1.852,96 14,95 thủy sản 4 Đất làm muối LMU 420,40 2,69 462,11 -41,71 Đất nông nghiệp NKH 5 15,29 0,10 18,85 -3,56 khác Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Hải Hậu (2018) Trong đất nông nghiệp bao gồm 5 loại, mỗi loại lại chiếm tỷ lệ trên tổng diện tích đất nông nghiệp cụ thể như sau: Đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất (84,83%) trong đó chủ yếu là cây hàng năm (73,26%), cụ thể là đất trồng lúa với 10.727,2 ha, đất lâm nghiệp (0,44%), đất nuôi trồng thủy sản (11,95%), đất làm muối (2,69% ) tập trung chủ yếu ở các xã ven biển, đất nông nghiệp khác chiếm tỷ lệ ít nhất (0,10%) chủ yếu là các loại cây dược liệu như thìa canh, đinh lăng. Diện tích đất sử dụng cho mục đích sản xuất chiếm 84,83% tổng diện tích đất nông nghiệp với 13.263,58 ha, trong đó chiếm tỷ lệ lớn nhất là đất trồng cây hàng năm. Các cây hàng năm chủ yếu là những cây ngắn ngày và được trồng theo vụ với các loại hình 414
  5. sử dụng đất chủ yếu là LHCT 2 lúa, LHCT 2 lúa – màu và LHCT 2 màu lúa. Ngoài ra tại Hải hậu có trồng thêm một số cây lâu năm như: Cam, bưởi … tuy nhiên số lượng đất sử dụng để trồng cây lâu năm này không nhiều. Ngoài ra, đất lâm nghiệp chủ yếu của huyện là đất rừng phòng hộ. Giai đoạn 2014 – 2018, đất nông nghiệp có sự suy giảm về diện tích, chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp (giảm 236,23 ha) tập trung chủ yếu ở đất trồng lúa với diện tích giảm là 245,39 ha. Ngoài ra, diện tích đất sử dụng với mục đích trồng cây lâu năm và đất nông nghiệp khác có giảm nhẹ. Nhờ quá trình thay đổi cơ cấu sử dụng đất kết hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với tiến trình đô thị hóa, tốc độ gia tăng dân số tại huyện Hải Hậu, do đó đã chuyển một phần đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp. Ngoài ra, diện tích rừng phòng hộ, diện tích đất nuôi trồng thủy sản, diện tích trồng cây hàng năm khác có sự tăng đáng kể (diện tích đất sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản tăng 14,95 ha, diện tích đất rừng phòng hộ tăng 31,58 ha và diện tích cây trồng hàng hăm khác tăng 11,05 ha). Sở dĩ có sự gia tăng này là do huyện đã tận dụng tối đa diện tích đất bỏ hoang chưa canh tác vào sử dụng, hơn nữa cũng đã chuyển đổi cây trồng cho một số vùng trũng và ven biển của huyện Hải Hậu. Điển hình là nhiều vùng trồng đinh lăng và nuôi trồng thủy sản được chuyển đổi từ những vùng trồng lúa kém hiệu quả. Nhằm khắc phục tình trạng manh mún đất đai diễn ra trên toàn tỉnh Nam Định nói chung và huyện Hải Hậu nói riêng, Nam Định đã đưa ra chủ trương dồn điền đổi thửa với mục tiêu sau: (i) để đáp ứng yêu cầu và mục đích của chương trình xây dựng nông thôn mới; (ii) tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai; (iii) phấn đấu mục tiêu bình quân số thửa của mỗi hộ dân còn 1-2 thử; (iv) đất công ích và đất dành cho phát triển hạ tầng… cần được quy hoạch tập trung theo yêu cầu của chương trình xây dựng nông thôn mới. Việc dồn điền đổi thửa của huyện Hải Hậu được thực hiện tuân thủ theo hướng dẫn 1071/HD-STNMT ngày 16.09/2011 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc tiếp tục thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp Hiện nay Hải Hậu là một trong số các huyện đạt chỉ tiêu 100%, các xã, thị trấn đã hoàn thành chương trình dồn điền đổi thửa. Cụ thể, công tác dồn điền đổi thửa được triển khai đồng loạt ở tất cả các thị xã, thị trấn trong huyện. Tuy đã cơ bản thực hiện xong công tác dồn điền đổi thửa nhưng điều tra cho thấy Hải Hậy có một số khó khăn sau, gồm: (i) kinh phí dành cho việc thực hiện dồn điền đổi thửa còn hạn chế và gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là những xã, thị trấn không có đấu giá quyền sử dụng đất cho người dân làm nhà ở; nhân dân một số địa phương đề nghị đối với phần diện tích đất dân đóng góp để xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, phải tiến hành tổ chức thực hiện ngay trước khi giao đất tại thực địa, tuy nhiên đa số các xã đều gặp khó khăn về kinh tế lên lúng túng trong việc tuyên truyền giải thích cũng như tổ chức thực hiện; (ii) một số xã có đất trong vị trí ven đường giao thông muốn được nhận bồi thường cao hơn các bị trí đất khác nên không muốn thực hiện dồn điền đổi thửa. Để có được hiệu quả sử dụng đất của một số loại hình, tác giả tiến hành chọn mẫu 415
  6. điều tra tại 3 xã đại diện của huyện Hải Hậu là: Hải Toàn, Hải Hà, Hải Tây do 3 xã có vị trí địa lý phân bố điều trên địa bàn huyện. Kết quả biến động đất sau dồn điền đổi thửa tại 3 xã lấy mẫu được tóm tắt trong Bảng 2. Kết quả thực hiện trước và sau dồn điền đổi thửa trung bình của các hộ dân trong huyện Hải Hậu được tóm tắt trong Bảng 3. Bảng 2. Diện tích trước và sau dồn điền đổi thửa tại 3 xã của huyện Hải Hậu Diện tích Tăng (+) Diện tích sử Diện tích Đơn vị trước dồn giảm (-) diện dụng của hộ sau dồn điền điền tích lớn nhất/ thửa Hải Tây 348,07 338,75 -9.32 0,05 Hải Hà 294,85 283,33 -11,52 0,35 Hải Toàn 279,26 278,7 -0,56 1,18 Nguồn: Tính toán của tác giả Bảng 3. Kết quả thực hiện trước và sau dồn điền đổi thửa trung bình của các hộ dân trong huyện Hải Hậu Bình quân thửa/hộ Bình quân thửa/hộ Bình quân Đơn vị trước dồn điền đổi sau dồn điền đổi thửa/hộ giảm thửa thửa Hải Tây 4,19 2,78 -1,41 Hải Hà 3,02 1,63 -1,39 Hải Toàn 2,94 2,02 -0,92 Nguồn: Tính toán của tác giả Bảng 2 cho thấy diện tích đất nông nghiệp của các xã sau dồn điền đổi thửa hầu hết đều giảm do các hộ dân đã giao đất cho các chương trình xây dựng nông tôn mới. Bảng 3 chi tiết kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa theo trung bình hộ. Kết quả của chương trình dồn điền đổi thửa tính theo bình quân số thửa/hộ giảm sẽ giúp các hộ dân thuận lợi hơn trong chăm sóc đồng ruộng, tiết kiệm các khoản chi phí và áp dụng được cơ giới hóa vào sản xuất. Bình quân thửa/hộ trên của Hải Tây là 2,78 thửa/ hộ, của Hải Toàn là 2,02 thửa/hộ, và của Hải Hà là 1,63 thửa/hộ. Rõ ràng, kết quả của thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa tại Hải Hậu đã làm giảm số lượng bình quân thửa/hộ. 3. Đánh giá hiệu quả của một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau dồn 416
  7. điền đổi thửa tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Để đánh giá được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp một số loại hình sử dụng đất sau dồn điền, đề tài đã dựa vào 3 chỉ tiêu hiệu quả là hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Cụ thể ở đây đề tài đánh giá 3 loại hình sử dụng đất điển hình được hộ dân sử dụng sau dồn điền là LHCT 2 lúa, LHCT 2 lúa – màu, LHCT 2 màu – lúa. 3.1. Hiệu quả kinh tế Để tính được hiệu quả kinh tế các hình thức sử dụng đất một cách chính xác cần phải biết được giá trị của chi phí trung gian, giá trị sản xuất của từng loại cây trồng cũng như giá trị chung của LHCT, từ đó tính được hiệu quả trên 1 đơn vị diện tích, hay trên 1 đơn vị chi phí trung gian (HQĐV trong bảng 3 dưới đây). Để dễ tính toán, đề tài tính lần lượt hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng, sau đó tính hiệu quả kinh tế của từng LHCT tại huyện Hải Hậu. a) Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính sau dồn diền đổi thửa Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính được thể hiện thông qua các tiêu chí: Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trị gia tăng và hiệu quả đồng vốn (VA), được tóm tắt trong Bảng 4. Bảng 4. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính sau dồn điền đổi tửa tại huyện Hải Hậu Cây trồng GO IC VA HQĐV (lần) (triệu đồng/ha) (triệu đồng/ha) (triệu đồng/ha) Lúa xuân 44,71 21,5 23,21 1,080 Lúa mùa 41,67 21,62 20,05 0,927 Ngô 66,64 30,12 36,52 1,212 Khoai tây 90,25 45,01 45,24 1,005 Cà chua 119,02 44,49 74,53 1,675 Su hào 145,79 50,27 95,52 1,900 Súp lơ 90,28 47,12 43,16 0,916 Lạc 47,5 22,95 24,55 1,070 Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp từ số liệu điều tra Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy Lúa là cây trồng chính đảm bảo nhu cầu lương 417
  8. thực cho người dân. Trong các cây trồng nông nghiệp chính của huyện sau khi dồn điền, cây su hào có hiệu quả cao nhất trên 1 ha với giá trị sản xuất đạt 145,79 triệu đồng, giá trị gia tăng đạt 95,52 triệu đồng, cây Lúa (xuân và mùa) luôn có giá trị sản xuất (trên 40 triệu đồng) và giá trị gia tăng thấp nhất (trên 20 triệu đồng). Ngoài ra hiệu quả đồng vốn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của đầu tư trong sản xuất nông nghiệp, được tính bằng giá trị gia tăng/chi phí trung gian. Dựa vào bảng 3 cho thấy: có 2/8 cây trồng có hiệu quả nhỏ hơn 1 và 6/8 cây trồng có hiệu quả lớn hơn 1. Trong đó cây có hiệu quả đồng vốn cao nhất là su hào (1,9 lần), tiếp đến là cà chua với hiệu quả đồng vốn là 1,675 lần. Ba cây có hiệu quả đồng vốn dưới 1 là lúa mùa, khoai tây và súp lơ. Sở dĩ những cây này có hiệu quả thấp hơn bởi do yếu tố thời tiết, năng xuất của cây trồng kém hơn và thu nhập thấp bên cạnh các khoản chi phí khá cao. Điều đó cho thấy với việc trồng màu các hộ dân sẽ thu được lợi nhuận cao hơn so với trồng lúa. Nhưng với truyền thống lúa nước và yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực huyện đã phải duy trì việc trồng lúa (1 hoặc 2 vụ). b) Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất Qua điều tra nông hộ và số liệu thống kê trên địa bàn xã cho thấy hệ thống cây trồng nơi đây khá đa dạng với nhiều công thức luân canh khác nhau, tuy nhiên đề tài đi sâu nghiên cứu 3 loại hình sử dụng đất chủ yếu tại địa phương, kết quả thể hiện ở Bảng 5. Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa tại huyện Hải Hậu LHCT Kiểu sử dụng đất GO IC VA HQĐV (triệu (triệu (triệu đồng/ha) đồng/ha) đồng/ha) 2 lúa Lúa xuân – Lúa mùa 86,38 43,12 43,26 1,003 Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô 153,02 73,24 79,78 1,089 Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai tây 176,63 88,13 88,50 1,004 2 lúa – Lúa xuân – Lúa mùa – Cà 205,40 87,61 117,79 1,344 màu chua Lúa xuân – Lúa mùa – Su hào 232,17 93,39 138,78 1,486 Lúa xuân – Lúa mùa – Súp lơ 176,66 90,24 86,42 0,958 Lạc – Lúa mùa – Ngô 155,81 74,69 81,12 1,086 2 màu- Lạc – Lúa mùa – Khoai tây 179,42 89,58 89,84 1,003 lúa Ngô – Lúa mùa – Khoai tây 198,56 96,75 101,81 1,052 Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu điều tra Từ bảng trên ta phân tích cụ thể cho từng loại hình canh tác trên đất dồn điền đổi thửa như sau: - Với LHCT 2 lúa: Loại hình sử dụng đất 2 lúa được thực hiện công thức luân canh sau dồn điền đổi thửa, cụ thể: trồng lúa vào vụ xuân và vụ hè thu (vụ mùa). Với loại hình sử dụng đất này các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cho kết quả như sau: giá trị sản xuất là 86,38 triệu đồng, giá trị gia tăng là 43,12 triệu đồng và hiệu quả đồng vốn là 1,003 lần. Như 418
  9. vậy, nếu người dân sử dụng loại hình LHCT 2 lúa này đầu tư thì cứ một đồng chi phí bỏ ra người dân sẽ thu được 1,003 đồng giá trị gia tăng. Hơn nữa, nếu xét từng vụ trồng lúa cho thấy: đối với cây lúa trồng vào vụ xuân thì thu được lợi nhuận cao hơn (HQĐV lúa xuân là 1,08 lần, HQĐV của lúa mùa là 0,927 lần) bởi vụ mùa các hộ dân sẽ gặp nhiều rủi ro có thể do thời tiết hoặc sâu bệnh, do vậy năng suất cây trồng thường thấp hơn so với vụ xuân. Qua điều tra cho thấy, giống lúa được sử dụng trồng chủ yếu là các loại sau: Tám Hải Hậu, Bắc Thơm, BC. Tỷ lệ các hộ trồng loại hình sử dụng đất này chiếm tỷ lên cao hơn (chiếm 6,67% tổng số hộ điều tra). Sở dĩ các hộ trồng lúa nhiều vì (i) Nhằm phục vụ nhu cầu lương thực của gia đình hàng ngày; (ii) Trồng lúa có thể bán cho một số thương lái thu mua hoặc một số cửa hàng lớn; (iii) Trồng màu có thu nhập cao hơn nhưng không có thị trường tiêu thụ ổn định, phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của thương lái và người tiêu dùng. - LHCT 2 lúa – màu: Đây là loại hình sử dụng đất được số ít hộ điều tra thực hiện và các hộ trồng 3 vụ một năm, cụ thể: Lúa trồng vụ xuân và vụ mùa, còn vụ đông trồng cây màu. Một số cây màu được sử dụng chủ yếu là ngô, khoai tây, su hào, súp lơ cà chua. Với LHCT 2 lúa – màu có 5 kiểu sử dụng đất, trong đó kiểu sử dụng đất Lúa xuân – lúa mùa – su hào gia tăng là 138,78 triệu đồng/ha. LHCT lúa xuân – lúa mùa – súp lơ có HQĐV thấp nhất (0,958 lần) trong đó giá trị sản xuất là 176,66 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng là 90,24 triệu đồng/ha. - LHCT 2 màu – lúa: Loại hình sử dụng đất LHCT 2 màu – lúa này khai thác được tiềm năng đất đai trong một năm với việc trồng cây 3 vụ: vụ mùa trồng lúa, vụ xuân và vụ đông trồng cây màu. Các loại cây trồng được trồng vào vụ xuân là lạc hoặc ngô, vụ đông trồng ngô, khoai. Có 3 kiểu sử dụng trong đó kiểu sử dụng đất 1: Lạc – lúa mùa – ngô có HQĐV nhỏ nhất (1,003 lần) trong đó giá trị sản xuất (GO) là 179,42 triệu đồng/ha và giá trị gia tăng (VA) là 89,84 triệu đồng/ha. Có thể thấy, nếu xét theo HQĐV thì các kiểu sử dụng đất của LHCT 2 màu – lúa đều có giá trị lớn hơn 1 tức việc trồng các công thức luân canh trên có hiệu quả về mặt kinh tế. Nếu so sánh giữa các loại hình sử dụng đất thì trồng 3 vụ với LHCT 2 lúa – màu và LHCT 2 màu – lúa sẽ bền vững hơn so với trồng 2 vụ trong năm LHCT 2 lúa, bởi lẽ sau dồn điền đổi thửa, 2 loại hình này sẽ khai thác được tiềm năng đất đai, tuy nhiên, nếu muốn đảm bảo tính bền vững của 2 loại hình sử dụng đất này cần phải tìm được thị trường tiêu thụ cây vụ đông ổn định, tránh tinh trạng được mùa mất giá như hiện nay ở một số địa phương trong cả nước. c. Đánh giá chung Trong 3 loại hình sử dụng đất. LHCT 2 lúa – màu có giá trị sản xuất (GO) và giá trị tăng (VA) có giá trị cao nhất (188,77 triệu đồng/ ha và 102,25 triệu đồng/ ha), LHCT 2 lúa có giá trị sản xuất (GO) 86,38 triệu đồng/ha) và giá trị gia tăng (VA) (43,26 triệu đồng/ha) nhỏ nhất. 419
  10. Giá trị sản xuất (GO) Giá trị gia tăng (VA) Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) 177.93 189 102.25 90.92 86.38 43.26 1.18 1.05 1 2 LÚA 2 LÚA - MÀU 2 MÀU LÚA Biểu đồ 1. Hiệu quả kinh tế tổng hợp của các loại hình sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa tại huyện Hải Hậu Trong 3 loại hình sử dụng đất thì LHCT 2 màu – lúa đạt HQĐV cao nhất là 1,18 lần, tiếp đến là LHCT 2 Lúa – màu có HQĐV đạt 1,05 lần, và thấp nhất là loại hình 2 lúa với HQĐV 1,00 lần. Rõ ràng, nông nghiệp của huyện Hải Hậu nên tập trung vào phát triển mở rộng diện tích cây hoa màu và chỉ duy trì một diện tích ít cây lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong vùng và cung cấp cho các vùng lân cận để phát triển thị trường nông sản. 3.2. Hiệu quả môi trường Yếu tố thứ 3 cần phải đánh giá khi tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa tới sinh kế người dân là môi trường. Với mỗi loại hình sử dụng đất khác nhau sẽ mang đến những tác động đến môi trường và vì thế tới sinh kế của người dân khác nhau. Trong phạm vi của nghiên cứu này, đề tài chỉ đề cập đến hiệu quả môi trường thông qua vấn đề sử dụng phân bón là vấn đề chính yếu nhất trong nông nghiệp của địa phương (so sánh với tiêu chuẩn bón phân cân đối của tác giả như Nguyễn Văn Bộ (2000), sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng nói chung. a) Việc sử dụng phân bón trong quá trình sản xuất Công việc bón phân cho cây trồng thường tập chung vào 2 loại là phân hữu cơ và phân vô cơ. Phân bón nếu bón đúng và bón đủ sẽ làm nâng cao năng suất cho cây trồng, nhưng khi sử dụng không đúng liều lượng phân bón thì sẽ làm cho đất bị thoái hóa, hoạt động của các sinh vật trong đất giảm, hàm lượng các chất vôi giảm, sự tích đọng nitrat, kim loại nặng ở 1 số vùng, kết cấu đất kém đi,… Cụ thể, đề tài đã điều tra từng loại cây trồng trong việc sử dụng phân bón và so sánh với tiêu chuẩn bón phân hợp lý và cân đối của tác giả Nguyễn Văn Bộ (2000) thể hiện ở Bảng 10. Bảng 10. Mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phương và tiêu chuẩn bón phân của các hộ sau đồn điền đổi thửa tại huyện Hải Hậu 420
  11. Theo điều tra nông hộ Theo tiêu chuẩn Cây Phân N Phân Trồng N P205 K20 P205 K20 chuồng chuồng (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) Lúa 97,195 333,24 55,54 - 120-130 80-90 30-60 8-10 xuân Lúa 111,11 416,67 83,33 - 80-100 50-60 0-30 6-8 mùa Khoai 119,44 305,56 111,11 11,11 88 17 134 - tây Cà 150- 138,89 305,56 124,96 25 180-200 90-180 20-40 chua 240 Lạc 49,98 444,32 138,89 8,33 20-30 60-90 30-60 - Ngô 138,89 555,56 124,96 11,11 150-180 70-90 80-100 8-10 Su 138,89 305,56 111,11 13,89 - - - - hào Súp lơ 138,89 416,67 83,31 15 - - - - Nguồn: Tác giả điều tra Qua nghiên cứu cho thấy mức độ đầu tư phân bón cho các cây trồng tại huyện Hải Hậu tương đối lớn đặc biệt là nhóm cây rau màu. Bảng 9 này cho thấy: - Yêu cầu về lượng phân bón với mỗi loại cây trồng khác nhau sẽ khác nhau. Đối với LHCT 2 màu – lúa đòi hỏi lượng phân bón lớn nhất, ít nhất là LHCT 2 lúa. Hầu hết, trên thực thế người dân dều sử dụng phân bón quá nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. - Tỷ lệ N:P:K được sử dụng không cân đối, khiến ảnh hưởng xấu đến môi trường đất và có tác dộng tiêu cực làm giảm năng suất cũng như khả năng phát triển của cây trồng. Người dân có quan niệm rằng nếu bón phân nhiều đạm cây sẽ cho năng suất cao, đây là một quan niệm chưa đúng của người sản xuất nông nghiệp. - Đối với các cây trồng, lượng phân truồng hầu như nằm trong tiêu chuẩn còn phân hữu cơ đươc các hộ sử dụng đa phần đều nhiều hơn tiêu chuẩn, điển hình là lượng lân, hầu như đều cao, điển hình cây lúa cao hơn so với tiêu chuẩn là 10 lần (nhiều nhất là lúa mùa). Đối với lượng đạm, có một số cây trồng các hộ bón nhiều hơn với lượng tiêu chuẩn như: lúa mùa, khoai tây còn cây lạc có sự chênh lệch không nhiều so với tiêu chuẩn. Còn đối với kali, các hộ bón với ngưỡng vừa phải, các cây đạt tiêu chuẩn bón phân cân đối như: lúa xuân, khoai tây, cà chua. Còn lại là các cây được bón lượng kali cao hơn so với tiêu chuẩn nhưng nhiều nhất là cây lạc với số lượng là 138,89 kg/ha (mức tiêu chuẩn là 30-60 kg/ha) gấp 2 - 4 lần so với mức tiêu chuẩn. Đối với cây su hào và súp lơ không có trong danh sách được tác giả Nguyễn Văn Độ (2000) nghiên 421
  12. cứu nên tác giả không so sánh. Việc bón phân hữu cơ, bên cạnh những ưu điểm cũng có một số nhược điểm, điển hình là nếu bón phân quá nhiều làm cho đất bị chua và ảnh hưởng không nhỏ đến tầng nước ngầm trong đất. Do vậy, nếu có thể hạn chế lượng phân hữu cơ, thay vào đó là phân chuồng. Qua điều tra thăm dò cho thấy tại huyện Hải Hậu có một số hộ làm mô hình vườn ao chuồng theo quy mô gia trại hoặc trang trại, các hộ dân có thể kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi để đảm bảo tính bền vững trong hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và đảm bảo môi trường trong khu vực nông thôn. b) Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất Trong quá trình trồng trọt còn xuất hiện nhiều loại sâu bệnh hại, do vậy muốn có năng suất cao, muốn đảm bảo lương thực cung cấp cho gia đình và để cung ứng ra thị trường, người nông dân phải sử dụng rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, thuốc BVTV hay phân bón nếu không sử dụng hợp lý sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nước, đất, không khí… Con người sống trong môi trường bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật sẽ mắc phải nhiều bệnh nguy hiểm. Qua quá trình điều tra khảo sát có thể nhận thấy đa phần trong quá trình sản xuất nông nghiệp nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với nhiều chủng loại khác nhau. Trong đó, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật hơn cả là các loại cây rau màu đặc biệt là loại cây rau màu trồng trái vụ tiếp theo là cây lúa. Tuy nhiên, sau dồn điền đổi thửa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật giảm rõ rệt. Có thể kết luận rằng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc diện cỏ có tác động hai mặt, về mặt tích cực giúp bảo vệ mùa màng về mặt tiêu cực gây nên nhiều hệ quả môi trường đáng báo động và ảnh hưởng đến hệ sinh thái và con người. Do vậy cần phải cẩn trọng khi sử dụng thuốc, đúng loại, đúng lúc, đúng liều lượng theo chỉ dẫn của cán bộ khuyến nông. Trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải cân nhắc lợi ích đảm bảo an toàn lương thực phải đi đôi với việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường. 3.3. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Vì hạn chế về số liệu, bài viết chỉ sử dụng tiêu chí mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân từng kiểu sử dụng đất. a) Mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân Hiệu quả xã hội thể hiện qua mức đầu tư lao động (GO/LĐ) và thu nhập bình quân (VA/LĐ) trên ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất của huyện Hải Hậu được thể hiện ở bảng sau. Bảng 11. Mực đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa tại huyện Hải Hậu 422
  13. Loại hình sử GO/LĐ VA/LĐ Kiểu sử dụng đất Lao động dụng đất (1000đ) (1000đ) 2 lúa bình quân 527,7 163,69 81,98 2 lúa Lúa xuân – Lúa mùa 527,7 163,69 81,98 2 lúa – màu bình quân 836,21 227,82 122,63 Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô 722,09 211,91 110,48 Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai tây 735,97 240,00 120,25 2 lúa – màu Lúa xuân – Lúa mùa – Cà chua 1.082,1 189,82 108,85 Lúa xuân – Lúa mùa – Su hào 833,17 278,66 166,57 Lúa xuân – Lúa mùa – Súp lơ 807,7 218,72 107,00 2 màu- lúa bình quân 722,02 249,00 127,28 Lạc – Lúa mùa – Ngô 749,79 207,80 108,19 2 màu- lúa Lạc – Lúa mùa – Khoai tây 736,67 234,94 117,64 Ngô – lúa mùa – Khoai tây 652,59 304,26 156,01 Nguồn: Tác giả tính toán Trong 3 loại hình sử dụng đất thì LHCT 2 lúa – màu là LHCT có mức đầu tư lao động bình quân là lớn nhất (836,21 công), bởi loại hình sử dụng đất này có kết hợp giữa lúa với một số cây màu như: cà chua, su hào, súp lơ đặc biệt là kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – cà chua có mức đầu tư công lao động cao nhất là 1.082,1 công/ha, do những cây trồng này cần nhiều công lao động trong việc chăm sóc và thu hoạch. Bên cạnh đó, kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa có số công lao động ít nhất vởi các hộ dân đã bước đầu áp dụng được máy móc trong các công đoạn sản xuất lúa gạo, điển hình là việc sử dụng máy xạ (cấy), máy gặt (thu hoạch), máy cày. Xét về giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của một ngày công lao động cho thấy LHCT 2 màu – lúa có giá trị lớn nhất với GO/LĐ là 249,00 nghìn đồng/ công và VA/LĐ là 122,63 nghìn đồng/công. Trong đó kiểu sử dụng đất ngô – lúa mùa – khoai tây có giá trị sản xuất của một ngày công lao động lớn nhất (GO/LĐ=447,73 nghìn đồng/ công), trong khi đó chỉ tiêu giá trị gia tăng của một ngày công lao động, LHCT lúa xuân – lúa mùa – cà chua của loại hình LHCT 2 lúa - màu lại có giá trị lớn nhất (166,57 nghìn đồng/công). LHCT có giá trị thấp nhất là LHCT 2 lúa (GO/LĐ = 163,69 nghìn đồng, VA/LĐ = 81,98 nghìn đồng). Có thể thấy, khi so sánh mức độ đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên một ngày công lao động của các kiểu sử 423
  14. dụng đất thì LHCT trồng lúa kết hợp màu cho giá trị cao hơn so với LHCT 2 lúa. 3.4. Đánh giá hiệu quả tổng hợp Bên cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường, bài viết này còn sử dụng phương pháp đánh giá hiệu quả tổng hợp của Walfredo Ravel Rola để đánh giá hiệu quả tổng hợp của từng loại hình sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa dựa trên hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Bởi lẽ, 2 hiệu quả này có thể lượng hóa được bằng số liệu định lượng. Kết quả tính toán hiệu quả tổng hợp của từng loại hình sử dụng đất thể hiện ở Bảng 11. Bảng 11. Hiệu quả tổng hợp của các mô hình theo dõi tại các loại hình sử dụng đất Chỉ tiêu hiệu quả Loại F tối Hiệu quả kinh tê Hiệu quả xã hội hình sử Ect ưu dụng đất GO IC VA CLĐ GO/LĐ VA/LĐ 188,776 43,12 102,25 836,21 249,00 127,28 Fi 86,38 43,12 43,26 527,70 163,69 81,98 2 lúa Ecti 0,458 1,000 0,423 0,631 0,657 0,644 0,636 2 lúa- Fi 188,776 86,52 102,25 836,21 227,82 122,63 màu Ecti 1,000 0,498 1,000 1,000 0,915 0,963 0,986 2 màu- 1 Fi 177,93 87,01 90,92 722,02 249,00 127,28 lúa Ecti 0,943 0,496 0,889 0,863 1,000 1,000 0,865 Nguồn: Tác giả tính toán Từ kết quả trên cho thấy, LHCT 2 lúa – màu có hiệu quả tổng hợp Ect cao nhất (Ect=0,896), tiếp theo là LHCT 2 màu – lúa (Ect=0,865), LHCT 2 lúa có hiệu quả tổng hợp thấp nhất với Ect của mô hình là 0,638. Qua đó có thể thấy, đối với các hộ dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp nên duy trì và phát triển các LHCT 2 lúa- màu và LHCT 2 màu – 1 lúa. Tuy nhiên để các mô hình này phát triển bền vững phải có sự liên kết trong tiêu thụ sản phẩm giữa các hộ dân, đặc biệt là các thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định đối với cây vụ đông. Qua phân tích và đánh giá 3 mô hình sử dụng đất nông nghiệp về hiệu quả về kinh tế - xã hội – môi trường, hiệu quả tổng hợp và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân sau thực hiện dồn diền đổi thửa, kết quả cho thấy: Sau dồn điền đổi thửa 3 loại hình sử dụng đất phổ biến được người dân sử dụng là LHCT 2 lúa, LHCT 2 lúa – màu, LHCT 2 màu – lúa. Hiện tại, các hộ dân sử dụng LHCT 2 lúa chiếm tỷ lệ lớn (66,67% tổng số hộ điều tra) còn lại là hộ dân trồng lúa và màu. Tuy nhiên, qua kết quả đánh giá hiệu quả tổng hợp về mặt kinh tế và xã hội của huyện Hải Hậu bảng 10 cho thấy LHCT 2 lúa có giá trị thấp nhất (Ect=0,636), LHCT có giá trị cao nhất là LHCT 2 lúa – màu (Ect=0,896) là LHCT có hiệu quả kinh tế và xã hội cao nhất, tiếp đến là LHCT 2 màu – lúa (Ect=0,865). Nhưng xét theo hiệu quả về môi trường thì LHCT 2 màu – lúa lại 424
  15. đòi hỏi lượng phân bón lớn nhất, ít nhất là LHCT 2 lúa. Do đó, sau dồn điền đổi thửa để sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững cần lựa chọn mô hình đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, nhưng cũng không, hoặc giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến môi trường Kết luận Qua đánh giá của 3 lại hình sử dụng đất sau thực hiện dồn điền đổi thửa tại huyện Hải Hậu dựa trên chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường cho thấy sau dồn điền đổi thửa 3 loại hình sử dụng đất phổ biến được người dân sử dụng là LHCT 2 lúa, LHCT 2 lúa – màu, LHCT 2 màu – lúa. Tuy nhiện, các hộ dân sử dụng LHCT 2 lúa chiếm tỷ lệ lớn (66,67% tổng số hộ điều tra) còn lại là hộ dân trồng lúa và màu. Điểm mạnh của dồn điền là giúp các hộ dân áp dụng được máy móc vào sản xuất (chỉ sử dụng đối với cây lúa), giảm lao động thủ công và nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho người dân. Trong 3 loại hình sử dụng đất. LHCT 2 lúa – màu có giá trị sản xuất (GO) và giá trị tăng (VA) có giá trị cao nhất (188,77 triệu đồng/ ha và 102,25 triệu đồng/ ha), LHCT 2 lúa có giá trị sản xuất (GO) 86,38 triệu đồng/ha) và giá trị gia tăng (VA) (43,26 triệu đồng/ha) nhỏ nhất. Rõ ràng, nông nghiệp của huyện Hải Hậu nên tập trung vào phát triển mở rộng diện tích cây hoa màu và chỉ duy trì một diện tích ít cây lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên xét về mặt xã hội, LHCT 2 lúa – màu có mức đầu tư lao động bình quân lớn nhất (836,21 công) bởi có kết hợp giữa lúa với một số cây màu, trong khi đó LHCT 2 lúa có giá trị GO/LĐ (mức đầu tư trên lao động) và VA/LĐ (thu nhập bình quân trên ngày công lao động) thấp nhất (tương ứng 163,69 nghìn đồng, 81,98 nghìn đồng). Vì vậy đầu tư cho LHCT 2 lúa – màu cũng đòi hỏi mức cao. Hơn nữa, xét theo hiệu quả môi trường thì LHCT 2 màu – lúa cũng đòi hỏi lượng phân bón lớn nhất trong khi LHCT 2 lúa đòi hỏi ít hơn. Do đó, để sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững sau dồn điền đổi thửa, Hải Hậu có thể lựa chọn mô hình LHCT 2 màu - lúa đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao nhưng phải chú trọng quan tâm đến vốn đầu tư và công tác giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường để đảm bảo sinh kế cho nông dân bền vững. Thông qua những đánh giá của hộ dân sau thực hiện dồn điền đổi thửa cho thấy chương trình dồn điền đổi thửa đã đạt được nhiều thành tựu đặc biệt là giúp đỡ các hộ dân giảm được các khoản chi phí và áp dụng máy móc vào quá trình sản xuất. Tuy nhiện, phương thức tiêu thụ sản phẩm của các hộ dân sau dồn điền đổi thửa chưa ổn định và dễ mắc những rủi ro hệ thống mà các hộ không lường trước được. Do vậy, muốn đảm bảo được thu nhập cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp nói chung và các hộ sau thực hiện dồn điền đổi thửa cần phải xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra một cách ổn định, bằng cách tiếp cận và kết nối với các doanh nghiệp và sự chủ động của các cơ phan Nhà nước và các hộ dân trong việc tìm kiếm nguồn tiêu thụ sản phẩm ổn định. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chu Văn Cấp (2018), Một vài vấn đề cơ bản trong phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta hiện nay, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (1), tr.8-9. 2. Hà Học Ngô và các cộng sự (1999), Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ định hướng 425
  16. quy hoạch sử dụng đất huyện Châu Giang – Hưng Yên. Đề tài 96-30-03-TĐ-Hà Nội. 3. Hoàng Xuân Phương, Nguyễn Thị Hải Châu, Vũ Xuân Thanh, Hồ Thị Lam Trà, Trần Thị Diệu Oanh, Nguyễn Thị Hoàng Khánh, Xuân Thị Thu Thảo, Vương Thị Lan Phương, Nguyễn Đức Cường, Lê Thị Mai Hoa, Đỗ Quang Tuấn, Lê Ngọc Tú và Nguyễn Đức Tùng (2016), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tích tụ, tập trung ruộng đất trong nông nghiệp, Đề tài cấp Bộ NT&PTNT. 4. Lê Văn Bá (2001), Tổ chức lại việc sử dụng ruộng đất nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa, Tạp chí kinh tế và dự báo, (6), tr.8- 5. Lê Hội (1996), Một số phương pháp luận trong việc quản lý và sử dụng đất đai, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (193), Hà Nội. 6. Ngô Thế Dân (2017), Một số vấn đề khoa học công nghệ nông nghiệp trong thời kỳ CNH – HĐH nông nghiệp, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tr3-4 7. Nguyễn Mạnh Toàn (1999), Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở đánh giá tiềm năng đất đai trên vùng trũng Ý Yên tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp. 8. Nguyễn Phúc Yên (2018), Nghiên cứu tác động của chính sách dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sỹ kinh tế Đại học Lâm Nghiệp. 9. Sam Fusiska (1996), Framer paticitatory adaption an adaption on contour hadgerowsfor soil conversation cassava, Breeding – Agronomy and FPR, in Asia. 10. UBND tỉnh Nam Định (2018), Báo cáo tổng kết thực hiện chỉ thị 07/CT ngày 19/9/2011 của Ban thường vụ Đảng bộ tỉnh Nam Định về tiếp tục thực hiện dồn điền, đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp. 11. Vũ Khắc Hòa (1996), Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Thuận Thành – tỉnh Hà Bắc, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội. 12. Vũ Năng Dũng (2018), Đánh giá một số mô hình đa dạng hóa cây trồng vùng đồng bằng song Hồng, NXB Nông nghiệp Hà Nội. tr10 426
nguon tai.lieu . vn