Xem mẫu

  1. ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA CHẾ PHẨM VI SINH VẬT PHÂN GIẢI THUỐC TRỪ SÂU DIMETHOATE Các loại thuốc bảo vệ thực vật đã mang lại thành quả cao trong việc bảo vệ mùa màng chống lại các loại côn trùng, các tác nhân truyền bệnh cho cây, tuy nhiên việc sử dụng không đúng quy cách, lạm dụng do mong muốn bảo tồn năng suất đã ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, làm giảm sự đa dạng sinh học. Dimethoate là loại thuốc trừ sâu (TTS) lân hữu cơ được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam trong các vùng trồng cây rau màu, cây công nghiệp. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, các công trình nghiên cứu về khả năng sử dụng vi sinh vật phân lập để xử lý chất thải, chất bảo vệ thực vật, đã được công bố khá nhiều, riêng tại Lâm Đồng, nơi sử dụng nhiều thuốc dimethoate lại chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố. Tại Viện NCHN trước đây đã có đề tài nghiên cứu tạo ra chế phẩm vi sinh vật có khả năng phân giải TTS lân hữu cơ, trong công trình nghiên cứu này chúng tôi sử dụng hệ lysimeter để thử nghiệm đánh giá hiệu lực của chế phẩm chế phẩm vi sinh vật có khả năng phân giải TTS lân hữu cơ với mục đích xem xét khả năng phân giải dimethoate của chế phẩm. Vật liệu và phương pháp
  2. Các vật liệu được sử dụng ở đây bao gồm TTS dimethoate, hệ lysimeter, than bùn, áp dụng trên cây cải thảo và cây lơ trắng ngắn ngày. Sau khi trồng ra đất được 18 ngày, bắt đầu phun thuốc trừ sâu (5 lần) với liều lượng như trong hướng dẫn sử dụng và được tính toán sao cho mẫu rau được thu hoạch có thời gian cách ly là 22 ngày. Các chỉ tiêu đo đạc là dư lượng của dimethoate trong các tầng đất, trong nguồn nước, trong rau cũng như các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Dư lượng TTS trong các mẫu nước, rau, và mẫu đất được phân tích bằng sắc ký khí. Kết quả: Tính năng quan trọng của chế phẩm là làm giảm dư lượng của TTS trong môi trường sinh thái đất, nước và trong cây trồng. Ảnh hưởng của chế phẩm lên dư lượng TTS trong đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy dư lượng TTS dimethoate trên đất trồng 2 loại cây lơ và cải thảo sau khi thu hoạch là khác nhau và chủ yếu tập trung trên tầng mặt từ 0- 20cm. Đất trồng lơ có dư lượng khá cao và cao hơn so với trồng cải thảo. Theo tiêu chuẩn của Bộ KHCN&MT (6/95), dư lượng dimethoate trong đất không được vượt quá 0,1mg/kg, như vậy với việc sử dụng TTS bình
  3. thường, đúng quy cách, dư lượng dimethoate trong đất trồng lơ đã vượt hơn 1,6 lần tiêu chuẩn cho phép (0,163 mg/kg), còn đất trồng cải thảo không vượt ngưỡng quy định. Sử dụng than bùn có vi khuẩn có khả năng phân giải TTS lân hữu cơ cũng đã làm giảm dư lượng TTS trong tất cả các lô trồng trọt. ảnh hưởng của chế phẩm lên dư lượng TTS trong nước. Dư lượng dimethoate trong nước ở độ sâu 75cm, chảy ra từ đất trồng lơ và cải thảo từ ngày 1 đến ngày 17 theo từng ngày sau khi phun như sau: - Từ ngày 0 đến ngày thứ 4, không thấy có Dimethoate trong nguồn nước, dù là ở dạng vết. - Từ ngày thứ 5 trở đi có dimethoate trong nguồn nước. - Trong các lô đối chứng (không bổ sung vi khuẩn), dư lượng dimethoate trong nước của lô trồng cải thảo thấp hơn so với lô trồng lơ. Lô trồng lơ dư lượng dimethoate cao hơn cả và cao nhất ở ngày thứ 9 (2 ngày sau khi phun lần thứ 2), có lẽ là do ở giai đoạn này cây còn nhỏ, dimethoate sau khi tích tụ lên lá phần còn lại rơi xuống đất, dẫn đến nguồn nước có dư lượng khá cao. - Trong các lô thí nghiệm có vi khuẩn, dư lượng Dimethoate đều thấp hơn so với đối chứng. Xét theo tiêu chuẩn của Bộ KHCN&MT, các nguồn nước chảy ra từ các lô có vi khuẩn chỉ đáp ứng là dạng nước thải đưa vào nguồn nước loại 1, ở lô trồng lơ đối chứng là dạng nước thải loại 2, không kể ngày thứ 9, dư lượng quá cao (Tiêu chuẩn của Bộ KHCN&MT (6/95), tổng lượng TTS có trong nguồn nước bề mặt sử dụng cho các cơ sở cấp nước trước khi xử lý: 0,002mg - 0,001mg/lit cho các giới hạn và tổng lượng TTS có trong nước thải đưa vào các nguồn nước loại 1 và 2 là 0,005mg - 0,01mg/lít).
  4. ảnh hưởng của chế phẩm lên dư lượng TTS trong rau. Dư lượng của TTS dimethoate trong rau khá cao và khác nhau trên 2 loại rau lơ và cải thảo. Dư lượng của TTS trên cây cải thảo đều cao hơn cây lơ, có lẽ do bề mặt lá cải thảo có nhiều lông tơ nên độ bám dính TTS cao hơn. Bên cạnh đó kết quả cũng thể hiện dư lượng còn lại của TTS trên cây thuộc các lô có bổ sung vi khuẩn đều rất thấp. Dựa theo tiêu chuẩn của WHO/FAO/1993, dư lượng dimethoate cho phép trong bắp cải là 0,5 1,0mg/kg, cho lơ là 0,2mg/kg, Với thời gian cách ly 22 ngày dư lượng còn lại trong rau nằm trong ngưỡng cho phép. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy lơ và cải thảo được bón chế phẩm than bùn có vi khuẩn, đều sinh khối cao hơn so với đối chứng từ 112-114%. Mặt khác, qua quan sát thực nghiệm cho thấy, ở các lô không có vi khuẩn, cây bị nhiều loại bệnh hơn so với cây trồng ở lô có vi khuẩn, có lẽ do cây ở lô có vi khuẩn phát triển tốt nên khả năng chống bệnh cũng cao hơn so với các cây ở lô đối chứng. Kết luận Với dư lượng TTS dimethoate trong nguồn nước, đất và trong rau, có thể rút ra các nhận xét như sau: 1. Dư lượng của dimethoate trong đất, nước của lô trồng cây lơ cao hơn so với lô trồng cây cải thảo. - Dư lượng của dimethoate trong rau lơ thấp hơn cải thảo và cả hai nằm trong ngưỡng cho phép sau khi cách ly 22 ngày. - Dư lượng của dimethoate trong đất trồng lơ khá cao và đã vượt ngưỡng tiêu chuẩn quy định của Bộ KHCN & MT.
  5. - Dư lượng của dimethoate trong nước ở độ sâu 0,75m từ lô trồng lơ là dạng nước thải loại 2. 2. Chế phẩm than bùn có vi khuẩn bón cho cây cải thảo và cây lơ trắng có phun lân hữu cơ dimethoate đã làm giảm đáng kể dư lượng của 2 loại TTS trong đất, nước và trong rau. 3. Trên mô hình thử nghiệm, sinh khối của lơ và cải thảo trên lô có vi khuẩn đều cao hơn so với đối chứng.
nguon tai.lieu . vn