Xem mẫu

  1. UBND TỈNH KIÊN GIANG ĐÁNH GIÁ 10 NĂM XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH KIÊN GIANG VÀ NHỮNG TỒN TẠI, THÁCH THỨC Kiên Giang là tỉnh có diện tích tự nhiên 634.878ha, được chia thành 15 đơn vị hành chính, với 13 huyện, 02 thành phố, với 117 đơn vị hành chính cấp xã; Dân số có hơn 1,723 triệu người; Kiên Giang là tỉnh tiếp giáp với biển Tây, Phía Tây Nam là biển với 150 hòn đảo lớn nhỏ và bờ biển dài hơn 200km; giáp với vùng biển của các nước Campuchia, Malaysia, Inđônêxia. Phía Bắc giáp Campuchia, với đường biên giới trên đất liền dài 56,8 km. Tiếp giáp với biển Tây, với chiều dài bờ biển hơn 200km nên Kiên Giang là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Giao thông liên huyện, liên xã và trục thôn-ấp trên đất liền được tỉnh quan tâm đầu tư trong thời gian vừa qua, đảm bảo nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân. - Hệ thống Quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh Kiên Giang gồm: Quốc lộ 80, Quốc lộ 61, Quốc lộ 63 và Quốc lộ N1. Đây là hệ thống giao thông đối ngoại quan trọng của tỉnh, kết nối tỉnh với các tỉnh lân cận, thúc đẩy giao lưu và trao đổi kinh tế. Sân bay Rạch Giá: là một trong 4 sân bay chính của Vùng ĐBSCL, đóng góp tích cực vào nhu cầu đi lại, hỗ trợ tốt cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Sân bay Quốc tế Phú Quốc: tại Cửa Lấp, xã Dương Tơ, kết nối Phú Quốc với 03 trung tâm kinh tế lớn trong nước là Hà Nội, Tp. HCM, Cần Thơ và kết nối với quốc tế như Nga, Singapore, Campuchia để thúc đẩy du lịch Phú Quốc phát triển. Ngoài diện tích trong đất liền, Kiên Giang có 02 huyện đảo với nhiều đảo có cảnh quan thiên nhiên thúc đẩy phát triển du lịch, nhất là đảo Phú Quốc. Phát huy những tiềm năng lợi thế, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các địa phương và sự nỗ lực của nhân dân, những năm qua kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang đã có bước phát triển khá. Về xây dựng nông thôn mới, năm 2009, tỉnh Kiên Giang được Ban Bí thư Trung ương Đảng chọn xã Định Hòa, huyện Gò Quao làm mô hình thí điểm xây dựng xã nông thôn mới. Trước khi thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (năm 2011), thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 23,1 triệu đồng (1.086 USD), tỷ lệ hộ nghèo còn 7,2%. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn nhiều yếu kém, nhất là giao thông nông thôn (năm 2011 toàn tỉnh có 26,6% đường giao thông nông thôn được bê tông hóa),... Đối chiếu với Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, bình quân toàn tỉnh đạt 5,5 tiêu chí/xã, 100% số xã không đạt 4 tiêu chí là: Quy hoạch, trường học, cơ sở vật chất văn hóa và môi trường. Thực hiện Quyết định 491/2009/QĐ-TTg và Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2011 triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020, đề ra mục tiêu đến năm 2015 có 18 xã và huyện Tân Hiệp đạt chuẩn nông thôn mới; giai đoạn 2016-2020 có thêm ít nhất 02 huyện, nâng tổng số tòan tỉnh có 59 xã đạt chuẩn và tiêu chí bình quân đạt 16,6 tiêu chí/xã. Đến nay toàn tỉnh có 64/117 xã đạt 19 tiêu chí, chiếm 54,7%; tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt 16,7 tiêu chí/xã. Bình quân thu nhập khu vực nông thôn đến nay là 42,7 triệu đồng/người/năm (năm 2015: 29,5 triệu đồng), mức đạt cao nhất trên 60 triệu 143
  2. đồng, trung bình mức có thu nhập khá (43-53 triệu đồng). So với chỉ tiêu Nghị quyết đến năm 2020, toàn tỉnh cơ bản đạt chỉ tiêu Nghị quyết về xã đạt chuẩn và chỉ tiêu bình quân/xã. Riêng chỉ tiêu 02 huyện nông thôn thôn mới, Kiên Giang có khả năng đạt vào năm 2020, cụ thể, Ban chỉ đạo tỉnh đã chọn 04 huyện Vĩnh Thuận, Gò Quao, Giồng Riềng và Kiên Lương trong kế hoạch thực hiện huyện nông thôn mới đến năm 2020. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ góp phần tích cực vào thực hiện đạt các nội dung và 19 tiêu chí nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cuả tỉnh đạt các chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2016-2020 đề ra. Hệ thống thủy lợi cơ bản phục vụ tưới tiêu, kiểm soát lũ, mặn để sản xuất lúa nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp, phục vụ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển, đảo có hiệu quả. Hệ thống giao thông nông thôn được tỉnh ưu tiên đầu tư xây có 100% xã trong đất liền có đường ô tô đến trung tâm; 60% đường ấp- liên ấp được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Hệ thống đường nội xã, liên ấp đã hoàn thành cứng hóa 5.582/7.084 km. Riêng giai đoạn 2016-2018 toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng được 998,44 km, với tổng vốn đầu tư 939,54 tỷ đồng, góp phần hoàn thành tiêu chí giao thông các xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh (kế hoạch đến năm 2020 đạt 80%). Toàn tình có 107/117 xã đạt tiêu chí chiếm 91,5%. Hệ thống điện được đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp, giai đoạn 2010-2019 tổng vốn đầu tư là 2.317,98 tỷ đồng, đã có điện lưới quốc gia phục vụ sinh hoạt cho vùng lõm, vùng sâu, vùng xa, nâng số xã có điện sinh hoạt đạt 100%, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 98,6% và có 110/117 xã đạt chuẩn tiêu chí số 4 về điện. Hệ thống giáo dục - đào tạo được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây mới, sửa chữa nâng cấp nhiều trường, lớp học. Tổng vốn giai đoạn 2011- 2020 là 2.008,521 tỷ đồng, đã triển khai đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới phòng học các loại, toàn tỉnh có 87/117 xã đạt tiêu chí. Cơ sở vật chất y tế tuyến cơ sở được quan tâm đầu tư, chất lượng khám, chữa bệnh tại các trạm y tế được nâng lên, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tiếp tục được chú trọng. Toàn tỉnh có 105/117 xã đạt tiêu chí, cuối năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 4,14%; có 83/117 xã đạt tiêu chí. Hệ thống chợ nông thôn được đầu tư theo quy hoạch và huy động xã hội hóa đạt nhiều kết quả, có tỉnh có 110/117 xã đạt tiêu chí xã đạt tiêu chí về chợ. Cơ sở vật chất văn hóa, toàn tỉnh có 80/117 xã đạt tiêu chí. Công tác rà soát đội ngũ cán bộ theo chuẩn và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ xã ấp được quan tâm, cán bộ xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Toàn tỉnh có 96/117 xã đạt tiêu chí chiếm 81%,công tác quốc phòng, an ninh tiếp tục được các cấp uỷ, chính quyền quan tâm, tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn được giữ vững, ổn định, tội phạm, tệ nạn xã hội được kềm chế, toàn tỉnh có 102/117 xã (86%) đạt tiêu chí. Cùng với kết quả đã đạt được trong thời gian qua, tỉnh Kien Giang cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, thách thức đặt ra, trong đó nổi lên một số vấn đề như tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, trường học, hộ nghèo, môi trường… đạt thấp, bộ mặt nông thôn và đời sống của một bộ phận dân cư ở vùng sâu vùng xa, bãi ngang ven biển, biên giới hải đảo chậm đổi mới và còn khó khăn, chất lượng môi trường ngày càng chuyển biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân nông thôn, sự phát triển giữa các địa phương còn thiếu liên kết và phối hợp. 144
  3. Sự quan tâm thực hiện Chương trình có nơi, có lúc thiếu sâu sát, thiếu thường xuyên và chặt chẽ, có nơi trách nhiệm chưa cao; nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu. Kết quả xây dựng nông thôn mới còn chưa đồng đều, còn khoảng cách lớn giữa các địa phương; xuất phát điểm của nhiều xã còn thấp nhưng phải thực hiện khối lượng công việc rất lớn, đa dạng, kết quả đạt được của Chương trình còn chưa đồng đều, vùng khó khăn mức độ đạt còn thấp. Nhiều mô hình phát động xây dựng cảnh quan môi trường đã được thực hiện nhưng nhìn chung chưa tạo khí thế phong trào, thi đua rộng khắp giữa các ấp, các xã, còn do phong tục, tập quán và thói quen của một bộ phận dân cư, thị trường có nhiều biến động, biến đổi khí hậu ảnh hưởng mạnh và tiêu cực đến nông nghiệp, nông thôn. Tiêu chí thu nhập và môi trường đạt thấp và thiếu vững chắc… các tiêu chí thiết yếu phản ánh chất lượng cuộc sống của người dân và điều kiện hạ tầng, y tế, văn hóa, giáo dục chưa đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, sinh kế thiếu bền vững, dễ bị tổn thương trước những tác động của môi trường và biến đổi khí hậu… Để khắc phục những tồn tại hạn chế thời gian qua cũng như trong thực hiện Chương trình có hiệu quả hơn trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung thực hiện những giải pháp sau: - Tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Việc thực hiện Nghị quyết là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết của Đảng, gắn với các chương trình, hành động cụ thể của các ngành, các cấp. - Tiếp tục thực hiện rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030. Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác quy hoạch; tổ chức lại sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, địa phương; bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng ổn định diện tích lúa vừa bảo đảm an ninh lượng thực vừa phục vụ xuất khẩu; hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh lúa chất lượng cao, nuôi trồng thủy sản, hình thành các trang trại chăn nuôi tập trung, an toàn dịch bệnh. - Tích cực thực hiện chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực phục vụ quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng công tác khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao và ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất, nhất là công tác giống, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, cơ giới hóa... nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập của người dân. Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức, cán bộ làm khoa học-kỹ thuật có trình độ cao. Tập trung nghiên cứu các biện pháp phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao năng lực thích ứng, chống chịu với biến đổi khí hậu, nhất là ở những vùng có nguy cơ bị tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. - Tăng cường đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phục vụ phát triển sản xuất, vận chuyển hàng hóa, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt, học tập, chăm sóc sức khỏe người dân. 145
  4. - Tập trung huy động nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện chương trình, nhất là nguồn vốn hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, vốn nhân dân, kết hợp với nguồn vốn tài trợ từ các doanh nghiệp, cá nhân... sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư để đạt mục tiêu. Ưu tiên đầu tư các công trình có trọng tâm, trọng điểm vừa phục vụ thiết thực cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, vừa đảm bảo theo tiêu chí xã nông thôn mới. - Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn. Khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân tham gia phát triển các loại hình hợp tác trong sản xuất kinh doanh; xây dựng mô hình doanh nghiệp nông nghiệp thích hợp gắn với liên kết hình thành vùng sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện đưa công nghiệp vào phục vụ nông nghiệp. Tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn và tiêu thụ nông sản; khuyến khích mở rộng các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa. -Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách của Trung ương, đồng thời xây dựng một số chính sách của địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tăng đầu tư từ ngân sách cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, cân đối nguồn thu để đầu tư xây dựng giao thông nông thôn; chú trọng lồng ghép các chương trình mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. - Nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân nông thôn. Tiếp tục thực hiện chương trình giảm nghèo, các chính sách an sinh xã hội, nâng cao chất lượng thực hiện các phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, chung tay xây dựng nông thôn mới, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phong trào văn hóa, thể thao ở nông thôn. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề cho lao động nông thôn, cung cấp lao động cho các khu công nghiệp, các làng nghề và xuất khẩu lao động./. 146
nguon tai.lieu . vn