Xem mẫu

  1. ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỰC THI CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ Nguyễn Hữu Khánh Linh Nguyễn Thị Hạnh TÓM TẮT: Châu Á là khu vực chiếm 90% tổng số vụ án thi hành án tử hình trên thế giới1. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia ở Châu Á còn nhiều quy định về tội danh áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình, bao gồm 18 tội danh theo Bộ luật Hình sự 2015, có hiệu lực vào ngày 01/01/2018. Sau khi Việt Nam là thành viên của Công ước ICCPR, thông qua các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc, Việt Nam cần xác định rõ các tiêu chí để thực thi quyền con người theo quy định của Công ước ICCPR nói chung và quyền được sống trong pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng. Tác giả không loại trừ các tiêu chí khác để có thể đảm bảo quyền sống và thực thi quyền con người trong Công ước ICCPR và pháp luật hình sự Việt Nam. Để thực thi các quy định về quyền con người nói chung và quyền sống nói riêng, bài viết phân tích các vấn đề sau: i) Đảm bảo bình đẳng thực chất thể hiện qua việc cung cấp các cách thức tiếp cận thông tin, cách thức giải quyết vấn đề pháp lý cho người phạm tội. ii) Không phân biệt đối xử giữa chủ thể bị tổn hại và chủ thể phạm tội.; iii) Được xét xử công bằng bởi Tòa án và cải cách tư pháp nhằm định tội danh đúng mức độ và hành vi. Vì vậy, dựa vào nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật hình sự, thực thi hiệu quả các tiêu chí thực thi quyền con người, việc áp dụng các biện pháp cắt giảm hình phạt tử hình và bãi bỏ hình phạt tử hình trong tương lại là xu hướng hiện nay của Việt Nam. Từ khóa: quyền con người, hoạt động tư pháp, hình sự. ABSTRACT: Asia accounts for 90% of all death penalty cases in the world. In particular, Vietnam is one of the countries in Asia that still has many regulations on the crime of applying the highest penalty of death, including 18 crimes under the 2015 criminal  ThS., GV Khoa Luật quốc tế, Trường Đại học Luật, Đại học Huế; Email: linhnhk@hul.edu.vn  ThS., GV Khoa Luật quốc tế, Trường Đại học Luật, Đại học Huế; Email:hanhnt@hul.edu.vn 1 Giáo Sư Pip Nicholson, Tổng Quan về Hình Phạt Tử Hình và Cắt Giảm Hình Phạt Tử Hình ở Châu Á, Trung tâm Luật Châu Á, Đại học Luật Melbourne, tr.4. 530
  2. law, which come into effect in January 2018. After becoming a member of the ICCPR Convention, through the recommendations of the United Nation’s Human Rights Commission, Vietnam should clearly define criteria to ensure human rights according to the regulation of the ICCPR Convention in general and the right to live in Vietnamese criminal law in particular. The author does not exclude other criteria to be able to guarantee the right to life and execute the human rights under ICCPR Convention and Vietnamese criminal law. To enforce human rights regulations in general and the right to life in particular, this article analyzes the following issues: i) Ensure intrinsic equality through the provision of methods to access information, solve legal problems for offenders. ii) No discrimination between the harmed subject and the offender; iii) Fair trial by Court and judicial reform to condemn the correct degree of crime and behavior. Therefore, based on the humanitarian principle in criminal law to effectively execute human rights criteria, apply measures to reduce the death penalty, and abolish the death penalty in the future is the current tendency of Vietnam. Keywords: Human rights, judicial activities, Vietnamese criminal law. 1. Các quy định quốc tế về hình phạt tử hình và khuyến nghị cho Việt Nam Khuôn khổ pháp lý quốc tế về bãi bỏ hình phạt tử hình đã được các cơ quan của Liên hợp quốc và các cơ chế khu vực về quyền con người phát triển và hoàn thiện qua từng thời kỳ. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) là văn kiện pháp lý đầu tiên quy định về nghĩa vụ các quốc gia trong việc bảo đảm quyền sống của con người như một quyền tối cao. Công ước này kêu gọi các quốc gia thành viên còn duy trì hình phạt tử hình giới hạn việc áp dụng hình phạt này chỉ đối với những tội phạm nghiêm trọng nhất với những điều kiện chặt chẽ. Một dấu ấn quan trọng trên con đường tiến tới bãi bỏ tử hình là việc Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị định thư về bãi bỏ tử hình vào tháng 12 năm 19892. Các quốc gia thành viên Nghị định thư này có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp cần thiết để 2 Eric Neumayer (2008) Bãi bỏ tử hình và Phê chuẩn Nghị định thư tùy chọn thứ 2, Báo quốc tế về Quyền con người , 12:1, 3-21 531
  3. bãi bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình trong phạm vi quyền tài phán trong hệ thống pháp luật lẫn trên thực tế. Theo pháp luật quốc tế hiện hành về nhân quyền, quyền sống là không tuyệt đối. Mặc dù một số tổ chức quốc tế tranh đấu cho sự bãi bỏ án tử hình như một sự vi phạm quyền sống, trong luật nhân quyền quốc tế ngày nay, ý nghĩa thực của quyền sống chỉ có nghĩa là quyền đó không thể bị tước đoạt một cách độc đoán3. Nếu theo đúng diễn tiến luật định, cả về nội dung lẫn thủ tục, án tử hình có thể áp dụng bởi Nhà nước trong phần lớn các quốc gia: một tòa án đủ thẩm quyền có thể kết án tử hình một người phạm vào một trọng tội do luật có hiệu lực quy định, theo đúng thủ tục pháp lý, trên căn bản của chứng cứ rõ rệt. Hiện nay, việc duy trì hay bãi bỏ hình phạt tử hình vẫn còn là một vấn đề được pháp luật hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Tùy thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và quan điểm của nhà làm luật, ở mỗi quốc gia khác nhau có các quy định khác nhau về vấn đề này. Tổ chức Ân xá Quốc tế ghi nhận ít nhất 657 vụ hành quyết ở 20 quốc gia trong năm 2018, giảm 5% so với năm 2018 (ít nhất 690 vụ hành quyết). Con số này thể hiện số vụ hành quyết thấp nhất mà Tổ chức Ân xá Quốc tế đã ghi nhận trong ít nhất một thập kỷ. Tính đến năm 2018, có 142 quốc gia đã bãi bỏ hình phạt tử hình (trong hệ thống pháp luật và trên thực tế); chỉ còn 56 quốc gia vẫn duy trì và áp dụng hình phạt tử hình trong hệ thống pháp luật của mình4. Mặc dù phạm vi áp dụng hình phạt tử hình ngày càng được thu hẹp, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia còn duy trì hình phạt tử hình đối với một số tội phạm. Vì vậy, việc bãi bỏ hình phạt tử hình, trong đó có việc phê chuẩn Nghị định thư về bãi bỏ hình phạt tử hình là một trong những chủ đề quan tâm mà các cơ chế về quyền con người của LHQ, bao gồm cả Cơ chế kiểm điểm định kỳ (UPR) và cơ chế điều ước, thường nêu ra đối với Việt Nam. Theo cơ chế của Hội đồng Quyền con người, Việt Nam đã nộp các Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam và tham gia đối thoại tại ba chu kỳ UPR vào các năm 2009, 2014 và 2019. Trong lần thực hiện Báo cáo UPR lần thứ nhất, Việt Nam 3 William A. Schabas, Luật quốc tế và sự bãi bỏ tử hình, 55 Wash. & Lee L. Rev. 797 (1998), https://scholarlycommons.law. wlu.edu/wlulr/vol55/iss3/10 4 Giáo Sư Pip Nicholson, Tổng Quan về Hình Phạt Tử Hình và Cắt Giảm Hình Phạt Tử Hình ở Châu Á, Trung tâm Luật Châu Á, Đại học Luật Melbourne, tr.10. 532
  4. nhận được 93 khuyến nghị, trong đó có 8 khuyến nghị liên quan đến hình phạt tử hình. Việt Nam đã tiếp nhận 3 khuyến nghị trong 8 khuyến nghị này, bao gồm sửa đổi luật về hình phạt tử hình, giảm số lượng các tội danh có quy định hình phạt tử hình và hạn chế việc thi hành án tử hình. Trong số 227 khuyến nghị mà Việt Nam nhận được trong lần Báo cáo UPR chu kỳ II vào năm 2014, có 29 khuyến nghị liên quan đến hình phạt tử hình, trong đó có 6 khuyến nghị kêu gọi Việt Nam phê chuẩn Nghị định thư về bãi bỏ hình phạt tử hình. Hội đồng Quyền con người cũng khuyến nghị Việt Nam hạn chế hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng hình phạt này đối với những tội phạm nghiêm trọng nhất và áp dụng cơ chế tạm ngừng thi hành án tử hình với ý định là sẽ bãi bỏ hình phạt tử hình. Các quốc gia thành viên của Hội đồng cũng khuyến nghị Việt Nam có biện pháp để công bố các số liệu về việc áp dụng hình phạt tử hình. Việt Nam đã tiếp nhận những khuyến nghị về việc tiếp tục giảm số lượng các tội danh có quy định hình phạt tử hình và tiến đến việc tạm ngừng thi hành án tử hình và bãi bỏ hình phạt tử hình. Tại Phiên đối thoại UPR chu kỳ III năm 2019, Việt Nam nhận được 291 khuyến nghị từ 118 quốc gia. Trong số các khuyến nghị này, có 9 khuyến nghị từ 20 quốc gia về vấn đề hình phạt tử hình5. Việt Nam cũng là thành viên của hai điều ước quốc tế trực tiếp liên quan đến hình phạt tử hình là ICCPR và CAT. Theo các điều ước này, một trong những vấn đề mà Việt Nam nhận được các khuyến nghị nhiều nhất là hình phạt tử hình, bao gồm cả các khuyến nghị về việc phê chuẩn Nghị định thư về bãi bỏ hình phạt tử hình, các khuyến nghị về giảm việc sử dụng hình phạt tử hình trong luật, áp dụng cơ chế tạm ngừng thi hành án tử hình và bãi bỏ hình phạt tử hình. Uỷ ban đã kêu gọi Việt Nam giảm và hạn chế số lượng các tội danh có thể phải chịu hình phạt tử hình và chỉ áp dụng hình phạt tử hình đối với những tội được coi là những tội nghiêm trọng nhất được quy định tại Điều 6 (2) và hướng đến mục tiêu dần bãi bỏ hình phạt tử hình. Vấn đề này cũng đã được nhắc lại trong bản khuyến nghị kết luận về Báo cáo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam năm 2019 về việc thực hiện ICCPR cùng với các khuyến nghị về việc xem xét tạm ngừng áp dụng hình phạt tử hình và phê chuẩn hoặc gia nhập Nghị định thư về bãi bỏ hình phạt tử hình và công bố các số liệu chính thức về án tử hình. 5 United Nations Human rights Council, Universal Periodic Review - Viet Nam: https://www.ohchr.org/EN/HRBodies/UPR/Pages/VNindex.aspx 533
  5. Trong bản khuyến nghị, Ủy bản nhân quyền khuyến nghị VN thực hiện một số vấn đề liên quan đến quyền được xét xử công bẳng, bao gồm: các khuyến nghị liên quan đến “Tính độc lập của cơ quan tư pháp và xét xử công bằng” (đoạn 34, 36); các khuyến nghị liên quan đến “Tư pháp cho người chưa thành niên” (đoạn 38). Pháp luật hình sự Việt Nam đã có những sửa đổi theo hướng giảm thiểu số tội danh có áp dụng hình phạt tử hình và các trường hợp đình chỉ tạm thời án tử hình. Với bối cảnh pháp lý trong nước như vậy, Việt Nam cam kết việc áp dụng hình phạt tử hình tuân thủ nghiêm túc các quy định của Công ước về các quyền dân sư và chính trị. Một trong những khuyến nghị mà Việt Nam không chấp thuận, đặc biệt khuyến nghị của Australia, ngừng áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm không bạo lực, bao gồm các tội phạm đến ma túy. Với quan điểm tình hình xã hội Việt Nam cần áp dụng hình phạt tử hình đủ để có sức răn đe với các tội phạm về ma túy, được xem là một cách thức ngăn ngừa tội phạm mặc dù chưa có một căn cứ thống kê nào khẳng định việc áp dụng hình phạt tử hình giúp cải thiện vấn đề ngăn ngừa tội phạm một cách hiệu quả. 2. Những yếu tố tác động đến hình phạt tử hình và xu hướng áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam Mỗi quốc gia cón những điều kiện chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa riêng. Việt Nam là một quốc gia có số lượng người theo tôn giáo rất lớn, đặc biệt là Phật giáo và Công giáo6. Nên triết lý của các tôn giáo này có sự tác động tích cực đến nhìn nhận xã hội đến hạn chế và bãi bỏ hình phạt tử hình tại Việt Nam. 2.1. Tôn giáo – góc nhìn nhận từ đức tin tín ngưỡng. a. Công giáo Đức Giáo Hoàng Francis gần đây đã kêu gọi bãi bỏ hình phạt tử hình, cũng như tù chung thân mà Ngài đã mô tả nó như là một bản án tử hình ẩn dấu7. Đức Giáo Hoàng đã ghi nhận rằng trong khi các giáo huấn truyền thống của Giáo Hội Công Giáo không loại trừ án tử hình, nhưng điều đó chỉ được chấp nhận khi không có cách nào khác để bảo vệ xã hội, một lập trường mà dường như không tồn tại ngày nay, nơi các hệ thống công lý và nhà tù 6 https://asean2020.vn/web/asean/tin-nguong-ton-giaot truy cập ngày 20 tháng 05 năm 2021. 7 Francis X. Rocca, “Đức Giáo Hoàng Francis kêu gọi bãi bỏ án tử hình và tù chung thân,” Catholic News Service. Được đăng vào ngày 23 Tháng 10 năm 2014. http://www.catholicnews.com/data/stories/cns/1404377.htm (truy cập 28 tháng 10 năm 2014). 534
  6. hiện đại đã tỏ ra rất có hiệu quả trong việcbảo vệcộng đồng chống lại bọn tội phạmnguy hiểm8. Đồng thời, Đức Giáo Hoàng cũng đã gợi ý rằng:các xã hội hiện đại đã sử dụng quá mức hình phạt dành cho các tội hình sự, điều này xảy ra, một phần vì được bắt nguồn từ xu hướng cổ xưa muốn trừng trị và hiến tế các tội nhân đã bị cáo buộc tấn công vào cộng đồng. Theo Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, các giáo huấn truyền thống của Giáo Hội không loại trừ việc nại đến các hình phạt tử hình, nếu đây là cách duy nhất có thể bảo vệ hiệu quả mạng sống con người nhằm chống lại những kẻ có ý đồ hãm hại người khác một cách bất công, nhưng những tiến bộ hiện đại trong việc bảo vệ xã hội khỏi những tội phạm nguy hiểm, không nhất thiết đòi hỏi chúng ta phải xử tử những tội nhân đã vi phạm các tội ác ghê ghớm, nếu có đi chăng nữa thì điều này rất hiếm và tưởng chừng không bao giờ xảy ra9. Hình phạt ántử hình không phản ánh trung trực sự tha thứ, niềm hy vọng, và ơn cứu chuộc, đó chính là trọng tâm của Kinh Thánh10. b. Phật giáo Tước đoạt mạng sống của một con người, cho dù đó là một tội phạm dã man, cho dù nhân danh công lý, cũng luôn gây ra nhiều tranh cãi và quan điểm khác nhau trên thế giới. Dưới góc nhìn Phật giáo, án tử hình cũng là vấn đề được quan tâm, và được lý giải bởi một triết lý nhân sinh sâu sắc và đầy từ bi11. Đạo Phật là con đường chuyển hoá khổ đau. Tất cả chúng ta có thể bị chi phối bởi các cảm xúc tiêu cực và những tâm bất thiện quấy nhiễu hoặc không bị chi phối, có tội hoặc không tội, nhưng nếu biết ứng dụng những phương pháp giáo dục nói trên vào đời sống hàng ngày, chúng ta có thể thu hoạch được hoa quả của an lạc và hạnh phúc ở ngay đây và bây giờ trong cuộc sống hiện tại. Giải pháp tốt nhất vẫn là ngăn ngừa hơn là can thiệp. Và 8 John Berkman and Stanley Hauerwas, “Capital Punishment,” in Paul Barry Clarke and Linzey (eds.) Dictionary of Ethics, Theology and Society. (New York: Routledge: 1996), p.102. 9 Pope Francis calls for abolishing death penalty and life imprisonment.By Francis X. Rocca, Catholic News Service. Published on 23 October 2014 .http://www.catholicnews.com/data/stories/cns/1404377.htm (accessed 28 Oct. 2014) and also Pope to Association of Penal Law: Corruption is Greater Evil than Sin.By Vatican News – 23 October 2014.http://www.news.va/en/news/pope-to-association-of-penal-law-corruption-is-gre (accessed 28 October 2014). 10 Jewish-Catholic Consultation, “To End the Death Penalty,” Origin 29 (1999), 463. 11 https://phatgiao.org.vn/dao-phat-va-nhan-quyen-trong-lich-su-viet-nam-p2-d23721.html 535
  7. việc giáo dục cần nên thực hiện trước khi đã bị trừng phạt. Bởi lẽ một nguyên nhân tốt thường sẽ tạo ra một quả trái lành. Đó là một sự thật xuyên suốt khắp trong kinh điển Phật giáo. Đạo Phật có lập trường mạnh mẽ chống lạiviệc giết hại nói chung, và trong vài trường hợp chống lại án tử hình. Như vậy, Đức Phật hoàn toàn không chấp nhận hành án tử hình. Không có người Phật tử thuần thànhnào ủng hộ án tử hình cả. Nhưng chúng ta nên hiểu rằng những lời dạy trong Phật giáo không phải là giáo điều, mà chính là hoa quả của trí tuệ. Đơn giản đó là những lời khuyên bảo từ Đức Phật với những giải thích rõ ràng tại sao chúng ta không nên sát sanh …, phần lớn đặt trên nền tảng đạo đức và liên quan đến luật nghiệp báo. Lập trường Phật giáo chống lại án tử hình dựa vào nền tảng triết lý Phật giáo và đồng thời tương ứngvới thực tế của xã hội12. 2.2. Góc nhìn nhận mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đối với xã hội văn minh và phát triển Xuất phát từ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập quốc tế, với yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay, đảm bảo quyền con người, nhân đạo hóa các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, việc nghiên cứu hoàn thiện về hình phạt tử hình trong luật hình sự ở những góc độ khác nhau là một yêu cầu cần thiết. Trước đây, với quan niệm việc áp dụng hình phạt tử hình là để loại bỏ những tội phạm nguy hiểm nhất ra khỏi xã hội để nó không có cơ hội đe dọa an ninh, hòa bình và các quyền con người của người khác. Xã hội rất quan ngại mức độ nguy hiểm về hành vi của người phạm tội. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là một thuộc tính thuộc về nội dung của tội phạm, nó là dấu hiệu cơ bản quan trọng nhất, quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được quyết định bởi các yếu tố, như: Tính chất và tầm quan trọng của khách thể bị xâm hại; Tính chất của hành vi khách quan; Tính chất và mức độ thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội; Tính chất và mức độ lỗi; Động cơ, mục đích phạm tội; Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh thực hiện tội phạm,...Bởi vậy, để đảm bảo việc quy định một hình phạt cho một tội phạm mang tính khoa học đòi hỏi hình 12 https://mangyte.vn/news-an-phat-tu-hinh-nhan-danh-cong-ly-goc-nhin-dac-biet-tu-phat-giao-ky-cuoi- 258332.html 536
  8. phạt phải tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Có như thế, hình phạt mới phát huy hết tác dụng phòng, chống tội phạm cũng như giáo dục mọi công dân tự giác tuân theo pháp luật. Có những tội phạm cần thiết phải giữ lại hình phạt tử hình, cũng có những tội phạm đến lúc nên bỏ hình phạt tử hình. Yếu tố này tác động rất lớn đến xu hướng sửa đổi các quy định pháp luật hình sử ở Việt Nam hiện nay. 2.3. Nền lập pháp mang tính nhân đạo và xu hướng hội nhập quốc tế Trong quá trình lập pháp hình sự trước đây, hình phạt tử hình có giá trị răn đe đặc biệt, không thể thay thế trong việc ngăn ngừa tội giết người hoặc các tội phạm nghiêm trọng khác. Lối suy nghĩ này xuất phát từ giả thuyết cho rằng, hành vi của mỗi người bị ảnh hưởng bởi sự sợ hãi, vì vậy, những kẻ có ý định phạm tội sẽ phải nghĩ đến hậu quả mà mình có thể phải gánh chịu – bao gồm khả năng bị xử tử. Đây được coi là lý lẽ phổ biến mà các quốc gia đang duy trì hình phạt tử hình đều đưa ra. Hình phạt tử hình dựa trên quan điểm “lấy tội đền tội” để trừng phạt kẻ phạm tội. Quan điểm này này có tác động đáng kể đến tư duy về hình phạt tử hình, cả về mặt đạo đức lẫn luật pháp, đó là: người phạm tội phải trả giá nếu như người đó đã thực hiện một tội nghiêm trọng. Theo đó, hình phạt tử hình được coi là hình thức bù đắp cần thiết về những mất mát đã gây ra cho nạn nhân và gia đình họ. Tuy nhiên, theo xu hướng hội nhập quốc tế, tính nhân đạo trong lập pháp của Việt Nam đã thể hiện rất rõ tại các văn bản pháp luật hình sự quy định về nguyên tắc nhân đạo. Nguyên tắc nhân đạo là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Hình sự. Mục đích của quy định nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự là nhằm bảo đảm những lợi ích tối thiểu, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm và tính mạng. Nguyên tắc nhân đạo là cách thể chế hóa quan điểm chính sách vì con người của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quan điểm bao dung coi giáo dục thuyết phục nhân cách trong con người là chủ yếu. Trong xã hội ngày nay khi mà nhân loại càng tiến bộ, xã hội càng phát triển thì phạm vi áp dụng hình phạt tử hình càng có xu hướng thu hẹp, tiến tới xỏa bỏ hình phạt tử hình. Theo pháp luật các quốc gia còn lưu giữ hình phạt tử hình, thì hình phạt này chỉ thường áp dụng cho các tội phạm có tính nguy hiểm đặc biệt cao, xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng hòa bình thế giới, các tội phạm ma túy, giết người… Xu hướng nhân đạo, hướng thiện cũng thể hiện trong nhiều quy định của pháp luật hình sự, cơ sở pháp lý của áp dụng pháp luật hình sự. 537
  9. 2.4. Xu hướng áp dụng hình phạt tử hình tại VN Tính đến tháng 12/2018, có 86 quốc gia đã phê chuẩn Nghị định thư này. Uỷ ban Quyền con người - cơ quan giám sát việc thực hiện ICCPR - đã đưa ra khuyến nghị kêu gọi các quốc gia thành viên của ICCPR xem xét gia nhập hoặc phê chuẩn Nghị định thư về bãi bỏ hình phạt tử hình. LHQ cũng đã thông qua một loạt các Nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên áp dụng cơ chế tạm ngừng thi hành án tử hình với ý định là sẽ bãi bỏ hình phạt tử hình. Về tính tương thích giữa các quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam với Nghị định thư về bãi bỏ hình phạt tử hình, Việt Nam cần nổ lực hơn nữa trong việc tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực của ICCPR về việc thu hẹp phạm vi và hạn chế áp dụng hình phạt tử hình. Điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam chưa thể hoàn toàn bãi bỏ hình phạt tử hình. Việc bãi bỏ hình phạt tử hình tại Việt Nam cần nhiều thời gian hơn nữa và một quá trình thay đổi trong xu hướng lập pháp hình sự trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Hiện nay các cá nhân, tổ chức ở Việt Nam cho rằng, việc duy trì hình phạt tử hình là không cần thiết, không hiệu quả, không công bằng và vì vậy, xu hướng phản đối việc duy trì hình phạt tử hình với những lý do sau: Một là, việc coi hình phạt tử hình như một biện pháp hiệu quả trong việc răn đe tội phạm là thiếu căn cứ lý luận và thực tiễn13. Theo tác giả, trên thực tế tác dụng của hình phạt tử hình và các loại hình phạt khác như chung thân, không có ranh giới quá rõ ràng đối với việc răn đe tội phạm. Việc áp dụng hình phạt tù chung thân đối với những người phạm tội mà bị coi là mối đe dọa cho xã hội sẽ có tác dụng ngăn ngừa những người này tái phạm. Hai là, hậu quả của thi hành án tử hình là không thể khắc phục được nếu có sai phạm hoặc thiếu sót trong quá trình người phạm tội tiếp cận công lý trong quá trình tiền tố tụng và xét xử tại Tòa án. Từ đó, việc kết án tử hình oan sai là không thể loại trừ khả năng. Thực tiễn ở Việt Nam đã chứng minh cho vấn đề này trong nhiều năm qua với các vụ kết án tử hình thiếu căn cứ pháp lý. Ba là, sử dụng hình phạt tử hình để trừng trị kẻ phạm tội như là một sự bù đắp cho những mất mát đối với nạn nhân và gia đình của họ là chưa thật sự thỏa đáng. Không phải 13 Nick Glipise, Tại sao cần xóa bỏ hình phạt tử hình, báo The Daily Piece, https://www.thedailybeast.com/why-the-deathpenaltyneeds-to-die 538
  10. tất cả nạn nhân hoặc gia đình của họ đều cảm thấy được đền bù thiệt hại khi những kẻ phạm tội bị tử hình. Với tâm lý của người thực thi pháp luật, tâm lý đám đông của xã hội khiến cho mức độ nguy hiểm của hành vi của người phạm tội tăng lên. Từ đó, tâm lý được đền bù thiệt hại của nạn nhân và gia đình trở thành tâm lý mong muốn của đám đông trong xã hội. Mặt khác, sử dụng hình phạt tử hình không đem đến lợi thế về kinh tế so với sử dụng các hình phạt khác14. Và vai trò quan trọng của Nhà nước là bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân chứ không phải là tước đoạt quyền sống của họ. Do vậy, Nhà nước không nên áp dụng hình phạt tử hình. Các hình phạt tử hình là thiếu tác dụng, không cần thiết và không thể là một biện pháp ngăn chặn người vi phạm. 3. Bảo đảm quyền con người liên quan đến hình phạt tử hình trong hoạt động tư pháp hình sự Việt Nam 3.1. Đảm bảo quyền tiếp cận công lý một cách bình đẳng, thực chất cho người phạm tội Bảo đảm quyền và khả năng tiếp cận công lý được coi là một trong những nguyên tắc bản chất của quyền tư pháp và cũng là một trong những đặc trưng cơ bản bảo đảm quyền con người bằng Tòa án. Điều 10, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (UDHR) quy định rằng "mọi người đều bình đẳng về quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án độc lập và khách quan" để xác định các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cũng như về bất cứ sự buộc tội nào đối với họ. Mọi người đều được đối xử công bằng trước tòa án, được suy đoán vô tội và được đảm bảo những tố tụng tối thiểu dành cho bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự như được thông báo không chậm trễ và chi tiết bằng một ngôn ngữ mà người đó hiểu về bản chất và lý do buộc tội mình; có đủ thời gian và điều kiện thuận lợi để chuẩn bị bào chữa và liên hệ với người bào chữa do chính mình lựa chọn; được xét xử mà không bị trì hoãn một cách vô lý; được có mặt trong khi xét xử và được tự bào chữa hoặc thông qua sự trợ giúp pháp lý theo sự lựa chọn của mình; được thẩm vấn hoặc yêu cầu thẩm vấn những nhân chứng buộc tội mình và được mời người làm chứng gỡ tội cho mình tới phiên tòa và thẩm vấn họ tại tòa;... (khoản 3, Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR). Được bảo vệ bằng một phiên tòa công bằng là yếu tố thiết yếu để đảm bảo các quyền cơ bản của con người như quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân. 14 Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Những điều cần biếtvề hình phạt tử hình, Nhà xuất bản Lao động, năm 2010, tr. 40. 539
  11. Quyền tiếp cận công lý đã được ghi nhận và bảo đảm trong Hiến pháp và pháp luật tố tụng ở nước ta, Chương trình cải cách tư pháp đến năm 2020 và kế hoạch công tác cải cách tư pháp của ngành TAND đã đặt ra mục tiêu: "Nghiên cứu, từng bước thực hiện đổi mới thủ tục hành chính tư pháp tại Tòa án theo hướng công khai, đơn giản, thuận tiện để người dân dễ dàng thực hiện quyền khởi kiện của họ trước Tòa án, người dân khởi kiện ở một Tòa án, Tòa án có trách nhiệm xác định thẩm quyền giải quyết thuộc cơ quan nào để chuyển hồ sơ và thông báo cho người khởi kiện biết; công khai hóa thủ tục tiếp cận hồ sơ, cung cấp tài liệu, thông tin, trích lục bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật". Việc khẳng định mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền trong Hiến pháp 2013 với việc hiến định các giá trị của Nhà nước pháp quyền như quyền con người, quyền tư pháp của Tòa án, nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ các giá trị đã được ghi nhận của Tòa án,… có thể thấy mục đích cao cả, trọng tâm của Nhà nước ta hướng tới là vì con người, vì công lý. Quyền được tiếp cận công lý được coi là thước đo bảo đảm công bằng và bình đẳng của mọi người dân trong một xã hội. Sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận công lý có thể tạo ra từ tâm lý truyền thống của người dân trong việc chọn lựa các phương thức bảo đảm quyền của mình khi có tranh chấp nhưng cũng không thể phủ nhận rằng tính hiệu quả của các thiết chế công quyền trong việc bảo đảm quyền con người còn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân. Việc cải cách tư pháp và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật là nhu cầu cấp thiết bảo đảm quyền con người hiện nay ở Việt Nam. Quyền bình đẳng trước phiên tòa và toà án và quyền được xét xử công bằng là một yếu tố quan trọng để bảo vệ quyền con người và là một phương thức thủ tục để bảo vệ pháp quyền. Điều 14 của Công ước nhằm mục tiêu đảm bảo công lý và là tiền đề để đảm bảo một loạt quyền cụ thể. Chủ thể phạm tội được quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như các chủ thể khác. Chủ thể phạm tội có thể là chủ thể xâm phạm đến các quan hệ khác trong một hoàn cảnh này nhưng chủ thể phạm tội cũng có thể là chủ thể bị xâm phạm đến các quyền khác trong một hoàn cảnh khác. Không phân biệt đối xử trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các yếu tố nhà nước và tư nhân làm vô hiệu hoặc làm suy giảm sự bình đẳng về cơ hội sinh kế. Pháp luật hình sự Việt Nam vẫn đang ghi nhận một số tội danh liên quan đến 540
  12. quan chức nhận hối lộ, tham ô có quy định hình phạt tử hình. Và dù là chủ thể phạm tội là ai thì vẫn không phân biệt đối xử trong quá trình tố tụng15. Để thực hiện các tiêu chí quyền con người, chính phủ Việt Nam cần chủ động trong việc hỗ trợ những người bị phân biệt đối xử, ví dụ các tội phạm bị áp dụng hình phạt tử hình hoặc bị can, bị cáo trong các vụ án nằm trong các định tội danh có áp dụng hình phạt tử hình. 3.2. Đảm bảo quyền được xét xử công bằng bởi Tòa án Khi một cá nhân bị điều tra và báo cuộc trách nhiệm hình sự, đặc biệt là các tội danh có áp dụng hình phạt tử hình, cá nhân có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập và khách quan được thành lập theo luật định16. Cá nhân đó được quyền tiếp cận và bình đẳng trước tòa án và hội đồng xét xử. Quá trình tố tụng hình sự đúng pháp luật và việc được xét xử công khai bởi các tòa án độc lập và có thẩm quyền là điều cần thiết. Trong quá trình xét xử tại Tòa, bị cáo có quyền được hưởng nguyên tắc suy đoán vô tội và bảo đảm trong việc xác định tội danh đúng với hành vi và mức độ nguy hiểm của hành vi do bản thân thực hiện. Đặc biệt, đối với bị cáo là trẻ em và những đối tượng yếu thế khác, họ đều được hưởng quyền được xét xử công bẳng bởi Tòa án chuyên biệt dành cho họ. Và mọi phán quyết của Tòa án về hình phạt tử hình bắt buộc được tòa án cấp cao hơn xem xét để đánh giá, giám sát và rà soát về tính hợp pháp, đúng nguyên tắc và tránh oan sai trong kết án tử hình. Yêu cầu tôn trọng các giá trị của công lý đã và đang mở ra một tư duy mới, một triết lý tư pháp mới. Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người là những vấn đề rất mới không chỉ trong Hiến pháp mà còn cả trong khoa học và thực tiễn, đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu đem đến nhận thức chung và triển khai thực hiện trên thực tế. Cải cách cơ quan tư pháp nhằm tăng sự giám sát các hoạt động năng lực của cơ quan tư pháp, khả năng thực thi công lý và cách thức cải thiện hiệu quả hoạt động của cơ quan tư pháp. Việc xét xử cần được tiến hành một cách minh bạch. Xét xử vừa là quyền hạn vừa là trách nhiệm của có cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ công lý. Nên Tòa án phải có trách nhiệm giải trình nếu có những sai phạm trong quá trình tố tụng và xét xử. Đặc biệt là kết án tử hình. 15 UN (2012), Tiêu chi Quyền con người – Hướng dẫn đo lường và thực hiện, trích dẫn, tr.84. 16 Điều 14, ICCPR. 541
  13. 4. Kết luận Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu ủng hộ việc bãi bỏ hình phạt tử hình hiện nay thì điều quan trọng là Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng hạn chế áp dụng và tiến tới bãi bỏ hình phạt tử hình. Những bước đi này cũng giúp cho Việt Nam đáp ứng được các điều kiện cần thiết để gia nhập Nghị định thư về bãi bỏ hình phạt tử hình vào thời điểm thích hợp17. Qua đó, Việt Nam cần tiến hành ngay lập tức các bước để bảo vệ tính độc lập và khách quan của cơ quan tư pháp; đảm bảo rằng các cơ quan này có thể hoạt động độc lập mà không bị can thiệp; và đảm bảo minh bạch và vô tư trong tiến trình bổ nhiệm các vị trí tư pháp và kiểm sát. Đảm bảo về xét xử công bằng với người bị giam giữ, bao gồm việc bị từ chối quyền được hỗ trợ pháp lý, tiếp cận luật sư theo lựa chọn của đương sự, và đưa ra tòa trong một thời hạn hợp lý; đủ thời gian và điều kiện để chuẩn bị cho việc bào chữa, và thiếu đảm bảo tính bảo mật trong quan hệ luật sư – thân chủ theo điều 19 của Bộ luật Hình sự. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo nghiên cứu “Khả năng của Việt Nam gia nhập Nghị định thư tùy chọn thứ hai về Bãi bỏ hình phạt tử hình theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, 2019, tr6. 2. Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Những điều cần biếtvề hình phạt tử hình, Nhà xuất bản Lao động, năm 2010, tr. 40. 3. Eric Neumayer (2008) Bãi bỏ tử hình và Phê chuẩn Nghị định thư tùy chọn thứ 2, Báo quốc tế về Quyền con người , 12:1, 3-21 4. Francis X. Rocca, “Đức Giáo Hoàng Francis kêu gọi bãi bỏ án tử hình và tù chung thân,” Catholic News Service. Được đăng vào ngày 23/4/2021. http://www.catholicnews.com/data/stories/cns/1404377.htm truy cập ngày 24/4/2021. 5. John Berkman and Stanley Hauerwas, “Capital Punishment,” in Paul Barry Clarke and Linzey (eds.) Dictionary of Ethics, Theology and Society. (New York: Routledge: 1996), p.102. 17 Báo cáo nghiên cứu “Khả năng của Việt Nam gia nhập Nghị định thư tùy chọn thứ hai về Bãi bỏ hình phạt tử hình theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, 2019, tr6. 542
  14. 6. Jewish-Catholic Consultation, “To End the Death Penalty,” Origin 29 (1999), 463. truy cập ngày 23/4/2021. 7. Nick Glipise, Tại sao cần xóa bỏ hình phạt tử hình, báo The Daily Piece, https://www.thedailybeast.com/why-the-deathpenaltyneeds-to-die truy cập ngày 24/4/2021. 8. Pope Francis calls for abolishing death penalty and life imprisonment.By Francis X. Rocca, Catholic News Service. Published on 23 October 2014. http://www.catholicnews.com/data/stories/cns/1404377.htm (accessed 28 Oct. 2014) and also Pope to Association of Penal Law: Corruption is Greater Evil than Sin.By Vatican News – 23 October 2014 truy cập ngày 20/4/2021. http://www.news.va/en/news/pope-to- association-of-penal-law-corruption-is-gre (accessed 28 October 2014) truy cập ngày 28/4/2021. 9. Giáo Sư Pip Nicholson, Tổng Quan về Hình Phạt Tử Hình và Cắt Giảm Hình Phạt Tử Hình ở Châu Á, Trung tâm Luật Châu Á, Đại học Luật Melbourne. 10. UN (2012), Tiêu chi Quyền con người – Hướng dẫn đo lường và thực hiện, trích dẫn, tr.84. 11. United Nations Human rights Council, Universal Periodic Review - Viet Nam: https://www.ohchr.org/EN/HRBodies/UPR/Pages/VNindex.aspx truy cập ngày 29/4/2021. 12. William A. Schabas, Luật quốc tế và sự bãi bỏ tử hình, 55 Wash. & Lee L. Rev. 797 (1998), https://scholarlycommons.law. wlu.edu/wlulr/vol55/iss3/10 13. https://phatgiao.org.vn/dao-phat-va-nhan-quyen-trong-lich-su-viet-nam-p2- d23721.html truy cập ngày 24/4/2021. 14. https://mangyte.vn/news-an-phat-tu-hinh-nhan-danh-cong-ly-goc-nhin-dac-biet-tu- phat-giao-ky-cuoi-258332.html truy cập ngày 24/4/2021. 15. https://asean2020.vn/web/asean/tin-nguong-ton-giaot truy cập ngày 20 tháng 05 năm 2021. 543
nguon tai.lieu . vn